You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM

BÀI KIỂM TRA CÁ NHÂN


HỌC PHẦN:

CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TIỂU HỌC

Giảng viên: Th.S. Nguyễn Thị Hòa


Sinh viên thực hiện: Vũ Thanh Vân
Mã sinh viên: 222000278
Lớp: GDTH D2022B

Hà Nội, năm 2023


MỤC LỤC
.................................................................................................................................................................. 1
1. Bạn cần trang bị điều gì để trở thành người GVCN tốt trong thời đại 4.0? ...................................... 2
1.1.1. GVCN cần có những hiểu biết nhất định về công nghệ............................................................... 2
1.1.2. GVCN cần có chuyên môn vững vàng và tầm hiểu biết sâu rộng. .............................................. 4
1.1.3. GVCN cần học tập suốt đời và không ngừng sáng tạo. ............................................................... 5
1.1.4. Có kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học................................................................................... 5
1.1.5. GVCN cần biết lắng nghe và có sự thấu hiểu tâm lý học sinh. ................................................... 7
2. Lập kế hoạch tổ chức một hoạt động cho học sinh lớp chủ nhiệm nhằm tạo dựng khối đoàn kết,
tập thể vững mạnh. ..................................................................................................................................... 8
3. Để hình thành và phát triển phẩm chất “trách nhiệm” cho học sinh lớp chủ nhiệm, anh chị cần
sử dụng những phương pháp giáo dục nào? Vì sao? ............................................................................. 13
3.1. Một số khái niệm ............................................................................................................................. 13
3.2. Các phương pháp được sử dụng để hình thành và phát triển phẩm chất “trách nhiệm” cho học
sinh Tiểu học. ......................................................................................................................................... 13
3.2.1. Phương pháp đàm thoại: .......................................................................................................... 13
3.2.2. Phương pháp nêu gương: ......................................................................................................... 14
3.2.3. Phương pháp rèn luyện ............................................................................................................. 15
3.2.4. Phương pháp đánh giá trắc nghiệm khách quan ...................................................................... 17
PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN HOÀN CẢNH, GIA ĐÌNH HỌC SINH ...........................................

1
1. Bạn cần trang bị điều gì để trở thành người GVCN tốt trong thời đại 4.0?
Hiện nay không có bất kì định nghĩa cụ thể nào về giáo viên chủ nhiệm (GVCN).
Tuy nhiên, thông qua các hoạt động thực tiễn, nhiệm vụ cần làm có thể hiểu GVCN
là người thay mặt cho hiệu trưởng tổ chức các hoạt động, xây dựng lớp thành một
tập thể vững mạnh để giáo dục học sinh theo mục tiêu đã đề ra. Đặc biệt, GVCN
không chỉ có trách nhiệm giảng dạy ở lớp học mà còn phải thực hiện các trách nhiệm
khác như chăm lo và một số hoạt động khác của học sinh ở lớp, đồng thời là cầu nối
giữa học sinh với phụ huynh của lớp.
Thời đại 4.0 là thời đại có sự tập trung vào việc phát triển công nghệ là chủ yếu.
Công nghệ đã và đang ảnh hưởng to lớn đến sản xuất và nhiều ngành nghề xã hội,
trong đó có giáo dục. Đặc điểm của giáo dục 4.0 còn là cá thể hóa việc học tập, lấy
người học làm trung tâm, dạy cho trẻ có kỹ năng làm việc từ khi trẻ bắt đầu có nhận
thức. Để đáp ứng được sự phát triển của thời đại, người GVCN phải chuẩn bị cho
mình hành trang vững chắc. Trước tiên, người GVCN vẫn cần phải có được những
yêu cầu cần thiết của một nhà giáo.
1.1.1. GVCN cần có những hiểu biết nhất định về công nghệ
Công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt và đạt được những tiến bộ vượt bậc
trong thời đại mới. Sự phát triển này kéo theo việc người GVCN phải tìm hiểu và
nắm rõ về những công nghệ mới, đồng thời tìm ra công cụ kỹ thuật nào phù hợp với
học sinh và hoạt động dạy học của mình. Trong thời đại hiện này việc học tập online
trở nên ngày càng phổ biến, học sinh có thể học ở mọi nơi, mọi lúc mà không gặp
bất cứ khó khăn hay trở ngại nào. Việc am hiểu và thành thạo sử dụng các thiết bị
công nghệ hiện đại sẽ giúp ích rất nhiều trong hoạt động giảng dạy của giáo viên.
GVCN có thể ứng dụng công nghệ trong một số hoạt động như:
-Điểm danh học sinh vào đầu buổi học.
-Xây dựng bài giảng trực tuyến cho học sinh với nhiều hiệu ứng, hình ảnh đặc sắc
bắt mắt.
-Giao bài tập về nhà và đánh giá kết quả học tập của học sinh ngay trên phần mềm
hệ thống.
-Soạn các phiếu bài tập để học sinh thực hành làm trên lớp học.

2
(Một số nền tảng giáo dục GVCN có thể sử dụng)

(Hoạt động thiết kế bài giảng, trò chơi cho học sinh nhờ vào các thiết bị công nghệ)

(Một số phần mềm dùng để giao bài kiểm tra cho học sinh như Olm.vn hay Azota)

GVCN luôn cần cập nhật thông tin để thuận tiện kết nối với phụ huynh học sinh một
cách nhanh nhất. Mọi thông tin từ điểm danh, lý lịch, điểm số và thông báo hàng
tuần hàng tháng đều được thông báo đến điện thoại của phụ huynh thông qua phần
mềm sổ liên lạc điện tử. Để làm được điều này GVCN phải có những hiểu biết nhất
định về công nghệ.

3
(GVCN có thể kết nối với PHHS qua nhiều nền tảng, ứng dụng như Enet Việt hay qua Zalo,
Facebook. Nguồn ảnh Internet)

1.1.2. GVCN cần có chuyên môn vững vàng và tầm hiểu biết sâu rộng.
Khi máy móc ra đời, chúng có thể hỗ trợ con người trong nhiều hoạt động nhưng
vai trò của con người vẫn là yếu tố không tố không thể thay thế, nhất là trong các
hoạt động giáo dục. GVCN có chuyên môn vững vàng mới thể giúp học sinh tìm
hiểu và nắm bắt kiến thức chuyên sâu, đầy đủ. Không dừng lại ở việc giúp học sinh
giải một bài toán mà cần hướng học sinh đến việc tìm ra các bước để giải một bài
toán và định hướng cho học sinh những cách giải khác nhau để đi đến một kết quả
cuối cùng.
Khác với đối tượng GVCN ở các bậc THCS hoặc THPT, GVCN thường đảm nhận
một môn học riêng biệt thì ở bậc Tiểu học, GVCN nhất thiết phải là một người có
đa dạng kiến thức về các lĩnh vực trong đời sống cũng như hiểu được vị trí, vai trò
của giáo dục trong thời kỳ phát triển kinh tế- xã hội, công nghiệp hoá- hiện đại hoá.
Bên cạnh mặt kiến thức chuyên môn, GVCN cũng cần có hiểu biết nhất định về tâm
lý học. Đối tượng tiếp xúc chủ yếu là học sinh từ 6- 12 tuổi ở độ tuổi có cảm xúc,
tính cách chưa ôn định thì việc GVCN nắm rõ được đặc điểm tâm lý sẽ giúp ích rất
lớn trong quá trình giảng dạy. Việc tìm tòi, nghiên cứu và khám phá không nên dừng
lại ở kiến thức chuyên môn về Toán, Tiếng Việt… mà giáo viên còn cần biết về thời
sự, chính trị và các lĩnh vực khoa học, văn hoá- xã hội để phục vụ cho giáo dục tiểu
học và làm công tác chủ nhiệm. Những hiểu biết này đặc biệt có ích khi định hướng
và đưa ra những lời khuyên cho sự phát triển trong học tập, rèn luyện của học sinh.
Để trở thành một người giáo viên hiệu quả GVCN phải có giọng nói to, rõ ràng, diễn
đạt dễ hiểu mà không bị nói lắp, đặc biệt luôn giữ cho tinh thần vững vàng thoải mái,
tự tin trong vai trò quản lý lớp học.

4
1.1.3. GVCN cần học tập suốt đời và không ngừng sáng tạo.
Kiến thức luôn không ngừng vận động và đổi mới, để nắm bắt được sự thay đổi của
thế giới, GVCN cần không ngừng nghiên cứu, học hỏi làm mới và khắc sâu hơn kiến
thức của bản thân mình. Dựa trên những gì đã học, GV cần có sự sáng tạo trong việc
tổ chức các hoạt động học tập khơi gợi sự hứng thú học tập ở học sinh. Sáng tạo
không chỉ là làm những điều mới mà còn chính là đặt ra những câu hỏi giúp cho học
sinh thoát ra khỏi vùng an toàn của chính mình, khám phá ra những kiến thức mới
lạ, bổ ích. Ví dụ như GVCN có thể cho học sinh sử dụng sơ đồ tư duy trong việc tìm
ý luyện viết bài văn hay khi ghi nhớ một kiến thức nào đó.

(Một số hình ảnh về sáng tạo trong dạy học. Nguồn ảnh: Internet)

1.1.4. Có kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học.


Người giáo viên muốn thực hiện tốt công tác chủ nhiệm thì cần giảng dạy tốt. Chính
vì vậy GVCN cần phải có tất cả các kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học. Kỹ năng
tổ chức các hoạt động dạy học liên quan đến hình thức học và phương pháp tổ chức
riêng cho từng hoạt động. Về hình thức tổ chức dạy học bao gồm:
-Dạy học theo nhóm: GV giúp học sinh phát huy vai trò trách nhiệm trong học tập,
phát triển các kỹ năng giao tiếp và tính cách, hợp tác phối hợp cùng các bạn khác.
Trong quá trình dạy học, GV có điều kiện quan sát và theo dõi các hoạt động cua
học sinh, giải quyết các khó khăn trong học tập của các em.
-Tự học: GV có vai trò hướng dẫn và giúp đỡ học sinh rèn tính độc lập trong hoạt
động trí tuệ từ đó bộc lộ đặc điểm cá nhân, vận dụng kiến thức đã học giải quyết tình
huống. Để việc học đạt hiệu quả cao, GV cần phối hợp cùng cha mẹ học sinh quản
lí, tổ chức, giúp đỡ các em trong học tập.

5
(Hình ảnh học sinh đang học tập theo nhóm và tự học theo sự hướng dẫn của GVCN)

-Dạy học ngoại khóa: GV tìm hiểu kỹ địa điểm dạy học trong phạm vi tiết học có
hạn, xác định đối tượng học tập chính phù hợp với trọng tâm bài dạy, dự kiến các
yếu tố thời tiết tại thời điểm diễn ra tiết học…
-Hình thức tham quan: Là hình thức tổ chức dạy học nhằm cho học sinh quan sát
trực tiếp sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên xã hội, cuộc sống sản xuất từ đó mở
rộng tầm nhìn và hiểu biết của học sinh, gây hứng thú trong học tập. GV cần quy
chọn thời gian và địa điểm, phổ biến trước nhiệm vụ yêu cầu, quy định kỉ luật an
toàn và tóm tắt tổng kết vào cuối buổi.
-Hình thức thảo luận: GV xây dựng và phổ biến đề tài kế hoạch thảo luận cho học
sinh để học sinh biết cần chuẩn bị những gì, làm gì và làm như thế nào. Khi tiến
hành thảo luận GV chỉ định học sinh hoặc để học sinh tự phát biểu.
Bên cạnh việc cần nắm rõ các hình thức tổ chức hoạt động dạy học, GVCN còn cần
biết được cách thức tổ chức các hoạt động dạy học trong một tiết học:
-Hoạt động khởi động tiết học, khám phá kiến thức: GV nêu các câu hỏi gợi mở vấn
đề hoặc xuất phát từ một vấn đề liên quan đến nội dung học. GV lên kế hoạch và
thực hiện hoạt động khởi động theo hình thức cá nhân hoặc nhóm một cách linh
động để giúp cho học sinh có thể huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm bản thân
vừa có thể xây dựng được ý thức hợp tác và tinh thần học tập lẫn nhau. Một số hình
thức có thể sử dụng trong hoạt động này là: tổ chức trò chơi, khởi động bằng một
bài hát…
-Hoạt động hình thành kiến thức: GV có thể đặt các loại câu hỏi để HS tìm hiểu kiến
thức liên quan trực tiếp đến các nội dung trong chủ đề hoặc câu hỏi sáng tạo khuyến
khích các em tìm hiểu thêm kiến thức liên quan ngoài nội dung trình bày trong chủ
đề. Bên cạnh đó, GVCN cần nêu nhiệm vụ cụ thể và giúp đỡ hướng dẫn học sinh

6
hoạt động theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ. Để hoạt đông đạt hiệu quả cao thì kết
thúc hoạt động, học sinh phải trình bày kết quả thảo luận với GV.
-Hoạt động luyện tập: GV có thể tiến hành tổ chức các hoạt động cá nhân rồi đến
hoạt động nhóm để các em học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình
học tập hiệu quả hơn. Kết thúc hoạt động, GV sẽ là người chốt kiến thức, đưa ra
nhận xét, các hình thức khen thưởng cho cá nhân hay nhóm tích cực.
-Hoạt động vận dụng, củng cố: Trong hoạt động này GVCN giao cho học sinh những
nhiệm vụ nhằm bổ sung kiến thức đồng thời hướng dẫn các em tìm những nguồn tài
liệu khác, cung cấp cho học sinh nguồn sách tham khảo và nguồn tài liệu trên mạng
để đọc thêm.
1.1.5. GVCN cần biết lắng nghe và có sự thấu hiểu tâm lý học sinh.
GVCN không chỉ là người quan sát, quản lí toàn diện từ học tập thể chất của học
sinh mà còn đóng vai trò là người bạn đồng hành trong quá trình trưởng thành. Chính
việc lắng nghe học sinh để thấu hiểu tâm tư, tình cảm là vô cùng quan trọng để đưa
ra những lời khuyên hữu ích và đúng đắn. Lắng nghe chia sẻ từ học sinh còn là cách
tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp với nhiều đối tượng học sinh khác nhau. GV
có thể cho học sinh thực hiện các hoạt động như: “Em muốn cô giáo của em biết
là…” hay “Em muốn được học bằng cách….”. Các hoạt động này vừa khiến GVCN
hiểu rõ được mong muốn, nhu cầu từ phía các em học sinh mà còn để các em thấy
được sự quan tâm, chăm sóc từ phía GVCN của mình, từ đó yên tâm chăm chỉ học
hành, đạt kết quả tốt nhất trong học tập.

(Hoạt động cho học sinh viết về điều ước của mình với giáo viên. Nguồn ảnh: Internet)

7
Bên cạnh đó, GVCN cần sở hữu tất cả những phẩm chất đạo đức nên có của nhà
giáo như:
--Yêu nghề.
-Cởi mở, hồn nhiên.
-Khoan đung, thấu hiểu tâm lý học sinh.
-Có chí tiến thủ, khiêm tốn học hỏi để khắc sâu và mở rộng kiến thức, khiến chuyên
môn thêm vững vàng.
-Sống trong sáng lành mạnh.
-Tôn trọng các giá trị văn hóa.

2. Lập kế hoạch tổ chức một hoạt động cho học sinh lớp chủ nhiệm nhằm tạo
dựng khối đoàn kết, tập thể vững mạnh.

TRƯỜNG TH HHT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 22 tháng 1 năm 2024
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THAM QUAN BẢO TÀNG ĐẶC CÔNG KẾT HỢP
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM “CHÚNG EM HỌC LÀM CHIẾN SĨ” CHO
HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC HHT

NĂM HỌC: 2023- 2024


Họ và tên GVCN: Vũ Thanh Vân
Lớp: 5A
1. Đặc điểm, những khó khăn thuận lợi trong việc xây dựng
- Tổng số HS: 38 học sinh (trong đó: 18 nữ, 20 nam)
- Tất cả các em đều là dân tộc Kinh.
-Thuận lợi
+Các em chăm ngoan, hòa đồng và biết giúp đỡ bạn bè.

8
+Nhà trường tạo điều kiện cho phép các em đi thăm quan theo lớp học, tổ chức các
hoạt động trải nghiệm.
+Lớp có các đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau và đạt nhiều kết quả tốt.
-Khó khăn
+ Một số bạn còn rụt rè, nhút nhát, chưa thực sự hào đồng vào tập thể
+ Một số bạn chưa hòa đồng, hợp tác trong công việc nhóm chung
+ Các bạn còn chia thành nhóm, chưa đoàn kết hợp tác.

II. Mục tiêu


-Nâng cao nhận thức, kiến thức của học sinh về lịch sử chiến đấu kháng chiến giữ
nước của quân và dân ta.
-Giáo dục học sinh biết ghi nhớ công ơn thế hệ cha ông- những người đã ngã xuống
vì nền độc lập dân tộc, đồng thời giúp các em có niềm đam mê, yêu thích với bộ
môn Lịch Sử.
-Giúp học sinh hình thành và phát triển tinh thần hợp tác, đoàn kết, năng lực làm
việc theo nhóm, đoàn đội thông qua các hoạt động trải nghiệm chủ đề: “Chúng em
học làm chiến sĩ”.
- Giúp các em học sinh tích lũy các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chan hòa, sẻ chia,
yêu thương giúp đỡ bạn bè.

III. Chuẩn bị
-Đối với GVCN: Căn cứ vào việc khảo sát ý kiến phụ huynh học sinh và học sinh
để lên kế hoạch về chuyến đi sao cho phù hợp nhất. GVCN tiến hành tìm hiểu các
thông tin liên quan thông qua mạng hoặc trực tiếp đến đó xem xét tình hình (nếu có
thể). Ví dụ: GV có thể tìm hiểu và khảo sát trước các yếu tố liên quan đến tuyến
đường,
-Đối với học sinh: Chuẩn bị giấy bút để ghi lại những kiến thức cần thiết phục vụ
cho bài thu hoạch vào ngày hôm sau. Bên cạnh đó, học sinh có thể chuẩn bị thêm
trang phục, dụng cụ liên quan đến phần hoạt động trải nghiệm như quân phục, ba lô,

9
giày phù hợp (nếu có thể). Cán bộ văn- thể- mĩ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ phục
vụ cho phần thi đấu giữa các đội (trong phạm vi các tổ với nhau).
-Đối với ban phụ huynh: Liên hệ đặt xe; chuẩn bị bữa trưa cho các con và cùng
GVCN lên lịch trình chi tiết cho chuyến đi. Đồng thời GVCN và đại diện phụ huynh
học sinh cần liên lạc và đặt trước lịch vì Bảo tàng chỉ cho phép các cán bộ quân đội
và các đoàn tham quan của các cơ quan, đoàn thể và trường học đã đặt lịch từ trước
vào tham quan.

IV. Thời gian & Địa điểm


-Thời gian: Cả ngày 22/12/2024.
-Địa điểm: Bảo tàng Đặc Công tại Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội

V. Đối tượng tham gia


-GVCN lớp 5A trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám
-Học sinh lớp 5A trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám
-Phụ huynh học sinh (Ban phụ huynh và các phụ huynh khác nếu muốn tham gia)

VI. Kinh phí tổ chức


-Kinh phí tổ chức:
+Vận động học sinh đóng góp.
+Xin hỗ trợ từ kinh phí chi hoạt động của nhà trường.
+Xin hỗ trợ từ kinh phí chi hoạt động của Công đoàn nhà trường.
+Xin hỗ trợ từ hội phụ huynh.
-Kinh phí:
+Đi với giáo viên tham gia: đóng góp nguồn kinh phí như mức
+Kinh phí chung của đoàn.
+Đối với học sinh: đóng góp nguồn kinh phí từ 70.000đ - 180.000đ/ học sinh.

10
(Kinh phí bao gồm: Tiền xe chất lượng cả đi và về, bữa trưa của học sinh, thuốc và
dụng cụ y tế, tiền thuê trang phục phục vụ hoạt động trải nghiệm, một số hoạt động
phát sinh khác…)
-Dự trù kinh phí tổ chức (Bao gồm: 1 giáo viên, 38 học sinh, 5 phụ huynh học
sinh)

STT Kinh phí Số lượng Đơn giá (VND) Tổng (VNĐ)

1 Kinh phí thuê xe 44 80. 000 3 520 000

2 Kinh phí ăn trưa 44 50.000 2 200 000

3 Kinh phí tổ chức trò chơi và 38 20 000 760 000


quà

4 Kinh phí thuê trang phục, các 38 70 000 2 660 000


dụng cụ hỗ trợ các hoạt động
trải nghiệm
5 Kinh phí phát sinh 44 20 000 880 000

Tổng: 10 020 000

VII. Lịch trình


Thời gian Nội dung hoạt động Ghi chú khác
6h15p Học sinh tập trung tại cổng trường, điểm danh
chuẩn bị lên xe khởi hành đến địa điểm tham
quan.
6h30p Xe bắt đầu khởi hành đến địa điểm. GVCN ổn
định vị trí ngồi cho học sinh.
8h Xe đến Bảo tàng Đặc Công. Học sinh xuống xe,
mang theo tư trang tập trung trước cổng để di
chuyển vào bên trong bảo tàng.
8h15p-10h45p Học sinh tham quan bảo tàng theo sự hướng
dẫn.
11h-12h30p Học sinh rời bảo tàng, di chuyển đến địa điểm
nhà hàng nghỉ trưa.

11
12h45p GVCN và học sinh di chuyển đến khu vực tổ
chức hoạt động trải nghiệm (gần với khu vực
Bảo tàng Đặc Công)
13h-14h30p Học sinh tham gia các hoạt động rèn luyện sức
khỏe, tinh thần đoàn kết tập thể như:
-Thi gấp chăn màn và sắp xếp đồ nội vụ cá nhân
-Tham gia các trò chơi vận động tập thể như:
Thồ hàng ra tiền tuyến, vượt chướng ngại vật; -
-Thi bò, trườn qua các địa hình, thi đội hình đội
ngũ.
14h30p-15h30p Giao lưu văn nghệ, công bố thành tích và trao
giải thưởng cho các đội thi.
15h45p-16h GVCN nhắc nhở học sinh nộp bài thu hoạch
vào buổi sau. Điểm danh quân số, kiểm tra đồ
đạc tư trang và lên xe quay về trường học.
18h30p Xe trở về trường, phụ huynh đưa đón con về
nhà. Buổi tham quan kết hợp hoạt động trải
nghiệm kết thúc.

VIII. Hình thức kiểm tra đánh giá bài thu hoạch của học sinh sau buổi tham
gia các hoạt động trải nghiệm.
GV có thể cho học sinh viết bài cảm nhận về chuyến đi tham quan bảo tàng và tham
gia hoạt động trải nghiệm hoạt động “Chúng em học làm chiến sĩ”, đưa ra một số
gợi ý cho học sinh. Ví dụ:
-HS có thể viết về cảm nghĩ của mình trước chuyến đi em cảm thấy như thế nào? Có
háo hức hay không? Em đã có sự chuẩn bị hay tìm hiểu trước gì về địa điểm thăm
quan lần này hay không?
-Trong quá trình thăm quan bảo tàng em biết thêm được những kiến thức lịch sử mới
nào? Qua phần giới thiệu kết hợp với thăm quan của mình em cần phải làm gì để
xứng đáng với sự hi sinh và công lao của thế hệ cha ông?
-Trong phần thi “Chúng em học làm chiến sĩ” các em ấn tượng và hứng thú với hoạt
động nào nhất? Vì sao? Các em hãy cho biết những hoạt động trên có những lợi ích
gì với việc rèn luyện sức khỏe?
-Em có mong muốn đến thăm bảo tàng và được trải nghiệm hoạt động này một lần
nữa hay không?

12
Nếu đưa ra yêu cầu cao hơn, GV có thể soạn một phiếu bài kiểm tra những kiến thức
lịch sử liên quan đến bảo tàng, tổ chức thi giữa học sinh dưới hình thức “Rung
chuông vàng”.

3. Để hình thành và phát triển phẩm chất “trách nhiệm” cho học sinh lớp chủ
nhiệm, anh chị cần sử dụng những phương pháp giáo dục nào? Vì sao?
3.1. Một số khái niệm
Phẩm chất là một thuật ngữ dùng để nói về các đặc điểm, thuộc tính hay đặc điểm
tính cách của một người. Khi nói đến phẩm chất người ta thường sẽ nghĩ đến những
phẩm chất mang tính tích cực như trung thực, khiếm tốn…Phẩm chất cá nhân cũng
bao gồm kỹ năng hoặc khả năng bên trong của một người được rèn luyện và tích lũy
dần theo thời gian.
Trách nhiệm là một trong năm phẩm chất của học sinh trong chương trình giáo dục
tổng thể (bao gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm). Phẩm chất
trách nhiệm ở học sinh chính là việc tự kiểm soát đánh giá hoạt động của bản thân
trong những công việc và cả những lỗi lầm mà mình gây ra.
Phương pháp giáo dục là cách sử dụng các nguồn lực trong giáo dục như giáo viên,
dụng cụ học tập, các phương tiện vật chất để giáo dục người học.
Như vậy việc hình thành và phát triển phẩm chất “trách nhiệm” chính là hoạt động
thuộc về nhóm phương pháp tổ chức hình thành kỹ năng, hành vi, ứng xử. Một số
phương pháp có thể sử dụng để hình thành và phát triển phẩm chất “trách nhiệm”
như: phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu gương, phương pháp rèn luyện là
chủ yếu. Bên cạnh đó, chúng ta có thể sử dụng thêm các phương pháp như:
3.2. Các phương pháp được sử dụng để hình thành và phát triển phẩm chất “trách
nhiệm” cho học sinh Tiểu học.
3.2.1. Phương pháp đàm thoại:
Phương pháp đàm thoại là phương pháp mà GV căn cứ vào nội dung bài học khéo
léo đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời và trao đổi qua lại. Ví dụ: Sau khi cắt nghĩa ngắn
gọn cho học sinh thế nào là có “trách nhiệm”, GV có thể đặt một số câu hỏi cho học
sinh:
1. Các con hãy chia sẻ với bạn của mình một hành động con đã làm và cho rằng đó
là một hành động có trách nhiệm?
2. Cô có những tình huống sau, theo con các bạn trong mỗi trường hợp này có phải
là người có trách nhiệm hay không?

13
-Trường hợp 1: Bạn Hoa vô tình làm đổ nước lên bàn giáo viên khiến cho tài liệu,
sách vở của cô giáo đều bị ướt hết. Khi cô giáo bước vào lớp và nhìn thấy, Hoa đổ
lỗi tại một bạn khác làm đổ chứ không phải lỗi do mình.
-Trường hợp 2: Trong học kì II, Dương được bầu làm lớp trưởng. Nhận được sự tín
nhiệm từ cô giáo chủ nhiệm, Dương cố gắng hết sức quản lý lớp từ việc nhắc các
bạn trực nhật đúng quy định, giữ ổn định lớp học. Kết thúc tuần học đầu tiên, lớp từ
hạng khá vươn lên đứng thứ 2 về kỉ luật trong khối.
Thông qua những ví dụ và câu hỏi mà GV đưa ra, học sinh tiến hành nghiên cứu,
trao đổi và thảo luận, dần dần hiểu và nắm được những biểu hiện của một người có
trách nhiệm trong học tập và công việc. Khi đưa ra tình huống, GV phải đưa ra được
hướng giải quyết và đồng thời phải dự đoán những trường hợp học sinh có thể trả
lời, chấp nhận các đáp án khả thi, hướng học sinh đến cách giải quyết phù hợp. Với
câu hỏi đầu tiên, GV có thể nói với học sinh đó không cần phải là một việc làm quá
cao siêu mà thực chất sẽ gắn liền với các hoạt động hàng ngày trong học tập, gia
đình và trường lớp của học sinh. Ví dụ như học sinh có trách nhiệm với việc học tập
của mình như khi bị điểm kém sẽ rút kinh nghiệm và ôn tập lại mà không đổ lỗi tại
người khác; có trách nhiệm khi biết giúp đỡ ông bà bố mẹ các công việc nhà đơn
giản vừa sức mình.
Đối với hai câu hỏi tình huống giáo viên đưa ra, có thể cho học sinh hoạt động và
giải quyết theo tình huống (trả lời thông thường, thực hiện tổ chức sân khấu tương
tác để giải quyết tình huống). Trong tình huống thứ nhất: Bạn Hoa là người chưa có
trách nhiệm vì bạn mắc lỗi nhưng lại không dám nhận lỗi của mình mà đi đổ lỗi cho
người khác. Để giải quyết việc này, bạn Hoa cần xin lỗi cô giáo và người bạn mà
mình đổ lỗi trước đó. Hành động đổ lỗi này xuất phát từ việc Hoa sợ sẽ bị cô giáo
phạt, bị gọi phụ huynh…. chính vì vậy trước tiên GV cần trấn an tâm lý học sinh và
hứa sẽ không trách phạt.
Với tình huống thứ 2, Dương là một người có trách nhiệm khi hoàn thành tốt nhiệm
vụ của người cán bộ lớp. giúp lớp học phát triển đi lên. Để động viên tinh thần cho
bạn và cho cả lớp, GV có thể thực hiện các hình thức như khen thưởng, liên hoan
lớp, trao giấy khen, các phần quà nho nhỏ để động viên tinh thần cho bạn.

3.2.2. Phương pháp nêu gương:


Phương pháp nêu gương là phương pháp sử dụng rất nhiều. GV sẽ dùng những tấm
gương mẫu mực “người tốt, việc tốt” cụ thể sinh động trong phạm vi đời sống, tác

14
phẩm hoặc thậm chí ngay trong lớp học để kích thích tính tích cực, tự giác của học
sinh. Ví dụ một học sinh trong lớp không may phạm lỗi, gây ảnh hưởng đến cả lớp
như thường xuyên đi muộn, mặc sai đồng phục và quên khăn quàng nhưng gần đây
bạn đã tích cực sửa lỗi bằng việc làm đi học đúng giờ, trang phục chỉnh tề, gọn gàng
trước khi vào lớp. Sự ghi nhận của GVCN vừa giúp bạn thêm tự tin, phấn đấu duy
trì nề nếp tác phong để không ảnh hưởng đến lớp vừa là sự khích lệ và kích thích
tính tích cực, có trách nhiệm đối với tập thể lớp của những bạn học sinh khác. Đối
với bất kì học sinh nào, đặc biệt là học sinh Tiểu học thì lời khen có một tác dụng vô
cùng to lớn. Các em đều muốn được khen, được công nhận và được khẳng định
mình, vì vậy khi thấy người khác được khen sẽ kích thích các em học sinh phải có
những hành động tích cực giống như bạn để được tuyên dương, khen thưởng. Tuy
nhiên, GVCN cần chú ý sử dụng phương pháp này một cách vừa phải, hợp lý tránh
dành quá nhiều lời khen hay tập trung vào những bạn tích cực và có thành tích tốt
sẵn từ ban đầu mà cần chú ý đến những bạn học sinh có nhiều cô gắng vươn lên, đã
hình thành được tinh thần trách nhiệm với tập thể lớp từ những lỗi mắc phải từ trước.

3.2.3. Phương pháp rèn luyện


Phương pháp rèn luyện là phương pháp trong đó nhà giáo dục tổ chức các loại hình
hoạt động đa dạng theo những nội dung giáo dục nhất định nhằm tạo điều kiện, môi
trường để học sinh rèn luyện, khắc sau những ý thức tình cảm về chuẩn mực đạo đức
và văn hóa thẩm mĩ trong các tình huống thực tiễn của cảm xúc.
Ví dụ, GV có thể làm một phiếu giao việc theo mẫu sau rồi phát cho từng học sinh,
yêu cầu các em trong một tuần hãy cố gắng hoàn thành các hoạt động mà mình đã
lựa chọn để rèn luyện phẩm chất trách nhiệm trong khoảng thời gian là một tuần.

15
GV kết hợp với phụ huynh xem xét biểu hiện của học sinh khi thực hiện kế hoạch
mà các em đã đưa ra tại nhà. Dựa trên kết quả thu được sau một tuần, GV tổng kết
tuyên dương và trao một phần quà nhỏ nhỏ đến các em như một lời động viên, khích
lệ cho sự cố gắng của các em. Lưu ý trong việc đưa ra thử thách cần chú ý đến mức
độ khả thi và phù hợp với khả năng, nhận thức của các em, tránh đưa ra những thử
thách, hoạt động quá dễ hoặc quá khó. Bên cạnh việc phiếu giao việc có sẵn những
công việc, GV có thể cho các em tự thiết kế một phiếu cho bản thân mình ngay trên
lớp và nhắc các em hãy đặt ra mục tiêu, dán vào góc học tập của mình và cam kết
thực hiện trong khoảng thời gian một tuần.
Về hình thức kiểm tra, GV có thể tạo link để phụ huynh đánh giá về hoạt động của
con em mình trong khoảng thời gian vừa qua. Các câu hỏi có thể đưa vào như:
+ Để rèn luyện phẩm chất “trách nhiệm” trong khoảng thời gian 1 tuần con đã đưa
ra những mục tiêu gì?
+ Thực tế con có hoàn thành được mục tiêu này hay không?

16
+ Những hoạt động khác con đã làm được thể hiện sự trách nhiệm trong hoạt động
học tập, tại nhà?
+ Nếu con thực hiện được mục tiêu của mình, phụ huynh có hình thức khen thưởng
như thế nào?
3.2.4. Phương pháp đánh giá trắc nghiệm khách quan
Một số học sinh gặp khó khăn trong việc hình dung được thế nào là có trách nhiệm
với hoạt động học tập của bản thân, có trách nhiệm với công việc nhà, với tập thể
lớp. Chính vì vậy, GV có thể đưa ra định hướng cho học sinh bằng hệ thống các câu
hỏi và đáp án trắc nghiệm, tích đáp án để học sinh lựa chọn. Từ hoạt động này, GV
có thể đánh giá mức độ nhận thức của học sinh và đưa ra các giải pháp khác. Với
những lỗi sai chung thì GV có thể sửa chữa và nhắc nhở chung cho cả lớp học.

17
PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN HOÀN CẢNH, GIA ĐÌNH HỌC SINH
Phiếu khảo sát này sử dụng cho học sinh vào lớp 1 để GV nắm được những thông
tin cơ bản về học sinh và phụ huynh. Đối với phần thông tin liên lạc của phụ huynh
cần làm rõ bởi có nhiều phụ huynh sẽ có thể không sử dụng các thiết bị điện thoại di
động- khiến việc trao đổi thông tin giữa nhà trường, giáo viên, phụ huynh gặp nhiều
gián đoạn và bất tiện, chính vì vậy GV cần biết và sắp xếp được cách thức liên lạc
để phụ huynh nắm bắt được tình hình học tập, hoạt động, học lực và các yếu tố liên
quan khác của con em mình tại trường học.
Đối với học sinh chuyển từ các lớp dưới lên, ngoài việc nghiên cứu hồ sơ của học
sinh được chuyển lên thì GV cũng có thể tạo thêm phiếu khảo sát cho các hoc sinh
làm với một số nội dung riêng biệt được bổ sung như:
+ Môn học con yêu thích nhất?
+ Có có khả năng đặc biệt gì?
+ Con đã từng làm cán bộ lớp hay chưa?
+ Trong thời gian tới con muốn phấn đấu để đảm nhiệm vị trí cán bộ lớp nào hay
không?
+ Trong năm học tới con muốn phấn đấu đạt những thành tích học tập gì?
+ Nếu con đtạ được những mục tiêu này, con muốn một phần thưởng như thế nào
(Tạo các đáp án sẵn và cho học sinh lựa chọn).
Việc đưa ra những tiêu chí này không nhằm gây áp lực hay cạy theo thành tích thi
đua mà nhằm giúp học sinh xác định được mục tiêu cần phấn đấu trong học tập, rèn
luyện.

You might also like