You are on page 1of 8

UBND HUYỆN TÂN HỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC THÔNG BÌNH 2 Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIÚP HỌC SINH HỌC TOÁN
ĐẠT HIỆU QUẢ CAO Ở TIỂU HỌC THÔNG BÌNH 2
Phần I
Khái quát về bản thân
1. Họ và tên: Nguyễn Thanh Mãnh, sinh năm: 13/12/1987
2. Đơn vị công tác: Trường tiểu học Thông Bình 2
3. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại Học Sư Phạm Tin Học
4. Chức vụ: Giáo viên
5. Nhiệm vụ được giao: Giáo viên tin học
Phần II
Nội dung sáng kiến, giải pháp
1. Thực trạng tình hình tập thể, cá nhân trước khi đăng ký sáng kiến, giải
pháp.
1.1. Thực trạng tình hình đơn vị:
Trường Tiểu học Thông Bình 2 là một trường đạt chuẩn quốc gia nên được
trang bị phòng máy tính với 17 máy dành cho học sinh và 1 máy chủ dành cho
giáo viên. Các máy được kết nối với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng
dạy.
Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về để đáp ứng yêu cầu dạy
toán cho các em học sinh. Phần lớn gia đình học sinh rất quan tâm đến việc học
tập của các em. Các em học sinh thì rất chăm chỉ và chịu khó học tập.
Trường Tiểu học Thông Bình 2 nằm ở vùng sâu, vùng xa biên giới, điều
kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Việc thi toán Violympic trên mạng còn
mới lạ đối với các em học sinh.
Gia đình học sinh đa số là khó khăn không đủ điều kiện trang bị máy vi
tính cho các em rèn luyện ở nhà.
Các em học sinh còn nhiều bỡ ngỡ với việc giải toán trên mạng và ít tiếp
xúc với máy vi tính, chủ yếu là học tin học ở trường học.
Học sinh Tiểu học nói chung tư duy của các em đang phát triển. Một số
em khá, giỏi thích tìm tòi, khám phá những cái mới. Đặc biệt, những bài toán
khó thường rất hấp dẫn với các em. Các em dễ nhàm chán hoặc không hứng thú

1
với những bài toán dễ và đơn giản. Mặt khác, học sinh giỏi đạt giải cao trong các
kì thi còn do nhiều yếu tố: Tố chất học sinh, sự quan tâm của gia đình, việc bồi
dưỡng của giáo viên, …và không ngoại trừ yếu tố may mắn. Tuy nhiên chúng ta
không chỉ chờ đợi và cầu mong ở sự may mắn. Phương ngôn có câu: “Trở
thành nhân tài một phần do tài năng còn chín mươi chín phần là ở sự tôi
luyện”. Theo quan điểm của tôi, điều quan trọng hơn cả là chúng ta phải trang
bị cho các em vững vàng kiến thức. Do vậy việc bồi dưỡng vẫn là yếu tố quan
trọng hơn cả. Song bồi dưỡng học sinh giỏi những nội dung gì, bồi dưỡng như
thế nào để đạt hiệu quả? Điều đó quả là một vấn đề còn nan giải. Vì thế bản thân
tôi chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin giúp học sinh học toán đạt hiệu
quả cao ở Trường Tiểu học Thông Bình 2”
1.2. Thực trạng của bản thân:
Từ năm học 2013-2014 đến nay, tôi được nhà trường phân công dạy tin
học và phụ trách công tác hướng dẫn cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi
giải toán qua mạng Internet. Chất lượng học sinh giỏi về môn toán còn ít đồng
thời những năm gần đây phong trào thi học sinh giỏi toán các cấp không được tổ
chức nên giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi toán chưa được đầu tư cao.
Đối với bản thân tôi là một giáo viên dạy môn tin học nên tôi cũng học
được khá nhiều kiến thức để dạy cho các em về phát triển tư duy, sáng tạo, tính
tự học cao để các em thích ứng với môi trường giải toán trên mạng.
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi giải toán qua mạng Internet bậc Tiểu
học trên thực tế còn nhiều khó khăn chưa đạt hiệu quả cao. Có rất nhiều lý do,
nguyên nhân khá phổ biến như:
Yêu cầu về nội dung chương trình thi của một vòng thi thì nhiều chủ đề
mà thời gian giải toán cho một vòng thi là rất ngắn (20 phút/vòng thi, bao gồm
50 câu) mà nội dung các bài toán rất khó đối với học sinh, các em rất lúng túng
và thiếu tự tin khi dự thi trên máy vi tính đồng thời công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi của giáo viên chưa đầu tư cao, việc bồi dưỡng chỉ thực hiện ở những giờ
quy định theo thời khoá biểu.
2. Nội dung sáng kiến (giải pháp) đăng ký:
2.1. Công tác phối hợp.
Được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường về việc hướng dẫn và
bồi dưỡng học sinh thi toán qua mạng Internet, tôi đã tham mưu với Ban giám
hiệu nhà trường lập kế hoạch và tổ chức mở chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi
thi giải toán qua mạng Internet để giáo viên chủ nhiệm các lớp tiếp cận được yêu

2
cầu và nội dung, chương trình bồi dưỡng đối với từng lớp. Giáo viên lên kế
hoạch hướng dẫn học sinh giải toán ở lớp.
Sự tích cực thi đua học tập của học sinh là yếu tố vô cùng quan trọng,
trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng cần phải có kế hoạch bồi dưỡng nội
dung, chương trình môn toán nhằm phát huy khả năng học tập của học sinh.
Giáo viên cần khích lệ tinh thần của các em học sinh để các em tự tin và hứng
thú trong quá trình giải toán trên mạng Internet.
Bên cạnh các yếu tố trên, thì công tác giúp đỡ hỗ trợ của phụ huynh học
sinh là vô cùng quan trọng nên tôi tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường trực
tiếp mời phụ huynh có con thi toán qua mạng Internet trao đổi về tình hình học
tập của các em, để phụ huynh thấy được vai trò cần thiết về vấn đề học tập của
con mình và tự hào về kết quả học tập của các em, để họ có quyết tâm tạo điều
kiện thuận lợi về thời gian, đầu tư máy vi tính đường truyền Internet và nhắc
nhở con mình học tập tốt hơn.
2.2. Vai trò của người thầy.
Trước hết, ta phải xác định vai trò của người thầy là hết sức quan trọng.
Bởi vì người thầy có vai trò chỉ đạo và hướng dẫn học sinh, gợi ý, dẫn dắt học
sinh để đi đến các phương pháp học nói chung và giải toán nói riêng. Nếu học
sinh có kiến thức cơ bản tốt, có tố chất thông minh mà không được bồi dưỡng,
nâng cao tốt thì sẽ ít có hiệu quả hoặc không có hiệu quả. Đồng thời giáo viên
lại phải lựa chọn đúng đối tượng học sinh vào bồi dưỡng và phải soạn thảo
chương trình bồi dưỡng một cách hợp lí, khoa học và sáng tạo.
Thực tế cho thấy một số em có tố chất tốt nhưng ý thức học tập không
cao, ẩu thả, thiếu nỗ lực cố gắng thường thi đạt kết quả thấp. Vì thế, để học sinh
luôn cố gắng hết khả năng của mình, giáo viên cần thường xuyên tác động tới ý
thức học tập của học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau. Như nêu gương các
anh chị những năm trước, kể cho các em nghe một số kì thi tiêu biểu mà các anh
chị đạt được giải cao ở cấp huyện và cấp tỉnh... cho các em thấy được nếu nỗ lực
cố gắng hết sức mình sẽ đạt giải cao trong các kì thi là niềm vinh dự, tự hào
không chỉ cho mình mà còn cho cả bố mẹ, thầy cô, bạn bè, nhà trường, …,
ngược lại nếu thiếu cố gắng một chút thôi có thể không đem lại kết quả gì.
2.3. Dạy như thế nào cho đạt hiệu quả:
Trước hết phải chọn lọc những phương pháp giải dễ hiểu nhất để hướng
dẫn học sinh. Cần vận dụng và đổi mới phương pháp dạy học, tạo cho học sinh
có cách học mới, không gò bó, không áp đặt, tôn trọng và khích lệ những sáng
tạo mà học sinh đưa ra.

3
Giáo viên đưa các bài tập cho học sinh phải luôn theo hướng “mở”, có như
vậy mới phát huy và làm phong phú sự sáng tạo của học sinh. Không nên làm
thay học sinh, giải cho học sinh hoàn toàn. Ngược lại, khi sửa bài, giáo viên cần
phải hướng dẫn một cách chi tiết, tỉ mỉ, đồng thời uốn nắn những sai sót và chấn
chỉnh một cách kịp thời.
Một số bài để khắc sâu kiến thức cho các em, giáo viên có thể gợi ý để
các em tìm ra nhiều cách giải, hiểu sâu sắc được bản chất của bài toán. Như thế
vừa phát huy được tính độc lập sáng tạo của học sinh, vừa gây được hứng thú
học tập với các em.
Để giúp học sinh học tốt môn Toán ở Tiểu học, giáo viên cần giúp học
sinh nắm bắt và vận dụng quy trình giải một bài toán, phương pháp kiểm tra kết
quả vào việc làm toán. Riêng đối với thi giải toán qua mạng Internet thì học sinh
không cần trình bày bài giải mà chỉ hiểu cách giải để tìm đáp số.
* Các bước giải một bài toán:
- Bước 1. Đọc kĩ đề (3 - 5 lần), xác định dự kiện đã biết và cái phải tìm rồi
tóm tắt bài toán.
- Bước 2. Xác định bài toán thuộc dạng nào đã học, tìm tòi cách giải và
giải ra giấy nháp.
- Bước 3. Thử lại kết quả.
- Bước 4. Ghi vào vở rồi đọc lại bài làm.
* Các phương pháp kiểm tra kết quả:
- So sánh với thực tiễn.
- Làm phép tính ngược lại.
- Giải theo cách khác.
- Thay kết quả vào để kiểm tra.
Tuy nhiên, đối với học sinh Tiểu học, phương pháp trực quan hình ảnh vẫn
là quan trọng hơn cả. Vì thế, đối với những bài có thể minh họa được bằng hình
ảnh, hình vẽ, sơ đồ,…, giáo viên nên hướng dẫn học sinh vận dụng hình vẽ, sơ
đồ hoặc lấy ví dụ thực tế đơn giản sẽ đem lại hiệu quả hơn.
Một số bài giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tính nhanh, tính nhẩm
như: Đưa về một số nhân với một tổng, một số nhân với một hiệu, nhân nhẩm
với 10; 11; 100; 1000;….
Việc giải toán qua mạng Internet đòi hỏi học sinh phải nhanh trí, tìm
nhanh kết quả và đảm bảo chính xác tuyệt đối vì thế giáo viên phải cung cấp và
rèn luyện cho học sinh cách thực hiện, cũng như phương pháp giải toán (lập
công thức mới) theo hướng nhanh, gọn, hiểu đề là tìm ngay kết quả.

4
2.4. Một số biện pháp tiến hành.
2.4.1. Lựa chọn đúng đối tượng học sinh.
Giáo viên chọn đối tượng học sinh để bồi dưỡng. Việc lựa chọn đúng
không chỉ nâng cao hiệu quả bồi dưỡng mà còn tránh được việc bỏ sót những em
học giỏi, hoặc chọn nhầm những em không có tố chất theo học sẽ bị quá sức,
phải đánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác, lựa chọn đúng đối
tượng.
* Những căn cứ để lựa chọn:
- Lựa chọn các đối tượng học sinh thông qua các giờ học:
+ Những học sinh sáng dạ thường chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý
kiến, ý kiến thường đúng và có sáng tạo.
+ Cũng cần phân biệt với những em hăng hái nhưng không thông minh thì
thường phát biểu trệch hướng dẫn dắt của giáo viên, có khi không đâu vào đâu.
Ngược lại có những em tuy ít phát biểu nhưng khi gọi tên và yêu cầu trình
bày thì những em này thường trả lời chính xác hoặc có những ý hay, thể hiện sự
sáng tạo.
- Lựa chọn dựa vào việc chấm, sửa bài:
Những em thông minh, chắc chắn thường có ý thức học tập tốt, làm bài
đầy đủ, trình bày bài thường chặt chẽ, khoa học và thường có ý thức xung phong
sửa bài tập cũ hoặc có ý kiến hay, góp phần cho bài tập phong phú hơn.
- Lựa chọn dựa vào cuộc thi toán vioedu vòng online.
Những em học sinh thi toán cấp trường các năm trước đạt kết quả tốt.
Không chỉ xét các em có điểm cao mà còn xem xét các em có sự nổ lực, cố
gắng trong học tập. Đó cũng là những yếu tố mà cần chọn học sinh đi thi sao
cho phù hợp.
2.4.2. Dạy cho học sinh biết phân tích, xác định cách giải quyết vấn đề
theo hướng độc lập:
Trong học tập, phẩm chất độc lập suy nghĩ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,
người có phẩm chất độc lập suy nghĩ luôn tự mình tìm ra cách giải quyết vấn đề
một cách đúng hướng. Bởi vậy giáo viên cần phải phát huy tính tích cực, tạo ra
cơ hội cho học sinh tư duy để phân tích và xác định hướng giải quyết thì kết quả
học tập sẽ cao hơn. Trong hệ thống đề thi Vioedu ở tiểu học có rất nhiều dạng
toán khó, mới lạ, đa dạng so với chương trình chính khóa.
Sau đây tôi xin giới thiệu hai chuyên đề mà tôi tâm đắc nhất trong quá
trình giải toán vioedu trên mạng. Đó là chuyên đề về “Phép chia có dư” và
chuyên đề về "Dãy số". Vì chuyên đề này có thể áp dụng cho các chuyên đề

5
khác và vận dụng khá linh hoạt để làm nền tảng giải các bài toán có liên qua đến
chuyên đề này.
 Dạng phép chia có dư .
Ví dụ: Số dư lớn nhất có thể có trong 1 phép chia một số tự nhiên cho 9 là
bao nhiêu?
Trong dạng toán này cần hướng dẫn cho học sinh biết được cách tìm số dư
lớn nhất có thể. Trong phép chia có số chia là a thì số dư lớn nhất có thể có là "a-
1".
Vậy kết quả là: 9 - 1 = 8
Ví dụ: Trong một phép chia có số chia là 6, thương là 5, số dư là 4. Để
phép chia là phép chia hết và thương giảm đi 3 đơn vị thì số bị chia giảm bao
nhiêu đơn vị?
Trong trường hợp này học sinh cần nắm rõ vấn đề: Trong một phép chia
có dư, để phép chia thành phép chia hết và thương giảm n đơn vị thì phải bớt số
bị chia số đơn vị bằng n nhân với số chia rồi cộng với số dư.
Vậy số bị chia giảm số đơn vị là: 3 x 6 + 4 = 22
 Dạng dãy số.
Trong dạng toán này cần hướng dẫn cho học sinh biết được cách tìm trung
bình cộng của dãy số, đếm được các số hạng trong dãy, tính tổng của dãy số, tìm
số hạng thứ n trong dãy số, trong dãy có bao nhiêu số chẵn và trong dãy có bao
nhiêu số lẻ.
Ví dụ: Cho dãy số: 4, 7, 10, 13, 16,...,103,106

- Trung bình cộng của dãy số. Kí hiệu là TB


Qui tắc tính là lấy số đầu của dãy cộng với số cuối cùng của dãy rồi
kết quả chia cho 2.
TB = (4+106): 2= 55
- Dãy số đã cho có bao nhiêu số hạng. Kí hiệu là n
Qui tắc tính là lấy số cuối cùng của dãy trừ đi số đầu tiên của dãy
rồi lấy kết quả chia cho khoảng cách của hai số liên tiếp trong dãy, rồi lấy kết
quả đó cộng với 1.
n = ( 106 – 4) : 3 + 1 = 35 ( số)
- Tính tổng của dãy. Kí hiệu là T
Qui tắc tính tổng là lấy trung bình cộng của dãy nhân với số hạng
trong dãy.
T = TB x n = 105 x 35 = 3675
6
- Tìm số hạng thứ 21 của dãy số. Kí hiệu là A n

Qui tắc tìm số hạng trong dãy:


A n = a 0 + (n-1) x k
Trong đó: a 0 là số hạng đầu tiên của dãy, n là số hạng thứ n trong dãy. k
là khoảng cách của hai số hạng liên tiếp tron dãy.
A 21 = 4 + (21 – 1) x 3 = 64
- Trong dãy đã cho có bao nhiêu số chẵn. Kí hiệu: N
Qui tắc: để tính số chẵn trong dãy ta lấy số chẵn lớn nhất trong dãy
trừ đi số chẵn nhỏ nhất trong dãy, rồi lấy kết quả chia cho khoảng cách của hai
số chẵn liên tiếp trong dãy rồi cộng với 1.
N = (106 – 4) : 6 + 1= 18 ( số)
- Trong dãy đã cho có bao nhiêu số lẻ. Kí hiệu: N
Qui tắc: để tính số lẻ trong dãy ta lấy số lẻ lớn nhất trong dãy trừ đi số lẻ
nhỏ nhất trong dãy, rồi lấy kết quả chia cho khoảng cách của hai số lẻ liên tiếp
trong dãy rồi cộng với 1.
N = (103 – 7) : 6 + 1= 17 ( số)
Phần III
Khả năng, phạm vi áp dụng và lợi ích, hiệu quả
1. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến, giải pháp:
Qua thực tế bản thân tôi đã áp dụng nhiều năm ở trường Tiểu học Thông
Bình 2 cho thấy kết quả rất khả quan . Vì thế tôi thiết nghĩ rằng các bạn đồng
nghiệp có thể tham khảo và vận dụng. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ thỏa mãn
với những gì đã đạt được mà mỗi chúng ta cần phải luôn luôn tìm tòi, học hỏi và
không ngừng sáng tạo.
Trên đây là một số biện pháp bồi dưỡng học sinh ở cấp tiểu học mà trong
quá trình áp dụng thực tiễn cũng như với sự nghiên cứu, tìm tòi, tôi đã đúc kết
và tìm hiểu được, đã mang lại hiệu quả cao trong việc giải toán.
2. Những lợi ích, hiệu quả mang lại khi triển khai áp dụng sáng kiến, giải
pháp:
Sau khi nghiên cứu và áp dụng bồi dưỡng học sinh giải toán qua mạng
Internet ở trường Tiểu học Thông Bình 2, tôi nhận thấy đã đạt được hiệu quả
đáng khích lệ.
Qua áp dụng các phương pháp bồi dưỡng học sinh thi toán trên mạng
trong 4 năm từ năm 2013 đến năm 2017 ở trường Tiểu học Thông Bình 2 nói
chung đã đạt được thành tích như sau:

7
- 60 giải cấp huyện.
- 3 giải cấp tỉnh.
- 3 học sinh được đi thi cấp quốc gia.
Phần IV
Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận:
Với sáng kiến kinh nghiệm: “Ứng dụng công nghệ thông tin giúp học sinh
học toán đạt hiệu quả cao ở Trường Tiểu học Thông Bình 2”. Tôi nhận thấy: Học
sinh ham thích học toán, có sự phát triển tư duy logic và có tính tự học cao.
Trên đây là một số ứng dụng công nghệ thông tin giúp học sinh giải toán
đạt hiêu quả cao ở cấp tiểu học mà trong quá trình áp dụng thực tiễn cũng như
với sự nghiên cứu, tìm tòi, trao đổi và học hỏi đồng nghiệp trong trường, tôi đã
đúc kết và tìm hiểu được.
2. Kiến nghị (nếu có):
Đối với nhà trường cần phổ biến ý nghĩa và lợi ích cho tất cả học sinh, phụ
huynh để hưởng ứng và đưa nội dung này vào tiêu chí thi đua đối với giáo viên.
Đối với phụ huynh học sinh cần quan tâm tạo điều kiện nhiều hơn nữa về
mặt thời gian để các em tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng tại trường ngoài giờ
học chính khóa đồng thời có thể mua sắm máy cho gia đình mình và có thể bắt
mạng để cho con họ có thể tự giải tại nhà trong thời gian nghỉ.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm về “Ứng dụng công nghệ thông tin
giúp học sinh học toán đạt hiệu quả cao ở Trường Tiểu học Thông Bình 2”
của bản thân trong năm học: 2021-2022. Đề nghị Hội Đồng xét duyệt công
nhận.

Tân Hồng, ngày 04 tháng 05 năm 2022


Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Người thực hiện
(Ký tên và đóng dấu) (
Ký, ghi họ và
Nguyễn Thanh Mãnh

You might also like