You are on page 1of 4

SỞ 

GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ I
TRƯỜNG THPT GIO LINH MÔN ĐỊA LÝ 10– NĂM HỌC2021 ­ 
2022
(Đề có 03 trang) Thời gian làm bài : 45Phút
(Đề có 28 câu trắc nghiệm, 02 câu tự  
luận)

Họ tên : ..................................................... 
Số báo danh/Lớp : ...
CA SÁNG

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1:  Phương pháp chấm điểm được dùng để thể hiện các đối tượng địa lý 
A. phân bố theo vùng. B. phân bố phân tán lẻ tẻ.
C. phân bố theo luồng di truyền. D. phân bổ theo những địa điểm cụ thể.
Câu 2:  Trong năm, bán cầu Nam ngả nhiều nhất về phía mặt trời vào ngày
A. 22 – 12. B. 21 – 3.    C. 22 – 6.    D. 23 – 9.   
Câu 3:  Một múi giờ gồm bao nhiêu độ kinh tuyến?
A. 12. B. 15.    C. 24.    D. 180.   
Câu 4: Những địa điểm nào đuợc đón năm mới đầu tiên trên Trái Đất?
A. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 0o.
B. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 180o.
C. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 90oĐ.
D. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 90oT.
Câu 5: Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là
A. hiện tượng Mặt Trời mọc và lặn.
B. chuyển động có thật của Mặt Trời trong năm giữa hai cực.
C. chuyển động không có thật của Mặt Trời trong năm giữa hai chí tuyến.
D. chuyển động không có thật của Mặt Trời trong năm giữa hai cực.
Câu 6:  Khi hai mảng kiến tạo tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Tạo các dãy núi cao, núi lửa, siêu bão. B. Động đất, núi lửa, lũ lụt.
C. Bão lũ, mắc ma phun trào. D. Mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm.
Câu 7: Nội lực là
A. lực phát sinh từ vũ trụ.
B. lực phát sinh từ bên trong trái đất.
C. lực phát sinh từ lớp vỏ trái đất.
D. lực phát sinh từ bên ngoài, trên bề mặt trái đất.
Câu 8: Những vận động của nội lực là
A. nâng lên, hạ xuống, uốn nếp, đứt gãy. B. xâm thực, bóc mòn, vận chuyển.
C. uốn nếp, đứt gãy,  bồi tụ. D. xâm thực, đứt gãy, bồi tụ.
Câu 9: Thung lũng sông Hồng ở nước ta được hình thành do kết quả của hiện tượng
A. đứt gãy. B. biển tiến.
C. uốn nếp. D. di chuyển của các địa mảng.

Mã đề 003/trang 1
Câu 10: Những tác nhân chủ yếu của phong hóa hóa học là
A. sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối
B. vi khuẩn, nấm, rễ cây
C. nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cácbonic, oxi ,axit hữu cơ
D. sự va đập của gió, sóng, nước chảy, tác động của con người,..
Câu 11: Phong hóa sinh học là sự phá hủy đa và các khoang vật dưới tác động của 
A. sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của muối.
B. vi khuẩn, nấm, rễ cây.
C. nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacbonic.
D. hoạt động sản xuất của con người.
Câu 12: Địa hình các–xtơ (hang động,..) rất phát triển ở vùng
A. đá vôi. B. đá granit.
C. đá badan. D. đá tổ ong.
Câu 13: Khối khí có đặc điểm rất nóng là
A. khối khí cực. B. khối khí ôn đới
C. khối khí chí tuyến. D. khối khí xích đạo.
Câu 14: Khối khí có kí hiệu Tc với tính chất là
A. rất nóng và khô. B. rất nóng và ẩm.
C. rất lạnh và khô D. nóng và ẩm.
Câu 15: Nguồn nhiệt chủ yếu cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu là do
A. khí quyển hấp thụ trực tiếp từ bức xạ mặt trời.
B. bức xạ nhiệt của bề mặt Trái Đất được mặt trời đốt nóng.
C. do các phản ứng hóa học từ trong lòng đất.
D. do các hoạt động sản xuất của con người.
Câu 16: Do sự hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt của đất nhanh hơn nước nên
A. đại dương có biên độ nhiệt nhỏ hơn lục địa.
B. đại dương có biên độ nhiệt lớn hơn lục địa.
C. ở biển lúc nào cũng nóng vào ban ngày và mát về đêm.
D. ở lục địa có nền nhiệt thấp hơn trên các biển, đại dương.
Câu 17: Khối khí có đặc điểm rất nóng là
A. khối khí cực. B. khối khí ôn đới
C. khối khí chí tuyến. D. khối khí xích đạo.
Câu 18: Bề mặt Trái Đất nhận được bức xạ Mặt Trời với tỉ lệ là 
A. 4%. B. 19%. C. 30%. D. 47%.
Câu 19: Nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất có xu hướng giảm dần từ vùng vĩ độ thấp về 
các vùng vĩ độ cao chủ yếu do
A. càng về vùng vĩ độ cao thời gian được Mặt Trời chiếu sáng trong năm càng ít.
B. càng về vùng vĩ độ cao thì góc nhập xạ trong năm càng nhỏ.
C. tầng đối lưu ở vùng vĩ độ cao mỏng hơn ở vùng vĩ độ thấp.
D. càng lên vĩ độ cao lượng nước trên mặt đất càng nhiều.
Câu 20: Nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ đông và bờ Tây các lục địa do
A. hai bờ Đông và Tây của các lục địa có độ cao khác nhau.
B. chế độ gió thổi ở hai bờ Đông và Tây các lục địa khác nhau.
C. góc chiếu của tia bức xạ mặt trời khác nhau.
D. ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh ở hai bờ khác nhau.
Câu 21: Nhận định nào dưới đây là sai?
Mã đề 003/trang 2
A. Khí áp tăng khi độ ẩm không khí giảm. B. Khí áp tăng khi độ ẩm không khí tăng.
C. Khí áp tăng khi nhiệt độ giảm. D. Khí áp giảm khi độ cao tăng.
Câu 22: Những vùng có gió tây ôn đới hoạt động thường
A. có độ ẩm không khí cao. B. có độ ẩm không khí thấp
C. khô và nóng. D. có hiện tượng mưa theo mùa.
Câu 23: Gió phơn là loại gió
A. gây ra hiện tượng mưa lớn cho sườn đón gió.
B. gây ra hiện tượng khô nóng cho sườn khuất gió.
C. thổi ở những vùng ven biển.
D. gây ra hiện tượng mưa phùn vào mùa đông.
Câu 24: Gió Mậu Dịch có đặc điểm là
A. thổi vào mùa hạ, nóng ẩm, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa
B. thổi vào mùa đông, lạnh khô, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa
C. thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định.
D. thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió thay đổi theo mùa.
Câu 25: Gió biển và gió đất là loại gió
A. hình thành ở vùng ven biển, thường xuyên thổi từ biển vào đất liền.
B. hình thành ở vùng ven biển, thường xuyên thổi từ đất liền ra biển.
C. hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi theo ngày và đêm.
D. hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi theo mùa trong năm.
Câu 26: Gió Mậu dịch có tính chất nào dưới đây?
A. Nóng ẩm và nhiều mưa. B. Nóng, lạnh và ít mưa.
C. Khô nóng và ít mưa. D. Khô nóng và mưa nhiều.
Câu 27: Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió đất, gió biển là
A. sự chênh lệch độ cao địa hình của đất liền và biển.
B. sự chênh lệch khí áp giữa biển và đất liền theo mùa.
C. sự chênh lệch khí áp giữa biển và đất liền theo ngày, đêm.
D. sự chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa.
Câu 28: Gió mùa là gió thổi theo mùa với đặc tính chung là
A. mùa hạ nóng và khô, mùa đông gió lạnh và ẩm.
B. mùa hạ nóng và ẩm, mùa đông gió lạnh và khô.
C. mùa hạ gió mát mẻ, mùa đông gió ấm áp.
D. mùa hạ gió nóng bức, mùa đông gió lạnh lẽo và mưa nhiều.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1.(2,0 điểm) Cho hình về hoạt động của gió phơn

Mã đề 003/trang 3
Dựa vào hình trên, em hãy tính nhiệt độ tại A, B, C, D, E, F.
Câu 2.(1,0 điểm)
Câu 2. (1,0 điểm)Bằng kiến thức đã học, em hãy cho biết ở Việt Nam có Frông không? 
Nếu có thì xuất hiện vào thời gian nào?
………….HẾT…………..

Mã đề 003/trang 4

You might also like