You are on page 1of 13

SỞ GD VÀ ĐT BÌNH THUẬN

TRƯỜNG: THCS – THPT LÊ LỢI.


------//-----
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2022 - 2023
KHỐI 6 – MÔN ĐỊA LÝ
BÀI 9: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC MẢNG KIẾN TẠO. ĐỘNG ĐẤT VÀ NÚI LỬA.
Nhận Biết:
Câu 1: Trái đất được cấu tạo gồm 3 lớp là
A. vỏ Trái Đất, man – ti và nhân Trái đất. B. Nhân trong, man – ti trên và vỏ Trái đất.
C. vỏ Trái Đất, man – ti trong, nhân Trái Đất. D. vỏ Trái đất, man – ti và nhân trong.
Câu 2: Độ dày của vỏ Trái đất là
A. từ 5 km đến 70 km. B. từ 70 km đến 3000 km.
C. gần 3000 km. D. trên 3000 km.
Câu 3: Độ dày của lớp Man – ti là
A. từ 5 km đến 70 km. B. từ 70 km đến 3000 km.
C. gần 3000 km. D. trên 3000 km.
Câu 4: Độ dày của lớp Nhân Trái Đất là
A. từ 5 km đến 70 km. B. từ 70 km đến 3000 km.
C. gần 3000 km. D. trên 3000 km.
Câu 5: Trạng thái vật chất của lớp vỏ Trái đất là
A. quánh dẻo. B. quánh dẻo đến rắn. C. lỏng đến rắn. D. rắn chắc.
Câu 6: Trạng thái vật chất của lớp nhân Trái đất là
A. quánh dẻo. B. quánh dẻo đến rắn. C. lỏng đến rắn. D. rắn chắc.
Câu 7: Trạng thái vật chất của lớp man - ti Trái đất là
A. quánh dẻo. B. quánh dẻo đến rắn. C. lỏng đến rắn. D. rắn chắc.
Câu 8: Lớp vỏ Trái Đất bao gồm 2 lớp là
A. vỏ đại dương và vỏ lục địa. B. vỏ lục địa và man – ti trên.
C. vỏ đại dương và man – ti dưới. D. vỏ trái đất và man – ti.
Câu 9: Thạch quyển là lớp ngoài cùng của Trái Đất bao
A. vỏ Trái Đất và phần trên của man – ti. B. vỏ Trái Đất và phần dưới của man – ti.
C. man – ti trên và nhân ngoài của Trái Đất. D. man – ti trên và nhân ngoài cuả trái Đất.
Câu 10: Núi lửa thường được phân bố chủ yếu ở
A. dưới đáy đại dương. B. trên các ngọn núi cao.
C. trên các cao nguyên rộng. D. các vùng đồng bằng lớn.
Thông hiểu:
Câu 11: Các lớp của Trái Đất có sự khác nhau về
A. độ dày, trạng thái vật chất và nhiệt độ. B. thời gian hình thành và trạng thái vật chất.
C. trạng thái vật chất và vật chất cấu tạo. D. nhiệt độ, vật chất cấu tạo, thời gian.
Câu 12: Ở lớp vỏ Trái Đất, càng xuống sâu nhiệt độ
A. càng tăng. B. càng giảm. C. bão hòa. D. không thay đổi.
Câu 13: Lớp vỏ lục địa đa phần được cấu tạo bởi loại đá nào sau đây?
A. đá granit. B. đá trầm tích. C. đá bazan. D. đá biến chất.
Câu 14: Lớp vỏ đại dương đa phần được cấu tạo bởi loại đá nào sau đây?
A. đá granit. B. đá trầm tích. C. đá bazan. D. đá biến chất.
Câu 15: Lớp vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp man – ti gọi là
A. thạch quyển. B. khí quyển. C. sinh quyển. D. thủy quyển.
Câu 16: Các mảng kiến tạo đang di chuyển theo hướng là
A. xô vào nhau hoặc tách xa nhau. B. trượt song song với nhau.
C. trôi theo hai hướng khác nhau. D. nâng lên, hạ xuống rất chậm.
Câu 17: Hiện tượng lớp vỏ Trái Đất bị rung chuyển với nhiều cường độ khác nhau trong thời gian ngắn
gọi là
A. núi lửa. B. động đất. C. phun trào dung nham. D. sóng thần.
Câu 18: Cường độ động đất mạnh hay yếu phụ thuộc vào
A. rung chấn địa chất. B. thang đo độ rich – te.
C. sự dịch chuyển các mảng kiến tạo. D. hoạt động các dòng đối lưu ở tầng man – ti.
Câu 19: Hiện tượng phun trào măc – ma lên trên bề mặt trái đất gọi là
A. núi lửa. B. động đất. C. sóng biển. D. sóng thần.
Vận dụng thấp.
Câu 20: Các hoạt động địa chất như động đất, núi lửa phân bố chủ yếu ở
A. nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo. B. nơi tiếp xúc lục địa và đại dương.
C. ranh giới các biển và đại dương. D. địa hình núi cao và vực thẳm đại dương.
Câu 21: Các mảng kiến tạo di chuyển được chủ yếu là do
A. hoạt động của động đất và núi lửa.
B. hoạt động của các luồng không khí.
C. hoạt động của các dòng đối lưu vật chất ở tầng man – ti trên.
D. hoạt động của lực li tâm và từ trường của Trái Đất.
Câu 22: Phần lớn số lượng núi lửa đã và đang hoạt động tập trung chủ yếu ở
A. vành đai lửa Thái Bình Dương. B. vành đai lửa Đại Tây Dương.
C. vành đai lửa Ấn độ Dương. D. vành đai lửa Bắc Băng Dương.
Vận dụng cao:
Câu 23: Dựa vào hình ảnh cho biết, đây là kiểu tiếp xúc nào?

A. Tách giãn. B. Xô húc. C. đẩy ra xa D. trượt ngang.


Câu 24: Dựa vào hình ảnh cho biết, đây là kiểu tiếp xúc nào?

A. Tách giãn. B. Xô húc C. Hút chìm. D. Dồn ép.


Câu 25: Lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương khác nhau ở
A. độ dày và vật chất cấu tạo.
B. độ dày và trạng thái vật chất.
C. trạng thái và vật chất cấu tạo.
D. độ dày và nhiệt độ.
Câu 26: Nơi tiếp giáp giữa các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn của trái đất thường xảy ra các thiên tai
nào sau đây?
A. động đất, núi lửa. B. động đất, sóng biển.
C. núi lửa, thủy triều. D. động đất, bão, áp thấp nhiệt đới.
BÀI 10: QUÁ TRÌNH NỘI SINH VÀ NGOẠI SINH. CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH. KHOÁNG
SẢN.
Nhận biết:
Câu 1: Nội sinh là
A. quá trình xảy ra do tác nhân từ bên trong vỏ Trái Đất.
B. quá trình xảy ra do tác nhân từ bên ngoài vỏ Trái Đất.
C. quá trình xảy ra từ bên ngoài ở bề mặt Trái Đất.
D. quá trình xảy ra cả bên ngoài và bên trong Trái Đất.
Câu 2: Ngoại sinh là
A. quá trình xảy ra do tác nhân từ bên trong vỏ Trái Đất.
B. quá trình xảy ra do tác nhân từ bên ngoài vỏ Trái Đất.
C. quá trình xảy ra từ bên trong, ở nhân trong của Trái Đất.
D. quá trình xảy ra cả bên ngoài và bên trong Trái Đất.
Câu 3: Dựa vào độ cao, núi được chia thành
A. núi thấp, núi cao.
B. núi già, núi trẻ.
C. núi nhọn, núi tù.
D. núi cao, thung lũng.
Câu 4: Dựa vào thời gian hình thành, núi được chia thành
A. núi thấp, núi cao.
B. núi già, núi trẻ.
C. núi nhọn, núi tù.
D. núi cao, thung lũng.
Câu 5: Địa hình núi có độ cao tương ứng là
A. trên 500 m so với mực nước biển.
B. trên 500 m so với vùng xung quanh.
C. không quá 200 m so với xung quanh.
D. dưới 200 m so với mực nước biển.
Câu 6: Địa hình đồi có độ cao tương ứng là
A. trên 500 m so với mực nước biển.
B. trên 500 m so với vùng xung quanh.
C. không quá 200 m so với xung quanh.
D. dưới 200 m so với mực nước biển.
Câu 7: Địa hình đồng bằng có độ cao tương ứng là
A. trên 500 m so với mực nước biển.
B. trên 500 m so với vùng xung quanh.
C. không quá 200 m so với xung quanh.
D. dưới 200 m so với mực nước biển.
Câu 8: Khoáng sản là
A. tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích.
B. tích tụ tự nhiên các xác động, thực vật có ích.
C. tích tụ tự nhiên các vật liệu trầm tích có ích.
D. tích tụ tự nhiên các vật chất trên bề mặt Trái Đất.
Câu 9: Nơi tập trung số lượng lớn khoáng sản có khả năng khai thác được gọi là
A. điểm khoáng sản.
B. mỏ khoáng sản.
C. vùng khoáng sản.
D. loại khoáng sản.
Thông hiểu:
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra quá trình nội sinh là do
A. động đất, núi lửa, sóng thần.
B. hoạt động của các mảng kiến tạo.
C. năng lượng bức xạ Mặt Trời.
D. sự di chuyển của gió, nước chảy.
Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra quá trình ngoại sinh là do
A. động đất, núi lửa, sóng thần.
B. hoạt động của các mảng kiến tạo.
C. năng lượng bức xạ Mặt Trời.
D. sự di chuyển của gió, nước chảy.
Câu 12: Ngoại sinh tác động đến địa hình bề mặt Trái đất thông qua các quá trình chính là
A. phá hủy đá gốc, vận chuyển, bồi tụ.
B. nâng cao địa hình, vận chuyển, bồi tụ.
C. vận chuyển, bồi tụ, tạo núi và đồng bằng.
D. vận chuyển, phong hóa và phá hủy đá gốc.
Câu 13: Hiện tượng nào sau đây không phải là tác nhân gây ra ngoại lực?
A. nắng.
B. mưa.
C. dòng chảy.
D. núi lửa.
Câu 14. Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản không được chia thành
A. năng lượng.
B. kim loại.
C. phi kim loại.
D. luyện kim đen.
Câu 15. Các khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt, than đá thuộc nhóm khoáng sản nào sau đây?
A. Phi kim loại.
B. Năng lượng.
C. Kim loại màu.
D. Kim loại đen.
Vận dụng thấp:
Câu 16. Nội sinh đóng vai trò làm cho địa hình bề mặt Trái Đất biến đổi theo xu hướng nào sau đây?
A. tăng tính gồ ghề.
B. san bằng tính gồ ghề.
C. bồi lấp các chỗ lõm.
D. hình thành các hồ lớn.
Câu 17. Nấm đá là dạng địa hình được hình thành do tác động của
A. băng hà.
B. gió.
C. nước chảy.
D. sóng biển.
Câu 18. Ngoại sinh đóng vai trò làm cho địa hình bề mặt Trái Đất biến đổi theo xu hướng nào sau đây?
A. tăng tính gồ ghề.
B. san bằng tính gồ ghề.
C. hình thành núi lửa.
D. hình thành các dãy núi cao.
Vận dụng cao:
Câu 19: Nhận định nào sau đây đúng về quá trình nội sinh và ngoại sinh?
A. Diễn ra đồng thời và đối lập nhau.
B. Diễn ra đồng thời, làm tăng tính gồ ghề.
C. Diễn ra đồng thời, làm hạ thấp địa hình.
D. Diễn ra cùng hướng và cùng thời điểm.
BÀI 12: LỚP VỎ KHÍ. KHỐI KHÍ. KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT
Nhận biết:
Câu 1: Khí quyển được chia thành 3 tầng chính là
A. đối lưu, bình lưu, ô zôn.
B. đối lưu, ô zôn, các tầng cao.
C. bình lưu, ô zôn, các tầng cao.
D. bình lưu, đối lưu, các tầng cao.
Câu 2: Trong các thành phần không khí, loại khí nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất?
A. Nitơ
B. Oxy.
C. Hơi nước.
D. Cacbonic.
Câu 3: Các hiện tượng tự nhiên như sương mù, mây, mưa do thành phần không khí nào tạo ra là chủ yếu?
A. Nitơ
B. Oxy.
C. Hơi nước.
D. Cacbonic.
Câu 4: Chất khí nào sau đây chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con
người?
A. Nitơ
B. Oxy.
C. Hơi nước.
D. Cacbonic.
Câu 5: Tầng nào sau đây của khí quyển nằm sát mặt đất?
A. Tầng bình lưu.
B. Tầng cao khí quyển.
C. Tầng đối lưu.
D. Tầng ion nhiệt.
Câu 6: Các hiện tượng khí tượng tự nhiên như: mây, mưa, sấm, chớp...hầu hết xảy ra ở tầng nào sau
đây?
A. Tầng đối lưu.
B. Tầng nhiệt.
C. Trên tầng bình lưu.
D. Tầng bình lưu.
Câu 7. Khí áp là sức nén của
A. không khí xuống mặt Trái Đất. B. luồng gió xuống mặt Trái Đất.
C. không khí xuống mặt nước biển. D. luồng gió xuống mặt nước biển.
Câu 8: Không khí luôn chuyển động từ nơi áp cao về nơi áp thấp sinh ra hiện tượng tự nhiên nào sau đây?
A. gió.
B. mưa.
C. bão.
D. áp thấp.
Thông hiểu:
Câu 9: Không khí ở tầng đối lưu chuyển động theo chiều nào sau đây?
A. thẳng đứng.
B. nằm ngang.
C. xoắn ốc.
D. vòng tròn.
Câu 10: Không khí ở tầng bình lưu chuyển động theo chiều nào sau đây?
A. thẳng đứng.
B. nằm ngang.
C. xoắn ốc.
D. vòng tròn.
Câu 11: Tầng nào sau đây của khí quyển có không khí cực loãng, ít có quan hệ trực tiếp với đời sống con
người?
A. tầng đối lưu.
B. tầng bình lưu.
C. tầng ion.
D. các tầng cao khí quyển.
Câu 12: Trong tầng đối lưu của khí quyển, càng lên cao nhiệt độ
A. càng giảm.
B. càng tăng.
C. ổn định.
D. biến động.
Câu 13: Trong tầng bình lưu của khí quyển, càng lên cao nhiệt độ
A. càng giảm.
B. càng tăng.
C. ổn định.
D. biến động.
Vận dụng thấp:
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây đúng với khối khí nóng?
A. hình thành ở vĩ độ thấp, nhiệt độ tương đối cao.
B. hình thành ở vĩ độ cao, nhiệt độ tương đối thấp.
C. hình thành trên các vùng đất liền, tính chất khô.
D. hình thành trên các biển và đại dương, tính chất ẩm.
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây đúng với khối khí lạnh?
A. hình thành ở vĩ độ thấp, nhiệt độ tương đối cao.
B. hình thành ở vĩ độ cao, nhiệt độ tương đối thấp.
C. hình thành trên các vùng đất liền, tính chất khô.
D. hình thành trên các biển và đại dương, tính chất ẩm.
Câu 16: Đặc điểm nào sau đây đúng với khối khí lục địa?
A. hình thành ở vĩ độ thấp, nhiệt độ tương đối cao.
B. hình thành ở vĩ độ cao, nhiệt độ tương đối thấp.
C. hình thành trên các vùng đất liền, tính chất khô.
D. hình thành trên các biển và đại dương, tính chất ẩm.
Câu 17: Đặc điểm nào sau đây đúng với khối khí đại dương?
A. hình thành ở vĩ độ thấp, nhiệt độ tương đối cao.
B. hình thành ở vĩ độ cao, nhiệt độ tương đối thấp.
C. hình thành trên các vùng đất liền, tính chất khô.
D. hình thành trên các biển và đại dương, tính chất ẩm.
Vận dụng cao:
Câu 18: Các khối khí trên Trái Đất có sự khác nhau về
A. nhiệt độ, chế độ nhiệt.
B. nhiệt độ, chế độ gió.
C. nhiệt độ, độ ẩm.
D. nhiệt độ và thời tiết.
Câu 19: Nhận định nào sau đây đúng với sự phân bố các đai khí áp trên thế giới?
A. bán cầu bắc là áp cao, bán cầu nam là áp thấp.
B. bán cầu bắc là áp thấp, bán cầu nam là áp cao.
C. các đai khí áp phân bố xen kẽ nhau từ xích đạo đến 2 cực.
D. các đai khí áp phân bố đối xứng nhau qua đai áp cao xích đạo.
Câu 20: Loại gió nào sau đây không phải là gió thổi thường xuyên trên Trái Đất?
A. Tây ôn đới.
B. Mậu dịch.
C. Đông cực.
D. Gió mùa.
BÀI 13: THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU. CAC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT
Nhận biết:
Câu 1: Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt chủ yếu cho bề mặt Trái Đất là
A. năng lượng bức xạ điện từ.
B. năng lượng giải phóng chất phóng xạ.
C. năng lượng bức xạ mặt trời.
D. năng lượng các lò phản ứng hạt nhân.
Câu 2: Nhiệt độ không khí trung bình trong ngày được tính bằng
A. trung bình cộng của các lần đo trong ngày.
B. lần đo nhiệt độ không khí vào lúc 12h trưa.
C. tổng các lần đo nhiệt độ trong ngày.
D. hiệu các lần đo nhiệt độ trong ngày.
Câu 3: Để đo nhiệt độ không khí người ta thường dùng dụng cụ đo nào sau đây?
A. nhiệt kế.
B. ẩm kế.
C. khí áp kế.
D. áp kế điện tử.
Câu 4: Các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, nắng, gió, .... xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa
phương gọi là
A. thiên tai.
B. thời tiết.
C. không khí.
D. khí áp.
Câu 5: Kiểu khí hậu đặc trưng ở Việt Nam là
A. cận nhiệt đới gió mùa.
B. cận xích đạo gió mùa.
C. ôn đới gió mùa.
D. nhiệt đới gió mùa.
Câu 6: Mùa mưa ở Việt Nam thường diễn ra vào thời gian nào trong năm?
A. tháng 1 đến tháng 5.
B. tháng 5 đến tháng 10.
C. tháng 7 đến tháng 11.
D. tháng 8 đến tháng 12.
Câu 7: Mùa khô ở Việt Nam thường diễn ra vào thời gian nào trong năm?
A. tháng 1 đến tháng 5.
B. tháng 5 đến tháng 10.
C. tháng 9 đến tháng 2 năm sau.
D. tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Thông hiểu:
Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra mây là
A. không khí bão hòa nhưng không được cấp thêm hơi nước.
B. hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh, ngưng tụ thành hạt nước li ti.
C. hơi nước bốc lên cao, gặp nóng, tan chảy tạo thành đám mây.
D. không khí chứa nhiều hơi nước, bốc hơi tạo thành đám mây.
Câu 9: Đới khí hậu nóng phân bố chủ yếu ở
A. giữa hai đường chí tuyến bắc và nam.
B. giữa đường chí tuyến đến vòng cực.
C. kéo dài từ vòng cực đến cực.
D. kéo dài từ xích đạo đến chí tuyến nam.
Câu 10: Đới khí hậu ôn hòa phân bố chủ yếu ở
A. giữa hai đường chí tuyến bắc và nam.
B. giữa đường chí tuyến đến vòng cực.
C. kéo dài từ vòng cực đến cực.
D. kéo dài từ xích đạo đến chí tuyến nam.
Câu 11: Đới khí hậu lạnh phân bố chủ yếu ở
A. giữa hai đường chí tuyến bắc và nam.
B. giữa đường chí tuyến đến vòng cực.
C. kéo dài từ vòng cực đến cực.
D. kéo dài từ xích đạo đến chí tuyến nam.
Câu 12: Ở đới khí hậu nóng, loại gió nào sau đây thổi thường xuyên
A. gió Tín phong.
B. gió Mùa.
C. gió Tây ôn đới.
D. gió Đông cực.
Câu 13: Ở đới khí hậu ôn hòa, loại gió nào sau đây thổi thường xuyên
A. gió Tín phong.
B. gió Mùa.
C. gió Tây ôn đới.
D. gió Đông cực.
Câu 14: Ở đới khí hậu lạnh, loại gió nào sau đây thổi thường xuyên
A. gió Tín phong.
B. gió Mùa.
C. gió Tây ôn đới.
D. gió Đông cực.
Câu 15: Khu vực nào sau đây trong năm hấp thụ được lượng nhiệt mặt trời lớn nhất.
A. giữa hai đường chí tuyến bắc và nam.
B. giữa đường chí tuyến đến vòng cực.
C. kéo dài từ vòng cực đến cực.
D. kéo dài từ xích đạo đến chí tuyến nam.
Câu 16: Khu vực nào sau đây trong năm hấp thụ được lượng nhiệt mặt trời nhỏ nhất.
A. giữa hai đường chí tuyến bắc và nam.
B. giữa đường chí tuyến đến vòng cực.
C. kéo dài từ vòng cực đến cực.
D. kéo dài từ xích đạo đến chí tuyến nam.
Vận dụng thấp:
Câu 17: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm khí hậu ở đới nóng?
A. Khu vực hấp thụ lượng nhiệt lớn nhất.
B. Gió Mậu dịch thổi thường xuyên.
C. Lượng mưa trung bình từ 1000mm đến 2000 mmm.
D. Thời gian chiếu sáng trong năm ít, nên lạnh.
Câu 18: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm khí hậu ở đới ôn hòa?
A. Khu vực hấp thụ lượng nhiệt lớn nhất.
B. Gió Tây ôn đới thổi thường xuyên.
C. Lượng mưa trung bình từ 500 mm đến 1500 mmm.
D. Các mùa trong năm phân hóa rõ rệt.
Câu 19: Ý nào sau đây đúng với đặc điểm khí hậu ở đới lạnh?
A. Khu vực hấp thụ lượng nhiệt lớn nhất.
B. Gió Mậu dịch thổi thường xuyên.
C. Lượng mưa trung bình thấp từ 1000mm.
D. Chênh lệch giữa ngày và đêm lớn.
Vận dụng cao:
Câu 20: Cho bảng số liệu:

Nhận định nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng thấp.
B. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất tại Ma – ni – la.
C. Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất tại Liên Bang Nga.
D. Càng về hai cực, nhiệt độ trung bình năm càng tăng.
Câu 21: Cho bảng số liệu:

Địa điểm nào sau đây có nhiệt độ trung bình năm cao nhất?
A. Xin – ga – po.
B. Phi – lip – pin.
C. Liên Bang Nga.
D. Na – Uy.

You might also like