You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I

MÔN: ĐỊA LÝ

Phần 1. Trắc nghiệm:


Câu 1. “Ở các khu vực núi cao, vào mùa mưa lũ khi lượng mưa lớn tập trung trong một thời gian
ngắn kết hợp với việc mất lớp phủ thực vật đã dẫn đến hiện tượng sạt lở đất diễn ra nghiêm trọng,
gây nhiều thiệt hại về người và của”.
Nhận định trên đã thể hiện mối quan hệ của các quyển nào trong lớp vỏ địa lý?
A. Khí quyển, sinh quyển và thổ nhưỡng quyển.
B. Khí quyển, thạch quyển và sinh quyển.
C. Khí quyển, thủy quyển và thổ nhưỡng quyển.
D. Khí quyển, thạch quyển và thổ nhưỡng quyển.
Câu 2. Trong tự nhiện, một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại
là biểu hiện của quy luật
A. địa đới. B. địa ô.
C. thống nhất và hoàn chỉnh. D. đai cao.
Câu 3. Ý nghĩa của hồ đầm đối với sông là
A. điều hoà chế độ nước sông. C. giảm lưu lượng nước sông.
B. nhiều thung lũng. D. địa hình dốc.
Câu 4. Mực nước lũ của các sông ngòi ở miền Trung nước ta thường lên rất nhanh do nguyên
nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Sông nhỏ, dốc, nhiều thác ghềnh.
B. Sông lớn, lòng sông rộng, nhiều phụ lưu.
C. Sông dốc, lượng mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn.
D. Sông lớn, lượng mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày.
Câu 5. Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần hữu cơ cho đất?
A. Khí hậu. B. Sinh vật.
C. Địa hình. D. Đá mẹ.
Câu 6. Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu, chủ yếu là do
A. trên núi cao áp suất không khí nhỏ.
B. nhiệt độ thấp nên phong hoá chậm.
C. lượng mùn ít, nghèo nàn.
D. độ ẩm quá cao, mưa nhiều.
Câu 7. Tác động nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của con người đến sự hình thành
đất?
A. Thau chua, rửa mặn. B. Bón phân hóa học.
C. Đốt rừng làm rẫy. D. Sử dụng thuốc trừ sâu.
Câu 8. Lớp vỏ địa lí có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của bao nhiêu lớp vỏ bộ phận?
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5.
Câu 9. Lớp vỏ địa lí còn được gọi tên là
A. lớp phủ thực vật. B. lớp vỏ cảnh quan.
C. lớp thỗ nhưỡng. D. lớp vỏ lục địa.
Câu 10. Chiều dày của lớp vỏ địa lí ở đại dương được tính từ giới hạn dưới của
A. lớp không khí trên Trái đất.
B. tầng đối lưu đến lớp thạch quyển.
C. lớp ôdôn đến đáy vực thẳm đại dương.
D. tầng bình lưu đến đáy tầng trầm tích dưới đại dương.
Câu 11. Việc phá rừng đầu nguồn sẽ không dẫn đến những hậu quả nào?
A. Lũ quét được tăng cường. B. Mực nước ngầm hạ thấp.
C. Đất không bị xói mòn. D. Mất cân bằng sinh thái.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng với mối quan hệ giữa động vật và thực vật?
A. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn.
B. Ở nơi nào động vật phong phú thì thực vật không được phát triển.
C. Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt cùng sống trong một môi trường.
D. Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây không thể hiện ảnh hưởng của khí hậu tới sự phát triển và phân bố
của sinh vật?
A. Những cây ưa sáng thường sống ở nơi đầy đủ ánh sáng.
B. Cây lá rộng sinh sống trên đất đỏ vàng ở rừng xích đạo.
C. Những nơi khô hạn như hoang mạc có ít loài sinh vật ở.
D. Loài cây ưa nhiệt thường phân bố ở nhiệt đới, xích đạo.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây đúng nhất với sinh quyển?
A. Thực vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
B. Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
C. Động vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
D. Vi sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiểu dày của sinh quyển.
Câu 15. Đặc trưng của đất (thổ nhưỡng) là
A. tơi xốp. B. độ phì.
C. độ ẩm. D. vụn bở.
Câu 16. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua
A. các vận động kiến tạo. B. quá trình bóc mòn.
C. quá trình vận chuyển. D. quá trình phong hóa.
Câu 17. Phong hoá hoá học là
A. sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hoá học.
B. quá trình phá huỷ đá, chủ yếu làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hoá học.
C. việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khoáng vật và hoá học.
D. sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hoá học.
Câu 18. Một trận bóng đá diễn ra lúc 19h00 ngày 6/1/2022 tại Tây Ban Nha (múi giờ +1); tại
Việt Nam trận bóng đá đó sẽ được truyền hình trực tiếp vào lúc mấy giờ, ngày, tháng năm nào?
(Biết Việt Nam ở múi giờ số 7)
A. 1h ngày 7/1/2022. B. 1h ngày 6/1/2022.
C. 19h ngày 6/1/2022. D. 19h ngày 7/1/2022.
Câu 19. Tại vĩ độ nào sau đây có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh diễn ra vào 2 ngày là 21/3
và 23/9?
A. 23027’ N. B. 66033’ B. C. 00. D. 23027’ B.
Câu 20. Ở bán cầu Nam, mùa nào sau đây có đêm dài hơn ngày?
A. Mùa xuân và mùa thu. B. Mùa hạ và mùa xuân.
C. Mùa thu và mùa đông. D. Mùa đông và mùa hạ.
Câu 21. Những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất thường nằm ở
A. trung tâm các lục địa. B. phần rìa lục địa.
C. địa hình núi cao. D. ranh giới các mảng kiến tạo.
Câu 22: Trên bản đồ khí hậu, các đối tượng địa lí như gió, dòng biển, … thường được biểu hiện
bằng phương pháp nào sau đây?
A. Đường chuyển động. B. Chấm điểm.
C. Bản đồ - biểu đồ. D. Kí hiệu.
Câu 23. Cho bảng số liệu sau:
Sự thay đối của biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ địa lí trên Trái Đất (°C)
Vĩ độ 0° 20° 30° 40° 50° 60° 70° 80°
Bán cầu Bắc 1,8 7,4 13,3 17,7 23,8 29,0 32,2 31,0
Bán cầu Nam 1,8 5,9 7,0 4,9 4,3 11,8 19,5 28,7
Nhận xét nào sau đây đúng về thay đổi biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ địa lí?
A. Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng tăng.
B. Càng về ở xích đạo, biên độ nhiệt độ năm càng tăng.
C. Biên độ nhiệt năm ở các vĩ độ bán cầu Bắc nhỏ hơn bán cầu Nam.
D. Biên độ nhiệt năm ở vĩ độ thấp lớn hơn ở vĩ độ cao.
Câu 24. Cho hình ảnh sau:

Độ cao ảnh hưởng đến nhiệt độ hưởng đến nhiệt độ

Theo hình ảnh cho thấy phát biểu nào sau đây đúng về sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao?
A. Càng lên cao nhiệt độ càng tăng.
B. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
C. Lên cao 1000 m, tăng thêm 0,6°C.
D. Lên cao 100 m, giảm xuống 0,l°C.
Câu 25. Ở chân núi bên sườn đón gió, nhiệt độ không khí là 32 0C; đến độ cao 2500m thì nhiệt độ ở
đỉnh núi lúc đó là
A. 100C. B. 170C. C. 190C. D. 200C.
Câu 26. Hồ thủy điện Hòa Bình trên sông Đà nước ta thuộc loại hồ nào sau đây?
A. Hồ băng hà. B. Hồ tự nhiên.
C. Hồ nhân tạo. D. Hồ miệng núi lửa.
Câu 27. Mực nước ngầm trên lục địa ít phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Nguồn cung cấp nước nhiều hay ít.
B. Nước từ biển, đại dương thấm vào.
C. Lớp phủ thực vật và con người.
D. Địa hình và cấu tạo của đất, đá.
Câu 28. Càng xuống sâu, nhiệt độ nước biển càng
A. thấp. B. cao. C. tăng. D. không thay đổi.
Câu 29. Vào ngày trăng tròn thủy triều sẽ có đặc điểm nào sau đây?
A. Dao động lớn nhất. B. Dao động nhỏ nhất.
C. Dao động trung bình. D. Dao động nhẹ.
Câu 30. Các dòng biển nóng và dòng biển lạnh ở bờ đông và bờ tây đại dương có đặc điểm
A. Thẳng hàng nhau. B. Đối xứng nhau.
C. Xen kẻ nhau. D. Song song nhau.
Câu 31. Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ
A. cao áp cận nhiệt đới về hạ áp xích đạo. B. hạ áp ôn đới về cao áp cận cực.
C. cao áp cận nhiệt đới về hạ áp ôn đới. D. cao áp cận cực về hạ áp ôn đới.
Câu 32. Ý nào sau đây không đúng khi nói về tác động của các nhân tố đến lượng mưa?
A. Nơi nào có dải hội tụ nhiệt đới đi qua thì mưa nhiều.
B. Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió ít mưa.
C. Áp thấp mưa nhiều, áp cao mưa ít hoặc không mưa.
D. Dòng biển lạnh mưa nhiều, dòng biển nóng ít mưa.
Câu 33. Các vành đai khí áp nào sau đây là áp thấp?
A. Xích đạo, chí tuyến. B. Chí tuyến, ôn đới.
C. Ôn đới, xích đạo. D. Cực, chí tuyến.
Câu 34. Miền có gió mùa thì có mưa nhiều là do
A. gió luôn thổi từ đại dương đem mưa vào lục địa.
B. gió luôn thổi từ lục địa ra đại dương.
C. gió hay thổi theo mùa và gây mưa lớn liên tục.
D. trong năm có nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa.
Câu 35. Phát biểu nào sau đây không đúng với gió biển, gió đất?
A. Được hình thành ở vùng ven biển.
B. Hướng thay đổi theo ngày và đêm.
C. Có sự khác nhau rõ rệt về độ ẩm.
D. Có sự giống nhau về nguồn gốc.

Phần 2. Tự luận
Câu 1. Cho bảng số liệu:
Lượng mưa trung bình năm ở các vĩ độ khác nhau ở bán cầu Nam
Vĩ độ 0 – 100 10 - 200 20 - 300 30 - 400 40 - 500 50 - 600 60 - 900
Lượng mưa 1 872 1 110 607 564 868 976 100
(mm)

a, Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi lượng mưa trung bình năm ở các vĩ độ khác nhau ở bán cầu
Nam.
b, Nhận xét sự thay đổi lượng mưa trung bình năm ở các vĩ độ khác nhau ở bán cầu Nam.
Câu 2.
Lấy 1 ví dụ thực tế ở địa phương em (hoặc nơi khác mà em biết) biểu hiện tác động của con
người đến sự thay đổi của tự nhiên. Giải thích sự thay đổi đó dựa vào quy luật thống nhất và hoàn
chỉnh của lớp vở địa lí.
Ví dụ: Formosa xả nước thải xuống biển => các sinh vật dưới biển chết => làm giảm đa dạng
sinh học
(tác động thuỷ quyền lên sinh quyển)

You might also like