You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 - 2020

THỪA THIÊN HUẾ Môn: ĐỊA LÍ - LỚP 12


Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề: 132


Họ, tên thí sinh: ......................................................................................................

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 32 câu - 8,0 điểm


Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây không thuộc
miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. Cánh cung Đông Triều. B. Dãy Pu Đen Đinh.
C. Cánh cung sông Gâm. D. Dãy Tam Đảo.
Câu 2: Điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta?
A. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.
B. Thềm lục địa ở miền Trung thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu.
C. Đường bờ biển vùng Nam Trung Bộ bằng phẳng.
D. Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, trạm khí tượng Hà Nội thuộc vùng khí hậu
A. Bắc Trung Bộ. B. Đông Bắc Bộ.
C. Trung và Nam Bắc Bộ. D. Tây Bắc Bộ.
Câu 4: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Tây Bắc và Đông Bắc là
A. đồi núi thấp chiếm ưu thế.
B. nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
C. có nhiều khối núi cao, đồ sộ.
D. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên.
Câu 5: Ý nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta?
A. Làm tăng độ ẩm của không khí.
B. Mang lại lượng mưa lớn.
C. Điều hòa khí hậu.
D. Làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc.
Câu 6: Đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ Cửu Long có chung một đặc
điểm là
A. hình thành trên vùng sụt lún của hạ lưu sông.
B. có địa hình thấp và bằng phẳng.
C. có hệ thống đê ngăn lũ ven sông.
D. có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
Câu 7: Điểm khác biệt về khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ so với vùng Tây Nguyên là
A. có mưa vào mùa thu đông.
B. mùa đông chịu tác động mạnh của gió Tín Phong.
C. chia làm hai mùa mưa khô rõ rệt.
D. có kiểu khí hậu cận xích đạo gió mùa.
Câu 8: Khí hậu vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở đặc điểm nào?
A. Mùa đông bớt lạnh, nhưng khô hơn.
B. Mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió tây.
C. Mùa đông lạnh đến sớm và kết thúc muộn hơn.

Trang 1/4 - Mã đề thi 132


D. Khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.
Câu 9: Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là
A. hệ sinh thái rừng rậm thường xanh quanh năm.
B. hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao.
C. hệ sinh thái rừng nhiệt đới khô lá rộng và xa van nhiệt đới.
D. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa trên đất feralit.
Câu 10: Từ vĩ tuyến 16oB trở vào, về mùa đông, gió thịnh hành là
A. gió Đông Bắc thổi từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu Bắc.
B. gió Tây Nam thổi từ cao áp cận chí tuyền nửa cầu Nam.
C. gió mùa Đông Bắc thổi từ cao áp cận cực.
D. gió Tây Nam gió từ cao áp ở Ấn Độ Dương.
Câu 11: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta được quy định bởi
A. phạm vi lãnh thổ. B. vị trí địa lí. C. địa hình. D. sinh vật.
Câu 12: Thảm thực vật rừng nước ta đa dạng về kiểu hệ sinh thái là do
A. vị trí nằm ở nơi giao thoa của các luồng di cư sinh vật.
B. sự phong phú, đa dạng của các nhóm đất.
C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu phân hóa đa dạng.
D. địa hình đồi núi chiếm ưu thế và phân hoá phức tạp.
Câu 13: Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á,
châu Phi là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.
B. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
C. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.
D. Vai trò của biển Đông và các khối khí qua biển.
Câu 14: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng
nước lớn?
A. Thảm thực vật có độ che phủ cao và lượng mưa lớn.
B. Mưa lớn và nguồn nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào.
C. Lượng mưa lớn trên đồi núi dốc và ít lớp phủ thực vật.
D. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và lượng mưa lớn.
Câu 15: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc ở nước ta là
A. có bốn cánh cung núi lớn.
B. địa hình thấp và hẹp ngang.
C. gồm các khối núi và cao nguyên.
D. có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.
Câu 16: Ở nước ta, nguyên nhân làm cho Tín phong không có ảnh hưởng lớn là
A. do gió mùa lấn át.
B. do ảnh hưởng của Biển Đông.
C. do địa hình đồi núi chiếm phần lớn.
D. do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, cho biết tỉnh nào dưới đây không giáp
với Lào?
A. Lai Châu. B. Điện Biên. C. Quảng Nam. D. Kon Tum.
Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng ven biển miền Trung?
A. Hoàn toàn được bồi đắp bởi phù sa sông.
B. Dải ven biển thường là các cồn cát và đầm phá.
C. Hẹp ngang.
D. Bị các dãy núi chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
Trang 2/4 - Mã đề thi 132
Câu 19: Tính chất nhiệt đới của thiên nhiên nước ta được bảo lưu bởi yếu tố có tính chất
quyết định là
A. địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ.
B. biển Đông làm biến tính các khối khi di chuyển vào nước ta.
C. vị trí địa lí nằm trong khu vực nội chí tuyến.
D. mỗi năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Câu 20: Cho số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tháng các địa điểm ( 00c )
Tháng 1 1
1 2 3 4 5 6 7 8 9 12
0 1
Hà Nội 16, 17, 20,2 23, 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2
4 0 7
Thành phố 25, 26, 27,9 28, 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7
Hồ Chí Minh 8 7 9
Để thể hiện nhiệt độ trung bình các tháng của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thì biểu đồ nào
sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ đường.
Câu 21: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với
thời gian mùa mưa ở nước ta?
A. Miền Nam mưa nhiều vào mùa hạ.
B. Miền Trung mưa nhiều vào mùa thu đông.
C. Miền Bắc mưa nhiều vào mùa hạ,
D. Tây Nguyên mưa nhiều vào mùa thu đông.
Câu 22: Cho bảng số liệu:
Lưu lượng nước trung bình trên sông Thu Bồn và sông Đồng Nai
(Đơn vị: m3/ s)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Sông 202 115 75,1 58,2 91,4 120 88,6 69,6 151 519 954 444
Thu Bồn
Sông 103 66,2 48,4 59,8 127 417 751 1345 1317 1279 594 239
Đồng Nai
Dựa vào bảng số liệu, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về lưu lượng nước trung
bình trên sông Thu Bồn và sông Đồng Nai?
A. Sông Thu Bồn có mùa lũ xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10.
B. Sông Đồng Nai có mùa lũ xảy ra từ tháng 7 đến tháng 11.
C. Sự chênh lệch lưu lượng nước của hai sông không đáng kể.
D. Tổng lượng nước sông Thu Bồn lớn hơn sông Đồng Nai.
Câu 23: Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta thuộc vùng biển khu vực
A. Bắc Trung Bộ. B. Nam Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Bắc Bộ.
Câu 24: Ở nước ta, ngập úng xảy ra nghiêm trọng nhất ở vùng nào dưới đây?
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ.
Câu 25: Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam là
A. đới rừng ngập mặn ven biển. B. đới rừng gió mùa cận xích đạo.
C. đới rừng cận nhiệt đới. D. đới rừng ôn đới núi cao.
Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không phải là của Biển Đông?
A. Tương đối kín. B. Vùng biển rộng.
C. Thuộc vùng ôn đới. D. Giàu tài nguyên.
Câu 27: Mưa phùn ở Đồng bằng sông Hồng thường diễn ra vào
A. nửa đầu mùa đông. B. đầu mùa hạ.
Trang 3/4 - Mã đề thi 132
C. nửa sau mùa đông. D. cuối mùa thu.
Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, tần suất xuất hiện bão lớn nhất ở nước ta
vào tháng nào?
A. Tháng 8. B. Tháng 7. C. Tháng 10. D. Tháng 9.
Câu 29: Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên
A. khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng, khô và mùa hạ nóng, mưa nhiều.
B. nền nhiệt độ cao, các cân bức xạ quanh năm dương.
C. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
D. có sự phân hóa tự nhiên rõ rệt.
Câu 30: Các quần đảo xa bờ của nước ta là
A. Côn Đảo và Thổ Chu. B. Hoàng Sa và Trường Sa.
C. Vân Đồn và Cát Bà. D. Nam Du và Thổ Chu.
Câu 31: Dựa vào bảng số liệu sau: Lượng mưa, lượng bốc hơi của một số địa điểm
Lượng mưa (mm)
Địa điểm Lượng bốc hơi (mm)
Hà Nội 1676 989
Huế 2868 1000
TP. Hồ Chí Minh 1931 1686
Nhận định nào sau đây không đúng về lượng mưa, lượng bốc hơi của Hà Nội, Huế và TP.
Hồ Chí Minh?
A. Cả ba địa điểm đều có lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi.
B. TP. Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi lớn nhất, Hà Nội có lượng bốc hơi nhỏ nhất.
C. Huế có lượng mưa lớn nhất, Hà Nội có lượng mưa nhỏ nhất.
D. Chênh lệch giữa lượng mưa với lượng bốc hơi cao nhất ở Huế, thấp nhất ở Hà Nội.
Câu 32: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, vào tháng 12, hoạt động của bão chủ yếu ảnh
hưởng đến vùng khí hậu nào?
A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Nguyên. C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ.

-----------------------------------------------

B. PHẦN TỰ LUẬN: 2,0 điểm


Câu 1: Cho bảng số liệu sau: Nhiệt độ của một số địa điểm ở nước ta.
Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ tháng nóng Nhiệt độ tháng
Địa điểm
năm ( 0C ) nhất ( 0C ) lạnh nhất ( 0C )
Hà Nội 23,9 29,2 17,2
Huế 25,2 29,8 20,5
TP Hồ Chí Minh 27,6 29,6 26,0
Hãy nhận xét và giải thích về nhiệt độ của ba địa điểm trên.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
Ghi chú:
- Giám thị không giải thích gì thêm;
- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản giáo dục ấn hành.

Trang 4/4 - Mã đề thi 132

You might also like