You are on page 1of 4

CÂU HỎI ÔN TẬP GIỮA KÌ ĐỊA 8

Câu 1: Quốc gia duy nhất không giáp biển ở Đông Nam Á là:
A. Thái Lan B. Cam-pu-chia C. Việt Nam D. Lào
Câu 2: Điểm cực Bắc phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào:
A. Điện Biên B. Hà Giang C. Khánh Hòa D. Cà
Mau
Câu 3: Nơi hẹp nhất theo chiều tây-đông của nước ta thuộc tỉnh thành nào
A. Quảng Nam B. Quảng Ngãi C. Quảng Bình D.
Quảng Trị
Câu 4: Đặc điểm của vị trí của Việt Nam về mặt tự nhiên:
A. Nằm trên tuyến đường hàng hải, hàng không quan trọng của thế giới.
B. Nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đây là khu vực có nền kinh tế phát
triển năng động nhất trên thế giới.
C. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
D. Nằm trên các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á
Câu 5: Địa hình thấp dưới 1000m chiếm khoảng bao nhiêu % của phần đất liền
Việt Nam:
A. 55% B. 65% C. 75% D. 85%
Câu 6: Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ:
A. Móng Cái đến Vũng Tàu B. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên
C. Móng Cái đến Hà Tiên. D. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau
Câu 7: Biển Đông thông với những đại dương nào?
A. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương B. Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương
C. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương D. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương
Câu 8: Điểm cực Đông phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào:
A. Điện Biên B. Hà Giang C. Cà Mau D. Khánh Hòa
Câu 9: Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng
A. 300 nghìn km2 B. 500 nghìn km2 C. 1 triệu km2 D. 2 triệu km2
Câu 10: Đặc điểm nào của vị trí của Việt Nam về mặt tự nhiên làm cho khí hậu
Việt Nam mang tính chất nhiệt đới:
A. Nằm trong vùng nội chí tuyến.
B. Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông
Nam Á hải đảo.
C. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
D. Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
Câu 11: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm nổi bật của tự nhiên Việt Nam?
A. vị trí tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và sinh vật.
B. nằm gần vị trí xích đạo và có khí hậu xích đạo ẩm.
C. nội chí tuyến, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
D. cầu nối giữa Đông Nam Á đất liền và hải đảo.
Câu 12: Các sông ở đảo khu vực Đông Nam Á thường có đặc điểm:
A. ngắn và dốc B. ngắn và có chế độ nước điều hòa
C. nguồn nước dồi dào D. phù sa lớn
Câu 13: Biểu tượng của ASEAN là gì?
A. Bó lúa với 10 rẻ lúa B. 10 ngôi sao xếp thành 1 vòng tròn
C. Dàn khoan dầu ngoài biển D. Nối vòng tay lớn
Câu 14: Loại gió thịnh hành ở nước ta về mùa đông có hướng:
A.Tây Bắc. B. Đông Nam.
C.Tây Nam. D. Đông Bắc.
Câu 15: Lượng mưa trung bình của nước ta là:
A. 1.200 - 2.000 mm. B 1.300 - 2000mm.
C. 1400- 2000mm. D. 1500 - 2000mm.
Câu 16: Miền khí hậu phía Bắc có đặc điểm:
A. Nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và khô sâu sắc.
B. Có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, mưa nhiều.
C. Nhiệt độ cao nhưng có một mùa đông lạnh giá.
D. Mùa hạ nóng, mưa nhiều và mùa đông hanh khô.
Câu 17: Mùa mưa của khu vực Đông Trường Sơn vào mùa nào:
A. Mùa hạ B. Mùa thu C. Cuối hạ đầu thu D. Cuối thu
đầu đông
Câu 18: Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước
ta:
A. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ B. Tây Nguyên và Duyên hải Nam
Trung bộ
C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ D. Nam Bộ
Câu 19: Đặc điểm khí hậu của Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau:
A. Nóng ẩm, mưa nhiều B. Nóng, khô, ít mưa
C. Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm D. Lạnh và khô
Câu 20: Đặc đểm thời tiết phổ biến trên cả nước vào mùa gió tây nam từ tháng 5
đến tháng 10:
A. Nóng ẩm, mưa nhiều B. Nóng, khô, ít mưa
C. Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm D. Lạnh và khô
Câu 21: Hướng nghiêng của địa hình Việt Nam:
A. Tây – Đông B. Bắc - Nam
C. Tây Bắc - Đông Nam   D. Đông Bắc – Tây Nam
Câu 22: Các cao nguyên badan phân bố ở:
A. Đông Bắc B. Tây Bắc C. Bắc Trung Bộ D. Tây Nguyên
Câu 23: Địa hình núi cao nước ta tập trung chủ yếu ở
A. vùng núi Đông Bắc.
B. vùng núi Tây Bắc.
C. vùng núi Trường Sơn Bắc .
D. vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam.
Câu 24: Nguyên nhân các dãy núi chính của nước ta chạy theo hướng tây bắc-
đông nam là do
A. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam
B. Sông ngồi chảy theo hướng tây bắc - đông nam
C. Các khối cổ khéo dài theo hướng tây bắc - đông nam
D. Động đất núi lửa diễn ra mạnh mẽ
Câu 25: Dạng địa hình cac-xtơ phân bố chủ yếu ở vùng núi nào?
A. Tây Bắc B. Đông Bắc
C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam.
Câu 26: Một trong những điểm khác nhau của đồng bằng sông Hồng so với các
đồng bằng khác là
A. nhiều vùng trũng ngập úng sâu và khó thoát nước
B. không có hệ thống đê điều, nhiều ô trũng
C. có hệ thống đê điều, nhiều ô trũng
D. Diện tích 1500 km2
Câu 27: Điểm nào sau đây không đúng với các nước Đông Nam Á?
A. Nguồn nhân công dồi dào.
B. Tài nguyên thiên nhiên và nguồn nông phẩm nhiệt đới phong phú.
C. Tranh thủ được nguồn vốn và công nghệ của nước ngoài.
D. Chủ yếu nhập nguyên liệu và khoáng sản
Câu 28: Việt Nam gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN ) năm
A.1975 B. 1986 C. 1995 D.1999
Câu 29: Phần đất liền của Việt Nam kéo dài trên bao nhiêu vĩ tuyến?
A. 11 B. 13 C. 15 D. 17.
Câu 30: Theo thống kê năm 2006 diện tích tự nhiên là bao nhiêu?
A. 330.212 km2 B. 320.414 km2
C. 230.414 km2 D.331.212 km2
Câu 31: Theo kết quả khảo sát, thăm dò của ngành địa chất Việt Nam, nước ta
có khoảng bao nhiêu điểm quặng và tụ khoáng?
A. 3000 B. 4000 C. 5000 D. 6000
Câu 32: Mưa lớn do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên thường tập trung ở:
A. Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
B. Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ và Trung Bộ.
D. Duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ.
Câu 33: Nhân tố KHÔNG làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất
thường 
A. Vị trí địa lí B. Địa hình C. Hoàn lưu gió mùa D. Sông ngòi

You might also like