You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KÌ 12

Câu 1: Việt Nam nằm ở


A. phía đông của Đông Nam Á. B. trung tâm bán đảo Đông Dương.
C. gần trung tâm Đông Nam Á D. toàn bộ phía tây giáp biển.
Câu 2: Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây?
A. Á - Âu và Bắc Băng Dương. B. Á - Âu và Đại Tây Dương.
C. Á - Âu và Ấn Độ Dương. D. Á - Âu và Thái Bình Dương.
Câu 3: Biểu hiện nào sau đây thể hiệ nước ta nhiều đồi núi?
A. Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích.
B. Núi cao trên 2000 m chiếm 1% diện tích.
C. Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.
D. Các núi cao tập trung ở phía bắc.
Câu 4: Vùng núi nào sau đây tập trung nhiều đỉnh núi cao nhất cả nước?
A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam.
Câu 5: Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm
A. Bề mặt thấp và chịu ảnh hưởng của thủy triều.
B. diện tích đất đai bị nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn.
C. Cao ở phía tây , tây bắc thấp dần ra biển.
D. Bề mặt địa hình không có đê bao quanh.
Câu 6: Dạng địa hình nào sau đây thuận lợi xây dựng cảng nước sâu?
A. Vịnh cửa sông. B. Vịnh nước sâu. C. Đảo ven bờ. D. Đầm phá.
Câu 7: Biển Đông đã là cho khí hậu nước ta:
A. nóng hơn. B. Lạnh hơn. C. Ấm hơn. D. Điều hòa hơn.
Câu 8: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính nhiệt đới của khí hậu nước ta?
A. Cân bằng bức xạ dương. B. Lượng mưa, độ ẩm lớn
C. Các loại gió thay đổi theo mùa. D. Độ ẩm trung bình trên 80%.
Câu 9: Căn cứ vào Át lát địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây vừa giáp
Trung Quốc, vừa giáp Lào?
A. Điện Biên. B. Lai Châu. C. Sơn La. D. Hoà Bình.
Câu 10: Căn cứ vào Át Lát Địa lí Việt Nam trang 4- 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không có
đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc?
A. Cao Bằng. B. Tuyên Quang. C. Lào Cai . D. Lạng Sơn.
Câu 11: Vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của một quốc gia ven biển là
A. lãnh hải. B. tiếp giáp lãnh hải. C. thềm lục địa. D. nội thủy.
Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta?
A. Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi. B. Giáp biển, thuận lợi cho gió xâm nhập.
C. Nước ta kéo dài theo chiều vĩ tuyến. D. Các dãy núi cánh cung vùng Đông Bắc.
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây đúng với địa hình vùng núi Tây bắc nước ta?
A. Gồm các dãy núi chạy theo hướng bắc- nam B. Gồm các dãy núi chạy theo hướng vòng cung
C. Gồm các dãy núi chạy theo hướng TB – ĐN. D. Gồm các dãy núi chạy theo hướng tây- đông
Câu 14: Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có
A. khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt. B. tổng bức xạ trong năm lớn.
C. hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh. D. nền nhiệt độ cả nước cao.
Câu 15: Trong những đặc điểm sau, đặc điểm nào không phù hợp với địa hình nước ta?
A. Phân bậc phức tạp với hướng nghiêng Tây Bắc - Đông Nam là chủ yếu.
B. Có sự tương phản phù hợp giữa núi, đồng bằng, bờ biển và đáy ven bờ.
C. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm, chịu tác động mạnh mẽ của con người.
D. Địa hình hầu hết được nâng lên, trẻ lại, do các vận động tân kiến tạo.
Câu 16: Đặc điểm địa hình nào sau đây không đúng với vùng đồi núi Đông Bắc nước ta?
A. Gồm nhiều cánh cung, chụm lại ở Tam Đảo.
B. Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
C. Gồm các khối núi và cao nguyên xếp tầng.
D. Hướng nghiêng thấp dần theo hướng TB-ĐN.
Câu 17 Ranh giới của vùng núi Trường Sơn Bắc từ
A. phía nam sông mã tới dãy Bạch Mã B. phía nam sông Chu tới dãy Bạch Mã
C. phía nam sông Mã tới dãy Hoành sơn D. phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
Câu 18: Nhân tố nào sau đây quy định đặc điểm thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?
A. Địa hình. B. Gió mùa. C. Vị trí địa lý. D. Dòng biển.
Câu 19: Vùng núi Tây Bắc nước ta có nền nhiệt độ thấp chủ yếu là do nhân tố nào sau đây?
A. Vị trí gần chí tuyến. B. Gió mùa Đông Bắc. C. Độ cao của địa hình. D. Gió mùa đông nam.

Câu 20: Căn cứ vào Át Lát Địa lí Việt Nam trang 8 cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta có mỏ
sắt?
A. Thái Nguyên. B. Hưng Yên. C. Bắc Ninh. D. Nam Định.
Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống
sông Hồng?
A. Sông Mã. B. Sông Đà. C. Sông Chu. D. Sông Cả.
Câu 22: Nhân tố nào sau đây quy định tính chất nhiệt đới của thiên nhiên nước ta?
A. Thuộc vùng nội chí tuyến. B. Tiếp giáp với biển Đông.
C. Gió mùa tác động mạnh. D. Địa hình nhiều núi cao.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa tự nhiên nước ta?
A. Nằm trong khu vực nội chí tuyến. B. Giáp với Biển Đông rộng lớn.
C. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài. D.Nằm liền kề vành đai sinh khoáng lớn
Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm của vùng núi Tây Bắc nước ta?
A. Hướng núi chủ yếu là vòng cung.
B. Gồm bốn cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo
C. Nằm phía đông thung lũng sông Hồng.
D. Địa hình gồm nhiều đỉnh núi cao nhất cả nước.
Câu 25: Đồng bằng sông Cửu Long không có đặc điểm nào sau đây?
A. Có hệ thống đê sông bao bọc. B. Được phù sa bồi đắp hàng năm.
C. 2/3 diện tích đất đai bị nhiễm phèn, mặn. D. Bề mặt địa hình thấp và bằng phẳng.
Câu 26: Ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta là
A. tạo hai mùa mưa, khô rõ rệt trong năm. B. tăng tính thất thường của chế độ nhiệt.
C. mang lại lượng mưa và độ ẩm lớn. D. làm nhiệt độ trung bình năm tăng lên.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của biển Đông với thiên nhiên nước ta?
A. Hệ sinh thái ven biển rất đa dạng. B. Nguồn tài nguyên than trữ lượng lớn.
C. Thiên tai biển gây nhiều thiệt hại. D. Nhiều tài nguyên hải sản có giá trị cao.
Câu 28: Đặc điểm nào sau đây đúng với gió mùa mùa hạ ở nước ta?
A. Hoạt động mạnh trong suốt cả năm. B. Chỉ tác động rõ rệt đối với miền Bắc.
C. Thổi vào nước ta theo hướng tây nam. D. Gây ra thời tiết lạnh khô cho nhiều nơi.
Câu 29: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính nhiệt đới của khí hậu nước ta?
A. Nhiệt độ trung bình trong năm cao. B. Chênh lệch nhiệt giữa các mùa lớn.
C. Cân bằng bức xạ nhiệt trong năm thấp. D. Nền nhiệt độ tăng từ Bắc vào Nam.
Câu 30: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết ở nước tháng nào sau đây có tần suất bão hoạt
động lớn nhất?
A. Tháng 6. B. Tháng 9. C. Tháng 11. D. Tháng 12
Câu 31: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng nào sau đây có mưa nhiều vào
cuối năm?
A. Hà Nội. B. Điện Biên Phủ. C. Nha Trang. D. Đà Lạt.
Câu 32: Cho bảng số liệu:
LƯU LƯỢNG NƯỚC TRUNG BÌNH THÁNG CỦA SÔNG HỒNG TẠI TRẠM HÀ NỘI
(Đơn vị: m3/s)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Lưu lượng 1040 885 765 889 1480 3510 5590 6660 4990 3100 2190 1370
nước
(Nguồn: Atlat Địa lí Việt Nam – NXB Giáo dục Việt Nam)
Theo bảng số liệu, sông Hồng tại trạm Hà Nội có đỉnh lũ rơi vào tháng nào sau đây?
A. Tháng I. B. Tháng III. C. Tháng XII. D. Tháng VIII.

Câu 33:Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến nên
A. mùa đông rất lạnh, mùa hạ rất nóng mưa nhiều.
B. có nhiều tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá.
C. có sự phân hóa thiên nhiên theo lãnh thổ rõ rệt.
D. nền nhiệt cao, cán cân bức xạ quanh năm dương.

Câu 34: Khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ vì
A. nước ta nằm liền kề với 2 vành đai sinh khoáng lớn.
B. ảnh hưởng của biển Đông và các khối khí di chuyển qua biển.
C. nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu.
D. thiên nhiên chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió Tín phong.
Câu 35: Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa đa dạng theo chiều vĩ độ là do
A. hình dạng lãnh thổ nước ta kéo dài và hẹp ngang.
B. có đường bờ biển dài, địa hình phân hóa đa dạng.
C. có lãnh thổ mở rộng ở hai đầu, hẹp ngang ở giữa.
D. địa hình phức tạp, lãnh thổ rộng và hẹp ở hai đầu.
Câu 36: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của địa hình nước ta?
A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng. B. Địa hình chủ yếu là núi cao.
C. Địa hình có sự phân bậc rõ rệt về độ cao. D. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 37: Cao nguyên Mộc Châu thuộc vùng núi nào sau đây?
A. Trường Sơn Bắc. B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Nam. D. Đông Bắc.
Câu 38: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết căp ̣biểu đồ khí hậu nào dưới đây thể hiện
rõ sự đối lập nhau về mùa mưa – mùa khô?
A. Biểu đồ khí hậu Đà Lạt với biểu đồ khí hậu TP. Hồ Chí Minh.
B. Biểu đồ khí hậu Đồng Hới với biểu đồ khí hậu Đà Nẵng.
C. Biểu đồ khí hậu Hà Nội với biểu đồ khí hậu TP. Hồ Chí Minh.
D. Biểu đồ khí hậu Đà Lạt với biểu đồ khí hậu Nha Trang.
Câu 39: Vùng núi Trường Sơn Nam có giới hạn
A. phía nam dãy Bạch Mã trở vào Nam.
B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
C. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng.
D. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
Câu 40: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đèo Hải Vân thuộc dãy núi nào?
A. Hoành Sơn.  B. Hoàng Liên Sơn.      C. Trường Sơn Bắc.      D. Bạch
Mã.    
Câu 41: Cho bảng số liệu
Tổng số giờ nắng tại một số trạm quan trắc tại các tỉnh, Thành phố năm 2018
Địa điểm Số giờ nắng
Hà Nội 1322
Huế 2237
Cà Mau 2373
(Nguồn Niên giám thống kê, NXB thống kê 2019)
Nhận xét nào sau đây không đúng về số giờ nắng của 3 địa điểm trên ở nước ta ?
A. Số giờ nắng nhiều, dao động từ 1300 đến gần 2400 giờ.
B. Số giờ nắng có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam.
C. Số giờ nắng phân bố ở các địa phương không đều.
D. Số giờ nắng có xu hướng tăng dần từ Nam ra Bắc.
Câu 42: Cho bảng số liệu
Tổng lượng mưa tại một số trạm quan trắc chia theotTỉnh, thành phố
(Đơn vị tính: mm/năm)
Năm
2010 2011 2012 2013 2014 2015
Địa điểm
Hà Nội 1.239,2 1.795,2 1.801,2 1.934,7 1.660,6 1.520,0
Huế 2.854,0 4.481,0 2.370,0 2.725,7 2.309,5 2.206,3
Cà Mau 2.244,4 2.445,9 2.153,9 1.941,3 2.065,7 2.297,2
(Nguồn Niên giám thống kê, NXB thống kê 2015)
Nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh về lượng mưa qua các năm tại 3 địa điểm từ bảng số liệu trên?
A. Lượng mưa ở Hà Nội luôn thấp nhất trong ba địa điểm.
B. Lượng mưa của cả ba địa điểm đồng đều qua các năm.
C. Lượng mưa nước ta lớn và tăng dần từ Bắc vào Nam.
D. Lượng mưa của Huế luôn lớn nhất trong 3 địa điểm.
Câu 43: Cho bảng số liệu
Nhiệt độ không khí trung bình tại một số trạm quan trắc qua các năm
(Đơn vị: 0C)
Năm
2010 2011 2012 2013 2014 2015
Địa điểm
Hà Nội 24,9 23,3 24,3 24,4 24,6 25,3
Huế 25,4 23,8 25,3 25,0 25,3 25,7
Cà Mau 27,5 27,5 27,7 27,8 27,7 28,0
(Nguồn Niên giám thống kê, NXB thống kê 2015)
Nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh về nhiệt độ không khí trung bình qua các năm tại 3 địa điểm từ bảng số liệu
trên?
A. Nhiệt độ không khí trung bình qua các năm của ba địa điểm đồng đều nhau.
B. Nhiệt độ không khí trung bình qua các năm tăng theo chiều từ Bắc vào Nam.
C. Nhiệt độ không khí trung bình qua các năm giảm theo chiều từ Bắc vào Nam.
D. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Huế luôn cao nhất trong ba địa điểm.

Câu 44: Cho bảng số liệu


Nhiệt độ không khí trung bình tại một số địa điểm qua các năm (0C)
Năm
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Địa điểm
Hà Nội 24,7 24,6 23,7 24,9 24,9 23,3 24,3 24,4 24,6 25,3
Huế 25,4 25,0 24,2 25,0 25,4 23,8 25,3 25,0 25,3 25,7
Cà Mau 27,6 27,5 27,2 27,5 27,5 27,5 27,7 27,8 27,7 28,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015)
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diễn biến nhiệt độ không khí trung bình qua các năm của Hà Nội, Huế và Cà Mau

A. đường. B. miền. C. cột D. tròn.
Câu 45: Cho bảng số liệu
Tổng lượng mưa trung bình các năm tại Hà Nội, Huế và Cà Mau
(Đơn vị: mm/năm)
Năm
2006 2008 2010 2012 2014
Địa điểm
Hà Nội 1.240,0 2.268,0 1.239,2 1.801,2 1.660,6
Huế 2.479,0 3.850,0 2.854,0 2.370,0 2.309,5
Cà Mau 2.387,0 2.679,0 2.244,4 2.153,9 2.065,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015)
Để so sánh lượng mưa trung bình qua các năm của 3 địa điểm trên, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. miền. B. đường C. tròn. D. cột.

Câu 46: Cho biểu đồ:


NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm khí hậu Hà Nội?
A. Biên độ nhiệt độ TB năm dưới 10 oC B. Mùa mưa từ tháng V đến tháng X
C. Nhiệt độ TB năm thấp hơn 20oC D. Tháng XII có nhiệt độ thấp nhất

Câu 47: Vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của một quốc gia ven biển là
A. lãnh hải. B. tiếp giáp lãnh hải. C. thềm lục địa. D. nội thủy.
Câu 48: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta?
A. Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi. B. Giáp biển, thuận lợi cho gió xâm nhập.
C. Nước ta kéo dài theo chiều vĩ tuyến. D. Các dãy núi cánh cung vùng Đông Bắc.
Câu 49: Đặc điểm nào sau đây đúng với địa hình vùng núi Tây bắc nước ta?
A. Gồm các dãy núi chạy theo hướng bắc- nam B. Gồm các dãy núi chạy theo hướng vòng cung
C. Gồm các dãy núi chạy theo hướng TB – ĐN. D. Gồm các dãy núi chạy theo hướng tây- đông
Câu 50: Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có
A. khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt. B. tổng bức xạ trong năm lớn.
C. hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh. D. nền nhiệt độ cả nước cao.

You might also like