You are on page 1of 4

Câu 1.

Tỉnh nào ở nước ta dưới đây vừa có cửa khẩu đường biển, vừa có cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc
A. Quảng Ninh. B. Hòa Bình. C. Hà Giang. D. Cao Bằng.
Câu 2. Căn cứ vào át lát địa lí VN trang 9, tỉnh có có khí hậu khô hạn nhất ở là
A. B. C. D.
Câu 3. Điểm cực Bắc phần đất liền nước ta ở vĩ độ 23023’B tại Lũng Cú, huyện Đồng Văn, thuộc tỉnh
A. Lào Cai. B. Cao Bằng. C. Hà Giang. D. Lạng Sơn.
Câu 4. Các nước xếp theo thứ tự giảm dần về độ dài đường biên giới trên đất liền với nước ta là
A. Trung Quốc, Lào, Camphuchia. B. Trung Quốc, Camphuchia, Lào.
C. Lào, Trung Quốc, Camphuchia. D. Lào, Camphuchia, Trung Quốc.
Câu 5. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh/thành phố nào?
A. Khánh Hòa. B. Đà Nẵng. C. Bình Định. D. Quảng Nam.
Câu 6. Điểm cực Tây phần đất liền nước ta ở vĩ độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, thuộc tỉnh
A. Lai Châu. B. Điện Biên. C. Sơn La. D. Hòa Bình.
0
Câu 7. Điểm cực Nam phần đất liền nước ta ở vĩ độ 8 34’B, thuộc tỉnh
A. Bến Tre. B. Trà Vinh. C. Sóc Trăng. D. Cà Mau.
Câu 8. Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 4 và 5 cho biết huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh nào của nước ta?
A. Quảng Trị. B. Quảng Ninh. C. Quảng Ngãi. D. Quảng Nam.
Câu 9. Đường bờ biển nước ta dài 3260km, chạy từ
A. tỉnh Quảng Ninh đến Cà Mau. B. tỉnh Lạng Sơn đến Cà Mau.
C. tỉnh Lạng Sơn đến Kiên Giang. D. tỉnh Quảng Ninh đến Kiên Giang.
Câu 10. Lãnh thổ VN là khối thống nhất toàn vẹn, bao gồm:
A. vùng đất, hải đảo, thềm lục địa. B. vùng núi, vùng đồng bằng, vùng biển.
C. vùng núi cao, vùng đồi núi thâp, vùng đồng bằng. D. vùng đất liền, vùng biển,vùng trời.
Câu 11. Vùng núi Trường Sơn Nam có vị trí
A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng. B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã.
Câu 12. Hướng tây bắc – đông nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt trong khu vực
A. vùng núi Đông Bắc. B. Vùng núi Trường Sơn Nam.
C. vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường sơn Bắc. D. Vùng Đông Nam Bộ và vùng Đông Bắc
Câu 13. Vùng núi Trường Sơn Nam có đặc điểm
A. địa hình núi thấp chiếm ưu thế.
B. các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông hướng tây bắc – đông nam.
C. sự tương phản về địa hình giữa hai sườn đông - tây.
D. các dãy núi có hình cánh cung mở ra phía bắc.
Câu 14. Câu trúc địa hình nước ta gồm hai hướng chính là
A. hướng tây bắc – nam và hướng vòng cung. B. hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
C. hướng đông – tây và hướng vòng cung. D. hướng đông bắc – tây nam và hướng vòng cung.
Câu 15. ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia thành 3 dải, lần lượt từ biển vào là:
A. vùng thấp trũng – cồn cát, đầm phá – đồng bằng.
B. cồn cát, đầm phá- đồng bằng-vùng thấp trũng.
C. cồn cát, đầm phá- vùng thấp trũng – đồng bằng.
D. đồng bằng – cồn cát, đầm phá-vùng thấp trũng.
Câu 16. Thung lũng sông Hồng là ranh giới của 2 vùng núi
A. Đông Bắc và Trường Sơn Bắc. B. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
C. Đông Bắc và Tây Bắc. D. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Câu 17. Dạng địa hình chiếm diện tích ít nhất trên lãnh thổ nước ta là
A. đồng bằng và đồi núi. B. đồi núi thấp và núi trung bình. C. Đồng bằng D. núi cao.
Câu 18. Vùng núi có các bề mặt cao nguyên badan tương đối bằng phẳng, nằm ở các bậc độ cao khác nhau là
A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam.
Câu 19. Vùng biển mà ở đó Nhà nước ta thực hiện chủ quyền như trên lãnh thổ đất liền, được gọi là
A. nội thủy. B. lãnh hải. C.vùng tiếp giáp lãnh hải. D. vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 20: Điều nào không đúng khi nói về địa hình bán bình nguyên và đồi trung du nước ta?
A. Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
B. Đồi trung du chủ yếu là các thềm phù sa cổ bị chia cắt.
C. Bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ.
D. Đồi trung du rộng nhất ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.
Câu 20.2 Đặc điểm địa hình: “gồm 3 dải địa hình chạy cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam và cao nhất nước ta”
là của vùng núi
A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam.
Câu 21. Đồng bằng sông Cửu Long có các vùng trũng lớn chưa được bồi lấp xong ở
A. dọc sông Tiền, sông Hậu. B. Cà Mau, Bạc Liêu.
C. ven Biển Đông và vịnh Thái Lan. D. Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên.
Câu 22: Đồng bằng sông Hồng có địa hình
A. thấp trũng ở phía tây, cao ở phía đông. B. cao ở phía bắc, thấp dần về phía tây.
C. cao ở phía tây, nhiều ô trũng ở phía đông. D. cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.
Câu 23 Đất trong đê của đồng bằng sông Hồng có đặc điểm nào sau đây?
A. Đất phù sa cổ có diện tích lớn và đất badan. B. Đất nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa sông.
C. Diện tích đất mặn, đất phèn chiếm tỉ lệ lớn. D. Đất bị bạc màu, nhiều ô trũng ngập nước
Câu 24.Cho bảng số liệu.Nhiệt độ trung bình tháng 1 của một số địa điểm của nước ta năm 2005.
Địa điểm Lạng Sơn Hà Nội Huế Thành Phố Hồ Chí Minh
0
Nhiệt độ trung bình tháng 1( C) 13,3 16,4 19,7 25,8
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A.Nhiệt độ trung bình tháng 1 của các địa điểm có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam.
B. Nhiệt độ trung bình tháng 1 của các địa điểm có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam.
C. Nhiệt độ trung bình tháng 1 của các địa điểm có sự chênh lệch nhau.
D. Nhiệt độ trung bình tháng 1 cao nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 25. Cho bảng số liệu .
Nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm của nước ta năm 2005.
Địa điểm Hà Nội Huế Quy Nhơn Thành Phố Hồ Chí Minh
0
Nhiệt độ trung bình năm ( C) 23,5 25,1 26,8 27,1
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A.Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam.
B. Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam.
C. Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm có sự chênh lệch nhau.
D. Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm đều vượt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới, cao nhất ở Thành phố
Hồ Chí Minh.
Câu 26: Điểm giống nhau chủ yếu giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du nước ta là
A. Có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan. B. nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
C. không được nâng lên trong vận động Tân kiến tạo.
D. hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.
Câu 27. Cho bảng số liệu
Nhiệt độ trung bình tháng 7 của một số địa điểm của nước ta năm 2005.
Địa điểm Lạng Sơn Hà Nội Huế Quy Nhơn Thành Phố Hồ Chí
Minh
Nhiệt độ trung bình 27,0 28,9 29,4 29,7 27,1
0
tháng 7 ( C)
Nhận xét nào sau đây đúng nhất với bảng số liệu trên?
A.Nhiệt độ trung bình tháng 7 của các địa điểm ít có sự chênh lệch lớn từ Bắc vào Nam.
B. Nhiệt độ trung bình tháng 7 thấp nhất ở Lạng Sơn , cao nhất ở Tp Hồ Chí Minh.
C. Thời tiết tháng 7 của các địa điểm đều lạnh.
D. Nhiệt độ trung bình tháng 7 của các địa điểm đều cao do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
Câu 28: Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình năm của Lạng Sơn.
Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng I (0C) Nhiệt độ trung bình tháng VII (0C)
Lạng Sơn 13,3 27
Biên độ nhiệt năm của Lạng Sơn là
A. 100C B. 120C C. 13,70C D. 140C
Câu 29. Căn cứ vào át lát Địa lí VN trang 17, số lượng các tỉnh có cả khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven
biển ở nước ta là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 30. Nước ta có Tín phong hoạt động là do vị trí nước ta
A. thuộc châu Á. B. thuộc nữa cầu Bắc.
C. nằm trong vùng nội chí tuyến. D. nằm ven Biển Đông, phía tây Thái Bình Dương.
Câu 31. Tính chất gió mùa của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí
A. thuộc châu Á. B. nằm ven Biển Đông, phía tây Thái Bình Dương.
C. nằm trong vùng nội chí tuyến. D. nằm trong khu vực châu Á gió mùa.
Câu 32. Hàng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn là do
A. có góc nhập xạ lớn quanh năm và có 2 lần mặt trời qua thiên đỉnh.
B. phần lớn diện tích nước ta là đồi núi.
C. có nhiệt độ cao quanh năm. D. quanh năm trời trong xanh, ít nắng.
Câu 33. Đặc điểm địa hình nổi bật khác biệt của đồng bằng sông Hồng là
A. được con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh.
B. cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.
C. bề mặt địa hình chia cắt thành nhiều ô do hệ thống đê ngăn lũ. D. bề mặt khá bằng phẳng.
Câu 34.(VD) Biển có ảnh hưởng sâu sắc đến thiên nhiên phần đất liền nước ta chủ yếu do
A. Biển Đông là một biển rộng. B. hướng núi tạo điều kiện cho ảnh hưởng của biển vào sâu đất liền.
C. bờ biển có nhiều vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền. D. hình dạng lãnh thổ kéo dài hẹp ngang.
Câu 35. Khu vực chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta là
A. đồng bằng sông Hồng. B. vùng núi Tây Bắc. C. vùng núi Đông Bắc. D. vùng núi Trường Sơn Bắc.
Câu 36. Vào giữa và cuối mùa hạ, do áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây Nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng
thành
A. Đông Bắc. B. Đông Nam. C. Tây Bắc. D. Bắc.
Câu 37. Tín phong không phải là gió mùa ở nước ta vì:
A. gió này chỉ thổi vào mùa đông B. Gió này chỉ thổi vào mùa xuân và mùa thu nước ta.
C. Gió này thổi quanh năm ở nước ta. D. Gió này không hoạt động ở nước ta
Câu 38. Hướng chủ đạo của hai loại gió mùa chính ở nước ta là
A. đông bắc vào mùa đông và đông nam vào mùa hè. B. tây nam vào mùa hè và đông bắc vào mùa đông.
C. tây nam vào mùa đông và đông nam vào mùa hè. D. đông nam vào mùa đông và tây nam vào mùa hè.
Câu 39 (VD). Vào mùa hạ, loại gió gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên là
A. Tín phong. B. gió mùa Đông Bắc. C. gió mùa Tây Nam. D. gió địa phương.
Câu 40. Gió Tây khô nóng thổi ở miền Trung nước ta còn có tên gọi là
A. Tín phong bán cầu Bắc. B. gió mùa Tây Nam. C. gió phơn. D. gió mùa Đông Bắc.
VẬN DỤNG
1. Vẽ, nhận xét bảng số liệu về nhiệt độ, lượng mưa và giải thích?
2. Nhận xét biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ của một số địa điểm Hà Nội, Sa Pa, Đà Nẵng, Tp HCM…
3. Một số câu hỏi vận dụng giải quyết tình huống thực tế về khí hậu và ảnh hưởng của Biển Đông.

You might also like