You are on page 1of 4

SỞ GD & ĐT …….

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024


TRƯỜNG THPT ……… Môn: Địa lí. Lớp: 12
Thời gian làm bài: 45 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng:
Câu 1. Trên đất liền, các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Tây, cực Đông của nước ta lần lượt thuộc các tỉnh
A. Hà Giang, Cà Mau, Khánh Hòa, Điện Biên. B. Hà Giang, Điện Biên, Cà Mau, Khánh Hòa.
C. Hà Giang, Cà Mau, Điện Biên, Khánh Hòa. D. Hà Giang, Khánh Hòa, Điện Biên, Cà Mau.
Câu 2. Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm
A. vùng đất, vùng biển, vùng trời. B. vùng đất, hải đảo, thềm lục địa.
C. vùng đất, vùng biển, vùng núi. D. vùng đất liền, hải đảo, vùng trời.
Câu 3. Vị trí địa lí làm cho nước ta phải giải quyết vấn đề kinh tế nào sau đây?
A. Trình độ phát triển kinh tế rất thấp. B. Cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực.
C. Nợ nước ngoài nhiều và tăng nhanh. D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế không ổn định.
Câu 4. Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú là do vị trí địa lí
A. giáp vùng biển rộng lớn, giàu tài nguyên. B. nằm liền kề các vành đai sinh khoáng lớn.
C. nằm trên đường di lưu và di cư sinh vật. D. có hoạt động của gió mùa và Tín phong.
Câu 5. Địa hình nước ta không có đặc điểm chung nào sau đây?
A. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi cao. B. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
C. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
Câu 6. Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là
A. bắc - nam. B. tây bắc - đông bắc. C. tây bắc - đông nam. D. tây - đông.
Câu 7. Vùng núi nào sau đây nằm giữa sông Hồng và sông Cả?
A. Trường Sơn Bắc. B. Tây Bắc. C. Đông Bắc. D. Trường Sơn Nam.
Câu 8. Đặc điểm địa hình thấp, được nâng cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa là của vùng núi nào sau đây?
A. Trường Sơn Nam. B. Đông Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Tây Bắc.
Câu 9. Yếu tố hải văn nào sau đây không thể hiện cho tính chất nhiệt đới gió mùa và khép kín của Biển Đông?
A. Nhiệt độ trung bình của nước biển cao. B. Các dòng hải lưu chảy theo mùa.
C. Độ muối của nước biển tương đối cao. D. Biển Đông có lưu lượng nước lớn.
Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng với Biển Đông?
A. Là biển tương đối kín. B. Nằm trong vùng nhiệt đới khô.
C. Phía đông và đông nam là vòng cung đảo. D. Phía bắc và phía tây là lục địa.
Câu 11. Nhờ tiếp giáp với biển Đông nên khí hậu nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Có sự phân hóa đa dạng giữa các khu vực. B. Mùa đông bớt lạnh, mùa hè bớt nóng.
C. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa. D. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 12. Nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít sông đổ ra biển thuận lợi nhất cho nghề
A. khai thác hải sản. B. làm muối.
C. nuôi trồng thủy sản. D. chế biến thủy sản.
Câu 13: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quyết định bởi
A. ảnh hưởng của biển Đông rộng lớn. B. ảnh hưởng sâu sắc hoàn lưu gió mùa.
C. vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến. D. chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta?
A. Cán cân bức xạ quanh năm âm. B. Sinh vật cận nhiệt đới chiếm ưu thế.
C. Xâm thực mạnh ở miền đồi núi. D. Chế độ nước sông không phân mùa.
Câu 15: Biển Đông có ảnh hưởng sâu sắc đến thiên nhiên phần đất liền nước ta chủ yếu do
A. biển Đông là một vùng biển rộng lớn. B. hướng nghiêng địa hình thấp dần ra biển.
C. có nhiều vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền. D. hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang.
Câu 16: Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp nhất đến thành phần tự nhiên nào sau đây ?
A. Đất đai. B. Địa hình. C. Khí hậu. D. Sông ngòi.
Câu 17. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết dãy con Voi cùng hướng với dãy núi nào sau
đây?
A. Tam Điệp. B. Ngân Sơn. C. Bắc Sơn. D. Sông Gâm
Câu 18. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết cao nguyên nào sau đây nằm kề với sông Đà?
A. Sơn La. B. Pleiku C. Kon Tum D. Lâm Viên.
Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tháng nào sau đây ở trạm khí tượng Đồng Hới
có lượng mưa lớn nhất?
A.Tháng IX. B. Tháng X. C. Tháng XI. D. Tháng XII
Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp Lào?
A. Điện Biên. B. Nghệ An. C. Đắk Lắk. D. Thanh Hóa.
Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Cả?
A. Sông Cầu. B. Sông Hiếu. C. Sông Đà. D. Sông Thương.
Câu 22. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 10, cho biết lưu lượng nước trung bình lớn nhất của sông
Hồng (trạm Hà Nội) vào tháng nào?
A.Tháng 6. B. Tháng 7. C. Tháng 8. D. Tháng 9.
Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tháng nào sau đây có bão đổ bộ trực tiếp từ biển
Đông vào vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ?
A. tháng VI. B. tháng VIII. C. tháng IX. D. tháng X.
Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây không có gió Tây
khô nóng?
A. Đông Nam Bộ. B. Tây Bắc Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ.

Câu 25. Cho biểu đồ: NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI
Nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm khí hậu Hà Nội?
A. Biên độ nhiệt trung bình năm 12,50C. B. Lượng mưa tháng cao nhất gấp 18 lần tháng thấp nhất.
C. Lượng mưa trung bình năm trên 2000mm. D. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 30,50C.
Câu 26. Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: triệu người)
Năm 2005 2007 2009 2011 2013 2015
Thành thị 22,3 23,7 25,6 27,7 28,9 31,1
Nông thôn 60,1 60,4 60,4 60,1 60,9 60,6
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, NXB Thống kê, 2016)
Để thể hiện dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta giai đoạn 2005 - 2015, biểu đồ nào sau đây là
thích hợp nhất?
A. Kết hợp. B. Tròn. C. Cột. D. Đường.
Câu 27. Cho bảng số liệu sau:
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
(Đơn vị: mm)
Địa điểm Lượng mưa Bốc hơi Cân bằng ẩm
Hà Nội 1676 989 +687
Huế 2868 1000 +1868
TP HCM 1931 1686 +245
Để so sánh lượng mưa, bốc hơi và cân bẳng ẩm của ba địa điểm trên, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp
nhất?
A. Cột. B. Kết hợp. C. Đường. D. Tròn.
Câu 28. Cho biểu đồ về một số chỉ số dân cư của nước ta, năm 1999, 2009 và 2019:
(Nguồn số liệu theo Tổng điều tra dân số năm 2019)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?


A. Cơ cấu tỉ suất sinh và tỉ suất tử. B. Tình hình tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tăng tự nhiên.
C. Tốc độ tăng tỉ suất sinh và tỉ suất tử. D. Tình hình tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm):
Câu 1. (1,0 điểm) Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Câu 2. (1,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Địa điểm Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình
tháng I (oC) tháng VII (oC) năm (oC)
Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2
Hà Nội 16,4 28,9 23,5
Huế 19,7 29,4 25,1
Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7
Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8
TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 26,9
Dựa vào bảng số liệu trên, hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam.
Câu 3. (1,0 điểm) Hãy cho biết hiện tượng sạt lỡ bờ biển và hiện tượng cát bay, cát chảy đã gây ra những
hậu quả gì đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta?

------------------------------ HẾT ------------------------


(Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành
trong khi làm bài thi.)

You might also like