You are on page 1of 6

Câu 1.

Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở miền núi là


A. tạo thành nhiều phụ lưu. B. dòng chảy mạnh.
C. hệ số bào mòn nhỏ. D. tổng lượng cát bùn lớn.
Câu 2. Vào giữa và cuối mùa hạ gió mùa mùa hạ thổi theo hướng đông nam vào Bắc Bộ
là do đâu?
A. Gặp đảo Hải Nam. B. Dòng biển nóng.
C. Áp thấp Bắc Bộ hút gió. D. Địa hình thấp dần ra biển.
Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Cả đổ ra biển ở cửa nào sau
đây?
A. Lạch Trường. B. Hội.
C. Gianh. D. Nhật Lệ.
Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia Mũi Cà Mau
thuộc thảm thực vật nào sau đây?
A. Rừng kín thường xanh. B. Rừng thưa.
C. Rừng tre nứa. D. Rừng ngập mặn.
Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta
giáp Trung Quốc?
A. Cao Bằng. B. Hòa Bình.
C. Thanh Hóa. D. Nghệ An.
Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta có
khoáng sản sắt?
A. Thái Nguyên. B. Hưng Yên.
C. Bắc Ninh. D. Nam Định.
Câu 7: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống
sông Hồng?
A. Sông Mã. B. Sông Đà.
C. Sông Chu. D. Sông Cả.
Câu 8: Cho bảng số liệu:
LƯU LƯỢNG NƯỚC TRUNG BÌNH THÁNG CỦA SÔNG HỒNG TẠI TRẠM HÀ
NỘI
(Đơn vị: m3/s)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Lưu 104 885 765 889 148 351 559 666 499 310 219 137
lượng 0 0 0 0 0 0 0 0 0
nước

(Nguồn: Atlat Địa lí Việt Nam – NXB Giáo dục Việt Nam)
Để thể hiện lưu lượng nước trung bình các tháng của Sông Hồng tại trạm Hà Nôi, biểu đồ
nào thích hợp nhất:
A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ đường.
C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ miền.
Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết ở nước tháng nào sau đây có tần
suất bão hoạt động lớn nhất?
A. Tháng 6. B. Tháng 9. C. Tháng 11. D. Tháng 12
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới
đây có biên độ nhiệt trong năm cao nhất?
A. Biểu đồ khí hậu Nha Trang B. Biểu đồ khí hậu Hà Nội
C. Biểu đồ khí hậu Cà Mau. D. Biểu đồ khí hậu thành phố Hồ Chí
Minh
Câu 11: Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG MỚI TẬP TRUNG PHÂN THEO LOẠI RỪNG
CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2019
(Đơn vị: Nghìn ha)
Năm Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc đụng

2010 225,9 31,1 4,6

2012 217,0 18,5 1,8

2014 227,4 25,0 1,5

2019 256,5 11,1 1,4

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Nhận xét nào sau đây đúng về diện tích rừng trồng mới tập trung phân theo loại rừng của
nước ta từ bảng số liệu trên?
A. Rừng sản xuất xu hướng tăng liên tục. B. Rừng phòng hộ giảm liên tục.
C. Rừng đặc dụng giảm liên tục. D. Rừng phòng hộ diện tích lớn nhất.
Câu 12. Cho biểu đồ sau:
BIỂU ĐỒ LƯU LƯỢNG NƯỚC TRUNG BÌNH THÁNG CỦA SÔNG HỒNG
VÀ SÔNG ĐÀ RẰNG (m3/s)

Nhận xét nào sau đây là đúng với lưu lượng nước trung bình các tháng của Sông Hồng và
sông Đà Rằng?
A. Chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa.
B. Mùa lũ trên sông Hồng kéo dài từ tháng VI đến tháng XII.
C. Chế độ nước của 2 sông đặc trưng cho vùng khí hậu cận xích đạo.
D. Sông Đà Rằng có lưu lượng nước lớn hơn sông Hồng.

Câu 13. Điều kiện tự nhiên cho phép triển khai các hoạt động du lịch biển quanh năm ở
các vùng
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. D. Bắc Bộ và Nam Bộ.
Câu 14. Kiểu thời tiết đặc trưng khi gió Lào hoạt động mạnh là
A. khô, nóng.
B. nhiệt độ cao, độ ẩm cao.
C. nóng khô với nhiệt độ cao, độ ẩm cao.
D. nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp.
Câu 15. Nguyên nhân chính khiến đất feralit có màu đỏ vàng là do
A. các chất bazơ dễ tan như Ca2+, K+, Mg2+ bị rửa trôi mạnh.
B. có sự tích tụ oxit sắt (Fe2O3)
C. sự tích tụ ôxit nhôm (Al2O3).
D. có sự tích tụ đồng thời ôxít sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3).
Câu 16. Cảnh quan rừng xavan cây bụi ở nước ta xuất hiện chủ yếuở
A. sơn nguyên Đồng Văn. B. khu vực Quảng Bình - Quảng Trị.
C. khu vực cực Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 17. Yếu tố quy định tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta là
A. thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm.
B. nhu cầu đa dạng của thị trường trong và ngoài nước
C. lao động theo mùa vụ ở các vùng nông thôn.
D. sự phân hoá theo mùa của khí hậu.
Câu 18. Nguyên nhân dẫn tới sự phân hoá lượng mưa theo không gian ở nước ta là
A. tác động của hướng các dãy núi.
B. sự phân hoá độ cao địa hình
C. tác động của gió mùa.
D. tác động kết hợp của gió mùa và địa hình.
Câu 19: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây thuộc
Miền khí hậu phía Bắc?
A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ.
Câu 20: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào sau đây
chiếm tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất ở nước ta?
A. Sông Hồng.
B. Sông Mã.
C. Sông Đồng Nai.
D. Sông Mê Công.
Câu 21: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết nhóm đất nào sau đây phân bố dọc
sông Tiền, sông Hậu?
A. Đất phù sa sông. B. Đất phèn.
C. Đất mặn. D. Đất cát biển.
Câu 22: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết khu dự trữ sinh quyển thế giới
Cù Lao Chàm thuộc phân khu địa lí động vật nào sau đây?
A. Đông Bắc. B. Tây Bắc.
C. Bắc Trung Bộ. D. Trung Trung Bộ.
Câu 23. Cho bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa
điểm.
(Đơn vị: mm)
Địa điểm Lượng mưa Khả năng bốc hơi Cân bằng ẩm
Hà Nội 1.676 989 + 687
Huế 2.868 1.000 + 1.868
Tp Hồ Chí Minh 1.931 1.686 + 245
Để thể hiện sự so sánh lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của các địa điểm trên,
biểu đồ nào thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ
miền.
Câu 24: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây thuộc
miền khí hậu phía Nam?
A. Tây Bắc Bộ. B. Đông Bắc Bộ.
C. Tây Nguyên. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 25: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết nhóm đất nào sau đây phân bố
chủ yếu ở ven biển?
A. Đất feralit trên đá badan. B. Đất phèn.
C. Đất feralit trên đá vôi. D. Đất mặn.
Câu 26: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng
cánh cung?
A. Con Voi. B. Pu Đen Đinh.
C. Pu Sam Sao. D. Bắc Sơn.
Câu 27: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về
chế độ gió ở trạm khí tượng TP. Hồ Chí Minh?
A. Gió tháng 1 hoạt động mạnh nhất. B. Gió hoạt động đều trong cả
năm.
C. Gió tháng 7 hoạt động mạnh nhất. D. Gió Tây khô nóng hoạt động
mạnh.
Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhiệt độ trung bình năm
của TP. Hồ Chí Minh ở mức là
A. dưới 180 C. B. trên 200 C.
C. trên 24 C.
0
D. từ 200 C đến 240 C.
Câu 29: Cho bảng số liệu:
Một số chỉ số về nhiệt độ của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh (0C)
Địa điểm t0 trung t0 trung bình t0 trung bình Biên độ t0 trung
bình năm tháng lạnh tháng nóng bình năm
Hà Nội 23,5 16,4 28,9 12,5
TP. Hồ Chí Minh 27,1 25,8 28,9 3,1
(Nguồn: SGK Địa lý 12, bài tập 1 trang 50).
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên:
A. Hà Nội có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn TP. Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội có nhiệt độ trung bình tháng lạnh thấp hơn TP. Hồ Chí Minh.
C. TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình tháng nóng thấp hơn Hà Nội.
D. TP. Hồ Chí Minh có biên độ nhiệt trung bình năm thấp hơn Hà Nội.
Câu 30: Cho biểu đồ:
CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2018

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu sử dụng đất của Đồng bằng sông Hồng và Đồng
bằng sông Cửu Long?
A. Đất chuyên dùng, thổ cư ở cả hai vùng đều chiếm tỉ trọng thứ hai.
B. Tỉ trọng đất lâm nghiệp ở cả hai đồng bằng tương đương nhau.
C. Đất nông nghiệp đều chiếm tỉ trọng lớn nhất ở cả hai đồng bằng.
D. Đất lâm nghiệp ở cả hai đồng bằng đều chiếm tỉ trọng nhỏ nhất.
Câu 31. Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây?
A. Á và Ấn Độ Dương. B. Á và Thái Bình Dương.
C. Á-Âu, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. D. Á-Âu và Thái Bình Dương.
Câu 32. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí nước ta?
A. Việt Nam nằm trong khu vực phát triển kinh tế sôi động của thế giới.
B. Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương nên vừa gắn liền với lục địa, vừa
tiếp giáp Biển Đông với đường bờ biển kéo dài.
C. Việt Nam nằm ở trung tâm các vành đai động đất và sóng thần trên thế giới.
D. Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến ở bán cầu Bắc.
Câu 33. Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lý là
A. giàu tài nguyên khoáng sản và sinh vật.
B. nằm trong vành đai nhiệt đới nên nhiệt độ cao.
C. thuận lợi chung sống hoà bình, hợp tác và cùng phát triển với các nước trong khu vực.
D. tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế
giới.
Câu 34. Địa hình nước ta có hướng nghiêng chung là
A. Tây - Đông. B. Bắc - Nam. C. Tây Bắc - Đông Nam. D. Đông Bắc –Tây
Nam.
Câu 35. Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc nước ta đặc trưng cho vùng khí hậu:
A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
B. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa hạ nóng ẩm.
C. cận nhiệt đới gió mùa có mùa hạ ít mưa.
D. cận xích đạo gió mùa có mùa khô sâu sắc.
Câu 36. Đặc điểm chung của địa hình vùng đồi núi Đông Bắc là
A. địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế.
B. địa hình đồi núi cao chiếm ưu thế.
C. địa hình chủ yếu là cao nguyên, sơn nguyên.
D. gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc –Đông Nam.
Câu 37. Đặc điểm địa hình nào sau đây đúng với vùng núi Tây Bắc?
A. Gồm các dãy núi chạy theo hướng Bắc- Nam.
B. Gồm các dãy núi chạy theo hướng vòng cung.
C. Gồm các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
D. Gồm các dãy núi chạy theo hướng Tây - Đông.
Câu 38. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi
A. địa hình nước ta thấp dần ra biển. B. hoạt động của gió phơn.
C. địa hình nước ta nhiều đồi núi. D. vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí
tuyến.
Câu 39. Địa hình đồi núi Việt Nam tiêu biểu cho vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, thể hiện ở
A.vùng núi đá vôi hình thành địa hình catxtơ. B.vùng đồng bằng bị thu hẹp.
C.vùng núi cao ít bị cắt xẻ. D. vùng đồng bằng sông Cửu Long bị xâm
ngập mặn.
Câu 40. Vùng Đông Bắc có mùa đông lạnh và kéo dài nhất nước là do ảnh hưởng của?
A. Tác động trực tiếp của gió mùa Đông Bắc.
B. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió biển thổi vào.
C. Hướng địa hình và tác động trực tiếp của gió mùa đông Bắc.
D. Độ cao địa hình và tác động trực tiếp của của gió mùa Đông Bắc.

You might also like