You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I.

MÔN ĐỊA LÍ 12
NĂM HỌC 2021 - 2022
HS học hết nội dung sách giáo khoa: Bài 6. Đất nước nhiều đồi núi.
Bài 9. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Đất nước Nêu được đặc Phân tích được các Sử dụng Atlat Giải thích được
nhiều đồi núi điểm chung của đặc điểm địa hình Địa lí để xác đặc điểm địa hình
địa hình Việt nước ta đinh được một nước ta
Nam số dạng địa hình
nước ta
5.0 điểm 2.0 điểm 1.5 điểm 1.0 điểm 0.5 điểm
08 câu TN 06 câu TN 04 câu TN 02 câu TN
Thiên nhiên Nêu được các Phân tích được các Nhận xét biểu Giải thích được
nhiệt đới ẩm biểu hiện của khí biểu hiện của khí đồ và bảng số tính chất nhiệt
gió mùa hậu nhiệt đới ẩm hậu nhiệt đới ẩm liệu về nhiệt độ, đới ẩm gió mùa ở
  gió mùa ở nước gió mùa ở nước ta lượng mưa, độ các khu vực nước
ta ẩm ta.
5.0 điểm 2.0 điểm 1.5 điểm 1.0 điểm 0.5 điểm  
08 câu TN  06 câu TN  04 câu TN   02 câu TN 
Tổng: 10 4.0 điểm 3. 0 điểm 2.0 điểm 1.0  điểm
điểm (16 câu TN) (12 câu TN) (08 câu TN) (04 câu TN)

Câu 1. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình nước ta?
A. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích.
B. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
C. Địa hình ít chịu tác động mạnh mẽ của con người.
D. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 2. Các dãy núi ở nước ta chạy theo 2 hướng chính là
A. vòng cung và Đông Bắc – Tây Nam. B. vòng cung và Tây Nam – Đông Bắc.
C. vòng cung và Đông Nam – Tây Bắc. D. vòng cung và Tây Bắc – Đông Nam.
Câu 3. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là
A. gồm các cao nguyên badan rộng lớn . B. đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
C. có địa hình cao đồ sộ nhất nước ta. D. hướng núi chính là Tây Bắc - Đông Nam.
Câu 4. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là
A. có bốn cánh cung lớn mở rộng ra phía bắc. B. có núi cao và đồ sộ nhất nước ta.
C. gồm các dãy núi song song và so le nhau. D. gồm các khối núi và cao nguyên badan.
Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam?
A. Có những đỉnh cao trên 2000m nghiêng dần về phía đông.
B. Có các bề mặt cao nguyên badan tương đối bằng phẳng.
C. Hướng Tây Bắc - Đông Nam là chủ yếu.
D. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây.
Câu 6. Điểm giống nhau cơ bản nhất giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc là
A. địa hình có hướng Tây Bắc - Đông Nam là chủ yếu.
B. có các dãy núi và sơn nguyên đá vôi đồ sộ.
C. có độ cao lớn với nhiều đỉnh trên 2000m.
D. có các dãy núi đâm ngang ra biển.
Câu 7. Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là
A. nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
B. độ cao trung bình từ 200m đến 500m.
C. không được nâng lên trong vận động Tân kiến tạo.
D. được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.
Câu 8. Điểm giống nhau của địa hình vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam là
A. có nhiều khối núi cao, đồ sộ. B. hướng núi vòng cung.
C. có nhiều cao nguyên ba dan. D. có nhiều cao nguyên đá vôi.
Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng núi Tây Bắc?
A. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. B. Có ba dải địa hình cùng hướng Đông Bắc – Tây Nam.
C. Có địa hình cao nhất nước ta. D. Có các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi.
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết khối núi đá vôi Hà Giang thuô ̣c
khu vực đồi núi nào sau đây?
A. Đông Bắc B. Trường Sơn Nam.
C. Tây Bắc. D. Trường Sơn Bắc.
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết cao nguyên Di Linh thuô ̣c khu
vực đồi núi nào sau đây?
A. Đông Bắc B. Trường Sơn Nam.
C. Tây Bắc. D. Trường Sơn Bắc.
Câu 12. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, hãy cho biết dãy núi nào sau đây chạy
theo hướng vòng cung?
A. Hoành Sơn. B. Bạch Mã. C. Bắc Sơn. D. Con Voi.
Câu 13. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, hãy cho biết dãy núi nào sau đây chạy
theo hướng Tây Bắc – Đông Nam?
A. Ngân Sơn. B. Đông Triều. C. Trường Sơn Bắc. D. Sông Gâm.
Câu 14. Đặc điểm nào sau đây thể hiện Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi?
A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng. B. Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.
C. Địa hình có tính phân bậc. D. Địa hình phân hóa đa dạng.
Câu 15. Nguyên nhân chủ yếu nào đã tạo nên tính phân bậc của địa hình đồi núi nước ta?
A. Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Nước ta nằm trên các đơn vị kiến tạo khác nhau.
C. Cường độ nâng lên không liên tục trong các chu kì Tân kiến tạo.
D. Quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.
Câu 16. Biểu hiện nào sau đây không đúng với cấu trúc địa hình nước ta?
A. Địa hình được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại.
B. Hướng nghiêng chung Tây Bắc – Đông Nam.
C. Gồm 2 hướng chính: Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.
D. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
Câu 17. Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung của nước ta được quy định bởi
A. vị trí địa lí của nước ta. B. hình dạng lãnh thổ đất nước.
C. hướng của các mảng nền cổ. D. cường độ của vận động nâng lên
Câu 18. Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Đông Bắc và Tây Bắc là
A. đồi núi thấp chiếm ưu thế. B. hướng nghiêng Đông Bắc – Tây Nam.
C. có nhiều cao nguyên badan. D. theo hướng núi là hướng của dòng sông.
Câu 19. Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện rõ rệt ở
A. xâm thực mạnh ở miền đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
B. sự đa dạng của địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng…
C. sự phân hóa rõ theo độ cao với nhiều bậc địa hình
D. cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung
Câu 20. Đâu là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến
các yếu tố khác?
A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ Bắc đến Nam. B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối.
C. Núi nước ta có địa hình hiểm trở. D. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
Câu 21. Cho biểu đồ sau
Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng ở Hà Nội

Hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội?
A. Chế độ mưa có sự phân mùa. B. Tháng XII có nhiệt độ dưới 150C.
C. Lượng mưa lớn nhất vào tháng VIII. D. Nhiệt độ các tháng trong năm không đều.
Câu 22. Cho biểu đồ
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018, https://www.gso.gov.vn)
Đỉnh lũ của sông Hồng vào tháng mấy?
A. 6. B. 7 C. 8. D. 9
Câu 23. Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có
A. tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm.
B. tín phong bán cầu Nam hoạt động quanh năm.
D. khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ tác động đến trong mùa hạ.
C. các khối khi lạnh phương Bắc ảnh hưởng đến trong mùa đông.
Câu 24. Dựa vào bảng số liệu sau:
Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm
Địa điểm Nhiệt độ trung Nhiệt độ trung Nhiệt độ trung
bình tháng I bình tháng VII bình năm
Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2
Hà Nội 16,4 28,9 23,5
Huế 19,7 29,4 25,1
Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7
Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8
TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1
Nhiệt độ trung bình năm có xu hướng
A. tăng dần từ Bắc vào Nam. B. giảm dần từ Bắc vào Nam.
C. tăng giảm không ổn định. D. tăng dần từ Nam ra Bắc.
Câu 25. Dựa vào bảng số liệu sau:
Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm
Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm)
Hà Nội 1676 989
Huế 2868 1000
Tp. Hồ Chí Minh 1931 1686
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Huế có cân bằng ẩm cao nhất. B. Huế có lượng mưa lớn nhất.
C. Hà Nội có cân bằng ẩm thấp nhất. D. TP Hồ Chí Minh có cân bằng ẩm thấp
nhất.
Câu 26. Gió mùa hoạt động ở nước ta gồm
A. gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. B. gió mùa mùa hạ và Tín phong bán cầu
Bắc.
C. gió mùa mùa hạ và Tín phong bán cầu Nam. D. gió mùa mùa đông và Tín phong bán cầu
Bắc.
Câu 27. Tính chất của gió mùa Đông Bắc vào đầu mùa đông ở nước ta là
A. ẩm ướt. B. lạnh ẩm. C. lạnh khô. D. khô hanh.
Câu 28. Gió Tây khô nóng ở Trung Bộ và Nam Tây Bắc nước ta có nguồn gốc từ khối khí
A. Bắc Ấn Độ Dương. B. chí tuyến bán cầu Nam.
C. phía bắc lục địa Á – Âu. D. chí tuyến Thái Bình Dương.
Câu 29. Gió mùa Tây Nam thổi vào nước ta có nguồn gốc từ khối khí
A. Bắc Ấn Độ Duơng. B. chí tuyến bán cầu Bắc.
C. chí tuyến bán cầu Nam. D. phía bắc lục địa Á – Âu.
Câu 30. Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có nguồn gốc từ khối khí
A. chí tuyến Tây Thái Bình Dương. B. chí tuyến bán cầu Nam.
C. Bắc Ấn Độ Dương. D. phương Bắc lục địa Á – Âu.
Câu 31. Tín phong thổi vào nước ta chỉ mạnh nhất vào thời kì
A. mùa hạ. . B. mùa đông.
C. chuyển tiếp giữa hai mùa. D. giữa mùa hạ hoặc mùa đông.
Câu 32. Về mùa đông, từ Đà Nẵng trở vào chiếm ưu thế là
A. gió Tây Nam. B. gió mùa Tây Nam.
C. gió mùa Đông Bắc. D. Tín phong bán cầu Bắc.
Câu 33. Tín phong bán cầu Bắc vào mùa đông đã
A. gây mưa phùn ở Bắc Bộ. B. gây mưa cho Tây Nguyên.
C. gây mưa cho đồng bằng Nam Bộ. D. gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ.
Câu 34. Gió mùa Đông Bắc khi thổi vào nước ta vào nửa sau mùa đông gây nên mưa phùn do
A. đi qua biển. B. gặp dãy Bạch Mã.
C. gặp phải Trường Sơn. D. đi qua lục địa Trung Hoa.
Câu 35. Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta
A. chỉ hoạt động ở miền Bắc. B. thổi liên tục suốt mùa đông.
C. suy yếu và bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. D. tạo nên mùa đông lạnh 2-3 tháng ở miền
Bắc.
Câu 36. Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài ở các vùng đón gió Nam Bộ và Tây Nguyên là do
hoạt động của
A. gió Tây Nam xuất phát từ vịnh Bengan.
B. gió mùa Đông Bắc xuất phát từ các cao áp phương Bắc.
C. gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu Nam.
D. Tín phong bán cầu Bắc xuất phá từ cao áp cận chí tuyến nửa cẩu Bắc.
Câu 37. Thời tiết rất nóng và khô ở ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta do
loại gió nào sau đây gây ra?
A. gió Tây Nam. B. gió mùa Đông Bắc.
C. Tín phong bán cầu Bắc. D. Tín phong bán cầu Nam.
Câu 38. Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào tháng IX cho Trung Bộ là
A. gió Tây Nam và gió nùa Tây Nam. B. gió Tây Nam và gió mùa Đông Bắc.
C. gió Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới. D. gió Tây Nam và Tín phong bán cầu Bắc.
Câu 39. Miền Trung có mưa lệch về cuối thu đông là do
A. đầu mùa có gió phơn, cuối mùa có gió mùa Tây Nam.
B. đầu mùa có gió phơn, cuối mùa có gió mùa Đông Bắc.
C. đầu mùa có gió mùa Tây Nam, cuối mùa có gió mùa Đông Bắc.
D. đầu mùa có Tín phong bán cầu Bắc, cuối mùa có gió mùa Đông Bắc.
Câu 40. Mùa mưa ở miền Nam dài hơn ở miền Bắc là do
A. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới chậm dần từ Bắc vào Nam.
B. hoạt động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở phía Nam.
C. miền Nam có vị trí địa lí gần xích đạo hơn.
D. miền Nam có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau hơn.

You might also like