You are on page 1of 16

Ôn tập giữa kì 1 lý thuyết Khoa học tự nhiên 6

1. Giới thiệu về khoa học tự nhiên


 Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật và hiện tượng của thế giới tự nhiên và
ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống của con người.
 Khoa học tự nhiên có vai trò cung cấp thông tin mới và nâng cao hiểu biết của
con người.
 Khoa học tự nhiên góp phần mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế.
 Khoa học tự nhiên bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
 Khoa học tự nhiên bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
 Các lĩnh vực nghiên cứu của khoa học tự nhiên:
 Sinh học nghiên cứu các sinh vật và sự sống trên Trái Đất.
 Thiên văn học nghiên cứu về vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao, …).
 Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất
 Vật lí nghiên cứu về vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng.
 Vật sống gồm các dạng sống đơn giản (ví dụ virus) và sinh vật. Chúng mang
những đặc điểm của sự sống.
 Vật không sống là những vật không mang những đặc điểm của sự sống.
2. Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành
 Dụng cụ đo chiều dài là thước
 Dụng cụ đo khối lượng là cân
 Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là cố, ống đong,…
 Dụng cụ đo thời gian là đồng hồ
 Dụng cụ đo nhiệt độ là nhiệt kế
 Cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích
 Quy định an toàn trong phòng thực hành
 Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành
3. Các phép đo

- Các bước đo chiều dài bằng thước:

 Bước 1: Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo phù hợp.


 Bước 2: Đặt thước dọc theo chiều dài vật cần đo, sao cho một đầu của vật thẳng
với vạch số 0 của thước.
 Bước 3: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của
vật.
 Bước 4: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu còn lại của vật.

- Các bước đo khối lượng bằng cân đồng hồ:

 Bước 1: Ước lượng khối lượng vật đem cân để chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù
hợp.
 Bước 2: Điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.
 Bước 3: Đặt vật lên đĩa cân.
 Bước 4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt số.
 Bước 5: Đọc và ghi số chỉ của kim cân theo vạch chia gần nhất
4. Oxygen và không khí
 Oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị và ít tan trong nước.
 Oxygen với sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu
 Không khí là một yếu tố không thể thiếu đối với sự sinh trưởng và phát triển của
sinh vật trên Trái Đất. Mỗi thành phần trong không khí có vai trò riêng đối với tự
nhiên.
 Ô nhiễm không khí là khi không khí có sự thay đổi lớn về thành phần, chủ yếu là
do khói, bụi hoặc các khí lạ khác.
 Không khí bị ô nhiễm có thể xuất hiện mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn, gây biến
đổi khí hậu, ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và sức khỏe sinh vật.
5. Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu
 Các vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu. Các vật liệu được tạo nên từ một
hoặc nhiều chất.
 Một số vật liệu thông dụng như: nhựa, kim loại, cao su, thủy tinh, gốm, gỗ,….
 Dựa vào trạng thái, người ta chia nhiên liệu thành 3 loại:
 Nhiên liệu rắn: than, củi …
 Nhiên liệu lỏng: xăng, dầu …
 Nhiên liệu khí: khí thiên nhiên, khí mỏ dầu …
 Một số nhiên liệu thông dụng như: than, xăng, dầu,….
 Phần lớn các năng lượng mà chúng ta sử dụng ngày nay đều đến từ loại nhiên
liệu như than, dầu mỏ …. Với tốc độ khai thác và tiêu thụ như hiện nay, các nhiên
liệu này đang có nguy cơ cạn kiệt.
 An ninh năng lượng là việc đảm bảo năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, đủ
dùng, sạch và rẻ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió …
 Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững
 Con người khai thác và chế biến các nguyên liệu để tạo nên sản phẩm.

Ví dụ:

 Quặng bauxite được dùng để sản xuất nhôm


 Quặng apatite được dùng để sản xuất phân lân;
6. Tế bào

- Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.

- Tế bào có nhiều loại, từng loại tế bào lại có các hình dạng khác nhau (hình que, hình cầu, hình
sao…).

- Tế bào có kích thước rất nhỏ, đa số đều không thể quan sát bằng mắt thường mà phải dùng kính
hiển vi để quan sát.

- So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật

+ Giống: Tế bào thực vật và tế bào động vật đều được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là:

 Màng tế bào: là lớp màng mỏng, kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra
khỏi tế bào.
 Tế bào chất: là chất keo lỏng chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các
hoạt động sống của tế bào.
 Nhân tế bào: có màng nhân bao bọc chất di truyền và là trung tâm điều khiển hầu
hết mọi hoạt động của tế bào.

+ Khác: Tế bào thực vật có lục lạp còn tế bào động vật thì không

Bài tập ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6


Câu 1: Khoa học tự nhiên có những vai trò nào đối với cuộc sống?

A. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.
B. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế.
C. Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
D. Cả 3 phương án trên.

Câu 2: Vật nào sau đây là vật sống?

A. Xe đạp
B. Quả bưởi ở trên cây
C. Robot
D. Máy bay

Câu 3: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thể tích?

A. Thước kẻ
B. Nhiệt kế rượu
C. Chai lọ bất kì
D. Bình chia độ

Câu 4: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo chiều dài?

A. Mét (m)
B. Inch (in)
C. Dặm (mile)
D. Cả 3 phương án trên

Câu 5: Công thức nào sau đây là công thức chuyển đổi đúng đơn vị nhiệt độ từ thang Xen – xi –
ớt sang thang Ken – vin?
A. T(K) = t(0C) + 273
B. t0C = (t – 273)0K
C. t0C = (t + 32)0K
D. t0C = (t.1,8)0F + 320F
Câu 6: Nhiệt kế y tế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng nào?

A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn


B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí
C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
D. A hoặc B
Câu 7: Vật thể tự nhiên là

A. Vật thể không có các đặc trưng sống.


B. Vật thể có các đặc trưng sống.
C. Vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.
D. Vật thể có sẵn trong tự nhiên.

Câu 8: Có các vật thể sau: quả chuối, máy tính, cây mít, cái chậu, lọ hoa, xe máy, cây tre. Số vật
thể tự nhiên là

A. 5
B. 4
C. 3
D. 2.

Câu 9: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?

A. Hòa tan đường mía vào nước.


B. Cô cạn nước muối thành muối.
C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện màu đen.
D. Đun nóng đường ở thể rắn để đường chuyển sang đường ở thể lỏng.

Câu 10: Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia một lần tạo thành số tế bào con là?

A. 4 tế bào con.


B. 6 tế bào con.
C. 2 tế bào con.
D. 3 tế bào con.

ĐÁP ÁN
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp án D B D D A C D C C C

Câu 1

Nêu một số lương thực - thực phẩm có thể bảo quản bằng mỗi phương pháp sau:

a) phơi khô.
b) làm lạnh.

c) sử dụng muối.

d) sử dụng đường.

Trả lời:

A)Lương thực – thực phẩm có thể bảo quản bằng phơi khô: Đỗ xanh, đỗ đen, đậu tương, lạc, hoa
quả sấy, cá khô...

b) Lương thực – thực phẩm có thể bảo quản bằng làm lạnh: Cá, tôm, rau củ quả, đồ tươi sống

c) Lương thực – thực phẩm có thể bảo quản bằng sử dụng muối: cà (muối cà); cá (ướp muối,
phơi khô); thịt …

d) Lương thực – thực phẩm có thể bảo quản bằng sử dụng đường: các loại hoa quả: sấu; dâu …

Câu 2

Các vật dụng có thể được tạo nên từ nhiều vật liệu khác nhau. Hãy chọn liệu phù hợp và nêu
những lưu ý khi sử dụng theo gợi ý trong bảng sau:

Vật dụng Vật liệu phù hợp Lưu ý khi sử dụng

Dây dẫn điện Đồng Thường xuyên kiểm tra vỏ cách


điện của dây dẫn

Ủng đi mưa ? ?

Cốc ? ?

Bàn ghế ? ?

Bình hoa ? ?

Trả lời
Vật dụng Vật liệu phù hợp Lưu ý khi sử dụng
Dây dẫn điện Đồng Thường xuyên kiểm tra vỏ cách
điện của dây dẫn

Ủng đi mưa Cao su Tránh để nơi có nhiệt độ quá cao


hoặc quá thấp, tránh tiếp xúc với
các hóa chất trong thời gian dài
hoặc các vật sắc nhọn.

Cốc Thủy tinh Nên dùng vài mềm để lau chùi


thủy tinh, tránh để các vật sắc,
nhọn đè lên.

Bàn ghế Gỗ Tránh bị ẩm, thường xuyên kiểm


tra tránh mối, mọt phá hoại.

Bình hoa Gốm Tránh xa tầm tay của trẻ em.

Câu 3

Nêu tác dụng của các việc làm sau:

a. Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa

b. Tắt bếp khi sử dụng xong

Trả lời:

a. Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa nhằm: Cung cấp thêm khí oxi giúp lửa cháy to hơn

b. Tắt bếp khi sử dụng xong giúp chúng ta: Tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường, an toàn cho
bản thân và gia đình

Câu 4

Đá vôi là nguyên liệu cho một số ngành sản xuất


a. Thành phần chính của đá vôi là gì?

b. Tìm kiếm thông tin và nêu tên một số vùng núi đá vôi nổi tiếng ở nước ta

Trả lời:

a. Thành phần chính của đá vôi là calcium carbonate

Ngoài ra còn một số các tạp chất: đá phiến silic, silica và đá mácma cũng như đất sét, bùn, cát,
bitum...

b. Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng: Hương Tích (Hà Tây), Bích
Động (Ninh Bình), Phong Nha (Quảng Bình) và các hang động khác ở Vịnh Hạ Long (Quảng
Ninh), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Hà Tiên (Kiên Giang),...

Câu 5

Nêu ba ví dụ về hỗn hợp. Cho biết ứng dụng của các hỗn hợp đó.

Trả lời:

- Hỗn hợp gồm hai chất trộn lẫn vào nhau theo kiểu vật lý, nghĩa là không có phản ứng nào xảy
ra giữa các chất đó, mỗi chất trong hỗn hợp vẫn giữ được những tính chất của mình. Hỗn hợp đó
có thể gồm các đơn chất, ví dụ hỗn hợp bột đồng - nhôm; có thể gồm các hợp chất, ví dụ hỗn hợp
đường - muối.

- Ba ví dụ về hỗn hợp và ứng dụng của nó:

- Nước muối loãng: là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi nước và chất tan là muối.

Có tác dụng: thay thế nước súc miệng, sát khuẩn và có thể dùng để vệ sinh một số đồ vật …

- Cồn 70 độ: là hỗn hợp đồng nhất giữa nước và ethanol

Có tác dụng sát trùng vết thương, tiêu diệu vi khuẩn.

- Nước chấm: tùy theo cách pha của từng gia đình mà thành phần có thể khác nhau, nhưng nước
chấm là hỗn hợp.

Có tác dụng: được làm đồ chấm.


Câu 6

Các hỗn hợp sau là hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất?

a. Cà phê đá

b. Nước khoáng

Trả lời:

Hỗn hợp đồng nhất nó là sự kết hợp trong đó thành phần của tất cả các yếu tố đồng nhất trong
toàn bộ hỗn hợp. Người ta thường dễ nhầm lẫn một hỗn hợp đồng nhất với một chất nguyên chất
vì cả hai đều đồng nhất, sự khác biệt là thành phần của chất nguyên chất luôn giống nhau.

Nhiều hỗn hợp đồng nhất thường được gọi là giải pháp. Một sự khác biệt giữa các dung dịch
đồng nhất và không đồng nhất là kích thước của các hạt, vì hỗn hợp đồng nhất có các hạt có kích
thước của các nguyên tử hoặc phân tử

a. Cà phê đá là hỗn hợp không đồng nhất, do xuất hiện ranh giới giữa nước cà phê và đá.

b. Nước khoáng là hỗn hợp đồng nhất do không xuất hiện ranh giới giữa các thành phần.

Câu 7

Hỗn hợp sau là dung dịch, huyền phù hay nhũ tương?

a. Bột mì khuấy đều trong nước

b. Hỗn hợp nước ép cà chua

c. Hỗn hợp dầu ăn được lắc đều với giấm

Trả lời:

a. Bột mì khuấy đều trong nước là huyền phù, do có các chất rắn là bột mì lơ lửng trong chất
lỏng là nước.

b. Hỗn hợp nước ép cà chua là dung dịch, do khi ép đã loại bỏ hết các bã rắn.
c. Hỗn hợp dầu ăn được lắc đều với giấm là nhũ tương, trong đó chất lỏng là dầu ăn lơ lửng
trong lòng chất lỏng khác là giâu 1

Hãy đóng vai một nhà khoa học và giới thiệu cho mọi người khám phá cấu tạo tế bào thực vật.

Gợi ý đáp án

- Tế bào thực vật là tế bào nhân thực với cấu tạo đầy đủa các thành phần chính của tế bào như
màng tế bào, tế bào chất và nhân.

- Ngoài ra, tế bào nhân thực còn bao gồm một số các bào quan cần thiết khác như lục lạp, ti thể,
không bào, thể golgi, lưới nội chất, trung thể, thành cellucose…

Câu 2

Khi quan sát hình vẽ một tế bào, thành phần nào giúp em xác định đó là tế bào nhân sơ hay tế
bào nhân thực?

Gợi ý đáp án

- Thành phần giúp ta có thể nhận biết đó là tế bào nhân sơ hay nhân thực là nhân tế bào.

- Nếu nhân tế bào có màng bao bọc, đó là tế bào nhân thực, còn nếu tế bào không có màng bao
bọc thì đó là tế bào nhân sơ.

Câu 3

a, Hình 13.9 là sơ đồ mô tả tế bào thực vật hay tế bào động vật? Hãy giải thích câu trả lời của
em.

b, Hãy gọi tên các thành phần a, b, c trong hình và nêu chức năng của chúng trong tế bào

Gợi ý đáp án

a, Hình 13.9 là hình mô tả tế bào động vật vì nó không có thành cellulose, lục lạp và không bào
lớn.

b, Tên và chức năng của các thành phần a, b, c là:

Gợi ý đáp án
Thành phần a b c

Tên Màng tế bào Tế bào chất Nhân

Kiểm soát sự di chuyển Chứa các bào quan và là Là trung tâm điều khiển
Chức năng của các chất vào và ra nơi diễn ra hầu hết các hầu hết hoạt động sống
khỏi tế bào hoạt động sống của tế bào của tế bào

Câu 4

Từ một tế bào sau khi phân chia liên tiếp tạp ra 32 tế bào con. Hãy xác định số lần phân chia từ
tế bào ban đầu.

Gợi ý đáp án
Ta có công thức tính số tế bào sau n lần phân chia là: N = 2n hay 32 = 2n

→ Số lần phân chia là: 




Câu 5

Những đặc điểm nào chứng tỏ sinh vật đa bào có cấu tạo phức tạp hơn sinh vật đơn bào?

Gợi ý đáp án

Những đặc điểm nào chứng tỏ sinh vật đa bào có cấu tạo phức tạp hơn sinh vật đơn bào là:

- Nhân có màng nhân bao bọc

- Có nhiều bào quan với độ chuyên hóa cao hơn

Câu 6
Nêu tên các cấp độ tổ chức cấu tạo của cơ thể người có trong hình 13.10.

ấm.

Câu 1

Hãy lập bảng về đặc điểm nhận biết của các nhóm thực vật (Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín) và
lấy ví dụ minh họa cho mỗi nhóm.

Gợi ý đáp án
Tên nhóm thực vật Đặc điểm phân chia Ví dụ

- Chưa có hệ mạch
Rêu Rêu
- Sinh sản bằng bào tử

- Có hệ mạch

Dương xỉ - Chưa xuất hiện hoa và hạt Dương xỉ, rau bợ

- Sinh sản bằng bào tử

- Có hệ mạch

Hạt trần - Không có hoa và có hạt trần Thông, tùng, vạn tuế

- Sinh sản bằng hạt

- Có hệ mạch

Hạt kín - Có hoa và có hạt kín Táo, cam, đào, quất

- Sinh sản bằng hạt

Câu 2

Xây dựng khóa lưỡng phân để nhận biết các động vật trong hình dưới đây.
Gợi ý đáp án

Gợi ý đáp án

- Khóa lưỡng phân phân loại:

Các bước Đặc điểm Tên động vật

Không xương sống Sứa, giun đất, ốc sên


1a

1b Chim, hổ, cá, ếch,


Có xương sống
rắn

2a Hệ thần kinh dạng lưới Sứa

2b Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch Giun đất, ốc sên

3a Không có vỏ Giun đất

3b Có vỏ Ốc sên

4a Thụ tinh ngoài Cá, ếch

4b Thụ tinh trong Rắn, hổ, chim

5a Hô hấp qua da và phổi Ếch

5b Hô hấp qua mang Cá

6a Có lông Hổ, chim

6b Không có lông Rắn

7a Biết bay Chim


7b
Không biết bay Hổ

Câu 3

Tìm hiểu sự đa dạng sinh vật ở địa phương em và làm báo cáo thuyết trình.

Gợi ý đáp án
Báo cáo tìm hiểu sự đa dạng sinh vật ở địa phương

Họ và tên: .........................................................

Lớp: 6A2

Địa điểm tìm hiểu sinh vật: Vườn quốc gia Ba Vì

Nội dung tìm hiểu: Sự đa dạng sinh vật ở địa phương

Kết quả tìm hiểu:

Phiếu quan sát thực vật


Nơi quan Môi trường Nhóm thực Ghi
TT Tên cây Vai trò của cây
sát được sống vật chú
- Lọc bớt CO2 và bụi trong
Vườn quốc
không khí
gia Ba Vì
- Cung cấp O2 cho sinh quyển
1 Hoa dã quỳ Trên cạn Hạt kín
- Cung cấp phấn và mật hoa cho
các loài côn trùng

- Lọc bớt CO2 và bụi trong


2 Cây bách xanh Trên cạn Hạt kín - Là
không khí
loài
- Cung cấp O2 cho sinh quyển
thực
- Cho bóng mát vật
quý
- Là nơi cư trú của nhiều sinh hiế
vật m

- Lọc bớt CO2 và bụi trong - Là


không khí loài
- Cung cấp O2 cho sinh quyển thực
3 Cây thông tre Trên cạn Hạt trần - Cho bóng mát vật
quý
- Là nơi cư trú của nhiều sinh hiế
vật m

- Là
- Lọc bớt CO2 và bụi trong
loài
không khí
thực
- Cung cấp O2 cho sinh quyển
4 Quyết thân gỗ Trên cạn Dương xỉ vật
- Là nơi cư trú của nhiều sinh quý
vật hiế
m

Phiếu quan sát động vật


Gh
Nơi quan sát Môi trường Nhóm động i
TT Tên động vật Vai trò của động vật
được sống vật ch
ú

Vườn quốc - Cung cấp giống để duy trì số


ĐVCXS
gia Ba Vì lượng cá thể loài
1 Cầy gấm Trên cạn
Lớp Thú
- Là loài động vật quý hiếm

2 Thằn lằn tai Ba Vì Trên cạn, ĐVCXS - Cung cấp giống để duy trì số
nơi khô ráo lượng cá thể loài
Lớp Bò sát
- Là loài động vật đặc hữu

- Cung cấp giống để duy trì số


ĐVCXS
lượng cá thể loài
3 Gà lôi trắng Trên cạn
Lớp Chim
- Là loài động vật quý hiếm

- Cung cấp giống để duy trì số


ĐVCXS lượng cá thể loài
Trên cạn,
4 Ếch vạch
nơi ẩm ướt Lớp Lưỡng - Ăn côn trùng gây hại

- Là loài động vật đặc hữu

- Cung cấp giống để duy trì số


lượng cá thể loài
ĐVKXS

5 Bướm phượng Helen Trên cạn - Thụ phấn cho cây


Lớp Côn
trùng - Là động vật có trong sách đỏ
VN

You might also like