You are on page 1of 4

BÀI TẬP CHƯƠNG 1 + 2

CẤU TRÚC MẠNG TINH THỂ


1. Al có mạng tinh thể A1 (FCC). Bán kính nguyên tử của Al là 0,143 nm. Tính hằng số mạng
tinh thể a của Al;
2. CMR đối với mạng tinh thể A2 (BCC) quan hệ giữa hằng số mạng tinh thể a và bán kính
nguyên tử R là a = 4R/ 3 ;
3. CMR đối với mạng thể A3 (HCP) lý tưởng, tỷ lệ c/a = 1,633;
4. Tính bán kính nguyên tử của Ir biết rằng Ir có mạng tinh thể A1 (FCC), khối lượng riêng 
= 22,4 g/cm3; Nguyên tử lượng A = 192,2 g/mol;
5. Tính bán kính nguyên tử của V biết rằng V có mạng tinh thể A2 (BCC), khối lượng riêng
 = 5,96 g/cm3; Nguyên tử lượng A = 50,9 g/mol;
6. Thiếc Sn có mạng tinh thể hệ bốn phương với hằng số mạng a = 0,583 nm; b = 0,318 nm;
khối lượng riêng  = 7,3 g/cm3; Nguyên tử lượng A = 118,7 g/mol; bán kính nguyên tử R =
0,151 nm. Tính mật độ xếp thể tích của Sn.
7. Hãy xác định chỉ số Miller cho các mặt phẳng trong hình vẽ
bên.
8 Hãy xác định chỉ số Miller cho các phương trong hình vẽ bên.
9. Hãy vẽ ô cơ sở A2 (BCC). Trên ô cơ sở đó hãy:
- Vẽ các phương có chỉ số Miller [120]; [122]; [102];
- Vẽ các mặt có chỉ số Miller: (210); (213); (130)
- Chỉ số phương của giao hai mặt phẳng:
+ Mặt (110) và (111);
+ Mặt (110) và (100);
+ Mặt (111) và (100);
+ Hai mặt trong hình vẽ bên
10. Hãy xác định mật độ xếp nguyên tử của các mặt (100); (110);
(111) của mạng A1
11. Hãy xác định mật độ xếp nguyên tử của các mặt (100); (110);
(111) của mạng A2
12. Hãy xác định mật độ xếp nguyên tử của các mặt (0001) của mạng A3

CƠ TÍNH VẬT LIỆU KIM LOẠI


Khi bị thử kéo (nén) dọc theo trục z, mẫu bị biến dạng theo cả ba chiều x,y và z. Hệ số Poison
 là tỷ lệ giữa độ biến dạng giữa phương x,y so với biến dạng theo phương z:
 = -x/z = -y/z.
Hệ số này cũng để mô tả quan hệ giữa mô đun đàn hồi E và môđun trượt G theo công thức
E=2G(1+).
Bảng 1. Giá trị E của một số đơn tinh thể kim lọai trên các hướng khác nhau
E [Gpa]
STT Kim lọai
[100] [110] [111]
1 Al 63.7 72.6 76.1
2 Cu 66.7 130.3 191.1
3 Fe 125.0 210.5 272.7
4 W 384.6 384.6 384.6
Bảng 2. Mođun đàn hồi, mô đun trượt và hệ số Poison của một số hợp kim ở nhiệt độ
thường
STT Hợp kim E [GPa] G [GPa] 
1 Al 69 26 0,33
2 Brass 101 37 0,35
3 Cu 110 46 0,35
4 Mg 45 17 0,29
5 Ni 207 76 0,31
6 Thép C 207 83 0,27
7 Ti 107 45 0,36
8 W 407 160 0,28
Sử dụng số liệu cho trong 2 bảng trên để làm bài tập
13. Mẫu Al dạng thanh có tiết diện ngang 10 x 12,7 mm2 khi được kéo với lực 35500 N sẽ bị
biến dạng đàn hồi. Tính độ biến dạng đó.
14. Cho mẫu Ti dạng trụ có môdun đàn hồi 107 Gpa, đường kính mẫu ban đầu 3,8mm. Dưới
tác dụng của lực kéo 2000 N sẽ chỉ bị biến dạng đàn hồi. Hãy xác định độ dài lớn nhất của
mẫu này nếu độ dãn dài tuyệt đối lớn nhất cho phép là 0,42mm.
15. Cho mẫu thép dạng thanh dài 100 mm và có tiết diện ngang 20 x 20 mm2. Khi bị kéo với
lực 8,9x104N mẫu bị dãn dài một đọan 0,1 mm. Giả sử mẫu chỉ bị biến dạng đàn hồi, hãy xác
định môđun đàn hồi của thép đó.
16. Cho hợp kim Cu có giới hạn chảy 345 Mpa, mođun đàn hồi E = 103 Gpa
a) Xác định tải lớn nhất có thể tác dụng lên mẫu hợp kim Cu dạng thanh có tiết diện ngang
130 mm2 để không bị biến dạng dẻo;
b) Nếu chiều dài ban đầu của mẫu là 76 mm thi có thể kéo dài mẫu đến bao nhiêu để không
bị biến dạng dẻo.
18. Cho một mẫu kim lọai dạng trụ bị tác dụng lực nén. Đường kính của mẫu ban đầu và khi
bị nén tương ứng là 30mm và 30,4mm; độ dài khi bị nén là 105,2 mm. Xác định độ dài ban
đầu nếu biết mẫu bị biến dạng đàn hồi. Môđun đàn hồi và môđun trượt tương ứng là 655 Gpa
và 254 Gpa.
19. Hợp kim Cu thanh có cơ tính: giới hạn chảy 275 MPa; Giới hạn bền 380Mpa; Mô đun
đàn hồi E là 103 Gpa. Mẫu dạng trụ của hợp kim này có đường kính 12,7 mm, dài 250 mm
bị kéo với một lực làm mẫu bị dãn dài một đọan 7,6mm. Trên cơ sở các chỉ tiêu cơ tính cho
ở trên hãy cho biết liệu có thể xác định được độ lớn của lực tác dụng không, vì sao?
20. Cần chế tạo chi tiết dạng trụ có đường kính 12,7 mm, dài 254 mm và khi bị kéo với lực
28 Mpa chi tiết này không được phép biến dạng dẻo, chỉ bị biến dạng đàn hồi.
a) Nếu độ dãn dài cần phải nhỏ hơn 0,08 mm thì trong số các hợp kim trong bảng 2 lọai nào
có thể sử dụng để chế tạo chi tiết;
b) Nếu yêu cầu thêm đường kính bị co nhiều nhất là 1,2x10-3 mm thì hợp kim nào có thể đáp
ứng.
21. Cho mẫu dạng trụ có đường kính 12,8 mm; dài 50,8 mm. Mẫu được thử kéo cho tới khi
bị đứt. Đường kính vết gãy là 6,6 mm; và mẫu khi gãy dài 72,14 mm. Hãy xác định các chỉ
tiêu độ dẻo.
22. Để đo độ cứng của một vật liệu người ta dùng phương pháp Brinell với bi có đường kính
D = 10mm. Với tải trọng 1000kg, vết đâm có đường kính 2,5 mm. Hãy xác định độ cứng HB
của vật liệu; Vết đâm có đường kính bao nhiêu nếu vật liệu có độ cứng 300HB khi dùng tải
500kg?

23. Cho mẫu đơn tinh thể Al. Thực hiện thử kéo đối với mẫu này. Góc giữa phương thử kéo
và pháp tuyến của mặt trượt là 28,1 độ. Ba phương trượt trên mặt trượt này hợp với phương
kéo các góc tương ứng là 62,4; 72,0 và 81,1 độ.
a) Biến dạng dẻo sẽ xảy ra trên hệ trượt nào sơm nhất;
b) Nếu nhôm có giới hạn chảy là 1,95 MPa thì ứng suất kéo tới hạn trên hệ trượt đó bằng bao
nhiêu?
24. Cho kim loại có mạng tinh thể FCC có ứng suất kéo tới hạn là 1,75MPa. Thực hiện thử
kéo dọc theo phương [110] đối với đơn tinh thể của kim loại này. Hãy xác định ứng suất cần
thiết tác dụng lên mẫu để tạo ra trượt trên mặt (111) đối với cả ba phương trượt trên mặt này.
25. Cho một đơn tinh thể của một kim loại có kiểu mạng BCC. Thực hiện thử kéo dọc theo
phương [010] đối với kim loại này. Khi lực kéo bằng 2,75MPa thì ứng suất trượt tác dụng lên
phương trựot [-111] của các mặt (110) và (101) bằnb bao nhiêu. Qua đó cho biết hện trượt
nào có định hướng thuận lợi với phương lực tác dụng nhất.
26. Trong thí nghiệm thử kéo, coi rằng thể tích của mẫu không thay đổi. Đường cong ứng suất
– biến dạng của hợp kim Cu như hình vẽ dưới. Hãy xác định độ % biến dạng nguội (%CW)
đối với mẫu hợp kim Cu này khi lực kéo là 400 MPa.


Hình 2. Kết quả thử kéo mẫu

You might also like