You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN CƠ KHÍ
BÔ MÔN HÀN VÀ CÔNG NGHỆ KIM LOẠI
-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM


MÔN HỌC: CHẾ TẠO PHÔI

Họ tên sinh viên :  Nguyễn Thanh Toàn


MSSV :  20185160
Lớp – khóa :  CK02 – K63
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Mạnh Tường
Năm học :  2020 – 2021

Hà Nội, Tháng 11, 2020


Bài thí nghiệm 1
Khảo sát chế độ hàn hồ quang ảnh hưởng đến hình dạng kích
thước, mối hàn

1. Mục đích thí nghiệm


Bổ sung nhận thức của sinh viên khi học lý thuyết về mối quan hệ của chế
độ hàn hồ quang (I, U, V) tới hình dạng, kích thước mối hàn.
2. Trang thiết bị thí nghiệm
- Một máy hàn MAG với đầy đủ nguồn hàng, đầu kéo dây, cáp hàn,mỏ hàn.
- 1 bình khí bảo vệ CO2 còn đầy đủ áp suất khí và kèm theo van giảm áp,
lưu lượng kế.
- 1 máy tiện ( đảm bảo bàn xe dao chạy ổn định).
- 1 đồng hồ bấm giây.
- 1 số mặt nạ hàn.
- 1 máy cắt đá mài( cắt mẫu sau khi hàn).
- 2 tờ giấy ráp  để mài nhẵn mẫu sau khi cắt.
3. Dụng cụ đo
  Thước cặp với độ chia nhỏ nhất ± 0,02mm.
4. Vật liệu hàn sử dụng
Dây hàn loại GM-70S
5. Mẫu thí nghiệm
Kích thước mẫu 40x200x4 mm từ thép CT38 Chuẩn bị mẫu phải sạch và
phẳng.
6. Tiến hành
-  Hàn lên mẫu với 2I khác nhau
-  Cắt mẫu, đánh bóng, tẩm thực bằng HN03 (3 – 4 %) 
-  Đo.
7. Lập sơ đồ thí nghiệm hàn với các thiết bị đã dùng

Chọn mẫu Cắt, đánh bóng,


Máy hàn
tẩm thực bằng
Dm350
HNO3 3-4%

Đo h, c, b
bằng thước
kẹp

Kết luận

8. Bảng số liệu đo đạc


I1 = 100 A I2 = 150 A
h1 c1 b1 h2 c2 b2
1.28 1.92 4.22 1.72 2.36 5.02
U1 = 19 V U2 = 23.5 V
1.28 1.92 4.22 1.02 1.38 5.72
V1 = 36 cm/phút V2 = 54 cm/phút
1.28 1.92 4.22 1.04 1.58 3.90
TH d que Ih (A) Uh (V) V (cm/phút) CO2 (l/phút)
1 1.2 100 19 36 10
2 1.2 130 19 36 10
3 1.2 100 19 36 10
4 1.2 100 23.5 36 10
5 1.2 100 19 36 10
6 1.2 100 19 54 10

9. Hình vẽ

trong đó: 
b: chiều rộng mối hàn                           
c: chiều cao phần nhô mối hàn
h: chiều dày mối hàn
s: chiều dày tấm
10. Đồ thị 
h,c,b (mm) h,c,b (mm)

I (A) U (V)
h,c,b (mm)

chú thích:

V (cm/phút)

11. Nhận xét


- Từ kết quả thí nghiệm, ta thấy lý thuyết giống với thực nghiệm
- I tăng thì h, c, b tăng
U tăng thì h, c giảm; b tăng
V tăng thì h, c, b giảm
Bài thí nghiệm 2
Khảo sát thực nghiệm các biến dạng khi chồn
NỘI DUNG BÁO CÁO

1. Mục đích thí nghiệm


Bổ sung nhận thức thực tế cho sinh viên khi học lý thuyết về công nghệ chế
tạo phôi rèn với kỹ thuật chồn
2. Trang thiết bị thí nghiệm
- 1 máy ép ( 10 – 20 ) tấn
- 1 cưa tay
- 2 ê-tô
- 2 dũa.
3. Dụng cụ đo
- 2 thước cặp ( độ chia ± 0.02 mm ).
4.Vật liệu thí nghiệm 
Nhôm.
5. Mẫu thí nghiệm
- Mẫu 1 : đường kính phôi 11.48mm, chiều cao 20.42 mm
- Mẫu 2 : đường kính phôi 12 mm, chiều cao 40 mm
- Yêu cầu 2 mẫu thí nghiệm có bề mặt ngang phẳng
6. Số liệu thí nghiệm 

Mẫu 1 có kích thước h01 = 20.42mm, d01= 11.48mm,


Mẫu 2 có kích thước h02 = 40mm, d02= 12mm
7. Lập sơ đồ thí nghiệm chồn với các thiết bị đã sử dụng

Chọn mẫu, Bàn gá mẫu Đo h0, d0 Máy ép


cắt (ê tô)

Đo h1,d1

Kết luận

8. Lập bảng số liệu đo đạc


Với h01, d01
h d
1 6.94 17.40
2 6.80 18.52
3 6.90 18.92
4 6.88 18.48
5 6.82 17.82

9. Vẽ hình
Với d01, h01: Mẫu sau khi chồn có hình tang trống

Với d02, h02: Mẫu sau khi chồn bị mất ổn định

10. Kết luận


A, với tỉ lệ h/d < 2: ứng với h01, d01
Vật bị chồn có hình tang trống (do có ma sát ở mặt tiếp xúc giữa phôi với hai mặt
của máy ép )
B, với tỉ lệ h/d >2.5: ứng với h02, d02
Vật chồn bị mất ổn định và không thể chồn được
Như vậy, mức độ biến dạng và trạng thái biến dạng xảy ra như trong lý thuyết.
Bài thí nghiệm 3
Khảo sát thực nghiệm quá trình công nghệ chế tạo phôi đúc
NỘI DUNG BÁO CÁO

1. Mục đích thí nghiệm


+ Bổ sung nhận thức cho sinh viên khi học lý thuyết về công nghệ chế
tạo phôi đúc. 
+ Hiểu cách lựa chọn mặt phân khuôn cho 1 phôi đúc và thiết kế kết
cấu khuôn đúc.
+ Nắm được quá trình lựa chọn mặt phân khuôn, cách đặt hệ thông
rót, đậu ngót, đậu hơi ở khuôn đúc và công nghệ đúc phôi.
2. Trang thiết bị thí nghiệm 
    - Vật liệu kim loại đúc : Thiếc.
     - Nồi nấu chảy kim loại.
     - Lò nấu chảy : ngọn lửa hàn khí.
     - Nhiệt kế.
     - Khuôn đúc.
     - Cân thông dụng.
     - Cưa đá.
     - Máy mài đĩa.
     - Kính lúp.
3. Dụng cụ đo :
      - Thước kẹp có đồng hồ đo, độ chia nhỏ nhất là 0.02 mm
- Thước lá.
4. Vật liệu thí nghiệm : 
      -Thiếc.
5. Khuôn đúc thí nghiệm : 
     - Khuôn kim loại C45
   - Kích thước :
Hình ảnh khuôn:

6. Lập bảng trình tự thí nghiệm

Làm khuôn Sấy khuôn Tính toán


và nấu chảy
kim loại

Rót, để
nguội

Gỡ khuôn
lấy phôi

Cắt bỏ đậu
hơi, đậu
ngót, đậu rót
7. Hình vẽ

8. Kết luận
- Theo lý thuyết : Sau khi đúc thì vật đúc có hình dạng của lòng khuôn đúc.
- Theo thực nghiệm : Sau khi đúc vật đúc có hình dạng giống lòng khuôn nhưng tại
1 số vị trí không điền đầy được lòng khuôn do sai sót trong quá trình sấy khuôn
chưa đều, có xảy ra hiện tượng rỗ khí.

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2020

Sinh viên
Toàn
Nguyễn Thanh Toàn

You might also like