You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Khoa giáo dục quốc phòng- an ninh

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


QS chung và KTC bắn súng tiểu liên AK

Đề tài: Tìm hiểu về vũ khí hóa học


Nhóm sinh viên thực hiện: Tiểu đội 11
Mã lớp học: 116900
Giảng viên hướng dẫn: Ngọ Văn Tuấn

Hà Nội: 20/04/2020

DANH SÁCH THÀNH VIÊN TỔ ĐỘI 11:


1. Nguyễn Ngọc Thiện (20171787)
2. Nguyễn Văn Thìn
3. Trần Đức Thịnh
4. Vũ Tiến Thịnh
5. Đỗ Thị Thu
6. Cao Thị Hồng Thúy
7. Phạm Thị Thúy
8. Trần Anh Tiên
9. Nguyễn Hữu Tiến
10. Trần Văn Tiến
11. Phan Trọng Tình
12. Nguyễn Thanh Toàn
13. Phạm Ngọc Trâm
14. Nguyễn Thị Quỳnh Trang
15. Nguyễn Quốc Triệu

VŨ KHÍ HÓA HỌC


1. Tổng quan về vũ khí hóa học.

⩺ Vũ khí hóa học là loại vũ khí sử dụng chất hóa học (thường là chất
độc quân sự) gây tổn thương, nguy hại trực tiếp cho người, động vật và
cây cỏ. Vũ khí hóa học là một trong những loại vũ khí hủy diệt lớn gây
chết người hàng loạt. Vũ khí hóa học dựa trên đặc điểm độc tính cao và
gây tác dụng nhanh của chất độc quân sự để gây tổn thất lớn cho đối
phương.

Máy bay Mỹ sử dụng vũ khí hóa học tại việt nam


Cấu trúc hóa học của chất độc thần kinh Sarin, được phát minh vào năm 1938 bởi người Đức

2. Lịch sử phát triển của vũ khí hóa học.

» Một công cụ có từ thời chiến tranh cổ đại

̶ Theo các tài liệu ghi chép chiến tranh thời cổ đại, việc sử dụng khói độc

và mũi tên độc đã diễn ra từ thế kỷ 12 trước Công nguyên.

̶ Năm 2009, các nhà khảo cổ học Anh khám phá bằng chứng lâu đời nhất
về một cuộc tấn công hóa học tại Dura-Europos, thành phố La Mã cổ đại
có tàn tích ở phía đông Syria hiện nay. Khoảng 20 binh lính La Mã đã chết
trong một trận chiến sau khi hít phải khí độc dưới đường hầm vào năm 256
sau Công nguyên. Khí độc được tạo ra từ việc đốt cháy tinh thể lưu huỳnh
và nhựa đường.

̶ Qua nhiều thế kỷ, mặc dù chiến tranh ngày càng trở nên hiện đại hơn,
khí độc vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi bởi các vị tướng lĩnh trên chiến
trường. Các chiến binh thời Trung cổ sử dụng một số chất như lưu huỳnh
để tấn công kẻ thù. Nhưng do thiếu năng lực công nghệ nên họ không thể
sản xuất hoặc tích lũy một kho dự trữ vũ khí hóa học hiệu quả.
Binh sĩ Anh trong chiến hào với mặt lạ phòng độc trước đe dọa của hơi mù tạc.
Ảnh: Military History Now

»Thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất


̶ Vũ khí hóa học đã thay đổi cùng với sự khởi đầu của kỷ nguyên công
nghiệp. Trong thế kỷ 19, lĩnh vực hóa học phát triển không chỉ tạo ra nhiều
hóa chất mới mà còn tìm ra những cách hiệu quả hơn để sản xuất chúng
với số lượng lớn. Đứng trước tiềm năng gây hại của các hóa chất mới
(chẳng hạn như khí clo) nếu được sử dụng trên chiến trường, các quốc gia
đã ký Công ước Hague năm 1899 và 1907 để cấm sử dụng “chất độc hoặc
vũ khí độc” trong chiến tranh.
“Cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học nói trên về cơ bản là một trận đấu để
thử nghiệm. Nó đã mang lại hiệu quả lớn nên nhanh chóng được dùng như
một chiến lược chiến tranh hoàn toàn mới”, Gerard Fitzgerald, nhà sử học
về chiến tranh hóa học tại Đại học George Mason (Mỹ), cho biết.

Hậu quả của vũ khí hóa học đối với người dân là không hề nhỏ. Khí
phosgene (COCl2) và khí mù tạt có thể gây ra tình trạng khủng hoảng tâm
lý, đồng thời đốt cháy da, phổi và gây mù lòa. Theo ước tính, khoảng 1,2
triệu người dân bị phơi nhiễm khí độc trong cuộc Chiến tranh thế giới lần
thứ nhất và 91.000 người trong số họ đã thiệt mạng. Sau khi cuộc chiến
tranh chấm dứt, Nghị định thư Geneva năm 1925 đã cấm vũ khí hóa học,
cả thế giới bắt đầu quay lưng lại với việc sử dụng khí độc trong chiến
tranh.
Quân đội Anh bị mù do khí độc trong Trận Estaires, 1918

» Vũ khí hóa học vẫn được dùng trên quy mô nhỏ


̶ Nỗ lực của toàn thế giới gần như đã ngăn cản được phần nào vũ khí hóa
học trong những cuộc chiến tranh sau này. “Sử dụng vũ khí hóa học là bất
hợp pháp theo ý kiến chung của nền văn minh nhân loại. Tôi tuyên bố dứt
khoát rằng, chúng tôi sẽ không bao giờ sử dụng loại vũ khí như vậy trong
bất kỳ hoàn cảnh nào, trừ khi kẻ thù của chúng tôi mang ra sử dụng trước”,
cố Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt nói trong một bài phát biểu năm
1943 để phản ứng lại cáo buộc cho rằng, các cường quốcthuộc liên
minhphát xít (Đức, Ý, Nhật) đang cân nhắc tới việc sử dụng khí độc.

Cáo buộc trên xuất phát từ tin đồn là Đức Quốc xã có một kho dự trữ khí
độc sarin. Tuy nhiên, phe liên minh phát xít đã không sử dụng rộng rãi khí
độc để chống lại các mục tiêu quân sự trong cuộc Chiến tranh thế giới lần
thứ hai. Thay vào đó, họ sử dụng các hóa chất công nghiệp để chống lại
người dân vô tội. Điển hình là việc dùng thuốc trừ sâu công nghiệp Zyklon
B giết hại hàng triệu người Do Thái (cuộc thảm sát Holocaust).

Cộng đồng quốc tế đã bị sốc bởi vụ thảm sát nói trên. Tuy nhiên, các hóa
chất mới vẫn tiếp tục được nghiên cứu, thử nghiệm trong thế kỷ 20. Qua
nhiều năm, Mỹ đã phát triển, dự trữ các chất độc thần kinh như ricin và
chất diệt cỏ như chất độc màu da cam. Người ta cho rằng, Liên Xô cũng
phát triển các chất độc hóa học trong thời kỳ trên. “Số lượng vũ khí hóa
học mà Mỹ và Liên Xô từng nắm giữ đủ để phá huỷ phần lớn cuộc sống
con người và động vật trên Trái đất”, Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học
(OPCW) cho biết.
Hầu hết các cuộc tấn công hóa học vào cuối thế kỷ 20 đều nhằm chống lại
những mục tiêu quân sự nhỏ. Năm 1963, Ai Cập sử dụng bom mù tạt và
chất độc thần kinh phosgene chống lại các mục tiêu quân sự và thường
dân trong cuộc Nội chiến Yemen. Vào thập niên 1980, Iraq sử dụng chất
độc thần kinh tabun và các vũ khí hóa học khác chống lại Iran và người
Kurd ở Iraq trong cuộc Chiến tranh Iraq – Iran.

Năm 1997, hầu hết các quốc gia trên thế giới tham gia vào Hiệp ước Vũ
khí Hoá học(CWC), trong đó ngăn cấm việc tàng trữ, phát triển, chế tạo
hoặc sử dụng vũ khí hóa học. Nhưng theo Fitzgerald, hiệp ước không có
tác dụng nhiều trong việc ngăn chặn sản xuất hoặc sử dụng các hóa chất
công nghiệp như clo. “Clo là một trong những hóa chất công nghiệp được
sản xuất nhiều nhất trên thế giới. Bạn không thể ngăn cản người ta sản
xuất clo”, Fitzgerald nói.

Tham dự Công ước vũ khí hóa học


Màu đỏ: Không kí.
Màu xanh: Ký và đã phê chuẩn
Màu xanh đậm: Gia nhập

3. Vấn đề vũ khí hóa học hiện nay trên thế giới.


̶ Hiện nay, Xy-ri là điểm nóng nhất trên thế giới về vũ khí hóa học.

Theo các nguồn tin của tình báo Mỹ, Chính phủ Xy-ri sở hữu nhiều loại vũ
khí hóa học, như: mù-tạt (mustard gas), chất độc gây ngạt (blister agents),
nhiều loại chất độc thần kinh như sa-rin và VX, v.v. Không những thế, Xy-ri
còn sở hữu các năng lực phóng vũ khí hóa học, như: bom, tên lửa đạn
đạo, tên lửa thông thường và các loại pháo, v.v. Từ những thông tin tình
báo và các phát ngôn của Chính phủ Xy-ri, ngày 23-8-2012, Tổng thống
Mỹ B. Ô-ba-ma tuyên bố, “nếu vũ khí hóa học được sử dụng ở Xy-ri, đó sẽ
là giới hạn đỏ mà Mỹ không thể ngồi yên. Nếu Mỹ phát hiện thấy vũ khí
hóa học bị di chuyển hoặc sử dụng, các tính toán về phản ứng quân sự sẽ
có thay đổi rất lớn”3. Và thực chất, đã nhiều lần, Chính phủ Mỹ, Anh, Pháp
đề xuất với quốc hội nước mình cho phép tấn công quân sự vào Xy-ri,
nhưng đều bị từ chối, bởi chưa có bằng chứng nào đủ sức thuyết phục
chứng minh Xy-ri sử dụng vũ khí hóa học. Người phát ngôn của Hội đồng
An ninh Quốc gia Mỹ, ông Tom-my Vietor tuyên bố rằng, vụ việc tấn công
bằng vũ khí hóa học ở Horm vào ngày 23-12-2012 có những thông tin
không nhất quán với báo cáo mà Mỹ có được về chương trình vũ khí hóa
học của Xy-ri. Vì chất độc 15 không nằm trong danh mục vũ khí hóa học
mà Chính phủ Xy-ri sở hữu, v.v.
Dưới sức ép của cộng đồng quốc tế và đề xuất của Nga ngày 12-9-2013,
Xy-ri tuân thủ các quy định của Công ước về chống vũ khí hóa học (CWC).
Ngày 14-9-2013, Mỹ và Nga đạt được một thỏa thuận chi tiết về việc tiêu
hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học của Xy-ri. Theo đó, chỉ hơn một tháng sau,
ngày 31-10-2013, Tổ chức ngăn ngừa vũ khí hóa học (OPCW) tuyên bố,
Xy-ri đã phá hủy và giao nộp toàn bộ số cơ sở pha trộn và sản xuất vũ khí
hóa học. Đồng thời, giao hầu hết số hóa chất (khoảng 1.500 tấn) lên 18
chuyến tàu và chuyển ra khỏi lãnh thổ Xy-ri. Tuy nhiên, do thiếu trách
nhiệm hay một trong các bên cố tình làm ngơ dẫn đến việc làm này của
Xy-ri không có một văn bản pháp lý nào của Liên hợp quốc hay tổ chức có
uy tín thế giới được lưu lại. Điều này đã dẫn tới những hệ quả không mong
muốn, đặc biệt là lòng tin giữa các bên không được củng cố, kể cả sau khi
Xy-ri tuyên bố chuyển giao hết vũ khí hóa học. Đây chính là nguyên nhân,
lý do để Mỹ và các nước phương Tây tiếp tục cho rằng, Chính phủ Xy-ri
vẫn sử dụng chất độc hóa học trong thời gian vừa qua.

Ngày 09-4-2018, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn cấp để thảo
luận về cáo buộc sử dụng vũ khí học tại Xy-ri. (Ảnh: Reuters)

» Cái cớ hoàn hảo

̶ Sau nhiều lần đổ lỗi cho Chính quyền Xy-ri sử dụng vũ khí hóa học chống
lại dân thường, ngày 07-4-2017, Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm bất ngờ ra
lệnh bắn 59 quả tên lửa vào lãnh thổ Xy-ri để trả đũa. Đúng một năm sau,
vào sáng ngày 14-4-2018, sau nhiều lần đe dọa, Mỹ và đồng minh lại thực
hiện tấn công Xy-ri. Hơn 100 quả tên lửa được bắn đi từ tàu chiến và các
máy bay chiến đấu của Mỹ và liên quân nhằm vào các mục tiêu trên lãnh
thổ Xy-ri.

Cả hai vụ tấn công, Mỹ và liên quân đều mượn cớ Chính phủ Xy-ri sử
dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường và đây là điều mà Mỹ, phương
Tây không thể chấp nhận. Thực tế chiến trường Xy-ri cho thấy, sau khi IS
bị đánh bại, vũ khí hóa học đã trở thành “cái cớ hoàn hảo” để Mỹ và
phương Tây sử dụng khi cần thiết. Tuy nhiên, câu chuyện thực sự đằng
sau vụ việc không chỉ đơn giản như vậy. Trong vụ tấn công bất ngờ Xy-ri
vào tháng 4-2017, thực chất Mỹ có 3 tính toán khác nhau. Thứ nhất, răn đe
Chính phủ của Tổng thống B. An Át-xát và ngầm cảnh cáo Nga, I-ran và
các lực lượng thân Chính phủ của Tổng thống B. An Át-xát, v.v. Thứ hai,
hỗ trợ cho các lực lượng mà Mỹ hậu thuẫn ở Xy-ri (quân đội Xy-ri tự do,
chiến binh người Kurd). Thứ ba, ngầm chuyển thông điệp tới Trung Quốc
trong việc xử lý vấn đề Triều Tiên và tạo lợi thế trên bàn đàm phán với
Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong vụ tấn công bằng tên lửa vào lãnh thổ Xy-ri tháng 4-2018,
trong bối cảnh có nhiều điểm khác trước. (1). Địa điểm xảy ra tấn công hóa
học, khu vực Đau-ma ở rất gần thủ đô Đa-mát của Xy-ri và tương quan lực
lượng trên chiến trường cho thấy, lực lượng của Chính phủ Xy-ri đang
chiếm thế áp đảo. Do vậy, theo lô-gíc thông thường, Chính quyền Xy-ri
không cần thiết và rất khó sử dụng vũ khí hóa học. (2). Tổng thống Đô-nan
Trăm vừa tuyên bố sẽ rút hết quân khỏi Xy-ri. Do vậy, không loại trừ khả
năng một vài lực lượng nào đó muốn tạo cớ để Mỹ và phương Tây can
thiệp trở lại nhằm giữ chân Mỹ ở lại chiến trường Xy-ri. Khác với vụ tấn
công bất ngờ tháng 4-2017, lần này Mỹ đã nhiều lần cảnh báo Xy-ri từ rất
sớm. Do vậy, Xy-ri đã có phương án đối phó, sơ tán hầu hết các lực lượng
và khí tài quan trọng, như: máy bay, vũ khí, khí tài quân sự, v.v. (3). Ba
mục tiêu mà Mỹ và phương Tây lựa chọn để tấn công đã được tính toán
kỹ, gồm: Trung tâm nghiên cứu khoa học ở ngoại ô thủ đô Đa-mát và hai
cơ sở cất giữ vũ khí hóa học ở thành phố Horm mà phía Mỹ cho là đã từng
được sử dụng để chế tạo chất độc thần kinh sa-rin. Cả ba mục tiêu này
đều cách xa khu dân cư và xa các khu vực có lực lượng quân sự của Nga
và I-ran đồn trú.

Với cuộc tấn công này, Mỹ và phương Tây muốn chuyển đi ba thông
điệp. Một là, mặc dù Mỹ tuyên bố sẽ rút hết quân khỏi Xy-ri, nhưng “Mỹ vẫn
cam kết với mục tiêu ngăn chặn việc tái diễn sử dụng vũ khí hóa học”. Hai
là, hỗ trợ tinh thần cho các lực lượng mà Mỹ hậu thuẫn ở Xy-ri. Ba là, Hoa
Kỳ muốn chuyển thông điệp tới Nga rằng, Mỹ và phương Tây luôn có vai
trò quan trọng trong ván bài ở Xy-ri, mặc dù Nga đã chiếm ưu thế áp đảo
tại đây. Cuộc không kích kết thúc nhanh chóng và từ đó đến nay không có
thêm bất kỳ hành động quân sự nào chống Xy-ri. Tuy nhiên, dường như
kết quả đạt được là rất hạn chế. Các cuộc tấn công của Mỹ và phương Tây
không làm thay đổi tương quan lực lượng trên chiến trường, mà chỉ làm
cho dư luận và tình hình trở nên phức tạp hơn.

» Dư luận quốc tế

̶ Dư luận quốc tế về vấn đề Xy-ri bị chia rẽ nghiêm trọng, xen lẫn với hoài
nghi. Trong vấn đề vũ khí hóa học ở Xy-ri, nhìn chung dư luận quốc tế ủng
hộ việc Xy-ri từ bỏ vũ khí hóa học và sáng kiến của Nga về việc Xy-ri giao
nộp vũ khí hóa học để tiêu hủy và đổi lấy hòa bình. Tuy nhiên, cộng đồng
quốc tế không có đủ thông tin về quá trình chuyển giao vũ khí hóa học của
Xy-ri, nên không thể đưa ra các phản ứng chi tiết; từ đó, dẫn tới những
nghi ngờ về ý đồ thực sự của các bên. Trong khi đó, các nguồn thông tin
công khai thường là bị bóp méo để phục vụ mục đích chính trị và không
thể kiểm chứng.
Riêng đối với vụ tấn công bằng tên lửa vào ba cơ sở của Xy-ri trong tháng
4-2018 vừa qua, phản ứng của các bên cũng rất khác nhau. Tổng thống
Nga V. Pu-tin gọi đây là “một hành động xâm lược” và cho rằng “vụ tấn
công sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo, vốn đã rất
nghiêm trọng tại Xy-ri”4. I-ran và Héc-bô-la, những đồng minh quan trọng
của Chính phủ Xy-ri lên án vụ tấn công. Lãnh đạo tối cao I-ran, ông A. A-li
Kha-mê-nây gọi lãnh đạo của ba nước Mỹ, Anh và Pháp là “tội phạm”,
trong khi Héc-bô-la cho rằng, vụ tấn công này không giúp Mỹ đạt được
mục tiêu của mình5. Ngược lại, các đồng minh của Mỹ: Anh, Pháp, Ca-na-
đa, Nhật Bản,… đều ủng hộ Hoa Kỳ ở các mức độ khác nhau. Riêng Anh
và Pháp còn có lý do riêng để trực tiếp cùng Mỹ tham chiến là vì họ đều lo
ngại việc sử dụng vũ khí hóa học có thể lây lan, nhất là sau khi xảy ra vụ
đầu độc hai cha con cựu điệp viên người Nga đang lưu vong tại Anh, ông
Séc-gây Ski-pan. Thổ Nhĩ Kỳ cũng hoan nghênh vụ tấn công và coi đó là
một phản ứng thích hợp. Riêng Đức, tuy ủng hộ hành động của Mỹ, nhưng
tuyên bố sẽ không tham gia cùng Mỹ và phương Tây trực tiếp đánh Xy-ri.

Đối với các tổ chức quốc tế, cả Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp
ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đều ủng hộ hành động của Mỹ và đồng
minh. Tổng thư ký NATO J. Stôn-ten-bớt phát biểu ủng hộ mạnh mẽ vụ
không kích. Chủ tịch Ủy ban châu Âu J. Clau-dơ Jun-kơ cũng tuyên bố ủng
hộ hành động của Mỹ và cho rằng những kẻ chủ mưu vụ tấn công hóa học
phải chịu trách nhiệm. Trong khi đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông A.
Gu-tơ-rét kêu gọi bình tĩnh và các quốc gia thành viên cần kiềm chế trong
các tình huống nguy hiểm. Trên thực tế, với việc tấn công vào lãnh thổ một
quốc gia độc lập, có chủ quyền, Mỹ và phương Tây đã phớt lờ vai trò của
Liên hợp quốc và phần nào làm giảm giá trị của luật pháp quốc tế, tạo tiền
lệ nguy hiểm trong quan hệ quốc tế.

Tóm lại, với thực tiễn đang diễn ra hiện nay, vấn đề vũ khí hóa học ở Xy-ri
có lẽ sẽ chưa thể chấm dứt hoàn toàn. Cho dù Chính phủ Xy-ri đã thực sự
chuyển giao toàn bộ kho vũ khí hóa học ra khỏi lãnh thổ, nhưng vẫn còn
không ít phe phái ở Xy-ri muốn lợi dụng vấn đề này để phục vụ cho những
tính toán ích kỷ của họ. Trong khi đó, các cường quốc lớn ngoài khu vực
đều vẫn cần những cái cớ hợp lý để phục vụ cho các toan tính của họ
trong bàn cờ chiến lược ở Trung Đông. Trong bối cảnh đó, người chịu hậu
quả nặng nề nhất chính là người dân Xy-ri và đất nước Xy-ri sẽ còn tiếp
tục lầm than, bị chia rẽ, xung đột, nội chiến mà chưa biết đến bao giờ mới
kết thúc để bắt đầu tiến trình tái thiết đất nước.

4. Đặc điểm, tác hại của vũ khí hóa học.


⩺ Trước tiên, ta tìm hiểu về phân loại của vũ khí hóa học để hiểu rõ về đặc
điểm và tác hại của từng loại.

– Đặc điểm tác hại cơ bản của VKHH:


+ Sát thương sinh lực chủ yếu bằng tính độc, không phá hoại cơ sở vật
chất nhưng làm nhiễm độc chúng
 Phạm vi gây tác hại rộng lớn
 Thời gian gây tác hại lâu dài.
– Trạng thái sử dụng: hơi, sol–khí, giọt lỏng, bột.
– Con đường trúng độc: hô hấp, tiếp xúc, tiêu hóa.

̶ Vũ khí hóa học được phân loại như sau:


A. Theo loại chất độc:

1. Vũ khí hóa học gây ngạt


2. Vũ khí hóa học gây tổn thương thần kinh
3. Vũ khí hóa học gây loét da
4. Vũ khí hóa học diệt cây

B. Theo đối tượng tác chiến:

1. Vũ khí hóa học tiêu diệt sinh lực


2. Vũ khí hóa học diệt cây

̶ Đặc điểm tác hại và cách phòng chống của từng loại vũ khí hóa
học:

Chất độc thần kinh:


+ Là những chất độc gây tác hại đối với hệ thần kinh trung ương như chất
độc Sa rin (GB), Sô man (GD), VX.
+ Triệu chứng trúng độc: Con ngươi thu nhỏ, khó thở, chảy nước dãi, ỉa
đái dầm dề, co giật từng cơn dẫn đế tê liệt toàn thân và chết.
+ Cách phòng chống: Đeo mặt nạ, mặc khí tài phòng da, uống nước phòng
chất độc thần kinh. Nếu bị nhiễm chất độc VX thì tiêm atropin hoặc dung
dịch thuốc tím 1÷2% hay nước tro, nước tiểu, chất tiêu độc để tiêu tẩy.

Chất độc thần kinh VX


Sarin, chất độc thần kinh cực mạnh giết người chỉ trong vài phút

Chất độc loét da:


+ Là những chất độc gây tác hại đối với da như chất độc Ypêrít, Ypêrít
nitơ, Lơvisít.
+ Triệu chứng trúng độc: Da bị tấy đỏ, rộp phồng dẫn đến loét. Sau 20÷30
ngày khỏi, để lại sẹo. Làm tổn thương da, mắt, cơ quan hô hấp và đường
tiêu hóa. Nếu nhiễm nặng, cứu chữa không kịp thời có thể bị chết.
+ Cách đề phòng: Đeo mặt nạ, mặc khí tài phòng da, dùng bao tiêu độc cá
nhân hoặc dung dịch thuốc tím 1÷2% hay dung dịch tiêu tẩy để tiêu độc.
Nếu ăn phải chất độc thì phải gây nôn.
Nạn nhân của chất độc loét da

Chất độc toàn thân:


+ Là những chất độc gây tác hại cho toàn bộ cơ thể như chất độc axít
xyanhydríc, xyanogenclorua.
+ Triệu chứng trúng độc: Miệng có vị tanh kim loại, chóng mặt, nhức đầu,
cảm giác sợ hãi, khó thở, đồng tử mắt mở to, da đỏ, đi đứng không vững,
co giật dẫn đến tê liệt. Nếu nhiễm nặng, cứu chữa không kịp thời có thể bị
chết.
+ Cách phòng chống: Đeo mặt nạ, ngửi thuốc Amylnitric hoặc dùng dung
dịch thuốc tím 0,01÷0,1% để súc miệng, họng, rửa dạ dày.

Chất độc ngạt thở:


+ Là những chất độc gây tác hại cho cơ quan hô hấp như chất độc
phốtgen, điphốtgen.
+ Triệu chứng trúng độc: Trong miệng có vị ngọt, ho, khó thở, mệt mỏi,
buồn nôn, sau cảm thấy dễ chịu, ủ bệnh 2÷12 giờ sau đó cơ thể suy nhược
đột ngột, ho ra nhiều đờm có lẫn máu, môi tái nhợt, mạch đập nhanh, da
xám ngoét hay trắng bệch, ngạt thở rồi chết nếu không cứu chữa kịp thời.
+ Cách phòng chống: Đeo mặt nạ, đưa bệnh nhân ra khỏi khu độc, chữa
phổi, không được làm hô hấp nhân tạo (trừ trường hợp đột ngột ngừng
thở).

Chất độc kích thích:


+ Là những chất độc gây kích thích mắt, da và đường hô hấp như chất độc
CS, Ađamxít, Cloaxetônphênôn.
+ Triệu chứng trúng độc: Chảy nước mắt, ho, hắt hơi, tức ngực, khó thở,
kích thích da, nóng rát, tấy đỏ, nếu bị nặng có thể bị rộp phồng.
Cách phòng chống: Đeo mặt nạ, nếu tiếp xúc với chất độc thể bột phải sử
dụng khí tài phòng da, ngửi thuốc chống khói, rửa mặt, súc miệng bằng
dung dịch kiềm nabica 2%, dùng dung dịch 5÷10% NaOH trong rượu để
tiêu độc. Rửa mắt, mũi bằng nước sạch.
Chất độc tâm thần:
+ Là những chất độc gây nên bệnh tâm thần như chất độc BZ, LSD-25…
Triệu chứng trúng độc: Sau 30 phút đến 1 giờ thấy mệt mỏi, nhức đầu, khó
thở, tim đập nhanh, miệng da khô, mắt nhìn không rõ, buồn ngủ, ảo giác,
chảy nước mắt, nước tiểu, run rẩy biểu hiện như người điên, sau vài ngày
trở lại bình thường.
+ Cách phòng chống: Đeo mặt nạ, đưa bệnh nhân ra khỏi khu độc, cách ly
và chăm sóc chu đáo.

Chất độc diệt cây


+ Là những chất độc gây tác hại cho cây cối như hợp chất da cam 2,4-D;
2,4,5-T...
+ Triệu chứng trúng độc: Người ăn uống phải liều lượng cao đau bụng,
nôn dẫn đến viêm loét dạ dày. Hít thở phải gây ho, sổ mũi, nhức đầu,
choáng váng, đau ngực. Nếu rơi vào da gây ngứa, mẩn đỏ. Đối với cây cối
sau vài giờ đến 1 ngày lá bị héo úa (vàng sẫm) gần gốc cây phình to dẫn
đến nứt thối rồi chết. Quả hay củ thường có dị hình, lớn nhanh.
+ Cách phòng chống: đeo mặt nạ hoặc khẩu trang, hay khăn mặt thấm ướt
nước. đưa người nhiễm ra khỏi khu độc, chăm sóc chu đáo, tắm giặt quần
áo bằng nước nóng.

Chất đầu độc:


+ Là những chất dùng để đầu độc, điển hình như Ancaloit…
Triệu chứng trúng độc: Con ngươi mắt thu nhỏ hay nở to, chân tay co giật,
răng nghiến chặt lại, khô cổ, khát nước, khàn tiếng, lợm giọng muốn nôn
nhưng không nôn, không ra mồ hôi, da khô dẫn đến mê sảng nếu nhiễm
nặng, cứu chữa không kịp thời có thể chết.
+ Cách phòng chống: Rửa dạ dày bằng cách uống nước ấm, mỗi lần uống
1/2 lít, uống trong nhiều lần. Gây nôn bằng cách dùng lông gà ngoáy cổ
họng hoặc dùng 2 ngón tay móc họng. Tiêm Apômo Rphin 1% (0,5) ml
tiêm dưới da. Uống lòng trắng trứng, uống lẫn nước, uống sữa, bột đậu
xanh sống trộn đường uống 2÷3 lần trên ngày.

5. Điều cần thiết khi xảy ra chiến tranh vũ khí hóa học và trách nhiệm
của sinh viên.

̶ Cảnh giác phát hiện kịp thời, sẵn sàng mọi phương tiện để phòng
chống; triệt để lợi dụng địa hình, địa vật, binh khí kĩ thuật , … để ẩn nấp.

̶ Nhanh chóng sử dụng khí tài phòng chống vũ khí hóa học khi qua vùng
bị nhiễm độc.
̶ Khi phát hiện người bị nhiễm độc cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra
khỏi vùng nhiễm độc và cấp cứu kịp thời, làm các biện pháp tiêu độc.

̶ Thông báo cho mọi người về tình hình nhiễm độc của địa hình và nhanh
chóng khắc phục hậu quả do vũ khí hóa học gây ra.

» Trách nhiệm của sinh viên trong công tác phòng chống vũ khí hóa
học:

̶ Nâng cao hiểu biết, nhận thức cũng như mức độ nguy hiểm về vũ khí
hóa học

̶ Tuyên truyền cho mọi người các kiến thức cơ bản của vuc khí hóa học,
cách phòng chống và phương pháp sơ cứu khi bị thương do vũ khí hóa
học gây ra

̶ Tham gia các tổ chức tình nguyện, giúp đỡ người bị ảnh hưởng bởi vũ
khí hóa học…

You might also like