You are on page 1of 5

BT -Vật lý đại cương

Bài tập trắc nghiệm


11.1 Hiện tượng nhiễu xạ và giao thoa ánh sáng chứng tỏ ánh sáng
A. có tính chất hạt. B. là sóng dọc.
C. có tính chất sóng. D. luôn truyền thẳng.

11.2 Điều kiện để có cực đại giao thoa của 2 sóng kết hợp là hiệu quang trình
của 2 tia sáng phải bằng
A. một số lẻ lần nửa bước sóng. B. một số chẳn lần bước sóng.
C. một số nguyên lần nửa bước sóng. D. một số chẳn lần nửa bước sóng.

11.3 Hiện tượng váng dầu trên mặt nước lấp lánh màu sắc mà ta quan sát được
là do sự
A. tán sắc ánh sáng.
B. nhiễu xạ ánh sáng.
C. giao thoa của chùm tia tới với chùm tia phản xạ từ màng mỏng.
D. giao thoa của các chùm tia phản xạ từ hai mặt của màng mỏng.

11.4 Thực hiện thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc màu lam ta
quan sát được hệ vân giao thoa trên màn. Nếu thay ánh sáng đơn sắc màu lam
bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và các điều kiện khác của thí nghiệm được giữ
nguyên thì
A. khoảng vân tăng lên. B. khoảng vân giảm xuống.
C. vị trí vân trung tâm thay đổi. D. khoảng vân không thay đổi.

𝜆𝐷
Ta có: 𝑖 = nên khi thay λ𝑣à𝑛𝑔 > λ𝑙𝑎𝑚 thì i sẽ tăng
𝑎

11.5 Chiếu sáng bọt xà bông bằng ngọn lửa đèn cồn pha muối với bước sóng
0,598 𝜇𝑚 và quan sát thì thấy có 6 vân giao thoa ở bề rộng là 3 cm. Chiết suất
của bọt xà bông là n = 1,33. Góc của hai mặt bọt xà bông nói trên là
A. 19 giây. B. 9 giây. C. 3 giây. D. 6 giây.

Ta có 6 vân giao thoa có bề rộng 3 cm ↔ 5 𝑖 = 3 (𝑐𝑚) → 𝑖 = 0,6 (𝑐𝑚)

𝜆 𝜆 0,598. 10−6
𝑖≈ →𝛼= = −2 = 0,037. 10−4 (𝑟𝑎𝑑)
2𝑛𝛼 2𝑛𝑖 2 × 1,33 × 6. 10

0,037. 10−4 × 180


𝛼= = 2,14. 10−4 (°) ≈ 9 𝑔𝑖â𝑦
𝜋

Trang 1
BT -Vật lý đại cương

11.6 Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe
là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2 m. Ánh sáng
đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng 0,5 𝜇𝑚. Vùng giao thoa trên màn
rộng 26 mm. Số vân sáng hứng được trên màn là
A. 15. B. 17. C. 13. D. 11.

𝜆𝐷 0,5. 10−6 × 2
𝑖= = −3
= 2. 10−3 (𝑚) = 2(𝑚𝑚)
𝑎 0,5. 10
𝐿/2
𝑁= = 6,5
𝑖
- Số vân sáng hứng được trên màn: (6 x 2) + 1 = 13 vân sáng
- Số vân tối hứng được trên màn: 7 x 2 = 14 vân tối

11.7 Nêm không khí cho giao thoa có khoảng cách 2 vân sáng liên tiếp là 2 mm.
Nếu tăng góc nêm lên gấp đôi và giảm bước sóng ánh sáng xuống hai lần thì
khoảng cách hai vân sáng liên tiếp là
A. 0,5 mm. B. 1 mm. C. 2 mm. D. 4 mm.

11.8 Bán kính chính khúc mặt cong của thấu kính sử dụng là 15 m. Bước sóng
đơn sắc có giá trị không đổi. Vân tròn tối Newton thứ 9 có bán kính 12 mm. Vậy
vân tròn tối Newton thứ 16 có bán kính là
A. 9 mm. B. 16 mm. C. 3 mm. D. 27 mm.

𝑟𝑘 = √𝑘𝜆𝑅;
𝑟9 = √9𝜆𝑅; 𝑟16 = √16𝜆𝑅
𝑟16 √16𝜆𝑅 4 4 4
→ = = ↔ 𝑟16 = × 𝑟9 = × 12 = 16 (𝑚𝑚)
𝑟9 √9𝜆𝑅 3 3 3

11.9 Khoảng cách giữa vân tròn tối thứ 4 và thứ 25 của vân giao thoa Newton là
9 mm. Bán kính chính khúc mặt cong của thấu kính sử dụng là 15 m. Bước sóng
ánh sáng đơn sắc đã dùng bằng
A. 0,6 𝜇𝑚. B. 0,4 𝜇𝑚. C. 0,3 𝜇𝑚. D. 0,5 𝜇𝑚.

𝑟𝑘 = √𝑘𝜆𝑅;
𝑟4 = √4𝜆𝑅; 𝑟25 = √25𝜆𝑅
→ 𝑟25 − 𝑟4 = √25𝜆𝑅 − √4𝜆𝑅 = 9 (𝑚𝑚) = 9. 10−3 (𝑚)
−3 ( )
(9. 10−3)2
↔ 3√𝜆𝑅 = 9. 10 𝑚 →𝜆= = 0,6. 10−6 (𝑚) = 0,6(𝜇𝑚)
9×𝑅

Trang 2
BT -Vật lý đại cương

11.10 Người ta đo chiết suất một chất khí bằng giao thoa kế Rayleigh. Khi đưa
khí vào một ống (còn ống kia giữ chân không) thì quan sát thấy hệ vân dịch
chuyển 50 khoảng vân. Biết chiều dài ống là 10 cm và bước sóng ánh sáng sử
dụng là 0,6 𝜇𝑚, chiết suất của chất khí đưa vào ống bằng
A. 1,0003. B. 1,003. C. 1,03. D. 1,3.

𝜆 0,6. 10−6
𝑛 = 1 + 𝜌 = 1 + 50 = 1,0003
𝐿 10. 10−2

11.11 Trong phương pháp đới cầu Fresnel, dao động sáng do hai đới cầu liên
tiếp gới tới điểm M sẽ
A. ngược pha với nhau. B. cùng pha nhau.
C. vuông pha với nhau. D. lệch pha nhau bất kì.

11.12 Cường độ sáng do toàn bộ mặt cầu gây ra tại một điểm bên ngoài mặt cầu
A. lớn hơn nhiều cường độ sáng do đới thứ nhất gây ra.
B. bằng cường độ sáng do đới thứ nhất gây ra.
C. bằng 1/4 cường độ sáng do đới thứ nhất gây ra.
D. tất cả các trả lời trên đều sai.

11.13 Một nguồn sáng điểm chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng 𝜆 = 0,6 𝜇𝑚
vào một lỗ tròn bán kính r = 1,2 mm. Khoảng cách từ nguồn sáng điểm đến lỗ
tròn là 2 m. Khoảng cách từ nguồn sáng điểm đến màn quan sát để lỗ tròn chứa
2 đới Fresnel bằng
A. 2 m. B. 2,5 m. C. 5 m. D. 4 m.

Khoảng cách từ lỗ tròn đến màn quan sát:


𝜌2 1 1 1 𝑛 1 1 1
𝑛 = ( + ) → = 2 − → 𝑟0 = = = 3 (𝑚)
𝜆 𝑅 𝑟0 𝑟0 𝜌 𝑅 𝑛𝜆 1 2.0,6. 10−6 1
− −
𝜆 𝜌 2 𝑅 (1,2. 10−3 )2 2
Khoảng cách từ nguồn sáng điểm đến màn quan sát: 2 m + 3 m = 5 m.

11.14 Màn chắn có một lỗ tròn đường kính 2 mm. Trên trục qua tâm màn chắn
và cách lỗ 2 m có nguồn sáng điểm đơn sắc, bước sóng là 500 nm. Điểm P nằm
trên trục và cách lỗ 2 m. Ta có
A. lỗ chứa hai đới cầu Fresnel và P là điểm sáng.
B. lỗ chứa tám đới cầu Fresnel và P là điểm tối.
C. lỗ chứa hai đới cầu Fresnel và P là điểm tối.
D. P luôn luôn là điểm sáng.

𝜌2 1 1 (1. 10−3)2 1 1
𝑛= ( + )= ( + )=2
𝜆 𝑅 𝑟0 500. 10−9 2 2

Trang 3
BT -Vật lý đại cương

11.15 Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng 600 nm đến vuông góc với một
cách tử nhiễu xạ thì góc nhiễu xạ bậc nhất là 30°. Sau đó chiếu ánh sáng có bước
sóng X đến vuông góc với cách tử nhiễu xạ đó thì góc nhiễu xạ bậc hai là 60°.
Bước sóng X có giá trị
A. 0,5196 𝜇𝑚. B. 0,5896 𝜇𝑚. C. 0,6196 𝜇𝑚. D. 0,4367 𝜇𝑚.

𝜆1 𝜆2
𝑠𝑖𝑛𝜑1 = 𝑘1 , 𝑠𝑖𝑛𝜑2 = 𝑘2
𝑑 𝑑
𝑠𝑖𝑛𝜑1 𝑘1 𝜆1 𝑘1𝜆1 𝑠𝑖𝑛𝜑2 1 × 600 × sin(60)
→ = → 𝜆2 = = = 519,6 (𝑛𝑚)
𝑠𝑖𝑛𝜑2 𝑘2 𝜆2 𝑘2 𝑠𝑖𝑛𝜑1 2 × sin(30)

11.16 Chiếu một chùm tia sáng song song bước sóng 0,7 𝜇𝑚 thẳng góc với một
cách tử nhiễu xạ, đặt màn quan sát ở cách 50 cm thì đo được khoảng cách giữa
hai cực đại bậc 4 là 40 cm. Chu kì cách tử bằng
A. 7,54 𝜇𝑚. B. 8,96 𝜇𝑚. C. 3,77 𝜇𝑚. D. 5,33 𝜇𝑚.

20 2
𝑡𝑔𝜑 = = → 𝜑 = 21,8°
50 5
𝜆 𝑘𝜆 4.0,7. 10−6
𝑠𝑖𝑛𝜑 = 𝑘 →𝑑= = = 7,54. 10−6(𝑚) = 7,54 (𝜇𝑚)
𝑑 𝑠𝑖𝑛𝜑 sin(21,8°)

11.17 Trong thí nghiệm hấp thụ ánh sáng của chất lỏng đồng nhất, ta dùng ánh
sáng đơn sắc chiếu vuông góc vào dung dịch sulfat đồng. Độ dày lớp chất lỏng
là 40 cm. Ta đo được cường độ sáng trước và sau khi qua dung dịch lần lượt là
1800 lux và 1200 lux. Độ hấp thụ của dung dịch đó là
A. 0,01 cm-1. B. 0,0022 cm-1. C. 0,005 cm-1. D. 0,014 cm-1.

𝐼 𝐼0
𝐼 = 𝐼0 𝑒 −𝛼𝐿 ↔= 𝑒 −𝛼𝐿 ↔ 𝑙𝑛 ( ) = 𝛼𝐿
𝐼0 𝐼
𝐼 1800
𝑙𝑛 ( 0 ) 𝑙𝑛 ( )
↔𝛼= 𝐼 = 1200 ≈ 0,01 (𝑐𝑚−1).
𝐿 40

Trang 4
BT -Vật lý đại cương

11.18 Cường độ tán xạ phân tử thay đổi thế nào khi tăng bước sóng lên 1,5 lần.
A. Giảm đi 5 lần. B. Giảm gần 6 lần.
C. Tăng gần 6 lần. D. Tăng 3 lần.
1
Cường độ tán xạ phân tử tỉ lệ nghịch với lũy thừa bậc 4 của bước sóng: 𝐼~
𝜆4

11.19 Người ta dùng đèn hiệu giao thông đỏ cho xe dừng lại bởi vì ánh sáng
màu đỏ
A. dễ bị tán sắc và tán xạ nên ta dễ quan sát.
B. rất ít bị tán xạ nên truyền thẳng.
C. dễ bị nhiễu xạ khi gặp vật cản.
D. rất dễ bị phân cực và bị hấp thụ khi truyền qua các môi trường.

11.20 Những tia sáng Mặt Trời phản chiếu trên một mặt hồ, chiết suất của nước
trong hồ là 1,5. Theo định luật Brewster tia phản xạ sẽ bị phân cực toàn phần khi
góc nghiêng của Mặt Trời so với mặt nước là
A. 56,3°. B. 60°. C. 45°. D. 50°.
𝑛2
𝑡𝑔𝑖𝐵 = 𝑛21 = = 1,5 → 𝑖𝐵 ≈ 56,3°.
𝑛1

Trang 5

You might also like