You are on page 1of 15

GV chuyên luyện thi & viết sách luyện thi thầy Hoàng Sư Điểu

BÀI 13. DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI


(Chuẩn kiến thức kỹ năng)
Câu 1. Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của
A. các ion âm, êlectron tự do ngược chiều điện trường.
B. các êlectron tự do ngược chiều điện trường.
C. các ion, êlectron trong điện trường.
D. các êlectron,lỗ trống theo chiều điện trường.
Câu 2. Dòng điện trong kim loại có chiều từ
A. nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp. B. cùng chiều chuyển động của các êlectron.
C. nơi có điện thế thấp đến nơi có điện thế cao. D. cùng chiều chuyển động của các hạt nhân.
Câu 3. Trong các nhận định sau, nhận định nào về dòng điện trong kim loại là không đúng?
A. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do.
B. Nhiệt độ của kim loại càng cao thì dòng điện qua nó bị cản trở càng nhiều.
C. Nguyên nhân điện trở của kim loại là do sự mất trật tự trong mạng tinh thể.
D. Khi trong kim loại có dòng điện thì êlectron sẽ chuyển động cùng chiều điện trường.
Câu 4. Đặt vào hai đầu vật dẫn một hiệu điện thế thì nhận định nào sau đây là đúng?
A. Êlectron sẽ chuyển động tự do hỗn loạn.
B. Tất cả các êlectron trong kim loại sẽ chuyển động cùng chiều điện trường.
C. Các êlectron tự do sẽ chuyển động ngược chiều điện trường.
D. Tất cả các electron trong kim loại chuyển động ngược chiều điện trường.
Câu 5. Kim loại dẫn điện tốt vì
A. mật độ êlectron tự do trong kim loại rất lớn.
B. khoảng cách giữa các ion nút mạng trong kim loại rất lớn.
C. giá trị điện tích chứa trong mỗi êlectron tự do của kim loại lớn hơn ở các chất khác.
D. mật độ các ion tự do lớn.
Câu 6. Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng điện trở của vật dẫn
A. giảm xuống giá trị rất nhỏ khi nhiệt độ giảm xuống thấp.
B. giảm xuống rất nhỏ khi điện trở của nó đạt giá trị đủ cao.
C. giảm xuống bằng không khi nhiệt độ của vật nhỏ hơn một giá trị nhiệt độ nhất định.
D. điện trở của vật bằng không khi nhiệt độ bằng 0K.
Câu 7. Một trong những tính chất nổi bật của hiện tượng siêu dẫn là
A. có thể duy trì dòng điện rất lâu. B. có thể tạo ra dòng điện mà không cần nguồn.
C. công suất tiêu thụ điện của nó lớn. D. cường độ dòng điện luôn rất lớn.
Câu 8. Trong hiện tượng nhiệt điện có quá trình chuyển hóa
A. điện năng thành nhiệt năng. B. nhiệt năng thành điện năng.
C. cơ năng thành điện năng. D. hóa năng thành điện năng.
Câu 9. Khi nhiệt độ tăng điện trở của kim loại tăng là do
A. số êlectron tự do trong kim loại tăng.
B. số ion dương và ion âm trong kim loại tăng.
C. các ion dương và các êlectron chuyển động hỗn độn hơn.
D. sợi dây kim loại nở dài ra.
Câu 10. Suất nhiệt điện động của của một cặp nhiệt điện phụ thuộc vào
A. nhiệt độ thấp hơn ở một trong 2 đầu cặp.
B. hiệu nhiệt độ hai đầu cặp.
C. nhiệt độ cao hơn ở một trong hai đầu cặp.
D. bản chất của chỉ một trong hai kim loại cấu tạo nên cặp.
Câu 11. Suất nhiệt điện động phụ thuộc vào
A. độ chênh lệch nhiệt độ mối hàn và bản chất hai kim loại.
B. nhiệt độ mối hàn.
C. độ chênh lệch nhiệt độ mối hàn.
Thất bại là do nguyên nhân ! Thành công ắt hẳn có phương pháp 1
GV chuyên luyện thi & viết sách luyện thi thầy Hoàng Sư Điểu
D. nhiệt độ mối hàn và bản chất hai kim loại.
Câu 12. Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?
A. Tăng khi nhiệt độ giảm.
B. Tăng khi nhiệt độ tăng.
C. Không đổi theo nhiệt độ.
D. Tăng hay giảm phụ thuộc vào bản chất kim loại.
Câu 13. Hiện tượng siêu dẫn là khi nhiệt độ
A. hạ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không.
B. hạ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại tăng đột ngột đến giá trị khác không.
C. tăng tới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không.
D. tăng tới dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không.
Câu 14. Chọn một đáp án sai?
A. Dòng điện qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt.
B. Hạt tải điện trong kim loại là ion.
C. Hạt tải điện trong kim loại là êlectron tự do.
D. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm khi giữ ở nhiệt độ không đổi.
Câu 15. Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là sự va chạm của các
A. êlectron tự do với chỗ mất trật tự của ion dương nút mạng.
B. êlectron tự do với nhau trong quá trình chuyển động nhiệt hỗn loạn.
C. ion dương nút mạng với nhau trong quá trình chuyển động nhiệt hỗn loạn.
D. ion dương chuyển động định hướng dưới tác dụng của điện trường với các êlectron.
Câu 16. Khi hai kim loại tiếp xúc với nhau
A. luôn luôn có sự khuếch tán của các êlectron tự do và các ion dương qua lại lớp tiếp xúc.
B. luôn luôn có sự khuếch tán của các hạt mạng điện tự do qua lại lớp tiếp xúc.
C. các êlectron tự do chỉ khuếch tán từ kim loại có mật độ êlectron tự do lớn sang kim loại có mật độ
êlectron tự do bé hơn.
D. không có sự khuếch tán của các hạt mang điện qua lại lớp tiếp xúc nếu hai kim loại giống hệt nhau.
Câu 17. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại tuân theo định luật Ôm phụ thuộc vào điều
kiện nào sau đây?
A. Dòng điện qua dây dẫn kim loại có cường độ rất lớn.
B. Dây dẫn kim loại có nhiệt độ tăng dần.
C. Dây dẫn kim loại có nhiệt độ giảm dần.
D. Dây dẫn kim loại có nhiệt độ không đổi.
Câu 18. Chọn một đáp án sai ?
A. Dòng điện qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt.
B. Hạt tải điện trong kim loại là ion.
C. Hạt tải điện trong kim loại là electron tự do.
D. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm khi giữ ở nhiệt độ không đổi.
Câu 19. Nguyên nhân nào giải thích cho hiện tượng điện trở của kim loại tăng khi nhiệt độ tăng, là
do
A. sự mất trật tự của mạng tinh thể tăng. B. vận tốc của các êlectron giảm.
C. các hạt nhân kim loại cũng tham gia tải điện. D. các hạt nhân luôn đứng yên.
Câu 20. Điện trở suất của vật dẫn phụ thuộc vào
A. chiều dài của vật dẫn. B. chiều dài và tiết diện vật dẫn.
D. tiết diện của vật dẫn. C. nhiệt độ và bản chất của vật dẫn.
Câu 21. Suất nhiệt điện động của cặp nhiệt điện phụ thuộc vào
A. độ chênh lệch nhiệt độ 2 mối hàn.
B. nhiệt độ mối hàn.
C. độ chênh lệch nhiệt độ 2 mối hàn và bản chất hai kim loại làm cặp nhiệt điện.
D. nhiệt độ mối hàn và bản chất hai kim loại làm cặp nhiệt điện.

Thất bại là do nguyên nhân ! Thành công ắt hẳn có phương pháp 2


GV chuyên luyện thi & viết sách luyện thi thầy Hoàng Sư Điểu
D. nhiệt độ mối hàn và bản chất hai kim loại làm cặp nhiệt điện.
Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về dòng điện trong kim loại ?
A. Khi nhiệt độ tăng, điện trở suất của kim loại giảm.
B. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim loại được giữ không đổi.
C. Hạt tải điện trong kim loại là êlectron.
D. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt.
Câu 23. (HK1 Chuyên Lương Thế Vinh Đồng Nai 2018). Chọn phát biểu sai ?
A. Dòng điện qua kim loại gây ra tác dụng nhiệt.
B. Điện trở suất của kim loại giảm khi nhiệt độ tăng.
C. Dòng diện trong kim loại tuân theo định luật Ôm khi nhiệt độ không đổi.
D. Kim loại là chất dẫn điện tốt.
Câu 24. Tính chất nào sau đây không phải của kim loại ? Kim loại có
A. điện trở suất lớn. B. mật độ êlectron lớn. C. độ dẫn suất lớn. D. dẫn điện tốt.
Câu 25. Chọn đáp án không chính xác ?
A. Kim loại là chất dẫn điện tốt
B. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm.
C. Dòng điện qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt
D. Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ.
Câu 26. Khi tăng nhiệt độ của một kim loại sẽ làm tăng điện trở của kim loại này, nguyên nhân gây
ra hiện hượng này là do
A. số lượng va chạm của các êlectron dẫn với các ion ở nút mạng trong tinh thể tăng.
B. số êlectron dẫn bên trong mạng tinh thể giảm.
C. số ion ở nút mạng bên trong mạng tinh thể tăng.
D. số nguyên tử kim loại bên trong mạng tinh thể tăng.
Câu 27. Câu nào sau đây là sai khi nói về ứng dụng của hiện tượng siêu dẫn ?
A.Máy quét MRI trong y học. B. Máy lọc bụi.
C. Máy gia tốc mạnh. D. Tàu chạy trên đệm từ.
Câu 28. (KSCL Yên Lạc – Vĩnh Phúc). Hai cuộn dây nhôm có cùng khối lượng, cuộn 1 có điện trở
R1 =2, và cuộn 2 chưa biết điện trở, biết đường kính của hai cuộn lần lượt là 0,8mm và 0,2mm. Điện
trở của cuộn thứ 2 là
A.1024. B.128  . C. 256. D. 512.
Câu 29. (KSCL Yên Lạc – Vĩnh Phúc). Một dây bạch kim ở 200C có điện trở suất 0 = 10,6.10−8 .m
.Với hệ số nhiệt điện trở không đổi  = 3.10−3 K −1 .Điện trở suất  của dây bạch kim này ở 12200C là
A. 42,4.10-8 .m . B. 27,6.10-8 .m . C. 2,3.10-8 .m . D. 48,8.10-8 .m .
Câu 30. Một bóng đèn 220V- 40W có dây tóc làm bằng vôn-fram. Điện trở của bóng đèn dây tóc ở
200C là R0 = 121  . Cho biết hệ số nhiệt điện trở của vônfram là  = 4,5.10−3 K −1 . Nhiệt độ của dây
tóc khi bóng đèn sáng bình thường là
A.20200C. B.22200C. C.21200C. D.19800C.
Câu 31. Một bóng đèn 220V-100W có dây tóc làm bằng vôn-fram. Khi sáng bình thường nhiệt độ
bóng đèn là 20000C. Biết nhiệt độ của môi trường là 200C và hệ số nhiệt điện trở là  = 4,5.10−3 K −1 .
Điện trở của bóng đèn khi sáng bình thường và khi không thắp sáng lần lượt là
A. 560 và 56,9  . B. 460 và 45,5  . C. 484 và 48,8  . C. 760 và 46,3  .
Câu 35. Một bóng đèn 220V, dây tốc bằng vonfam. Dùng ôm kế đo điện trở của dây tóc ở nhiệt độ
thường, ta thấy điện trở bằng xấp xỉ 100 . Hỏi bóng đèn đó có thể thuộc loại nào trong số dưới đây?
A.220V – 25W. B. 220W – 50W. C.220V – 100W. D. 220V – 200W.
Câu 32. (HK1 Chuyên Lương Thế Vinh - Đồng Nai_2018). Một sợi dây đồng có điện trở R ở 200C.
Biết hệ số nhiệt điện trở của đồng là 4,3.10−3 K -1. Để điện trở của dây tăng gấp 100/99 lần thì nhiệt
độ phải
A. giảm xuống còn 17,70C. B. tăng lên đến 22,30C.

Thất bại là do nguyên nhân ! Thành công ắt hẳn có phương pháp 3


GV chuyên luyện thi & viết sách luyện thi thầy Hoàng Sư Điểu
C. tăng lên đến 20,20C. D. giảm xuống còn – 17,70C.
Câu 33. Một hợp kim có hệ số nhiệt điện trở bằng 6,7610-3K-1. Một dòng điện có cường độ 0,37A
chạy qua điện trở trên ở nhiệt độ 520C. Khi nhiệt độ của điện trở này bằng 200C, dòng điện chạy qua
điện trở sẽ có cường độ bằng bao nhiêu nếu ta giữ hiệu điện thế hai đầu điện trở ổn định?
A. 0,8A. B. 0,45A. C. 0,6A. D. 0,5A.
Câu 34. (KSCL Yên Lạc – Vĩnh Phúc). Một bóng đèn ở 27 C có điện trở 45Ω, ở 21230C có điện
0

trở 360Ω. Hệ số nhiệt điện trở của dây tóc bóng đèn là
A. 0,00334K-1. B. 0,016K-1 C. 0,012K-1. D. 0,00185K-1
Câu 35. Một thanh đồng có tiết diện S và một thanh than chì có tiết diện 6S được ghép nối tiếp với
nhau. Cho biết điện trở suất ở 00C và hệ số nhiệt điện trở của đồng là 01 = 1,7.10−8 m và 1 = 4,3.10−3
K-1 của than chì là 02 = 1, 2.10−5 m và 1 = −5.10−5 K-1. Khi ghép hai thanh nối tiếp thì điện trở của hệ
không phụ thuộc vào nhiệt độ. Tỉ số độ dài của thành đồng và của thanh chì gần giá trị nào nhất sau
đây?
A. 0,13. B. 75. C. 13,7. D. 82.
Câu 36. Một mối hàn của một cặp nhiệt điện được đặt trong không khí ở 20 C, còn mối hàn kia được
0

nung nóng đến nhiệt độ 5000C, suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là E = 6 mV. Hệ số
nhiệt điện động của cặp nhiệt điện là
A. 12,5 mV/K. B. 12,5V/K. C.1,25 V/K. D. 1,25 mV/K.
Câu 37. Một mối hàn của cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện 65µV/K đặt trong không khí ở 200C, còn
mối kia được nung nóng đến nhiệt độ 2320C. Suất nhiệt điện của cặp này là
A. 13,9mV. B. 13,85mV. C. 13,87mV. D. 13,78mV.
Câu 38. Khi nhúng một đầu của cặp nhiệt điện vào nước đá đang tan, đầu kia vào nước đang sôi thì
suất nhiệt điện của cặp là 0,860mV. Hệ số nhiệt điện động của cặp này là
A. 6,8µV/K. B. 8,6 µV/K. C. 6,8V/K. D. 8,6 V/K.
Câu 39. Nối cặp nhiệt điện đồng – constantan với milivôn kế để đo suất nhiệt điện động trong cặp.
Một đầu mối hàn nhúng vào nước đá đang tan, đầu kia giữ ở nhiệt độ t0C khi đó milivôn kế chỉ
4,25mV, biết hệ số nhiệt điện động của cặp này là 42,5µV/K. Nhiệt độ t trên là
A. 1000C. B. 10000C. C. 100C. D. 2000C.
Câu 40. (KSCL Yên Lạc – Vĩnh Phúc). Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện
động T = 48 (V/K), được đặt trong không khí ở 200C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt
độ t0C, suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là E = 6mV. Nhiệt độ của mối hàn còn lại là
A. 1250K. B. 3980K. C. 4180K. D. 1450K.
Câu 41. (HK1 Chuyên QH Huế). Nối cặp nhiệt điện sắt-constantan với một milivôn kế thành một
mạch kín. Giữ một mối hàn của cặp nhiệt điện trong không khí ở 250C, nhúng mối hàn còn lại vào
trong lò điện. Khi đó milivôn kế chỉ 31,2mV. Biết hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện là 52
µV/K. Nhiệt độ bên trong lò điện có giá trị
A. 5750C. B.6250C. C. 8480C. D. 8980C.
Câu 42. (HK1 Chuyên QH Huế 2019). Nối cặp nhiệt điện sắt – constantan có điện trở là 0,8  với
một điện kế có điện trở là 20  thành một mạch kín. Nhúng một mối hàn của cặp nhiệt điện này vào
nước đá đang tan và đưa mối hàn còn lại vào trong lò điện. Khi đó điện kế chỉ 1,72 mA. Cho biết hệ
số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện là 52  V/K. Nhiệt độ bên trong lò điện là
A. 913 K. B. 640 K. C. 686 K. D. 961K.
Câu 43. (HK1 Chuyên QH Huế 2018). Dùng một cặp nhiệt điện Sắt – Niken có hệ số nhiệt điện
động là 32,4 µV/K có điện trở trong r = 1 Ω làm nguồn điện nối với điện trở R = 4 Ω thành mạch kín.
Nhúng một đầu vào nước đá đang tan, đầu kia vào hơi nước đang sôi. Cường độ dòng điện qua điện
trở R là
A. 6,48.10-4A. B. 0,81A. C. 8,1.10-4A. D. 0,648A.
Câu 44. Hai cặp nhiệt điện đồng - constantant và sắt - constantan có hệ số nhiệt điện động tương ứng
là α1 = 42,5 μV/K và α2 = 52 μV/K. Hiệu nhiệt độ ở đầu nóng và đầu lạnh của cặp đồng - constantan

Thất bại là do nguyên nhân ! Thành công ắt hẳn có phương pháp 4


GV chuyên luyện thi & viết sách luyện thi thầy Hoàng Sư Điểu
lớn hơn 5,2 lần hiệu nhiệt độ đầu nóng và đầu lạnh của cặp sắt - constantan. So sánh các suất điện
động nhiệt điện E1 và E2 trong hai cặp nhiện điện này?
A. E1 = 4,25E2. B. E2 = 4,25E1 C. E1 = 42,5/52 E2. D. E2 = 42,5/52 E1.
Câu 45. Nhúng mối hàn thứ nhất của một cặp nhiệt điện vào nước đá đang tan và mối hàn thứ hai
vào nước ở nhiệt độ 1000C. Sau đó giữ nguyên nhiệt độ ở mối hàn thứ nhất, còn mối hàn thứ hai được
chuyển nhúng vào rượu ở nhiệt độ -1000C. So sánh suất điện động nhiệt điện E1 và E2 trong cặp nhiệt
độ tương ứng với hai trường hợp trên
A. E1 = E2. B. E1 = 2E2. C. E2 = 2E1. D. E1 = 20E2.
Câu 46. Có hai cặp nhiệt điện giống hệt nhau, mỗi cặp được nối với một milivôn tạo thành mạch kín.
Hai mối hàn của hai cặp nhiệt điện này đều được giữ ở nhiệt độ cao T1. Mối hàn còn lại của cặp nhiệt
điện thứ nhất và thứ hai được giữ ở các nhiệt độ thấp tương ứng là 20C và 120C thì thấy số chỉ của
milivôn kế nối với cặp nhiệt điện thứ nhất lớn gấp 1,2 lần số chỉ của milivôn kế nối với cặp nhiệt điện
thứ hai. Nhiệt độ T1 là
A. 285K. B. 289,8K. C. 335K. D. 355K.
Câu 47. Dùng một cặp nhiệt điện Sắt – Niken có hệ số nhiệt điện động là 32,4µV/K có điện trở trong
r = 1Ω làm nguồn điện nối với điện trở R = 19Ω thành mạch kín. Nhúng một đầu vào nước đá đang
tan, đầu kia vào hơi nước đang sôi. Cường độ dòng điện qua điện trở R là
A. 0,162A. B. 0,324A. C. 0,5A. D. 0,081A.
Câu 48. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của suất nhiệt điện động vào hiệu E (mV)
nhiệt độ giữa hai mối hàn của cặp nhiệt điện sắt – constantan như hình vẽ.
Hệ số nhiệt điện động của cặp này là 2,08

A. 52 µV/K. B. 52 V/K.
C. 5,2 µV/K. D. 5,2 V/K.
T (K)
Câu 49. Nối cặp nhiệt điện sắt – constantan có điện trở là r với một điện O 10
kế có điện trở là RG thành một mạch kín. Nhúng một mối hàn của cặp
nhiệt này vào nước đá đang tan và đưa mối hàn còn lại vào trong lò điện. Khi đó số chỉ điện kế là I.
I ( r + rG )
Cho biết hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện là αT. Nếu = 600K thì nhiệt độ bên trong lò


A. 6400C. B. 6000C. C. 8730K. D. 9130C.
BÀI 14. DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN
I.TRẮC NGHIỆM ĐỊNH TÍNH.
Câu 50. Hạt tải điện trong chất điện phân là
A. ion dương và ion âm. B. êlectron.
C. êlectron và ion dương. D. êlectron, ion dương và ion âm.
Câu 51. Bình điện phân nào có hiện tượng dương cực tan
A. FeCl3 với anốt bằng đồng. B. AgNO3 với anốt bằng bạc.
C. CuSO4 với anốt bằng bạc. D. AgNO3 với anốt bằng đồng.
Câu 52. Chọn câu sai ? Ứng dụng của hiện tượng điện phân là
A. luyện kim. B. mạ điện. C. đúc điện. D. hàn điện .
Câu 53. Bản chất dòng điện trong chất điện phân là
A. dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường.
B. dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.
C. dòng êlectron dịch chuyển ngược chiều điện trường.
D. dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.
Câu 54. Bản chất của hiện tượng dương cực tan là cực dương của bình điện phân
A. tăng nhiệt độ tới mức nóng chảy.
B. bị mài mòn cơ học.
C. bị tác dụng hóa học tạo thành chất điện phân và tan vào dung dịch.
D. bị bay hơi.
Thất bại là do nguyên nhân ! Thành công ắt hẳn có phương pháp 5
GV chuyên luyện thi & viết sách luyện thi thầy Hoàng Sư Điểu
Câu 55. Khi điện phân nóng chảy muối của kim loại kiềm thì
A. cả ion của gốc axit và ion kim loại đều chạy về cực dương.
B. cả ion của gốc axit và ion kim loại đều chạy về cực âm.
C. ion kim loại chạy về cực dương, ion của gốc axit chạy về cực âm.
D. ion kim loại chạy về cực âm, ion của gốc axit chạy về cực dương.
Câu 56. Đơn vị của đương lượng điện hóa và của hằng số Fa-ra-đây lần lượt là
A. N/m; F. B. N; N/m. C. kg/C;C/mol. D. kg/C; mol/C.
Câu 55. Kết quả của quá trình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực bằng đồng là
A. không có gì thay đổi ở bình điện phân. B. catôt bị ăn mòn.
B. đồng bám vào anôt. D. đồng chạy từ anôt sang catôt.
Câu 57. Trong các trường hợp sau đây, hiện tượng dương cực tan không xảy ra khi
A. điện phân dung dịch bạc clorua với cực dương là bạc.
B. điện phân dung dịch CuSO4 với cực dương là đồng.
C. điện phân dung dịch muối đồng sunfat với cực dương là graphit (than chì).
D. điện phân dung dịch niken sunfat với cực dương là niken.
Câu 58. Khối lượng chất giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ với
A. điện lượng chuyển qua bình. B. thể tích của dung dịch trong bình.
C. khối lượng dung dịch trong bình. D. khối lượng chất điện phân.
Câu 59. Nếu có dòng điện một chiều chạy qua bình điện phân gây ra hiện tượng dương cực tan thì
khối lượng chất giải phóng ở điện cực không tỉ lệ với
A. khối lượng mol của chất đượng giải phóng. B. cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân.
C. thời gian dòng điện chạy qua bình điện phân. D. hóa trị của của chất được giải phóng.
Câu 60. Hiện tượng điện phân không ứng dụng để
A. đúc điện. B. mạ điện. C. sơn tĩnh điện. D. luyện nhôm.
Câu 61. Khi điện phân dương cực tan, nếu tăng cường độ dòng điện và thời gian điện phân lên 2 lần
thì khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực
A. không đổi. B. tăng 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 4 lần.
Câu 62. Trong hiện tượng điện phân dương cực tan một muối xác định, muốn tăng khối lượng chất
giải phóng ở điện cực thì cần phải tăng
A. khối lượng mol của chất được giải phóng. B. hóa trị của chất được giải phóng.
C. thời gian lượng chất được giải phóng. D. thể tích bình điện phân.
Câu 63. Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân dung dịch
A. muối kim loại có anốt làm bằng kim loại đó. B. axít có anốt làm bằng kim loại đó.
C. muối kim loại có anốt làm bằng kim loại. D. muối kim loại có catốt làm bằng kim loại đó.
Câu 64. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cách mạ một huy chương bạc?
A. Dùng muối AgNO3. B. Đặt huy chương ở giữa anốt và catốt.
C. Dùng huy chương làm catốt. D. Dùng anốt bằng bạc.
Câu 65. Tìm phát biểu sai về cách mạ bạc một huy chương?
A. Dùng muối AgNO3. B. Dùng huy chương làm anốt.
C. Dùng anôt bằng bạc. D. Dùng huy chương làm catốt.
Câu 66. Dung dịch muối ăn NaCl là vật
A. dẫn điện vì có chứa các ion tự do. B. dẫn điện vì có chứa các êlectron tự do.
C. dẫn điện vì có chứa các ion lẫn các êlectron tự do.D. cách điện vì không chứa điện tích tự do.
Câu 67. (HK1 Chuyên QH Huế 2017). Để tiến hành các phép đo cần thiết cho việc xác định đương
lượng điện hóa của một kim loại nào đó, ta cần phải sử dụng các thiết bị
A. ôm kế, vôn kế, đồng hồ bấm giây. B. cân, vôn kế, đồng hồ bấm giây.
C. cân, ampe kế, đồng hồ bấm giây. D. vôn kế, ampe kế, đồng hồ bấm giây.
Câu 68. (HK1 Lương Thế Vinh Đồng Nai 2018). Điện phân dung dịch muối bạc nitrat (AgNO3)
bằng các cặp điện cực sau:
Bình 1: catôt và anôt làm bằng than chì

Thất bại là do nguyên nhân ! Thành công ắt hẳn có phương pháp 6


GV chuyên luyện thi & viết sách luyện thi thầy Hoàng Sư Điểu
Bình 2: catôt làm bằng than chì và anôt làm bằng bạc.
Bình 3: catôt và anôt làm bằng bạc.
Hiện tượng dương cực tan sẽ xảy ra trong bình điện phân
A. 1 và 3. B. 1, 2 và 3. C. 1 và 2. D. 2 và 3.
Câu 69. Dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật Ôm khi điện phân dung dịch
A. muối kim loại có anốt làm bằng kim loại. B. axit có anốt làm bằng kim loại đó.
C. muối kim loại có catốt làm bằng kim loại đó. D. muối kim loại có anôt làm bằng kim loại đó.
Câu 70. Chọn phát biểu sai ? Bình điện phân
A. dương cực tan không tiêu thụ điện năng để phân tích các chất.
B. dương cực tan tiêu thụ điện năng để phân tích các chất.
C. dương cực không tan tiêu thụ điện năng để phân tích các chất.
D. đóng vai trò như một điện trở.
Câu 71. Khi so sánh sự dẫn điện của chất điện phân và kim loại ta rút ra kết luận nào dưới đây ?
A.Kim loại dẫn điện tốt hơn chất điện phân.
B. Kim loại dẫn điện kém hơn chất điện phân.
C. Không thể so sánh sự dẫn điện của kim loại và chất điện phân.
D. Kim loại dẫn điện tốt bằng chất điện phân.
Câu 72. Nguyên nhân làm xuất hiện các hạt mang điện tự do trong chất điện phân là do
A. sự tăng nhiệt độ của chất điện phân B. sự chênh lệch điện thế giữa hai điện cực
C. sự phân li của các phân tử chất tan trong dung môi. D. sự trao đổi electron với các điện cực
Câu 73. Theo định luật Fa-ra-đây về hiện tượng điện phân thì khối lượng chất được giải phóng ra ở
điện cực tỉ lệ với
A. khối lượng bình điện phân. B.đương lượng điện hoá của chất đó.
C. khối lượng dung dịch trong bình điện phân. D. kích thước bình điện phân.
Câu 74. Khi có dòng điện chạy qua bình điện phân thì
A. các ion (+) về catốt, các êlectron và các ion (–) về anốt.
B. các êlectron đi về anốt còn các ion dương đi về catốt.
C. các ion dương đi về catốt còn các ion âm đi về anốt.
D. các ion (+) đi từ catốt sang anốt.
Câu 74. Chọn phát biểu đúng nhất liên quan đến định luật Fa-ra-đây ?
A.Định luật Fa-ra-đây không áp dụng được cho quá trình điện phân các chất nóng chảy.
B. Trong công thức Fa-ra-đây, nếu I đo bằng ampe, t đo bằng giây, thì A và m đo bằng kilôgam.
C. Định luật Fa-ra-đây chỉ áp dụng được để tính lượng kim loại đọng ở catôt khi điện phân.
D. Định luật Fa-ra-đây áp dụng được cho tất cả chất đọng lại ở anôt lẫn đọng ở catôt khi điện phân.
Câu 75. Có 3 bình đựng dung dịch điện phân lần lượt là: CuSO4(1); ZnSO4(2); AgNO3 (3) được mắc
nối tiếp nhau và nối với nguồn điện không đổi tạo thành một mạch kín. Cực dương của các nguồn đều
làm bằng kim loại tương ứng với muối. Trong cùng một khoảng thời gian, khối lượng kim loại bám
vào cực âm ở mỗi bình có mối quan hệ là
A. m1 = m2 = m3. B. m1 < m2 < m3. C. m1 >m2 > m3. D. m1 = m2 > m3.
II.PHÂN DẠNG BÀI TẬP.
DẠNG 1. HIỆN TƯỢNG DƯƠNG CỰC TAN.
Câu 76. Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat (AgNO3) có anôt bằng bạc và điện trở là 2,5
Ω. Hiệu điện thế giữa hai điện cực của bình này là 10 V. Bạc (Ag) có khối lượng mol là A = 108
g/mol và hoá trị n = 1. Khối lượng bạc bám vào Katôt sau 16 phút 5 giây là
A. 4,32 g. B. 4,32 kg. C. 2,16g. D. 2,16 kg.
Câu 77. Một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có anot làm bằng Cu, điện trở R= 8Ω. Mắc bình
điện phân vào nguồn điện có suất điện động 9V, điện trở trong 1Ω. Khối lượng Cu bám vào catot
trong thời gian 5 giờ là
A. 5,97g. B. 11,94g. C. 10,5g. D. 5g.

Thất bại là do nguyên nhân ! Thành công ắt hẳn có phương pháp 7


GV chuyên luyện thi & viết sách luyện thi thầy Hoàng Sư Điểu
Câu 78. Một bình điện phân chứa dung dịch đồng sunphat (CuSO4) có anôt bằng đồng. Cho dòng
điện không đổi chạy qua bình này trong thời gian 30 phút, khi đó khối lượng của catôt tăng thêm 1,143
g. Đồng (Cu) có khối lượng mol là của A = 63,5 g/mol và n = 2. Cường độ dòng điện chạy qua bình
điện phân có giá trị
A. 0,965A. B. 1,93A. C. 0,965 mA. D. 1,93 mA.
Câu 79. Khi điện phân dung dịch nhôm oxit Al2O3 nóng chảy, người ta cho dòng điện cường độ 20
kA chạy qua dung dịch này. Biết nhôm có khối lượng mol nguyên tử là 27 g/mol, có hoá trị 3. Thời
gian điện phân để thu được một tấn nhôm là
A. 194 h. B. 491h. C. 149h. D. 419h.
Câu 80. (HKI THPT Nguyễn Huệ - TT Huế 2019_2020). Một bình điện phân đựng dung dịch
AgNO3 với cực dương bằng bạc được nối vào hiệu điện thế một chiều U = 156V. Sau 16 phút 5 giây
khối lượng của catôt tăng thêm 2,16g. Biết bạc có khối lượng mol nguyên tử là 108 g/mol, có hoá trị
1. Điện trở của bình điện phân là
A. 150  . B. 15  . C. 30  D. 78  .
Câu 81. Một bình điện phân chứa dung dịch muối kim loại có điện cực làm bằng chính kim loại đó.
Cho dòng điện 0,25A chạy qua trong 1 giờ thấy khối lượng catôt tăng xấp xỉ 1g. Cho biết khối lượng
mol và hóa trị của các điện cực tương ứng như sau: Các điện cực làm bằng
A. Sắt Fe=56; hóa trị 3. B. Đồng Cu=63,5; hóa trị 2.
C. Bạc Ag=108; hóa trị 1. D. Kẽm Zb=65,5; hóa trị 2.
Câu 82. (HK1 Chuyên QH Huế 2017). Cho dòng điện chạy qua bình điện phân chứa dung dịch
CuSO4, có anôt bằng Cu. Biết rằng đương lượng điện hóa của đồng k=3,3.10-4g/C. Để trên catôt xuất
hiện 726 g đồng thì điện lượng chuyển qua bình phải bằng
A. 2,2.106C. B. 2,2.109C. C. 4,55.10-7C. D. 4,55.10-10C.
Câu 83. Một bình điện phân chứa dung dịch muối niken với hai điện cực bằng niken.Đương lượng
điện hóa của niken là k=0,30 g/C.Khi cho dòng điện cường độ I = 5A chạy qua bình này trong khoảng
thời gian t =1 giờ thì khối lượng m của niken bám vào catot bằng bao nhiêu ?
A. 5,40 g. B.5,40 mg C.1,50g D.5,40 kg.
Câu 84. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa khối lượng chất giải phóng
ra ở điện cực của bình điện phân và điện lượng tải qua bình. Đương lượng m(10-4 kg)
điện hóa của chất điện phân trong bình này là 2,236
A. 11,18.10-6 kg/C.
B. 1,118.10-6 kg/C. q(C)
-6
C. 1,118.10 g/C. 0 200
D. 11,18.10-6 kg/C.
Câu 85. Một nguồn gồm 30 pin mắc thành 3 nhóm song song, mỗi nhóm có 10 pin mắc nối tiếp, mỗi
pin có suất điện động 0,9V và điện trở trong 0,6Ω. Bình điện phân dung dịch CuSO4 có điện trở 205
 mắc vào hai cực của bộ nguồn. Trong thời gian 50 phút khối lượng đồng Cu bám vào catốt là
A. 0,043 g. B. 0,013 g. C. 0,13 g. D. 0,43 g.
Câu 86. (KSCL Yên Lạc Vĩnh Phúc). Một nguồn gồm 30 pin mắc thành 3 cụm nối tiếp, mỗi cụm
có 10 pin mắc song song, mỗi pin có suất điện động 0,9V và điện trở trong 0,6. Bình điện phân dung
dịch CuSO4 có điện trở 205  mắc vào hai cực của bộ nguồn. Cho F = 96500C/mol, đồng có A = 64
và n=2. Trong thời gian 50 phút khối lượng đồng Cu bám vào catốt là
A. 0,13g. B. 0,0013g. C. 1,3g. D. 0,013 g.
Câu 87. (HK1 THPT Nguyễn Huệ). Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích 15cm2, người ta dùng
nó làm catôt của một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 với anôt là một thanh đồng nguyên chất
và cho dòng điện có cường độ I = 4A chạy trong 1 giờ 20 phút 25 giây. Cho biết khối lượng riêng của
đồng là D = 8,9.103kg/m3. Bề dày của lớp đồng bám trên mặt tấm sắt bằng
A. 0,84m. B. 0,48m. C. 0,84mm. D. 0,48mm.

Thất bại là do nguyên nhân ! Thành công ắt hẳn có phương pháp 8


GV chuyên luyện thi & viết sách luyện thi thầy Hoàng Sư Điểu
Câu 88. Người ta muốn bóc một lớp đồng dày d = 5µm trên một tấm đồng diện tích S = 10cm2 bằng
phương pháp điện phân với dòng điện 0,1A. Biết khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3.Thời gian
điện phân bằng
A. 2,237 phút B. 22,37 phút. C. 44,73 phút. D. 4,473 phút.
Câu 89. (HK1 Chuyên Lương Thế Vinh Đồng Nai 2018). Chiều dày tổng cộng của lớp niken phủ
lên một tấm kim loại mỏng là 0,05 mm sau khi điện phân trong 30phút. Diện tích mặt phủ của tấm
kim loại là 30cm². Cho biết niken có khối lượng riêng là 8,8.10³ kg/m³, khối lượng mol nguyên tử là
58,7 g/mol, và hóa trị n =2. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân xấp xỉ bằng
A. 1,2 mA. B. 2,4 mA. C. 1,2A. D. 2,4A.
Câu 90. Một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4, với các điện cực đều bằng đồng, diện tích catot
bằng 10 cm2, khoảng cách từ catot đến anot là 5 cm. Đương lượng gam của đồng là 32. Hiệu điện thế
đặt vào U = 15 V, điện trở suất của dung dịch là 0,2 Ω.m. Sau thời gian 1 h, khối lượng đồng bám vào
catôt gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 0,327 g. B. 1,64 g. C. 1,79g. D. 2,65 g.
Câu 91. Điện phân cực dương tan một dung dịch trong 20 phút thì khối lượng cực âm tăng thêm 4
gam. Nếu điện phân trong một giờ với cùng cường độ dòng điện như trước thì khối lượng cực âm tăng
thêm là
A. 24 gam. B. 12 gam. C. 6 gam. D. 48 gam.
Câu 92. Cực âm của một bình điện phân dương cực tan có dạng một lá mỏng. Khi dòng điện chạy
qua bình điện phân trong 1h thì cực âm dày thêm 1mm. Để cực âm dày thêm 2 mm nữa thì phải tiếp
tục điện phân cùng điều kiện như trước trong thời gian là
A. 1 h. B. 2h. C. 3 h. D. 4 h.
Câu 93. (HK1 Chuyên QH Huế 2017-2018). Mắc nối tiếp hai bình điện phân, bình thứ nhất đựng
dung dịch CuSO4, bình thứ hai đựng dung dịch AgNO3. Sau một giờ, lượng đồng giải phóng ở catôt
của bình thứ nhất là 0,32g. Cho Cu = 64, Ag = 108 và hóa trị của đồng và bạc lần lượt là 2 và 1 Khối
lượng bạc giải phóng ở catôt thứ hai có giá trị nào sau đây ?
A. 1,08 g. B. 108 g. C. 5,4 g. D. 0,54 g.
Câu 94. (HK1 Chuyên QH Huế 2019). Hai bình điện phân: (CuSO4/Cu và AgNO3/Ag) được mắc
nối tiếp trong một mạch điện. Sau một thời gian điện phân, tổng khối lượng catôt của hai bình tăng
lên 2,8 g. Biết khối lượng mol của đồng và bạc lần lượt là 64 và 108, hóa trị của đồng và bạc lần lượt
là 2 và 1. Gọi điện lượng qua các bình điện phân là q, khối lượng Cu và Ag được giải phóng ở catot
lần lượt là m1 và m2. Khối lượng đồng bám vào catôt của bình 1 có giá trị là
A. 1,04g. B. 2,16g. C. 0,64g. D. 1,76g.
Câu 95. Hai bình điện phân CuSO4 và AgNO3 mắc nối tiếp trong một mạch điện có cường độ 0,5A.
Sau thời gian t, tổng khối lượng của hai bình tăng lên 5,6g. Biết khối lượng mol của đồng và bạc lần
lượt là 64 và 108, hóa trị của đồng và bạc là 2 và 1. Giá trị của t bằng
A.2h 28phút 40s. B. 7720 phút. C. 2h 8phút 40s. D. 8720 phút.
Câu 96. Khi điện phân dung dịch nhôm ôxit Al2O3 nóng chảy, người ta cho dòng điện có cường độ
20kA chạy qua dung dịch này tương ứng với hiệu điện thế giữa các điện cực là 5V. Nhôm có khối
lượng mol là A = 27 g/mol và hóa trị n = 3. Để thu được 1 tấn nhôm thì thời gian điện phân và lượng
điện năng đã tiêu thụ lần lượt là
A. 7,2 ngày và 5,36.1010 J. B. 6,2 ngày và 5,36.1010J.
C. 7,2 ngày và 54,6MJ. D. 6,2 ngày và 54,6 MJ.
Câu 97. Điện phân dương cực tan một muối trong một bình điện phân có cực âm ban đầu nặng 20
gam. Sau 1 h đầu hiệu điện thế giữa 2 cực là 10V thì cực âm nặng 25 gam. Sau 2h tiếp theo hiệu điện
thế giữa 2 cực là 20 V thì khối lượng của cực âm là
A. 30gam. B. 35gam. C. 40 gam. D. 45 gam.

Thất bại là do nguyên nhân ! Thành công ắt hẳn có phương pháp 9


GV chuyên luyện thi & viết sách luyện thi thầy Hoàng Sư Điểu
Câu 98. (HK1 THPT Nguyễn Huệ - TT Huế). Cho mạch điện như hình vẽ.
Nguồn điện có suất điện động E =12V, điện trở trong r = 1  ; R2 =12  là bình
điện phân đựng dung dịch AgNO3 với điện cực anot là Ag, R1 = 3  ; R3 = 6  .
R2
Cho Ag có A=108; n=1. Khối lượng Ag bám vào catôt sau 16 phút 5 giây là
R1
A.1,62g. B. 0,54g.
R3
C. 0,81g. D. 0,27g.
Câu 99. Một mạch điện như hình vẽ. R =12Ω, Đ: 6V – 9W; bình điện phân B Đ
CuSO4 có anot bằng Cu; E =9V, r = 0,5Ω. Đèn sáng bình thường. khối lượng
Cu bám vào catot mỗi phút là bao nhiêu và hiệu suất của nguồn lần lượt là
A. 30mg ; 67%. B. 50mg; 86%. R
C. 40mg ; 89%. D. 30mg; 76%. ,
Câu 100. Cho một mạch điện như hình vẽ. Trong đó nguồn có suất điện
động và điện trở trong lần lượt là E = 13,5 V, r = 1 Ω, đèn R3 loại (6V -
,r
6W), bình điện phân (AgNO3 – Ag) có điện trở R2 = 3 . Biết rằng sau thời
R1
gian 32 phút 10 giây, lượng bạc bám vào catôt nặng 3,24g. Cho Ag có A = A R3
B
108 g/mol và n = 1, hằng số Fa-ra-đây F = 96500C/mol. Giá trị của điện trở
R2
R1 gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A.1,5  . B. 2,6  .
C. 3,2  . D. 4,2 
Câu 101. mạch điện như hình vẽ. Trong đó hai nguồn có suất điện động và điện trở trong lần lượt
là E1 = 9 V, E2 = 6 V, r1 = r2 = 0,5 Ω. Mạch ngoài gồm bình điện phân
loại (AgNO3 – Ag) có điện trở R1 = 4 Ω, các điện trở R2 = 2 Ω và R3. Biết
khối lượng bám vào catốt của bình điện phân sau 16 phút 5 giây là 2,16
R2
g. Biết Ag có A = 108, n = 1. Hiệu điện thế UAB và giá trị của R3 lần lượt A R1 B
là R3
A.12V và 3  . B. 12V và 12  .
C. − 12V và 12  . D. 4V và 4/9  .
Câu 102. (HK1 Chuyên QH Huế 2019). Cho mạch điện như hình vẽ;
A B
các nguồn điện giống nhau. Các điện trở R1 = 3Ω; R2 = 6Ω; bình điện phân
chứa dung dịch CuSO4 với cực dương bằng đồng có điện trở Rp = 0,5Ω. Sau
R1
thời gian điện phân là 386s, ta thấy khối lượng của bản cực làm catốt tăng RP
lên 0,64 g. Dùng một vôn kế có điện trở rất lớn mắc vào hai cực A, B của bộ R2
nguồn. Nếu bỏ mạch ngoài đi thì vôn kế chỉ 20 V. Suất điện động và điện
trở trong của một nguồn điện lần lượt là
A.10V và 1  . B. 20V và 1,5  . C. 10V và 1,5  . D. 20V và 1  .

DẠNG 2. HIỆN TƯỢNG DƯƠNG CỰC KHÔNG TAN (ĐIỆN CỰC TRƠ).
Câu 103. (KSCL THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc). Điện phân dung dịch H2SO4 với dòng điện có
cường độ 5A. Sau 16 phút 5 giây thể tích khí hiđrô (ở điều kiện chuẩn) thu được ở catốt là
A. 560cm3. B. 1120cm3. C. 11200cm3. D. 5600cm3.
Câu 104. (KSCL THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc). Điện phân dung dịch HNO3 với dòng điện có
cường độ 7,5A. Sau 16 phút 5 giây thể tích khí hiđrô (ở điều kiện chuẫn) thu được ở catốt là
A. 1680cm3. B. 8400cm3. C. 840cm3. D. 16800cm3.
Câu 105. Khi điện phân một dung dịch HCl điện cực anôt bằng graphit, người ta thu được 3,32 lít
khí hyđro ở điều kiện tiêu chuẩn. Biết thời gian thực hiện điện phân là 90 phút. Cường độ dòng điện
chạy qua bình điện phân bằng
A. 1,32A. B. 2,65A. C. 5,30A. D. 5,50A.
Câu 106. Khi điện phân dung dịch muối ăn NaCl trong bình điện phân có điện cực anôt bằng
graphit, người ta thu được khí clo ở anôt và khí hidro ở catôt. Thể tích của các khí H2 và Cl2 thu được
Thất bại là do nguyên nhân ! Thành công ắt hẳn có phương pháp 10
GV chuyên luyện thi & viết sách luyện thi thầy Hoàng Sư Điểu
ở điều kiện tiêu chuẩn khi điện phân trong khoảng thời gian 10 phút với cường độ dòng điện 10A lần
lượt là
A.0,696 lít và 0,696 lít. B. 0,696 lít và 1,392 lít.
C. 1,392 lít và 0,696 lít. D. 1,392 lít và 1,392 lít.
Câu 107. Biết rằng đương lượng điện hóa của hiđrô và clo lần lượt là: k1 = 0,1045.10-7 kg/C và k2
= 3,67.10-7 kg/C. Để giải phóng lượng khí Clo và Hiđrô từ 7,6g axit clohiđric (HCl) bằng dòng điện
5A, thì phải cần thời gian điện phân tương ứng là
A.1,1h. B. 1,5h. C. 1,3h. D. 1,0h.
Câu 108. (HK1 Chuyên QH Huế 2017). Điện phân dung dịch axit H2SO4 với các điện cực bằng
platin, ta thu được khí hiđrô và ôxi ở các điện cực. Cường độ dòng điện qua bình điện phân là 3A.
Thể tích khí hiđrô thu được ở điều kiện chuẩn trong thời gian 16 phút 5 giây là
A. 672 cm3. B. 336 cm3. C. 168 cm3. D. 84 cm3.
Câu 113. Người ta dùng phương pháp điện phân để tạo thành một dòng khí hiđro ở điều kiện tiêu
chuẩn, có lưu lượng 1 cm3/phút. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân đó là
A.0,036A. B.0,144A. C.35,900A. D. 2,154A.

DẠNG 3. MỘT SỐ BÀI TOÁN KHÁC


Câu 109. Biết hằng số Fa-ra-đây F = 96500C/mol, số Avôgađrô = 6,023.1023. Độ lớn điện tích
nguyên tố e bằng cách dựa vào định luật II Faraday về điện phân có giá trị bằng
A.1,606.10-19C. B. 1,601.10-19C. C. 1,605.10-19C. D. 1,602.10-19C.
Câu 109. Điện phân dương cực tan một muối trong một bình điện phân có cực âm ban đầu nặng 20
gam. Sau 1 h đầu hiệu điện thế giữa 2 cực là 10V thì cực âm nặng 25 gam. Sau 2h tiếp theo hiệu điện
thế giữa 2 cực là 20 V thì khối lượng của cực âm là
A. 30gam. B. 35gam. C. 40 gam. D. 45 gam.
Câu 110. Cho bình điện phân chứa dung dịch đồng sunphat (CuSO4) khi dòng điện có cường độ
thay đổi theo thời gian với quy luật I = 0,05t (A). Đồng có khối lượng mol là A = 63,5 g/mol và hoá
trị n = 2. Khối lượng đồng bám vào catôt trong 1 phút là
A.59,2mg. B. 29,6g. C. 29,6mg. D. 59,2g.
Câu 111. Để xác định đương lượng điện hóa của đồng một học sinh đã cho dòng điện có cường độ
1,2 A chạy qua bình điện phân chứa dung dịch đồng sunphat (CuSO4) trong khoảng thời gian 5 phút
và thu được 120 mg đồng bám vào catot. Lấy số Fa-ra-đây F = 96500C/mol, khối lượng mol nguyên
tử của đồng là A = 63,5 g/mol và hóa trị n = 2 thì sai số tỉ đối của kết quả thí nghiệm do học sinh này
thực hiện so với kết quả tính toán theo định luật II Fa-ra-đây là
A. 1,3%. B. 1,2%. C. 2,2%. D. 2,3 %.
Câu 112. (KSCL THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc). Người ta dùng 36 nguồn giống nhau, mỗi nguồn
có suất điện động 1,5V và điện trở trong 0,9Ω để cung cấp điện cho một bình điện phân dung dịch
ZnSO4 với cực dương bằng Zn. Bình có điện trở R = 3,6Ω. Biết đươg lượng gam của Zn là 32,5. Bộ
nguồn được mắc thành n dãy song song, trên mỗi dãy có m nguồn nối tiếp thì khối lượng Zn bám vào
catôt trong 1 giờ 45 phút 20 giây là lớn nhất và bằng
A.4,25g. B.2,15g. C.5,32g. D.3,25g.
Câu 112. Trong một bình điện phân đựng dung dịch AgNO3 có anot bằng bạc, người ta
nối ba lá bạc mỏng 1; 2; 3 có dùng diện tích mặt ngoài 10 cm2 với catot sao cho khoảng
cách từ mỗi lá đồng đến anot lần lượt là 10 cm; 20 cm; 30 cm. Điện trở suất của dung
dịch điện phân là 0,2 Ωm. Điện trở của mỗi phần dung dịch nằm giữa anot và mỗi lá bạc
1; 2; 3 lần lượt là R1; R2; R3. Giá trị của (R1 + R2 + R3) là
A. 120 Ω B. 150 Ω. C. 180 Ω. D. 100 Ω.
Câu 113. Người ta bố trí các điện cực của một bình điện phân đựng dung dịch
CuSO4 như trên hình vẽ, với các điện cực bằng đồng có điện tích đều bằng 10cm2,
khoảng cách giữa chúng đến anot lần lượt là 30cm, 20cm và 10cm. Đương lượng
gam của đồng là 32. Hiệu điện thế đặt vào là U=15V, điện trở suất của dung dịch

Thất bại là do nguyên nhân ! Thành công ắt hẳn có phương pháp 11


GV chuyên luyện thi & viết sách luyện thi thầy Hoàng Sư Điểu
là 0,2.m . Sau thời gian 1h khối lượng đồng bám vào điện cực 1,2 và 3 lần lượt là m1, m2 và m3. Giá
trị ( m1 + m2 + m3) gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 0,327g. B. 1,64g. C. 0,178g. D. 0,265g.

BÀI 15. DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ


I.TRẮC NGHIỆM ĐỊNH TÍNH.
Câu 114. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của
A. các ion dương. B. ion âm.
C. ion dương và ion âm. D. ion dương, ion âm và electron tự do.
Câu 115. Ở điều kiện bình thường chất khí không dẫn điện vì
A. có nhiều êlectron tự do. B. có nhiều ion dương và ion âm.
C. có nhiều êlectron tự do và lỗ trống. D. có rất ít các hạt tải điện.
Câu 116. (HK1 Chuyên QH Huế). Dòng điện trong môi trường nào dưới đây là dòng chuyển dời
có hướng của các ion dương, ion âm và êlectron?
A. chất bán dẫn. B. chất điện phân. C. chất khí. D. kim loại.
Câu 117. Quá trình dẫn điện nào dưới đây của chất khí là quá trình dẫn điện không tự lực ?
A. Quá trình dẫn điện của chất khí khi không có tác nhân ion hoá.
B. Quá trình dẫn điện của chất khí đặt trong điện trường mạnh.
C. Quá trình dẫn điện của chất khí trong đèn ống.
D. Quá trình dẫn điện của chất khí nhờ tác nhân ion hoá.
Câu 118. Khi đốt nóng chất khí, nó trở lên dẫn điện vì
A. vận tốc giữa các phân tử chất khí tăng.
B. khoảng cách giữa các phân tử chất khí tăng.
C. các phân tử chất khí bị ion hóa thành các hạt mang điện tự do.
D. chất khí chuyển động thành dòng có hướng.
Câu 119. Không khí ở điều kiện bình thường không dẫn điện vì các phân tử chất khí
A. không thể chuyển động thành dòng.
B. không chứa các hạt mang điện.
C. luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng.
D. luôn trung hòa về điện, trong chất khí không có hạt tải.
Câu 120. (HK1 Chuyên Lương Thế Vinh Đồng Nai 2018). Hồ quang điện là quá trình phóng
điện tự lực của chất khí, hình thành do
A. phân tử khí bị điện trường mạnh làm ion hóa.
B. anôt bị nung nóng phát ra êlectron.
C. catôt bị nung nóng phát ra êlectron.
D. chất khí bị tác dụng của các tác nhân ion hóa bên ngoài.
Câu 121. (HK1 Chuyên Lương Thế Vinh Đồng Nai). Chọn phát biểu đúng về chất khí ?
A. Ở điều kiện bình thường, chất khí có khả năng dẫn điện, các hạt tải điện là ion dương, ion âm và
êlectron.
B. Tia sét là dòng điện tự lực trong chất khí khi không khí bị đốt nóng đến mức bị ion hóa.
C. Tia lửa điện và hồ quang điện là hai dạng phóng điện tự lực trong chất khí có cùng điều kiện xuất
hiện.
D. Tia lửa điện và hồ quang điện là dòng điện trong chất khí khi xuất hiện đều phát sáng và toả nhiệt
mạnh.
Câu 122. (HK1 Chuyên QH Huế). Trong các dòng điện sau đây:
I. Dòng điện qua dây dẫn kim loại (nhiệt độ không thay đổi)
II. Dòng điện qua bình điện phân có dương cực tan
III. Dòng điện trong chất khí
Dòng điện nào tuân theo định luật Ôm ?
A. I, III. B. I, II, III. C. I và II. D. II, III.
Thất bại là do nguyên nhân ! Thành công ắt hẳn có phương pháp 12
GV chuyên luyện thi & viết sách luyện thi thầy Hoàng Sư Điểu
Câu 123. Hiện tượng nào sau đây không phải hiện tượng phóng điện trong chất khí?
A. đánh lửa ở buzi. B. sấm, sét.
C. hồ quang điện. D. dòng điện chạy qua thủy ngân.
Câu 124. Chọn một đáp án sai ?
A. Ở điều kiện bình thường không khí là điện môi
B. Khi bị đốt nóng không khí dẫn điện
C. Những tác nhân bên ngoài gây nên sự ion hóa chất khí gọi là tác nhân ion hóa
D. Dòng điện trong chất khí tuân theo định luật Ôm.
Câu 125. (KT HK1 Nguyễn Huệ - TT Huế). Để tạo ra hồ quang điện giữa hai thanh than, lúc đầu
người ta cho hai thanh than tiếp xúc với nhau sau đó tách chúng ra. Việc làm trên nhằm mục đích
A. để các thanh than trao đổi điện tích. B. để tạo ra hiệu điện thế lớn hơn.
C. để tạo ra sự phát xạ nhiệt êlectron. D. để các thanh than nhiễm điện trái dấu.
Câu 126. (KT HK1 Nguyễn Huệ - TT Huế). Chọn câu sai ?
A. Nhờ tác nhân ion hóa, trong chất khí xuất hiện các hạt tải điện.
B. Khi nhiệt độ hạ đến dưới 00C các chất khí dẫn điện tốt.
C. Ở điều kiện bình thường, không khí là điện môi.
D. Khi bị đốt nóng chất khí trở nên dẫn điện.
Câu 127. Chọn một đáp án sai ?
A. Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực.
B. Hồ quang điện xảy ra trong chất khí ở áp suất cao.
C. Hồ quang điện sảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp giữa 2 điện cực có hiệu
điện thế không lớn.
D. Hồ quang điện kèm theo tỏa nhiệt và tỏa sáng rất mạnh.
Câu 128. Nguyên nhân làm xuất hiện các hạt tải điện trong chất khí ở điều kiện thường là
A. các êlectron bứt khỏi các phân tử khí.
B. sự ion hóa do va chạm.
C. sự ion hoá do các tác nhân đưa vào trong chất khí.
D. không cần nguyên nhân nào cả vì đã có sẵn rồi.
Câu 129. Các hiện tượng: tia lửa điện, sét, hồ quang điện, hiện tượng nào có sự phát xạ nhiệt
êlectron?
A. tia lửa điện. B. Sét.
C. hồ quang điện. D. Sét và hồ quang điện.
Câu 130. Chọn một đáp án sai ?
A. Ở điều kiện bình thường không khí là điện môi.
B. Khi bị đốt nóng không khí dẫn điện.
C. Những tác nhân bên ngoài gây nên sự ion hóa chất khí gọi là tác nhân ion hóa.
D. Dòng điện trong chất khí tuân theo định luật Ôm.
Câu 131. Bản chất dòng điện trong hồ quang điện là dòng các
A. êlectron và ion âm. B. êlectron và ion dương.
C. êlectron. D. êlectron, ion dương và ion âm.
Câu 132. Chọn câu sai ?
A. Ở điều kiện bình thường, không khí là điện môi.
B. Khi bị đốt nóng chất khí trở nên dẫn điện.
C. Nhờ tác nhân ion hóa, trong chất khí xuất hiện các hạt tải điện.
D. Khi nhiệt độ hạ đến dưới 00C các chất khí dẫn điện tốt.
Câu 133. Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Tia lửa điện và hồ quang điện đều là dạng phóng điện trong không khí ở điều kiện thường.
B. Tia lửa điện cần có hiệu điện thế vài vạn vôn; còn hồ quang điện chỉ cần vài chục vôn.
C. Cường độ dòng điện trong tia lửa điện và hồ quang điện đều nhỏ.
D. Tia lửa điện có tính chất gián đoạn, còn hồ quang điện có tính chất liên tục.

Thất bại là do nguyên nhân ! Thành công ắt hẳn có phương pháp 13


GV chuyên luyện thi & viết sách luyện thi thầy Hoàng Sư Điểu
Câu 134. Chọn một đáp án sai ?
A. Sự dẫn điện của chất khí là tự lực nếu nó có thể xảy ra và duy trì khi đốt nóng mạnh chất khí, và
duy trì tác nhân.
B. Sự dẫn điện của chất khí là tự lực nếu nó có thể xảy ra và duy trì khi đốt nóng mạnh chất khí, rồi
ngừng tác nhân.
C. chất khí phóng điện tự lực khi có tác dụng của điện trường đủ mạnh ion hóa khí, tách phân tử khí
thành ion dương và êlectron tự do.
D. Trong quá trình phóng điện thành tia, ngoài sự ion hóa do va chạm còn có sự ion hóa do tác dụng
của bức xạ có trong tia lửa điện.
Câu 135. Chọn một đáp án đúng ?
A. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương và âm
B. Dòng điện trong chất khí không phụ thuộc vào hiệu điện thế
C. Cường độ dòng điện trong chất khí ở áp suất thường tăng lên khi hiệu điện thế tăng
D. Dòng điện chạy qua không khí ở hiệu điện thế thấp khi không khí được đốt nóng, hoặc chịu tác
dụng của tác nhân ion hóa.
Câu 136. Dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm và êlectron tự do là dòng điện
trong môi trường
A. chất khí. B. chân không. C. kim loại. D. chất điện phân.
Câu 137. Đặc tuyến vôn – ampe của chất khí khi có dòng điện chạy qua có I
C
dạng như hình vẽ. Ở đoạn nào hạt tải điện được tạo ra bởi tác nhân ion hóa? A B
Ibh
A. OA. B. AB. U
C. BC. D. OA và AB. O Ub Uc
Câu 138. Đặc tuyến vôn – ampe của chất khí khi có dòng điện chạy qua có
I
dạng như hình vẽ. Ở đoạn nào có sự phóng điện không tự lực? C
A B
A. OA. B. AB. Ibh
U
C. BC. D. OA và AB. O Ub Uc

Câu 139. Các hiện tượng: tia lửa điện, sét, hồ quang điện, hiện tượng nào sảy ra do tác dụng của
điện trường rất mạnh trên 106V/m
A. tia lửa điện. B. sét. C. hồ quang điện. D. tia lửa điện và sét.
Câu 140. Các hiện tượng: tia lửa điện, sét, hồ quang điện, hiện tượng nào có sự phát xạ nhiệt
êlectron ?
A. tia lửa điện. B. sét C. hồ quang điện. D. cả 3 đều đúng
Câu 141. Câu nào dưới đây nói về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I vào hiệu điện thế U giữa
hai cực tụ điện chứa chất khí trong quá trình dẫn điện không tự lực là không đúng ?
A. Với mọi giá trị của U: I luôn tăng tỉ lệ với U. B. Với U nhỏ:I tăng theo U.
C. Với U đủ lớn I đạt giá trị bão hoà. D. Với U quá lớn: I tăng nhanh theo U.
Câu 142. Câu nào dưới đây nói về quá trình dẫn điện tự lực của chất khí là không đúng ?
A. Là quá trình dẫn điện trong chất khí khi có hiện tượng nhân số hạt tải điện.
B. Là quá trình dẫn điện trong chất khí do tác nhân ion hoá từ ngoài.
C. Là quá trình dẫn điện trong chất khí không cần tác nhân ion hoá từ ngoài.
D. Là quá trình dẫn điện trong chất khí thường gặp: tia lửa điện, hồ quang điện.
Câu 143. Câu nào dưới đây nói về tia lửa điện là không đúng ?
A. Là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí khi được đặt trong điện trường đủ mạnh (khoảng
3.106 V/m) để ion hoá chất khí.
B. Là quá trình phóng điện không tự lực trong chất khí mà các hạt tải điện mới sinh ra là êlectron tự
do thoát khỏi catôt khi ion dương tới đập vào catôt.
C. Là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí có thể tự duy trì, không cần có tác nhân ion hoá từ
ngoài.

Thất bại là do nguyên nhân ! Thành công ắt hẳn có phương pháp 14


GV chuyên luyện thi & viết sách luyện thi thầy Hoàng Sư Điểu
D. Là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí được sử dụng làm bugi (bộ đánh lửa) để đốt cháy hỗn
hợp nổ trong động cơ nổ.
Câu 144. Cơ chế nào sau đây không phải là cách tải điện trong quá trình dẫn điện tự lực ở chất khí?
A. Dòng điện làm nhiệt độ khí tăng cao khiến phân tử khí bị ion hóa.
B. Điện trường trong chất khí rất mạnh khiến phân tử khí bị ion hóa ngay ở nhiệt độ thấp.
C. Catôt bị làm nóng đỏ lên có khả năng tự phát ra êlectron.
D. Đốt nóng khí để nó bị ion hóa tạo thành điện tích.
Câu 145. Khi bác nông dân A đang làm việc ở một khoảng đất rộng xa nơi dân cư, đột nhiên xuất
hiện các cơn giông kéo đến mang theo tia sét. Phía trước bác có 4 nơi có thể tránh sét ( giả thiết thời
gian chạy đến các nơi đó là như nhau) là: Một cây cổ thụ to, một chiếc xe ôtô Kiamoning, một chòi
cao được lợp bằng mái tôn và ngụp lặn dưới hồ để tránh sét. Nếu bạn ở cùng bác trong thời điểm này,
bạn khuyên bác nên
A. Chạy đến cây cổ thụ to. B. Ngụp lặn dưới hồ để tránh sét.
C. Chạy đến xe ôtô và ngồi trong xe. D. Chạy đến chòi cao được lợp bằng mái tôn.
---HẾT---

ĐẶT MUA CÁC GÓI TÀI LIỆU VIP DƯỚI DẠNG FILE 100%WORD
LIÊN HỆ SĐT/ZALO:0909.928.109.

CÁC TÀI LIỆU ĐÃ ĐĂNG GẦN ĐÂY


VẬT LÝ 10: http://thuvienvatly.com/download/52458
VẬT LÝ 11: http://thuvienvatly.com/download/52420
VẬT LÝ 12: http://thuvienvatly.com/download/52468

Thất bại là do nguyên nhân ! Thành công ắt hẳn có phương pháp 15

You might also like