You are on page 1of 8

Dòng điện trong các môi trường

Câu 1. Bản chất dòng điện trong chất khí là sự chuyển dời có hướng dưới tác dụng của lực điện trường của
các hạt
A. ion dương và ion âm. B. electron và ion âm.
C. electron và ion dương. D. electron, ion dương và ion âm.
Câu 2. Trong các tính chất sau, tính chất nào không phải tính chất của tia catôt?
A. Làm ion hóa không khí.
B. Tác dụng lên phim ảnh.
C. Kích thích một số chất phát quang.
D. Không bị lệch trong điện trường và từ trường.
Câu 3. Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng
A. Điện trở của kim loại giảm đột ngột về 0 khi nhiệt độ hạ xuống đến một nhiệt độ T0 nào đó.
B. Dòng điện qua dây dẫn chuyển động nhanh đột ngột khi nhiệt độ hạ xuống đến một nhiệt độ T0
nào đó.
C. điện trở của chất bán dẫn giảm mạnh khi được chiếu ánh sáng thích hợp.
D. điện trở của kim loại giảm đột ngột đến 0 khi nhiệt độ hạ xuống đến 00K.
Câu 4. Một dây dẫn làm bằng kim loại có hệ số nhiệt điện trở là , điện trở suất 0 ở nhiệt độ t0. Điện trở
suất của kim loại này ở nhiệt độ t là
A.  = 0  ( t − t 0 ) B.  = 0 1 −  ( t − t 0 ) 
C.  = 0  ( t + t 0 ) D.  = 0 1 +  ( t − t 0 ) 
Câu 5. Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của
A. các ion âm, electron tự do ngược chiều điện trường.
B. các electron tự do ngược chiều điện trường.
C. các ion, electron trong điện trường.
D. các electron, lỗ trống theo chiều điện trường.
Câu 6. Đơn vị điện trở suất là
A. ôm (  ) . B. vôn (V). C. ôm.mét ( . m ) . D. . m 2
Câu 7. Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó thay đổi như thế nào?
A. Giảm đi.
B. Không thay đổi.
C. Tăng lên.
D. Ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Hạt tải điện trong kim loại là electron.
B. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim loại được giữ không đổi.
C. Hạt tải điện trong kim loại là ion dương và ion âm.
D. Dòng điện chạy trong dây kim loại gây ra tác dụng nhiệt.
Câu 9. Nguyên nhân gây ra hiện tượng tỏa nhiệt trong dây dẫn khi có dòng điện chạy qua là do năng lượng
A. của chuyển động có hướng của elecron truyền cho ion dương khi va chạm.
B. dao động của ion dương truyền cho electron khi va chạm.
C. của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion âm khi va chạm.
D. của chuyển động có hướng của electron, ion âm truyền cho ion dương khi va chạm.
Câu 10. Nguyên nhân gây ra điện điện trở của kim loại là do sự va chạm của các
A. electron với các ion dương ở các nút mạng.
B. ion dương ở các nút mạng với nhau.
C. electron với nhau.
D. ion ở nút mạng với nhau.
Câu 11. Khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của thanh kim loại cũng tăng do
A. chuyển động vì nhiệt của electron tăng lên.
B. chuyển động định hướng của các electron tăng lên.
C. biên độ dao động của các ion quanh nút mạng tăng lên.
D. biên độ dao động của các ion quanh nút mạng giảm đi.
Câu 12. Điện trở kim loại tăng khi nhiệt độ tăng là do khi nhiệt độ tăng
A. các ion ở nút mạng dao động mạnh hơn nên khả năng và chạm giữa electron và ion tăng.
B. chiều dài dây dài ra nên electron phải chuyển động quãng đường dài hơn.
C. tiết diện dây nở to ra nên khả năng va chạm giữa electron và ion tăng.
D. các electron chuyển động nhanh hơn nên khả năng và chạm giữa electron và ion tăng.
Câu 13. Hệ số nhiệt điện trở của mỗi kim loại phụ thuộc vào
A. nhiệt độ của điện trở. B. cường độ dòng điện ua điện trở.
C. hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở. D. điện trở suất của kim loại làm điện trở.
Câu 14. Điện trở suất của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ theo
A. hàm số bậc nhất. B. hàm số bậc hai. C. hàm số mũ. D. hàm logarit.
Câu 15. Một bóng đèn có dây tóc bằng vonfram khi cháy sáng có điện trở
A. không đổi. B. tăng. C. giảm. D. giảm rồi tăng.
Câu 16. Các electron trong kim loại sau khi tách khỏi nguyên tử sẽ chuyển động
A. thẳng với vận tốc rất nhỏ. B. nhanh hay chậm tùy theo nhiệt độ.
C. và sinh ra dòng điện. D. hỗn loạn với vận tốc rất lớn.
Câu 17. Chọn phát biểu sai:
A. Kim loại dẫn điện tốt vì mật độ hạt tải điện trong kim loại rất lớn.
B. Khi nhiệt độ không đổi dòng điện trong kim loại tuân theo định luật ôm.
C. Khi nhiệt độ tăng độ linh động của hạt tải điện tăng.
D. Khi nhiệt độ thấp (xấp xỉ bằng nhiệt độ tuyệt đối) điện trở suất của kim loại rất nhỏ.
Câu 18. Hạt tải điện là
A. các electron có trong kim loại. B. các điện tích tự do tham gia dẫn điện.
C. các electron có trong mỗi kim loại. D. các điện tích liên kết trong môi trường.
Câu 19. Môi trường dẫn điện đồng nhất là môi trường
A. chỉ có hạt tải điện là các electron.
B. dẫn điện trung hòa điện.
C. có mật độ của từng loại hạt tải điện phân bố đều.
D. các hạt tải điện chỉ chuyển động theo cùng một hướng.
Câu 20. Điện dẫn suất của môi trường là
A. tổng của điện trở suất do từng loại hạt tải điện đóng góp.
B. điện dẫn suất của các electron vì các electron có độ linh động lớn nhất.
C. điện dẫn suất của các ion vì các ion có quang đường trung bình tự do là lớn nhất.
D. tỉ số mật độ của các electỏn và độ linh động của các electron trong môi trường này.
Câu 21. Chọn ý sai. Chuyển động nhiệt của các hạt tải điện trong môi trường dẫn điện
A. đồng nhất không sinh ra dòng điện.
B. không đồng nhất tạo ra vùng tích điện địa phương.
C. không đồng nhất tao ra hiẹu điện thế giữa các vùng không đồng nhất.
D. đồng nhất được ứng dụng để tạo ra suật điện động trong cặp nhiệt điện.
Câu 22. Điện trở nhiệt có kích thước nhỏ
A. có điện trở tăng khi nhiệt độ môi trường xung quanh giảm.
B. có điện trở tương ứng với nhiệt độ môi trường.
C. có điện trở giảm khi nhiệt độ môi trường xung quang tăng lên.
D. được ứng dụng để bảo vệ dây tóc đèn hình trong Tivi.
Câu 23. Điện trở nhiệt có kích thước lớn khi có dòng điện cường độ lớn chạy qua sẽ có điện trở
A. tăng dần lên. B. không đổi. C. giảm dần. D. tăng lên rồi giảm xuống.
Câu 24. Hai thanh kim loại được nối với nhau bởi hai đầu mối hàn tạo thành một mạch kín, hiện tượng
nhiệt điện chỉ xảy ra khi hai thanh kim loại có bản chất
A. khác nhau và nhiệt độ hai đầu mối hàn bằng nhau.
B. khác nhau và nhiệt độ hai đầu mối hàn khác nhau.
C. giống nhau và nhiệt độ hai đầu mối hàn bằng nhau.
D. giống nhau và nhiệt độ hai đầu mối hàn khác nhau.
Câu 25. Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào
A. hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn.
B. hệ số nở vì nhiệt của hai thanh kim loại.
C. khoảng cách giữa hai mối hàn.
D. điện trở của các mối hàn.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Cặp nhiệt điện gồm hai dây dẫn điện có bản chất khác nhau hàn nối với nhau thành một mạch kín
và hai mối hàn của nó được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau.
B. Nguyên nhân gây ra suất điện động nhiệt điện là do chuyển động động nhiệt của các hạt tải điện
trong mạch điện có nhiệt độ không đồng nhất.
C. Suất điện động nhiệt điện E tỉ lệ thuận với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp
nhiệt điện.
D. Suất điện động nhiệt điện E xấp xỉ tỉ lệ với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp
nhiệt điện.
Câu 27. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Đối với vật liệu siêu dẫn, để có dòng điện chạy trong mạch ta luôn phải duy trì dòng điện trong
mạch sau khi ngắt bỏ nguồn điện.
B. Điện trở của vật liệu siêu dẫn bằng không.
C. Đối với vật liệu siêu dẫn, có khả năng duy trì dòng điện trong mạch sau khi ngắt bỏ nguồn điện.
D. Đối với vật liệu siêu dẫn, năng lượng hao phí do tỏa nhiệt bằng không.
Câu 28. Sự hình thành các hạt tải điện trong chất điện phân là do sự
A. ion hóa các chất hòa tan trong dung dịch.
B. va chạm các chất hòa tan trong dung dịch.
C. phân li các chất hòa tan trong dung dịch.
D. phân cực ở hai cực đặt trong dung dịch.
Câu 29. Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của các
A. ion âm, electron đi về anôt và ion âm đi về catôt.
B. electron đi về anôt và các ion dương đi về catôt.
C. ion âm đi về anôt và ion dương đi về catôt.
D. eletron đi từ catôt về anôt, khi catôt bị nung nóng.
Câu 30. Đặt một hiệu điện thế U không đổi vào hai cực của bình điện phân. Xét trong cùng một khoảng
thời gian, nếu kéo hai cực của nguồn ra xa sao cho khoảng cách giữa chúng tăng gấp đôi thì khối lượng chất
giải phóng ở điện cực so với lúc trước sẽ
A. tăng lên 2 lần. B. giảm đi 2lần. C. tăng lên 4 lần. D. giảm đi 4 lần.
Câu 31. Độ dẫn điện của chất điện phân tăng khi nhiệt độ tăng là do
A. chuyển động nhiệt của các phân tử tăng và khả năng phân li ion tăng.
B. độ nhớt của dung dịch giảm làm cho các ion chuyển động được dễ dàng hơn.
C. số va chạm của các ion trong dung dịch giảm.
D. tạo được nhiều electron tự do.
Câu 32. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi hòa tan axit, bazơ hoặc muối vào trong nước, tất cả các phân tử của chúng đều bị phân li
thành các ion.
B. Số cặp ion được tạo thành trong dung dịch điện phân không thay đổi theo nhiệt độ.
C. Bất kì bình điện phân nào cũng có suất phản điện.
D. Khi có hiện tượng cực dương tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật ôm.
Câu 33. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cách mạ một huy chương bạc?
A. Dùng muối AgNO3. B. Đặt huy chương ở giữa anôt và catôt.
C. Dùng anôt bằng bạc. D. Dùng huy chương làm catôt.
Câu 34. Với các kí hiệu như sách giáo khoa vật lí 11, công thức nào sau đây là công thức đúng của định
luật Farađây?
A mFn mn
A. m = F It B. m = DV C. I = D. t =
n At AIt
Câu 35. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của
A. các ion dương và các ion âm. B. các ion dương và các electron.
C. các electron và ion âm. D. các ion dương, ion âm và các electron.
Câu 36. Hiện tượng điện phân không áp dụng trong công nghệ
A. luyện kim. B. hóa chất. C. mạ điện. D. điện lạnh.
Câu 37. Điện trở của chất điện phân đồng nhất
A. sẽ giảm khi nhiệt độ tăng. B. sẽ giảm khi nhiệt độ giảm.
C. không thay đổi theo nhiệt độ. D. sẽ tăng khi nhiệt độ tăng.
Câu 38. Khối lượng m của chất được giải phóng ra ở điện cực tỉ lệ nghich với
A. sô Farađây F. B. hóa trị của chất thoát ra.
C. cường độ dòng điện. D. thời gian dòng điện chạy qua bình điện phân.
Câu 39. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tia catôt có khả năng đâm xuyên qua các lá kim loại mỏng.
B. Tia catôt không bị lệch trong điện trường và từ trường.
C. Tia catôt có mang năng lượng.
D. Tia catôt phát ra vuông góc với mặt catôt.
Câu 40. Một ứng dụng quan trọng của tia catôt
A. làm đèn hình. B. làm điôt phát quang (LED).
C. làm điện trở quang. D. chiếu điện, chụp điện.
Câu 41. Cường độ dòng điện bão hòa trong chân không tăng khi nhiệt độ catôt tăng là do
A. Số hạt tải điện do bị ion hóa tăng lên.
B. Sức cản của môi trường lên các hạt tải điện giảm đi.
C. Số electron bật ra khỏi catôt nhiều hơn.
D. Số electron bật ra khỏi catôt trong mỗi giây tăng lên.
Câu 42. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện trong chân không tuân theo định luật ôm.
B. Khi hiệu điện thế đặt vào điôt chân không tăng thì cường độ dòng điện tăng.
C. Dòng điện trong điôt chân không chỉ theo một chiều từ anôt đến catôt.
D. Quỹ đạo của electron trong tia catôt không phải là một đường thẳng.
Câu 43. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Chất khí trong ống phóng điện tử có áp suất thấp hơn bên ngoài khí quyển một chút.
B. Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của ống phóng điện tử phải rất lớn, cỡ hàng nghìn vôn.
C. Ống phóng điện tử được ứng dụng trong Tivi, mặt trước của ống là màn huỳnh quang được phủ
chất huỳnh quang.
D. Trong ống phóng điện tử có các cặp bản cực giống như của tụ điện để lái tia điện tử tạo thành
hình ảnh trên màn huỳnh quang.
Câu 44. Bản chất của dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các
A. ion dương theo chiều điện trường và ion âm, electron ngược chiều điện trường.
B. ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường.
C. ion dương theo chiều điện trường và các electron ngược chiều điện trường.
D. electron theo ngược chiều điện trường.
Câu 45. Khi phóng điện không tự lực, dòng điện trong chất khí
A. tuân theo định luật ôm.
B. không tuân theo định luật ôm.
C. tuân theo định luật ôm khi hiệu điện thế U nhỏ.
D. tuân theo định luật ôm khi hiệu điện thế U lớn.
Câu 46. Quá trình nào sau đây không phải là phóng điện tự lực?
A. Phóng điện ẩn. B. Phóng điện hồ quang.
C. Tia điện. D. Tia catôt.
Câu 47. Chọn ý sai. Ứng dụng của hồ quang là
A. hàn điện. B. làm đèn chiếu sáng.
C. nung chảy vật liệu. D. gây ra sự phát quang.
Câu 48. Đèn phóng điện ẩn không được dùng để làm
A. bút thử điện. B. đèn trang trí. C. đèn ổn áp. D. đèn hình Tivi.
Câu 49. Điều kiện để có phóng điện hồ quang là
A. dòng điện lớn. hiệu điện thế cao. C. áp suất thấp. D. áp suất cao.
Câu 50. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hạt tải điện trong chất khí chỉ có các ion dương và ion âm.
B. Dòng điện trong chất khí tuân theo định luật ôm.
C. Hạt tải điện cơ bản trong chất khí là các electron, ion dương và ion âm.
D. Cường độ dòng điện trong chất khí ở áp suất bình thường tỉ lệ thuận với hiệu điện thế.
Câu 51. Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng
A. trong kĩ thuật hàn điện. B. trong kĩ thuật mạ điện.
C. tỏng điôt bán dẫn. D. trong ống phóng điện tử.
Câu 52. Các tạo ra tia lửa điện là
A. nung nóng không khí giữa hai đầu tụ điện được tích điện.
B. đặt vào hai đầu của hai thanh than một hiệu điện thế khoảng 40V đến 50V.
C. tạo một điện trường rất lớn cỡ khoảng 3.106V/m trong chân không.
D. tạo một điện trường rất lớn cỡ khoảng 3.106V/m trong chất khí.
Câu 53. Khi tạo ra hồ quang điện, ban đầu người ta phải cho hai đầu thanh than chạm vào nhau để
A. tạo ra cường độ điện trường rất lớn.
B. tăng tính dẫn điện ở chỗ tiếp xúc của hai thanh than.
C. làm giảm điện trở ở chỗ tiếp xúc của hai thanh than đi rất nhỏ.
D. làm tăng điện trở ở chỗ tiếp xúc của hai thanh than lên rất lớn.
Câu 54. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hiệu điện thế gây ra sét chỉ có thể lên tới hàng triệu vôn.
B. Hiện tượng hồ quan điện chỉ xảy ra khi hiệu điện thế đặt vào hai cựccủa thanh than khoảng 104V.
C. Cường độ dòng điện trong chất khí luôn luôn tuân theo định luật ôm.
D. Tia catôt là dòng chuyển động của các electron bứt ra từ catôt.
Câu 55. Chọn phát biểu sai:
A. Các kim loại khác nhau có cấu trúc mạng tinh thể và mật độ electron tự do khác nhau nên điện
trở suất khác nhau.
B. Khối lượng m của chất được giải phóng ra ở điện cực tỉ lệ với điện lượng q khi qua dung dịch
điện phân.
C. Khi giữa hai điện cực đặt trong không khí có hiệu điện thế lớn thì sẽ xuất hiện sự phóng điện hình
tia, còn gọi là tia lửa điện.
D. Sự ion hóa không khí là do tác động bên ngoài mà trong chất khí xuất hiện những hạt mang điện
tự do: electron, ion dương và ion âm.
Câu 56. Hạt mang điện chủ yếu trong bán dẫn loại n là
A. lỗ trống. B. electron.
C. electron và lỗ trống. D. electron và ion dương.
Câu 57. Hạt mang điện chủ yếu trong bán dẫn loại p là
A. lỗ trống. B. electron.
C. electron và lỗ trống. D. electron và ion dương.
Câu 58. Lớp tiếp xúc p – n có
A. tác dụng ngăn cản các electron từ p sang n.
B. tác dụng ngăn cản các electron từ n sang p.
C. tính dẫn điện một chiều từ p sang n.
D. tính dẫn điện một chiều từ n sang p.
Câu 59. Hạt mang điện cơ bản trong bán dẫn tinh khiết là
A. electron tự do. B. ion dương. C. lỗ trống. D. electron và lỗ trống.
Câu 60. Môi trường nào dưới đây không có electron tự do?
A. Kim loại. B. Bán dẫn. C. Chất khí. D. Chất điện phân.
Câu 61. Trong bán dẫn loại n:
A. Electron là hạt mang điện cơ bản và lỗ trống là hạt mang điện không cơ bản.
B. Electron là hạt mang điện không cơ bản và lỗ trống là hạt mang điện cơ bản.
C. Ion âm và electron là hạt mang điện cơ bản và lỗ trống là hạt mang điện không cơ bản.
D. Ion dương là hạt mang điện cơ bản và lỗ trống là hạt mang điện không cơ bản.
Câu 62. Điôt bán dẫn được dùng để
A. nấu chảy kim loại.
B. chỉnh lưu dòng điện xoay chiều.
C. tạo ra dòng điện xoay chiều.
D. biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều.
Câu 63. Silic tinh khiết
A. dẫn điện rất tốt ở mọi nhiệt độ.
B. chỉ dẫn điện tốt ở nhiệt độ thấp.
C. có liên kết đồng hóa trị giữa hai nguyên tử.
D. chỉ có một loại hạt tải điện là electron.
Câu 64. Bán dẫn riêng là bán dẫn
A. hoàn toàn là bán dẫn tinh khiết. B. loại n.
C. loại p. D. chỉ có hạt tải điện là electron.
Câu 65. Bán dẫn dẫn chứa tạp chất cho là bán dẫn
A. hoàn toàn là bán dẫn tinh khiết. B. loại n.
C. loại p. D. chỉ có hạt tải điện là electron.
Câu 66. Bán dẫn chứa tạp chất nhận là bán dẫn
A. có mật độ lỗ trống rất lớn so với mật độ elecron.
B. có mật độ electron rất lớn so với mật độ lỗ trống.
C. chỉ có hạt tải điện là lỗ trống.
D. chỉ có hạt tải điện là electron.
Câu 67. Chọn ý sai. Ta có thể làm thay đổi mật độ hạt tải điện trong chất bán dẫn bằng cách
A. thay đổi nhiệt độ của khối chất bán dẫn. B. tăng áp lực lên khối bán dẫn.
C. chiếu sáng khối bán dẫn. D. tác dụng điện trường vào khối bán dẫn.
Câu 68. Phát biểu nào sau đây về đặc điểm của chất bán dẫn là không đúng?
A. Điện trở suất của chất bán dẫn lớn hơn so với kim loại nhưng nhỏ hơn so với chất điện môi.
B. Điện trở suất của chất bán dẫn giảm mạnh khi nhiệt độ tăng.
C. Điện trở suất phụ thuộc rất mạnh vào hiệu điện thế.
D. Tính chất điện của chất bán dẫn phụ thuộc nhiều vào các tạp chất có mặt trong tinh thể.
Câu 69. Bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của các
A. electron và lỗ trống ngược chiều điện trường.
B. electron và lỗ trống cùng chiều điện trường.
C. electron theo chiều điện trường và các lỗ trống ngược chiều điện trường.
D. lỗ trống theo chiều điện trường và các electron ngược chiều điện trường.
Câu 70. Điôt phát quang dùng để biến đổi
A. quang năng thành điện năng. B. điện năng thành nôi năng.
C. cơ năng thành điện năng. D. điện năng thành quang năng.
Câu 71. Linh kiện nào sau đây có điện trở thay đổi theo cường độ ánh sáng chiếu vào nó?
A. Điện trở nhiệt. B. Điôt phát quang. C. Điện trở quang. D. Điôt chỉnh lưu.
Câu 72. Chiều dày của lớp ngăn trong tinh thể bán dẫn phụ thuộc vào
A. hiệu điện thế đặt vào lớp chuyển p – n. B. tạp chất có trong tinh thể bán dẫn.
C. cường độ ánh sáng chiếu vào bán dẫn. D. nhiệt độ của chất bán dẫn.
Câu 73. Tranzito trường là linh kiện bán dẫn có thể
A. hoạt động như một bật tắt điện tử.
B. biến đổi trực tiếp điện năng thành ánh sáng.
C. biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.
D. biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều.
Câu 74. Câu nào dưới dây nói về phân loại chất bán dẫn là không đúng?
A. Bán dẫn hoàn toàn tinh khiết là bán dẫn trong đó mật độ electron bằng mật độ lỗ trống.
B. Bán dẫn tạp chất là bán dẫn trong đó các hạt tải điện chủ yếu được tạo bởi các nguyên tử tạp chất.
C. Bán dẫn loại n là bán dẫn trong đó mật độ lỗ trống lớn hơn rất nhiều mật độ electron.
D. Bán dẫn loại p là bán dẫn trong đó mật độ electron tự do nhỏ hơn rất nhiều mật độ lỗ trống.
Câu 75. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Cấu tạo của điôt bán dẫn gồm một lớp tiếp xúc p – n.
B. Dòng electron chuyển qua lớp tiếp xúc p – n chủ yếu theo chiều từ p sang n.
C. Tia catôt mắt thường không nhìn thấy được.
D. Độ dẫn điện của chất điện phân tăng khi nhiệt độ tăng.
Câu 76. Hiệu điện thế của lớp tiếp xúc p – n có tác dụng tăng cường sự khuếch tán của các
A. hạt cơ bản. B. lỗ trống từ bán dẫn p sang bán dẫn n.
C. electron từ bán dẫn n sang bán dẫn p. D. electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n.
Câu 77. Khi lớp tiếp xúc p – n được phân cực thuận, điện trường ngoài có tác dụng tăng cường sự khuếch
tán của các
A. hạt không cơ bản. B. lỗ trống từ bán dẫn n sang bán dẫn p.
C. electron từ bán dẫn n sang bán dẫn p. D. electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n.
Câu 78. Chọn phát biểu đúng:
A. Chất bán dẫn loại n nhiễm điện âm do số hạt electron tự do nhiều hơn các lỗ trống.
B. Khi nhiệt độ càng cao thì chất bán dẫn nhiễm điện càng lớn.
C. Khi mắc phân cực ngược vào lớp tiếp xúc p – n thì điện trường ngoài có tác dụng tăng cường sự
khuếch tán của các hạt cơ bản.
D. Dòng điện thuận qua lớp tiếp xúc p – n là dòng khuếch tán của các hạt cơ bản.
Câu 79. Điôt là linh kiện bán dẫn có hai cực, trong đó có
A. một lớp tiếp xúc p – n. B. hai lớp tiếp xúc p – n.
C. ba lớp tiếp xúc p – n. D. bốn lớp tiếp xúc p – n.
Câu 80. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Điôt bán dẫn có khả năng
A. biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
B. biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều.
C. phát quang khi có dòng điện chạy qua.
D. ổn định hiệu điện thế giữa hai đầu điốt khi bị phân cực ngược.
Câu 81. Tranzito là một dụng cụ bán dẫn có
A. một lớp tiếp xúc p – n. B. hai lớp tiếp xúc p – n.
C. ba lớp tiếp xúc p – n. D. bốn lớp tiếp xúc p – n.
Câu 82. Tranzito bán dẫn có tác dụng
A. chỉnh lưu. B. khuếch đại.
C. cho dòng điện đi theo hai chiều. D. cho dòng điện đi theo một chiều.
Câu 83. Cường độ dòng điện bão hòa trong điôt chân không bằng 1mA, trong thời gian 1s số electron bứt
ra khỏi bề mặt catôt là
A. 6,6.1015. B. 6,1.1015. C. 6,25.1015. D. 6,0.1015.
Câu 84. Ở nhiệt độ phòng, trong bán dẫn Si tinh khiết có số cặp điện tử - lỗ trống bằng 10-13 lần số nguyên
tử Si. Số hạt mang điện trong 2 mol nguyên tử Si là
A. 1,205.1011 hạt. B. 24,08.1010 hạt. C. 6,020.1010 hạt. D. 4,816.1011 hạt.
Câu 85. Một mối hàn của cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động T = 65V / K được đặt trong khống khí
ở 200C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 2320C. Suất điện động nhiệt điện của cặp mối hàn đó

A. 13,00mV B. 13,58mV C. 13,98mV D. 13,78mV
Câu 86. Một mối hàn của căp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động T = 48V / K được đặt trong không khí
ở nhiệt độ 200C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ t0C, suất điện động nhiệt khi đó là 6mV.
Nhiệt độ của mối hàn còn lại là
A. 1250C B. 3980K C. 1450C D. 4180K
Câu 87. Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động  T được đặt trong không khí ở 200C,
còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 5000C, suất điện động nhiệt điện khi đó là 6mV. Giá trị của
 T là
A. 1,25.10−4 V / K B. 12,5V / K C. 1,25V / K D. 1,25mV / K
Câu 88. Một sợi dây đồng có điện trở 74 ở 50 C, có hệ số nhiệt điện trở  = 4,1.10−3 K −1. Điện trở của
0

sợi dây đó ở 1000C là


A. 86,6 B. 89,2 C. 95 D. 82
Câu 89. Một sợi dây bằng nhôm có điện trở 120 ở nhiệt độ 20 C, điện trở của sợi dây điện đó ở 1790C là
0

204. Hệ số nhiệt điện trở của nhôm là


A. 4,8.10−3 K −1 B. 4, 4.10−3 K −1 C. 4,3.10−3 K −1 D. 4,1.10−3 K −1
Câu 90. Khi hiệu điện thế giữa hai cực bóng đèn là U1 = 20mV thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn
là I1 = 8mA, nhiệt độ dây tóc bóng đèn là t1 = 250C. Khi sáng bình thường, hiệu điện thế hai cực bóng đèn
là U2 = 240V thì cường độ dòng điện chạy qua đèn là I2 = 8A. Biết hệ số nhiệt điện trở là  = 4,2.10−3 K −1.
Nhiệt độ t2 của dây tóc đèn sáng bình thường là
A. 26000C B. 36490C C. 26440K D. 29170C
Câu 91. Một bình điện phân đựng dung dịch AgNO3, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là 1A.
Cho AAg = 108, nAg = 1. Lượng Ag bám vào catôt trong thời gian 16 phút 5 giây là
A. 1,08mg B. 1,08g C. 0,54g D. 1,08kg
Câu 92. Một bình điện phân dung dịch CuSO4 có anôt làm bằng đồng, điện trở của bình điện phân R = 8,
được mắc vào hai cực của bộ nguồn có suất điện động 9V, điện trở trong là 1. Khối lượng đồng bám vào
catôt trong thời gian 5h có giá trị là
A. 5g B. 10,5g C. 5,97g D. 11,94g
Câu 93. Cho dòng điện qua bình điện phân có chứa dung dịch CuSO4, có anôt bằng đồng (Cu). Biết đương
1A
lượng hóa học của đồng k = = 3,3.10−7 kg/C. Để trên catôt xuất hiện 0,33kg đồng, thì điện tích chuyển
F n
qua bình phải bằng
A. 105C B. 106C C. 5.106C D. 107C
Câu 94. Chiều dài của lớp Niken phủ lên lớp kim loại là d = 0,05mm sau khi điện phân trong 30 phút. Diện
tích mặt phủ của tấm kim loại là 30cm2. Cho biết Ni có khối lượng riêng là  = 8,9.103 kg/m3, nguyên tử
khối A = 58 và hóa trị n = 2. Cường độ dòng điện qua bình điện phân là
A. 2,5A B. 2,5mA C. 250A D. 2,5A
Câu 95. Một nguồn gồm 30 pin mắc thành 3 nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có 10 pin mắc song song, mỗi pin
có suất điện động 0,9V và điện trở trong 0,6. Bình điện phân dung dịch CuSO4 có điện trở 205 mắc
với hai cực của bộ nguồn. Trong thời gian 50 phút khối lượng của Cu bám vào catôt là
A. 0,013g B. 0,13g C. 1,3g D. 13g
Câu 96. Một bình điện phân đựng dung dịch bạc nitrat với anôt bằng bạc. Điện trở của bình điện phân là
R = 2. Hiệu điện thế đặt vào hai cực là U = 10V. Cho A = 108 và n = 1. Khối lượng bạc bám vào cực âm
sau 2 giờ là
A. 40,3g B. 40,3kg C. 8,04g D. 8,04.10-2kg
Câu 97. Khi điện phân dung dịch muối ăn trong nước, người ta thu được khí hiđrô tại catôt. Khí thu được
có thể tích V = 1lít ở nhiệt độ 270C, áp suất p = 1atm. Điện lượng đã chuyển qua bình điện phân là
A. 6420C B. 4010C C. 8020C D. 7842C
Câu 98. Cho mạch điện như hình vẽ: Nguồn có E = 16V và điện trở trong
r = 0,8; R1 = 12, RA = 0,2, R3 = 4. Bình điện phân dung dịch CuSO4 có
các cực bằng đồng (Cu = 64) và có điện trở R2 = 4. Lượng hao mòn của cực
dương sau 16 phút 5 giây bằng
A. 0,24g B. 0,32g
C. 0,36g D. 0,48g
Câu 99. Gọi m là khối lượng và e là độ lớn điện tích của electron; U là hiệu điện thế giữa anôt và catôt của
điôt chân không. Vận tốc trôi của electron chuyển động giữa anôt và catôt là
2eU 2m eU 2eU
A. B. C. D.
m eU m m
Câu 100. Dùng một mili ampe kế đo cường độ dòng điện I qua điôt, và một vôn kế đo hiệu điện thế UAK
giữa hai cực A (anôt) và K (catôt) của điôt. Kết quả nào sau đây là không đúng?
A. UAK = 0; I = 0. B. UAK > 0; I = 0. C. UAK < 0; I = 0. D. UAK > 0; I > 0.
Câu 101. Dùng một mili ampe kế đo cường độ dòng điện I qua điôt, và một vôn kế đo hiệu điện thế UAK
giữa hai cực A (anôt) và K (catôt) của điôt. Kết quả nào sau đây là không đúng?
A. UAK = 0 thì I = 0. B. UAK > 0 và tăng thì I > 0 và cũng tăng.
C. UAK > 0 và giảm thì I > 0 và cũng giảm. D. UAK < 0 và giảm thì I < 0 và cũng giảm.

You might also like