You are on page 1of 3

Bài tập về hiện tượng nhiệt điện – hiện tượng siêu dẫn

Phần I: Phần trắc nghiệm:


Câu 1: Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng:
A. Điện trở của vật dẫn giảm xuống giá trị rất nhỏ khi nhiệt độ giảm xuống thấp.
B. Điện trở của vật dẫn giảm xuống bằng không khi nhiệt độ của nó nhỏ hơn giá trị nhiệt độ tới
hạn.
C. Điện trở của vật dẫn giảm xuống rất nhỏ khi nhiệt độ của nó đạt giá trị đủ cao.
D. Điện trở của vật dẫn bằng không khi nhiệt độ bằng 0(K).
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Đối với vật liệu siêu dẫn, để có dòng điện chạy trong mạch ta luôn phải duy trì một hiệu điện
thế trong mạch.
B. Điện trở của vật siêu dẫn bằng không.
C. Đối với vật liệu siêu dẫn, có khả năng tự duy trì dòng điện trong mạch sau khi ngắt bỏ nguồn
điện.
D. Đối với vật liệu siêu dẫn, năng lượng hao phí do toả nhiệt bằng không.
Câu 3: Ứng dụng của hiện tượng siêu dẫn là:
A. Nam châm điện
B. Máy điện tim
C. Ấm siêu tốc
D. Vi mạch điện thoại
Câu 4: Bộ hai dây dẫn khác loại có hai đầu hàn nối với nhau thành một mạch kín gọi là cặp
nhiệt điện. Suất điện động xuất hiện trong cặp nhiệt điện khi giữa hai mối hàn của nó có sự
chênh lệch nhiệt độ gọi là
A. suất điện động nhiệt điện
B. hệ số nhiệt điện trở
C. siêu dẫn
D. dòng điện
Câu 5: Chọn phát biểu không đúng khi nói về hiện tượng siêu dẫn.
A. Siêu dẫn là hiện tượng kim loại bị mất điện trở khi có dòng điện chạy qua
B. Khi nhiệt độ giảm đến một giá trị nào đó thì điện trở của kim loại không còn nữa
C. Các kim loại đều có nhiệt độ siêu dẫn nhỏ hơn 134˚K
D. Các kim loại khác nhau thì có nhiệt độ siêu dẫn khác nhau
Câu 6: Pin nhiệt điện gồm:
A. Hai dây dẫn kim loại hàn với nhau, có một đầu được nung nóng.
B. Hai dây dẫn kim loại khác nhau hàn với nhau, có một đầu được nung nóng.
C. Hai dây dẫn kim loại khác nhau hàn hai đầu với nhau, có một đầu mối hàn được nung nóng,
D. Hai dây dẫn kim loại khác nhau hàn hai đầu với nhau, có một đầu được nung nóng.
Câu 7: Suất nhiệt điện động phụ thuộc vào:
A. Nhiệt độ mối hàn
B. Độ chênh lệch nhiệt độ mối hàn
C.Độ chênh lệch nhiệt độ mối hàn và bản chất hai kim loại
D.Nhiệt độ mối hàn và bản chất hai kim loại.
Câu 8: Câu nào dưới đây nói về hiện tượng nhiệt điện là không đúng?
A. Cặp nhiệt điện gồm hai dây dẫn điện có bản chất khác nhau hàn nối nhau thành một mạch kín
và hai mối hàn của nó được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau.
B. Nguyên nhân gây ra suất điện động nhiệt điện là do chuyển động nhiệt của các hạt tải điện
trong mạch điện có nhiệt độ không đồng nhất.
C.Suất điện động nhiệt điện tỉ lệ nghịch với hiệu nhiệt độ (T1 - T2) giữa hai mối hàn của cặp
nhiệt điện.
D.Suất điện động nhiệt điện xấp xỉ tỉ lệ thuận với hiệu nhiệt độ (T1 - T2) giữa hai mối hàn của
cặp nhiệt điện
Câu 9: Một mối hàn của cặp nhiệt điện nhúng vào nước đá đang tan, mối hàn kia được nhúng
mà hơi nước sôi. Dùng milivon kế đo được suất điện động của cặp nhiệt điện là 4,25mV. Tính
hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện đó:
A.43,5.10-7 V/K C.42,5.10-6 V/K
B.42,510-7 V/K D.43,5.10-6 V/K
Câu 10: Dùng 1 cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động là 42,5 .10-6 V/K nối với milivon kế để
đo nhiệt độ nóng chảy của thiếc. Một mối hàn của cặp nhiệt điện được nhúng vào nước đá đang
tan, mối hàn còn lại nhúng vào thiếc đang nóng chảy. Khi đó milivon kế chỉ 10,03mV. Nhiệt độ
nóng chảy của thiếc là:
A.236oC C.632oC
o
B.509 C D.526oC
Đáp án và hướng dẫn giải:
1B 2A 3A 4A 5A
6D 7C 8C 9C 10A

Câu 10:

Câu 11:

You might also like