You are on page 1of 9

ĐỀ ÔN HỌC KỲ 1-ĐỀ SỐ 6

Câu 1. Hạt tải điện trong kim loại là


A. ion âm. B. prôton. C. ion dương. D. êlectron tự do.
Câu 2. Trong điện trường đều, gọi VM và VN lần lượt là điện thế tại điểm M và điểm N, UMN là
hiệu điện thế giữa M và N. Biết VM và VN cùng mốc tính điện thế. Công thức nào sau đây đúng?
A. U MN  VM  VN . B. U MN  2VM  VN . C. U MN  VM  VN . D. U MN  2VM  VN .
Câu 3. Ngày nay sạc dự phòng ngày càng phổ biến, nhu cầu sử dụng sạc
dự phòng ngày càng tăng do tính tiện lợi dễ mang theo bên mình. Hình
bên là cấu tạo bên trong của một loại sạc dự phòng gồm nhiều cell pin
ghép lại với nhau. Dựa vào kiến thức em đã được học, em hãy cho biết
cách ghép và số lượng các cell pin đó?
A. Ghép nối tiếp 5 cell pin.
B. Ghép song song 5 cell pin.
C. Ghép nối tiếp 4 cell pin.
D. Ghép nối tiếp 4 cell pin.
Câu 4. Tụ điện có điện dung thay đổi được thì được gọi là
A. tụ cầu. B. tụ giấy. C. tụ xoay. D. tụ phẳng.
Câu 5. Hiện tượng nào sau đây được ứng dụng để luyện nhôm?
A. Hiện tượng nhiệt điện. B. Hiện tượng đoản mạch.
C. Hiện tượng điện phân. D. Hiện tượng siêu dẫn.
Câu 6. Một điện tích điểm q được đặt trong điện trường đều có vectơ cường độ điện trường E .
Lực điện trường F tác dụng lên điện tích điểm q được xác định theo công thức
E E
A. F  . B. F   . C. F  qE D. F  qE .
q q
Câu 7. Hai quả cầu tích điện A, B được đặt cố định trong một cái chậu
trống thì thấy lực hút tĩnh điện giữa chúng là 20 N. Một học sinh lấp đầu
chậu này bằng dầu hỏa thì nhận thấy lực hút giữa chúng bây giờ là 9,5 N.
Hằng số điện môi của dầu hỏa là
A. 1,2. B. 2,1. C. 1,6. D. 3,2.
Câu 8. Trong hiện tượng đoản mạch thì
A. dòng điện qua nguồn rất lớn. B. dòng điện qua nguồn rất nhỏ.
C. không có dòng điện qua nguồn. D. điện trở trong của nguồn bằng không.
Câu 9. Một tụ điện khi mắc vào hiệu điện thế U = 20 V thì có điện tích q = 8.10–6C. Điện dung
của tụ điện này là
A. 2,5 µF. B. 0,4 µF. C. 160 µF. D. 0,02 µF.
Câu 10. Có thể áp dụng định luật Cu lông để tính lực tương tác trong trường hợp
A. tương tác giữa hai thanh thủy tinh nhiễm điện đặt gần nhau.
B. tương tác giữa một thanh thủy tinh và một thanh nhựa nhiễm điện đặt gần nhau.
C. tương tác giữa hai quả cầu nhỏ tích điện đặt xa nhau.
D. tương tác điện giữa một thanh thủy tinh và một quả cầu lớn.
Câu 11. Chọn phát biểu sai ?
A. Vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.
B. Vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.
C. Vật cách điện là vật hoàn toàn không có các êlectron.
D. Vật trung hòa là vật có tổng đại số tất cả các điện tích bằng không.
Câu 12. Điện phân dung dịch muối bạc nitrat (AgNO3) bằng các cặp điện cực sau:
Bình 1: catôt và anôt làm bằng than chì.
Bình 2: catôt làm bằng than chì và anôt làm bằng bạc.
Bình 3: catôt và anôt làm bằng bạc.
Hiện tượng dương cực tan sẽ xảy ra trong bình điện phân
A. 1 và 3. B. 1, 2 và 3. C. 1 và 2. D. 2 và 3.
Câu 13. Một prôtôn và một một êlectron lần lượt được tăng tốc từ trạng thái đứng yên trong các
điện trường đều có cường độ điện trường bằng nhau và đi được những quãng đường bằng nhau thì
A. cả hai có cùng động năng, êlectron có gia tốc lớn hơn.
B. cả hai có cùng động năng, êlectron có gia tốc nhỏ hơn.
C. prôtôn có động năng lớn hơn, êlectron có gia tốc lớn hơn.
D. êlectron có động năng lớn hơn, êlectron có gia tốc nhỏ hơn.
Câu 14. Cường độ điện trường của một điện tích Q gây ra tại một điểm M không phụ thuộc
A. điện tích thử q. B. hằng số điện môi ε của môi trường.
C. điện tích Q. D. khoảng cách r từ Q đến M.
Câu 15. Một học sinh xác định suất điện động E của
một nguồn điện (E, r) được nối với một biến trở R thành
mạch kín. Biết hiệu điện thế U giữa hai cực của nguồn
điện được đo bằng một Vôn kế. Dựa vào kết quả thực
nghiệm đo được trên hình vẽ, học sinh này xác định
được suất điện động của nguồn điện là
A. 6 V. B. 7,5 V.
C. 12V. D. 9V.
Câu 16. Một bộ nguồn điện gồm các nguồn giống nhau có E = 5 V, r = 3 Ω mắc song song. Khi
đó cường độ dòng điện trong mạch là 2 A, công suất mạch ngoài là 7 W. Số nguồn điện có trong
bộ là
A. 10. B. 5. C. 8. D. 4.
Câu 17. Cho mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E không đổi và điện trở trong là r
= 3, mạch ngoài chỉ có một biến trở R. Thay đổi R từ 4 đến 6 thì công suất tiêu thụ của mạch
ngoài
A. lúc đầu tăng rồi sau đó lại giảm. B. giảm đi.
C. tăng hay giảm còn phụ thuộc vào giá trị của E. D. tăng lên.
Câu 18. Cường độ điện trường do 3 điện tích gây ra tại một điểm M là E1 , E 2 , E 3 . Nếu E M  0
thì điều khẳng định nào sau đây chắc chắn sai?
A. E1  E 2  E3  0 . B. E1 cùng hướng E2 nhưng ngược hướng E3 .
C. E1 ,E 2 ,E3 cùng hướng. D. E1  E 2  E3 .
Câu 19. Một sợi dây đồng có điện trở R ở 20 C. Biết hệ số nhiệt điện trở của đồng là 4,3.103 K -
0

100
1
. Để điện trở của dây tăng gấp lần thì nhiệt độ phải
99
A. giảm xuống còn 17,70C. B. tăng lên đến 22,30C.
C. tăng lên đến 20,20C. D. giảm xuống còn – 17,70C.
Câu 20. Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ điểm M đến điểm N
trong điện trường chỉ phụ thuộc vào
A. quỹ đạo chuyển động. B. vị trí của M. C. vị trí của M và N. D. vị trí của N.
Câu 21. Một bình điện phân đựng dung dịch AgNO3, anốt làm bằng bạc. Cường độ dòng điện
chạy qua bình điện phân là I = 2A. Cho khối lượng mol của bạc (Ag) là 108 g/mol và bạc có hóa
trị 1. Lượng Ag bám vào catốt trong thời gian 16 phút 5 giây là
A. 1,08mg. B. 2,16g. C. 2,16mg. D. 1,08g.
Câu 22. Chọn câu sai ?
A. Nhờ tác nhân ion hóa, trong chất khí xuất hiện các hạt tải điện.
B. Khi nhiệt độ hạ đến dưới 00C các chất khí dẫn điện tốt.
C. Ở điều kiện bình thường, không khí là điện môi.
D. Khi bị đốt nóng chất khí trở nên dẫn điện.
Câu 23. Theo định luật bảo toàn điện tích thì trong một hệ vật cô lập về điện
A. tổng đại số các điện tích trong hệ luôn bằng hằng số.
B. tổng đại số các điện tích trong hệ luôn bằng không.
C. số hạt mang điện tích dương luôn bằng số hạt mang điện tích âm.
D. tổng các điện tích dương luôn bằng giá trị tuyệt đối tổng các điện tích âm.
Câu 24. Hai điểm A, B nằm trong mặt phẳng chứa các đường sức của một
điện trường đều như hình vẽ. AB = 10 cm, E = 100V/m. Nếu vậy, hiệu điện
thế giữa hai điểm A, B bằng
A. 10 V. B. 5 V.
C. 5 3 V. D. 20 V.

Câu 25. Một bóng đèn loại 220V–100W và một bếp điện loại 220V–1000W được sử dụng ở hiệu
điện thế định mức, mỗi ngày trung bình đèn sử dụng 5 giờ, bếp điện sử dụng 2 giờ. Biết mức giá
1484 đồng/1 số điện cho 50 số đầu tiên và 1533 đồng/1 số điện cho 50 số tiếp theo. Tiền điện phải
trả cho 2 thiết bị trên trong 30 ngày tương ứng là
A.74200 đồng. B. 150000 đồng. C. 112525 đồng. D. 95700 đồng.
Câu 26. Chọn phát biểu sai ?
A. Dòng điện qua kim loại gây ra tác dụng nhiệt.
B. Điện trở suất của kim loại giảm khi nhiệt độ tăng.
C. Dòng diện trong kim loại tuân theo định luật Ôm khi nhiệt độ không đổi.
D. Kim loại là chất dẫn điện tốt.
Câu 27. Hai tấm kim loại phẳng nằm ngang song song, hiệu điện thế giữa hai tấm là 50V. Một
êlectron không vận tốc ban đầu chuyển động từ tấm tích điện âm về tấm tích điện dương. Biết khối
lượng êlectron là me= 9,1.10-31kg và e=1,6.10-19C. Khi đến tấm tích điện dương thì êlectron có tốc
độ bằng
A. 4,2.106m/s. B. 3,2.106m/s. C. 2,2.106m/s. D. 1,2.106m/s.
Câu 28. Cho các điện trở R1, R2 và một hiệu điện thế U không đổi. Mắc R1 vào U thì công suất
tỏa nhiệt trên R1 là là 100 W. Mắc nối tiếp R1 và R2 rồi mắc vào U thì công suất tỏa nhiệt trên R1
R1
là 64 W. Tỉ số bằng
R2
A. 0,25. B. 4. C. 2. D. 0,5.
Câu 29. Treo vào cùng một điểm O hai quả cầu nhỏ, có khối lượng bằng nhau là 0,01 g trong
không khí bằng hai sợi dây mảnh nhẹ có độ dài mỗi sợi là 50 cm. Cho hai quả cầu nhiễm điện bằng
nhau về độ lớn thì chúng đẩy nhau và cách nhau 6 cm. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Điện tích
của mỗi quả cầu là
A. 1,55.1010C. B. 1,55.1019C. C. 15,5.1010C. D. 15,5. 1019 C.
Câu 30. Cho mạch điện như hình. Nguồn có E = 12 V, r = 0,5 .
Bình điện phân B đựng dung dịch CuSO4, cực dương làm bằng kim
loại đồng, có RB = 4 . Đèn Đ có Rđ = 4 . Ampe kế chỉ 3A. Khối
lượng chất thoát ra ở điện cực sau thời gian 16 phút 5 giây và giá trị
Rx lần lượt là
A. 0,96 g; 1,5 . B. 0,48 g; 2,0 .
C. 0,96 g; 2,0 . D. 0,48 g; 1,5 .

---------------Hết------------
ĐỀ ÔN HỌC KỲ I - ĐỀ SỐ 7
Câu 1. Trong hệ SI, đơn vị của điện tích là
A. Culông (C). B. Vôn trên mét (V/m). C. Fara (F). D. Vôn (V).
Câu 2. Một bộ nguồn mắc nối tiếp gồm hai nguồn điện một chiều có điện trở trong r1 và r2. Điện
trở trong của bộ nguồn là
r1  r2 r1  r2
A. rb  r1  r2 . B. rb  . C. rb  r1  r2 . D. rb  .
2 2
Câu 3. Nguyên tắc nào không đúng khi mạ bạc huy chương AFF SUZUKI CUP 2018 trao cho
đội tuyển Malaysia?
A. Dùng muối AgNO3. B. Dùng huy chương làm anôt.
C. Dùng anôt bằng bạc. D. Dùng huy chương làm catôt.
Câu 4. Cường độ dòng điện không đổi được xác định bằng công thức nào sau đây?
q t q
A. I  qt . B. I  . C. I  . D. I  .
t q e
Câu 5. Trên hình vẽ bên có vẽ một số đường sức của hệ thống hai điện tích điểm A và B. Chọn
kết luận đúng?
A. A là điện tích dương, B là điện tích âm
B. A là điện tích âm, B là điện tích dương
C. Cả A và B là điện tích dương.
D. Cả A và B là điện tích âm.
Câu 6. Một trong những tính chất nổi bật của hiện tượng siêu dẫn là
A. có thể duy trì dòng điện rất lâu.
B. có thể tạo ra dòng điện mà không cần nguồn.
C. công suất tiêu thụ điện của nó lớn.
D. cường độ dòng điện luôn rất lớn.
Câu 7. Đặt một quả cầu nhiễm điện dương A lại gần một thanh kim loại
MN trung hòa về điện. Kết quả cho thấy rằng đầu M nhiễm điện âm còn
đầu N nhiễm điện dương. Sự nhiễm điện của thanh MN là nhiễm điện do
A. tiếp xúc. B. hưởng ứng. C. cọ xát. D. nhận thêm prôton.
Câu 8. Một mối hàn của cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động 65 µV/K đặt trong không khí ở
200 C, còn mối kia được nung nóng đến nhiệt độ 2320C. Suất điện động nhiệt điện của cặp này là
A. 13,9 mV. B. 13,85 mV. C. 13,78 mV. D. 13,75 mV.
Câu 9. Một điện tích q di chuyển trong điện trường từ A đến B thì lực điện sinh công dương A =
2,5J. Biết thế năng của q tại B là 3,75J. Thế năng của điện tích tại A bằng
A. 6,25J. B. 1,25J. C. – 6,25J. D. – 1,25J.
Câu 10. Một nguồn điện có suất điện động E = 3V và điện trở trong r = 1Ω được nối với điện trở
ngoài R = 1Ω thành mạch điện kín. Công suất của nguồn điện là
A. 2,25W. B. 3W. C. 3,5W. D. 4,5W.
Câu 11. Cho các vật sau: 1 quả pin 6V, 1 điện trở, 1 tụ điện đã tích điện, 1 bóng đèn 6V–3W, dây
nối. Hỏi cách lắp nào sau đây sẽ có dòng điện không đổi ổn định qua mạch?
A. Nối hai cực của quả pin với hai đầu bóng đèn.
B. Nối hai đầu điện trở với hai đầu bóng đèn
C. Nối hai đầu tụ điện với hai đầu bóng đèn.
D. Mắc nối tiếp tụ với bóng đèn rồi mắc vào hai cực của quả pin.
Câu 12. Khối lượng khí clo sản ra trên cực anôt của các bình điện
phân K, L và M (hình bên) trong một khoảng thời gian nhất định sẽ
A. bằng nhau trong cả ba bình điện phân.
B. nhiều nhất trong bình K và ít nhất trong bình M.
C. nhiều nhất trong bình L và ít nhất trong bình M.
D. nhiều nhất trong bình M và ít nhất trong bình K.
Câu 13. Một ấm điện được dùng với hiệu điện thế 220 V thì đun sôi được 1,5 lít nước từ nhiệt độ
200 C trong 10 phút. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/kg.K, khối lượng riêng của nước là
1000 kg/m3 và hiệu suất của ấm là 90 %. Công suất vả điện trở của ấm điện lần lượt là
A. 931 W và 52 Ω. B. 981W và 52 Ω. C. 931 W và 72 Ω. D. 981W và 72 Ω.
Câu 14. Hai quả cầu nhỏ giống nhau đặt cách nhau 20cm trong không khí, có điện tích lần lượt
là q1 = 2,5nC; q2 = –6,5 nC. Cho chúng tiếp xúc với nhau rồi tách ra ở khoảng cách ban đầu. Biết
hằng số điện k = 9.109 (N.m2/C2). Lúc này chúng đẩy nhau bởi lực điện có độ lớn bằng
A. 3,66.10-6N. B. 3,66.10-10N. C. 0,9.10-10N. D. 0,9.10-6N.
Câu 15. Trong thí nghiệm đo suất điện động và điện trở trong của một pin điện điện hóa. Để sử
dụng hai đồ hồ đo điện đa năng hiện số làm chức năng vôn kế ampe kế thì cách mắc của vôn kế và
ampe kế như thế nào ?
A. Vôn kế và ampe kế đều mắc nối tiếp với vật cần đo.
B. Vôn kế mắc song song với vật cần đo, ampe kế mắc nối tiếp với vật cần đo.
C. Vôn kế và ampe kế đều mắc song song với vật cần đo.
D. Vôn kế mắc nối tiếp với vật cần đo, ampe kế mắc song song với vật cần đo
Câu 16. Một tụ không khí có C = 40pF, khoảng cách hai bản d = 1cm. Biết điện tích tối đa có thể
tích cho tụ là Q = 1,2μC. Hỏi cường độ điện trường trong không khí có giá trị bao nhiêu thì không
khí sẽ trở nên dẫn điện?
A. 3.106 V/m. B. 3,6.106 V/m. C. 3. 104V/m. D. 3,6. 104V/m.
Câu 17. Điện tích của êlectron là –1,6.10-19 C, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn
trong 30 s là 15 C. Số êlectron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là
A. 9,375.1019. B. 2,632.1018. C. 3,125.1018. D. 7,895.1019.
Câu 18. Theo định luật Jun – Len-xơ, nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn tỉ lệ
A. với cường độ dòng điện qua dây dẫn.
B. nghịch với bình phương cường độ dòng điện qua dây dẫn.
C. với bình phương điện trở của dây dẫn.
D. với bình phương cường độ dòng điện qua dây dẫn.
Câu 19. Chọn câu sai ?
A. Đường sức là những đường mô tả trực quan điện trường.
B. Đường sức của điện trường do một điện tích điểm gây ra có dạng là những đường thẳng.
C. Vectơ cường độ điện trường E có hướng trùng với đường sức.
D. Các đường sức của điện trường không cắt nhau.
Câu 20. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng
A. sinh công của mạch điện. B. thực hiện công của nguồn điện.
C. tác dụng lực của nguồn điện. D. dự trữ điện tích của nguồn điện.
1A
Câu 21. Đương lượng điện hóa của đồng là k   3,3.107 kg/C. Muốn cho trên catôt của bình
Fn
điện phân chứa dung dịch đồng sunfat (CuSO4) xuất hiện 0,33kg đồng thì điện lượng chạy qua bình
điện phân phải là
A.1.105C. B. 1.106C. C. 5.106C. D. 1.107C.
Câu 22. Chọn câu không đúng về Sơn tĩnh điện ?
A.Vào năm 1964 qui trình Sơn Tĩnh Điện mới thành công, thương mại hóa rồi sử dụng rộng rãi
cho đến nay.
B. Bám dính tốt dựa trên lực điện giữa hai vật nhiễm điện cùng dấu.
C. Công nghệ sơn tĩnh điện được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành : hàng hải, hàng không,
chế tạo xe hơi và xe gắn máy,cơ khí,viễn thông,… sơn trang trí, xây dựng.
D. Ít gây ô nhiễm môi trường trong không khí và trong nước như các sơn khác.
Câu 23. Cho mạch điện như hình vẽ. Biến trở có điện trở toàn phần R0 =10 Ω,
đèn loại (6V– 3W), E =15V, r = 2 Ω. Bỏ qua điện trở của các dây nối. Giá trị
của điện trở đoạn AC để đèn sáng bình thường bằng
A. RAC = 5,15 Ω. B. RAC = 5 Ω.
C. RAC = 2,25 Ω. D. RAC = 6 Ω.

Câu 24. Một bếp điện sử dụng mạng điện có hiệu điện thế U = 220 V và khi hoạt động bình thường
có điện trở R = 60 . Mỗi ngày sử dụng bếp điện này trung bình là 3 giờ. Với giá 1 kWh điện là
1500 đồng thì riêng tiền điện phải trả cho việc sử dụng bếp điện đó trong một tháng (30 ngày) là
A. 108.900 đồng. B. 72.600 đồng. C. 163.350 đồng. D. 217.800 đồng.
Câu 25. Xét một đường tròn (C) tâm O nằm trong điện trường của điện
tích điểm Q. M và N là hai điểm trên (C) như hình bên. Gọi AM1N, AM2N
và AMN lần lượt là công của lực điện tác dụng lên điện tích điểm q trong
các dịch chuyển dọc theo cung M1N , cung M2N và dây cung MN .
Chọn khẳng định đúng?
A. AM1N < AMN < AM2N.
B. AM2N < AM1N < AMN.
C. AM1N = AMN = AM2N.
D. AMN < AM1N < AM2N.
Câu 26. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = R2 = 2 Ω và ampe kế lí E,r
tưởng. Khi khóa K ngắt ampe kế chỉ 1,6 A, khi K đóng ampe kế chỉ 2A.
Bỏ qua điện trở của các dây nối. Suất điện động và điện trở trong của
nguồn điện lần lượt là
A. 6 V, 2 Ω. B. 8V, 2 Ω.
C. 6 V, 3 Ω. D. 8 V, 3 Ω.
Câu 27. Người ta mắc hai cực nguồn điện không đổi với một biến
trở. Điều chỉnh biến trở, đo hiệu điện thế U giữa hai cực của nguồn và
dòng điện I chạy qua mạch ta vẽ lược đồ thị như hình vẽ. Suất điện
động và điện trở trong của nguồn lần lượt là
A. E = 4,5 V; r = 0,5 Ω. B. E = 4 V; r = 0,5 Ω.
C. E = 4,5 V; r = 0,25 Ω. D. E = 4 V; r = 0,25 Ω.
Câu 28. Một êlectrôn di chuyển trên đường tròn có đường kính 20 cm
B
trong điện trường đều E = 1000 V/m, có chiều như hình vẽ. Cho e =
1,6.10-19C. Công của lực điện khi êlectrôn di chuyển từ A đến B bằng
A. 1,6.10-17 J. B. –1,6.10-17J. A O
C. – 3,2.10 J.
-17
D. –2,3.10 J. -17

Câu 29. Trong các dòng điện sau đây:


I. Dòng điện qua dây dẫn kim loại (nhiệt độ không thay đổi) E

II. Dòng điện qua bình điện phân có dương cực tan
III. Dòng điện trong chất khí
Dòng điện nào tuân theo định luật Ôm?
A. I, III. B. I, II, III. C. I và II. D. II, III.
Câu 30. Một điện tích Q bằng kim loại có khối lượng 10 g đang đứng yên trong khoảng chân
không có điện trường đều, vectơ cường độ điện trường E có phương thẳng đứng hướng xuống.
Chiếu vào Q chùm bức xạ điện từ trong khoảng thời gian rất ngắn, sau đó Q chuyển động nhanh
dần đều đi xuống với gia tốc 5,6 m/s2.Coi độ lớn cường độ điện trường luôn bằng 104 V/m và lấy e
= 1,6.10−19 C. Số êlectron bật ra và dấu ban đầu của Q là
A. 35.1015 và Q > 0. B. 35.1015 và Q < 0. C. 35.1012 và Q > 0. D. 35.1012 và Q < 0.
---------------Hết------------
ĐỀ ÔN HỌC KỲ I – ĐỀ SỐ 8
Câu 1. Trong hiện tượng nhiệt điện có quá trình chuyển hóa
A. điện năng thành nhiệt năng. B. nhiệt năng thành điện năng.
C. cơ năng thành điện năng. D. hóa năng thành điện năng.
Câu 2. Điện trở dây dẫn kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ được diễn tả theo công thức nào dưới
đây?
A. R  R 0 1  t  . B. R  R 0 1  t  . C. R  R 0t . D. R  R 0  t  1 .
Câu 3. Trong thí nghiệm xác định suất điện động và điện trở trong của pin điện hóa, đồng hồ đo
điện đa năng hiện số ở chế độ DCV để đo
A. dòng điện xoay chiều. B. hiệu điện thế xoay chiều.
C. hiệu điện thế một chiều. D. dòng điện không đổi.
Câu 4. Nếu bộ nguồn gồm n nguồn điện có cùng suất điện động E và điện trở trong r mắc song
song thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn có giá trị là
r
A. Eb  E ; rb  r . B. Eb  nE ; rb  r . C. Eb  E ; rb  nr . D. Eb  E ; rb  .
n
Câu 5. Công thức tính điện tích của tụ điện là
1 U C
A. Q  CU 2 . B. Q  . C. Q  CU . D. Q  .
2 C U
Câu 6. Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị nào dưới đây khi
chúng hoạt động?
A. Bóng đèn nêon. B. Bàn ủi điện.
C. Acquy đang nạp điện. D. Quạt điện.
Câu 7. Người ta mắc một biến trở vào một nguồn điện có suất điện động 50V và điện trở trong
5Ω. Điện trở R của biến trở có thể thay đổi từ giá trị 0 đến 20Ω. Sự phụ thuộc của cường độ dòng
điện vào biến trở R được mô tả bằng đồ thị nào dưới đây?

A. Đồ thị 1. B. Đồ thị 3. C. Đồ thị 4. D. Đồ thị 2.


Câu 8. Câu nào sau đây là sai khi nói về ứng dụng của hiện tượng siêu dẫn ?
A. Máy quét MRI trong y học. B. Máy lọc bụi.
C. Máy gia tốc mạnh. D. Tàu chạy trên đệm từ.
Câu 9. Để xác định số Fa-ra-đây ta cần phải biết A và n của chất khảo sát, đồng thời phải đo khối
lượng của chất đó
A. bám vào một điện cực và cường độ dòng điện.
B. bám vào anôt và thời gian chạy qua chất điện phân của các ion dương.
C. bám vào catôt và thời gian chạy qua chất điện phân của các ion âm.
D. bám vào một điện cực và điện lượng chạy qua chất điện phân.
Câu 10. Có 3 pin con thỏ giống nhau loại 1,5V, ta không thể tạo ra bộ nguồn có suất điện động
A. 3,0 V. B. 4,5 V. C. 1,5 V. D. 2,5 V.
Câu 11. Khi nói về vectơ cường độ điện trường do một điện tích điểm Q gây ra tại điểm cách nó
một khoảng r thì đặc điểm nào sau đây là sai?
Q
A. Trong không khí có độ lớn E  k .
r2
B. Có giá nằm trên đường thẳng đi qua điện tích.
C. Có độ lớn khác nhau trong các môi trường có hằng số điện môi khác nhau.
D. Có chiều hướng ra xa điện tích nếu Q < 0.
Câu 12. Suất nhiệt điện động của cặp nhiệt điện phụ thuộc vào
A. độ chênh lệch nhiệt độ 2 mối hàn.
B. nhiệt độ mối hàn.
C. độ chênh lệch nhiệt độ 2 mối hàn và bản chất hai kim loại làm cặp nhiệt điện.
D. nhiệt độ mối hàn và bản chất hai kim loại làm cặp nhiệt điện.
Câu 13. Trong công nghệ sơn tĩnh điện mũi của súng phun làm bằng
kim loại được nối với cực dương của máy phát tĩnh điện, vật cần sơn
được nối với cực âm của máy phát tĩnh điện. So với lớp sơn phun thì sơn
tĩnh điện bám chắc hơn vì có thêm lực điện hút các hạt sơn vào vật cần
sơn. Trong công nghệ này vật cần sơn phải được làm bằng
A. vật liệu bất kì. B. vật liệu có hằng số điện môi lớn.
C. kim loại. D. vật liệu có hằng số điện môi nhỏ.
Câu 14. Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân dung dịch
A. muối kim loại có anôt làm bằng kim loại đó.
B. axít có anốt làm bằng kim loại đó.
C. muối kim loại có anôt làm bằng kim loại.
D. muối kim loại có catôt làm bằng kim loại đó.
Câu 15. Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện và mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế giữa
hai cực của nguồn điện
A. lúc đầu tăng sau đó giảm khi điện trở mạch ngoài tăng.
B. không phụ thuộc vào điện trở mạch ngoài.
C. giảm khi điện trở mạch ngoài tăng.
D. tăng khi điện trở mạch ngoài tăng.
Câu 16. Hai bình điện phân mắc nối tiếp với nhau trong một mạch điện, bình 1 chứa dung dịch
CuSO4 có các điện cực bằng đồng, bình 2 chứa dung dịch AgNO3 có các điện cực bằng bạc.Trong
cùng một khoảng thời gian nếu lớp bạc bám vào catôt của bình thứ 2 là m2 = 41,04 g thì khối lượng
đồng bám vào catôt của bình thứ nhất là bao nhiêu? Biết ACu = 64, nCu = 2, AAg = 108, nAg = 1.
A. 12,16 g. B. 6,08 g. C. 24, 32 g. D. 18,24 g.
Câu 17. Biết hiệu điện thế giữa M và N là 4 V. Công của lực điện khi di chuyển điện tích q = –3C
từ điểm M đến điểm N rồi về lại điểm M trong một điện trường đều bằng
A. 12J. B. – 12J. C. 0 J. D. –1J.
Câu 18. Ở sát mặt đất, có tồn tại điện trường có vectơ E hướng thẳng đứng từ trên xuống và độ
lớn khoảng 150V/m. Hiệu điện thế giữa một điểm có độ cao 6m và mặt đất bằng
A. 750 V. B. 900 V. C. 25 V. D. 75V.
Câu 19. Lực hút tĩnh điện giữa hạt nhân trong nguyên tử Heli với một êlectron trong lớp vỏ nguyên
tử, nếu biết êlectron này nằm cách hạt nhân 2,94.10-11 m có độ lớn bằng
A. 5,33.10-7 N. B. 5,33.10-9 N. C. 2,67.10-7 N. D. 2,67.10-9 N.
Câu 20. Khi mắc điện trở R vào hai cực của một nguồn điện một chiều có suất điện động E = 9V
thì công suất tiêu thụ trên điện trở R là 7,29 W và hiệu suất của nguồn điện là 90%. Điện trở R có
giá trị
100
A. 10 Ω. B. Ω. C. 1 Ω. D. 9 Ω.
9
Câu 21. Một bóng đèn dây tóc khi mắc vào mạch điện (dòng điện không đổi) có hiệu điện thế
110V thì cường độ dòng điện qua đèn là 0,5 A và đèn sáng bình thường. Nếu sử dụng trong mạch
điện có hiệu điện thế 220 V thì phải mắc với đèn một điện trở là bao nhiêu để bóng đèn sáng bình
thường?
A. 110 Ω. B. 55 Ω. C. 440 Ω. D. 220 Ω.
Câu 22. Một giọt dầu hình cầu nhiễm điện q nằm lơ lửng trong điện trường của tụ phẳng có các
bản nằm ngang, bản trên tích điện dương. Cho g = 10m/s2. Điện tích q có dấu dương hay âm? Bây
giờ đột ngột đổi dấu điện tích 2 bản, hỏi gia tốc của giọt dầu?
A. q > 0; 10m/s2. B. q < 0; 10m/s2. C. q > 0; 20m/s2. D. q < 0; 20m/s2.
Câu 23. Cá chình điện Nam Mỹ (Electrophorus
electricus) phát ra dòng điện bằng các pin sinh
học gọi là bản điện, sắp xếp thành 140 dãy, mỗi
dãy có 5000 bản điện trải dài theo thân cá. Mỗi
bản có suất điện động E = 0,15 V và điện trở nội
r = 0,25 . Nếu coi điện trở của nước là Rn = 800
 thì cường độ dòng điện mà cá có thể phóng ra

A. 0,93A. B. 2A.
C. 2mA. D. 9,3A.
Câu 24. Hai quả cầu kim loại A và B tích điện lần lượt là q1 và q2 trong đó q1 là điện tích dương,
q2 là điện tích âm và q1  q2 . Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau sau đó tách chúng ra và đưa quả cầu
B lại gần quả cầu C tích điện dương thì chúng
A. hút nhau. B. có thể hút hoặc đẩy nhau.
C. đẩy nhau. D. không hút cũng không đẩy nhau.
Câu 25. Một Pin có dung lượng 200 mAh có thể thắp sáng liên tục một đèn LED có dòng định
mức 5 mA trong bao lâu?
A. 1 h. B. 40 h. C. 10 h. D. 20 h.
Câu 26. Để thực hành đo suất điện động E và điện trở trong r của một
nguồn điện, ta mắc mạch điện như hình bên. Cơ sở lý thuyết của phép đo
này là biểu thức tính số chỉ của vôn kế
A. U = R.I. B. U  E  I  R 0  r  .
C. U  E  I  R 0  R  r  . D. U  E  Ir .
Câu 27. Hai điện trở R1 = 16 Ω và R2 = 36 Ω lần lượt được mắc vào hai cực của một nguồn điện
một chiều. Khi đó công suất tiêu thụ trên hai điện trở là như nhau. Điện trở trong của nguồn điện

A. 26 Ω. B. 52 Ω. C. 20 Ω. D. 24 Ω.
Câu 28. Cho hai bản kim loại phẳng đặt song song tích điện trái dấu, thả một êlectron không vận
tốc ban đầu vào điện trường giữa hai bản kim loại trên. Bỏ qua tác dụng của trọng trường. Quỹ đạo
của electron là
A. đường thẳng song song với các đường sức điện.
B. một phần của đường hypebol.
C. đường thẳng vuông góc với các đường sức điện.
D. một phần của đường parabol.
Câu 29. Một nguồn điện có suất điện động E , điện trở trong r, mắc với một biến trở R để trở thành
mạch kín. Khi thay đổi biến trở ta thấy R = R1 = 2; R = R2 = 8  thì công suất tiêu thụ của mạch
ngoài đều bằng 20W. Với R = R0 thì công suất tiêu thụ của mạch ngoài đạt giá trị cực đại Pmax. Giá
trị của R0 và Pmax là
A. 6; 28W. B. 5 ; 25W. C. 3 ; 27,5W. D. 4; 22,5W.
Câu 30. Tại một điểm trên trục Ox người ta đặt một điện tích Q > 0
trong chân không. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của
cường độ điện trường tại các điểm trên trục Ox theo x. M là một điểm
trên trục Ox có tọa độ x = 4 cm. Cường độ điện trường tại M gần với
giá trị nào sau đây nhất ?
A. 3.104 V/m. B. 4.104 V/m.
C. 6.104 V/m. D. 10.104 V/m.
---------------Hết------------

You might also like