You are on page 1of 3

ĐỀ :04

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm)


Câu 1: Một tụ điện có điện dung được tích điện ở hiệu điện thế 100V. Điện tích của tụ điện

A. . B. . C. . D. .
Câu 2: Chọn đáp án đúng. Một vật đang trung hòa về điện nếu nhận thêm electron thì
A. trở thành điện tích âm. B. độ lớn điện tích giảm xuống.
C. vẫn trung hòa về điện. D. trở thành điện tích dương.
Câu 3: Hai quả cầu nhỏ tích điện có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 5cm trong chân không thì hút
nhau một lực 0,9N. Độ lớn điện tích của hai quả cầu đó là
A. . B. .
C. . D. .
Câu 4: Cho hai điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng r không đổi. Lực tương tác
giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong môi trường
A. không khí ở điều kiện tiêu chuẩn. B. dầu hỏa.
C. chân không. D. nước nguyên chất.
Câu 5: Điện tích điểm đặt tại một điểm cố định trong không khí. Độ lớn cường độ điện
trường tại điểm cách điện tích 10cm là
A. . B. . C. . D. .
Câu 6: Một điện tích di chuyển được đoạn đường 10cm, dọc theo chiều một đường sức
điện của một điện trường đều có cường độ điện trường 1000V/m. Công của lực điện có giá trị là
A. 3mJ. B. 3J. C. 1,5mJ. D. 6mJ.
Câu 7: Công của lực điện tác dụng lên điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong
một điện trường không phụ thuộc vào?
A. cường độ điện trường. B. hình dạng đường đi MN.
C. vị trí của các điểm M, N. D. độ lớn của điện tích q.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện
A. dương là vật đã nhận thêm các ion dương. B. dương là vật thiếu electron.
C. âm là vật thừa electron. D. âm là vật đã nhận thêm electron.
Câu 9: Điện trường đều là điện trường mà cường độ điện trường của nó
A. có độ lớn giảm dần theo thời gian. B. có hướng và độ lớn nhau tại mọi điểm.
C. có hướng như nhau tại mọi điểm. D. có độ lớn như nhau tại mọi điểm.
Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất. Dòng điện không đổi là
A. dòng điện có chiều không đổi.
B. dòng điện có chiều và cường độ dòng điện không đổi.
C. dòng điện có điện lượng không đổi.
D. dòng điện có cường độ dòng điện không đổi.
Câu 11: Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện là
A. Điện tích của tụ điện. B. Điện dung của tụ điện.
C. Cường độ điện trường trong tụ điện. D. Hiệu điện thế giữa hai bản cua tụ điện.
Câu 12: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho
A. khả năng tác dụng lực của nguồn điện. B. khả năng tích điện cho hai cực của nó.
C. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện. D. khả năng thực hiện công của nguồn điện.
Câu 13: Trong công tơ điện thì kWh là đơn vị của
A. thời gian. B. công suất. C. công. D. lực.
Câu 14: Một mạch điện gồm nguồn điện có suất điện động 3 V và điện trở trong 1 Ω. Biết điện trở
ở mạch ngoài lớn gấp 2 điện trở trong. Dòng điện trong mạch chính là
Trang 1
A. A B. 1 A C. 2 A D. 3 A
Câu 15: Công suất định mức của các dụng cụ điện là
A. công suất lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đạt được.
B. công suất tối thiểu mà dụng cụ đó có thể đạt được.
C. công suất mà dụng cụ đó đạt được khi hoạt động bình thường.
D. công suất mà dụng cụ đó đạt được bất cứ lúc nào.
Câu 16: Trong một đoạn mạch có điện trở thuần không đổi, nếu muốn tăng công suất tỏa nhiệt lên 4
lần thì phải
A. tăng hiệu điện thế 4 lần. B. giảm hiệu điện thế 4 lần.
C. giảm hiệu điện thế 2 lần. D. tăng hiệu điện thế 2 lần.
Câu 17: Một mạch điện kín gồm hai nguồn điện E 1, r1 và E2, r2 mắc nối tiếp với nhau, mạch ngoài
chỉ có điện trở R. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là
A. . B. . C. . D. .
Câu 18: Ghép nối tiếp hai nguồn có cùng suất điện động 3 V thành bộ, suất điện của bộ nguồn này

A. 1,5 V. B. 3 V. C. 6 V. D. 9 V.
Câu 19: Cho mạch điện kín gồm nguồn điện có và điện trở tương đương của mạch ngoài là R.
Hệ thức biểu thị định luật Ôm cho mạch là
A. . B. . C. . D. .
Câu 20: Khi điện phân dương cực tan, nếu tăng cường độ dòng điện và thời gian điện phân lên 2
lần thì khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực
A. không đổi. B. tăng 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 4 lần.
Câu 21: Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của
A. các ion dương. B. ion âm.
C. ion dương và ion âm. D. ion dương, ion âm và electron tự do.
Câu 22: Trong thời gian 4s một điện lượng 1,5C chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc bóng đèn.
Cường độ dòng điện qua bóng đèn là
A. 6A. B. 0,375A. C. 3,75A. D. 2,66A.
Câu 23: Một mạch điện có nguồn là 1 pin 9 V, điện trở trong 0,5 và mạch ngoài gồm 2 điện trở 8
mắc song song. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là
A. 0,95A. B. 4,5A. C. 2A. D. 9/16A.
Câu 24: Chọn phát biểu đúng khi nói về các hạt tải điện trong chất bán dẫn
A. Các hạt tải điện trong chất bán dẫn luôn bao gồm cả electron dẫn và lỗ trống.
B. Các hạt tải điện trong chất bán dẫn loại p chỉ là chỗ trống.
C. Các hạt tải điện trong chất bán dẫn loại n chỉ là electron.
D. Cả hai loại hạt tải điện gồm electron dẫn và lỗ trống đều mang điện âm.
Câu 25: Trong các nhận định sau, nhận định nào về dòng điện trong kim loại là không đúng?
A. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do.
B. Nhiệt độ của kim loại càng cao thì dòng điện qua nó bị cản trở càng nhiều.
C. Nguyên nhân điện trở của kim loại là do sự mất trật tự trong mạng tinh thể.
D. Khi trong kim loại có dòng điện thì electron sẽ chuyển động cùng chiều điện trường.
Câu 26: Khi chiều dài của khối kim loại đồng chất tiết diện đều tăng 2 lần thì điện trở suất của kim
loại đó
A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. không đổi. D. chưa thể xác
định.
Trang 2
Câu 27: Khi đường kính của khối kim loại đồng chất, tiết diện đều tăng 2 lần thì điện trở của khối
kim loại
A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. giảm 4 lần.
Câu 28: Bản chất dòng điện trong chất điện phân là
A. dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường.
B. dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.
C. dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.
D. dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm)


Câu 1 (1.0 điểm). Hai điện tích q1 = 4.10-8C và q2 = - 4.10-8C đặt tại hai điểm A và B cách nhau
10cm trong không khí. Xác định lực tác dụng lên điện tích q 3 = 10-9C đặt tại điểm M, biết MAB tạo
thành tam giác đều.
Câu 2 (0.5 điểm). Một điện tích điểm q= 10-6C dịch chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện
trường. Biết công do lực điện trường thực hiện trong dịch chuyển đó là -8.10 -5J. Tìm hiệu điện thế
giữa hai điểm M và N.
Câu 3 (0.5 điểm). Một điện trở R=10Ω được mắc vào hai cực của nguồn điện có suất điện động
𝛏=3V, điện trở trong r=2Ω . Tính cường độ dòng điện trong mạch chính.
Câu 4 (1.0 điểm). Một bình điện phân chưa dung dịch AgNO3 có điện trở 6 Ω. Anốt của bình bằng
bạc và hiệu điện thế đặt vào hai cực của bình điện phân là 12 V. Biết bạc có A = 108 g/mol, có n =
1. Tìm khối lượng bạc bám vào catốt của bình điện phân sau 16 phút 20 giây.

------------------Hết------------------

Trang 3

You might also like