You are on page 1of 14

ĐỀ MINH HỌA CHUẨN 2020 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020

THEO HƯỚNG TINH GIẢN Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI


BỘ GIÁO DỤC Đề số 1 – (HÁN 01)
(Đề có 05 trang) Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: .....................................................................


Số báo danh: .........................................................................

Câu 1: Loại khoáng sản mang lại giá trị kinh tế cao mà chúng ta đang khai thác ở các vùng của Biển Đông là
A. vàng. B. sa khoáng. C. titan. D. dầu mỏ, khí đốt.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta
A. Thổi liên tục trong suốt mùa đông.
B. Chỉ hoạt động ở miền Bắc.
C. Hầu như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã.
D. Tạo nên mùa đông có 2,3 tháng lạnh ở miền Bắc.
Câu 3: Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là:
A. Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông
B. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn, hướng Tây bắc – Đông Nam
C. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam
D. Gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết miền khí hậu phía Bắc có những vùng khí hậu nào
sau đây?
A. Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Nam Trung Bộ.
B. Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Tây Nguyên.
C. Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
D. Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Nam Bộ.
Câu 5: Vùng nào sau đây có năng suất lúa cao nhất cả nước?
A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng ven biển miền Trung.
C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 6: Đối với ngành chăn nuôi, khó khăn nào sau đây đã được khắc phục?
A. Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm đe dọa tràn lan trên diện rộng.
B. Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn định.
C. Giống gia súc, gia cầm cho năng suất vẫn thấp.
D. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi không được đảm bảo.
Câu 7: Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA GIA ĐOẠN 2000 - 2015
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng
2000 2250,9 1660,9 590,0
2010 5142,7 2414,4 2728,3
2012 5820,7 2705,4 3115,3
2015 6582,1 3049,9 3532,2
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Theo số liệu ở bảng trên, nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2000 –
2015?
A. Tổng sản lượng thuỷ sản tăng gấp 5,5 lần trong giai đoạn 2000 – 2015.
B. Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng.
C. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh và vượt sản lượng thuỷ sản khai thác trong giai đoạn 2010 –
2015.
D. Sản lượng thuỷ sản khai thác luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng
lớn hơn khai thác?
A. Nghệ An. B. Quảng Bình. C. Bình Định. D. Bạc Liêu.
Câu 9: Cho biểu đồ:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?


A. Tốc độ tăng trưởng giá trị doanh thu lữ hành của nước ta phân theo thành phần kinh tế năm 2010 và 2016.
B. Cơ cấu doanh thu lữ hành của nước ta phân theo thành phần kinh tế năm 2010 và 2016.
C. Quy mô và cơ cấu doanh thu lữ hành của nước ta phân theo thành phần kinh tế năm 2010 và 2016.
D. Doanh thu lữ hành của nước ta phân theo thành phần kinh tế năm 2010 và 2016.
Câu 10: Giải pháp quan trọng nhất để phát triển đánh bắt xa bờ ở nước ta:
A. Tăng cường tàu thuyền có công suất lớn, trang bị hiện đại.
B. Mở rộng thị trường xuất khẩu.
C. Ngăn chặn đánh bắt bằng chất nổ, xung điện, lưới mắc nhỏ.
D. Xây dựng và nâng cấp các cảng biển, nhà máy chế biến.
Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy nhiệt điện chạy bằng than có công suất
trên 1000 MW của nước ta hiện nay là:
A. Uông Bí. B. Phả Lại. C. Ninh Bình. D. Na Dương.
Câu 12: Công nghiệp dầu khí nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta là do
A. cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.
B. mang lại hiệu quả kinh tế cao.
C. có thị trường tiêu thụ rộng.
D. thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 13: Các tài nguyên biển và hải đảo nước ta phải được khai thác tổng hợp vì
A. Nhằm khai thác triệt để các nguồn lợi biển và hải đảo làm cơ sở cho sự phát triển các ngành kinh tế biến.
B. Đảm bảo việc khai thác hợp lí, có hiệu quả đối với các nguồn tài nguyên biển và hải đảo.
C. Môi trường biển và hải đảo đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.
D. Để giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho lực lượng lao động trong cả nước.
Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết các cảng biển của nước ta tập trung chủ yếu ở ven
biển của khu vực nào sau đây?
A. Bắc Bộ. B. Duyên hải miền Trung.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Nam Bộ.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lí, lãnh thổ của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Tiếp giáp hai quốc gia, hai vùng kinh tế.
B. Vị trí thuận lợi cho giao lưu với bên ngoài qua các cửa khẩu.
C. Tài nguyên thiên nhiên giàu có, đa dạng.
D. Có diện tích lớn nhất nước ta, nhưng mật độ dân cư không cao.
Câu 16: Định hướng chung trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng là
A. giảm tỉ trọng khu vực III, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II và khu vực I.
B. giảm tỉ trọng khu vực II, tăng nhanh tỉ trọng khu vực I và khu vực III.
C. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng dần tỉ trọng khu vực II và III.
D. tăng tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II và khu vực III.
Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cơ cấu các ngành công nghiệp của trung tâm công
nghiệp Thanh Hóa là gì?
A. Vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, cơ khí, luyện kim màu, chế biến nông sản.
B. Vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, dệt may, cơ khí, luyện kim đen.
C. Vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, chế biến nông sản.
D. Vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến nông sản,khai thác chế biến lâm sản, sản xuất giấy và xenlulô.
Câu 18: Nguyên nhân làm cho đất đai nước ta dễ bị suy thoái là:
A. Khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi thấp.
B. Địa hình nhiều đồi núi, mưa lớn và tập trung một mùa.
C. Mưa theo mùa, xói mòn nhiều, địa hình nhiều đồi núi.
D. Khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi.
Câu 19: Dãy núi duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao là
A. Hoàng Liên Sơn. B. Ngọc Linh. C. Pu Sam Sao. D. Trường Sơn Bắc.
Câu 20: Nguyên nhân chính khiến hàng năm ở lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời rất lớn?
A. góc nhập xạ lớn và hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.
B. góc nhập xạ lớn và thời gian chiếu sáng kéo dài.
C. góc nhập xạ lớn và kề biển Đông rộng lớn.
D. góc nhập xạ lớn và hoạt động của gió mùa.
Câu 21: Cho bảng số liệu:
MẬT ĐỘ DÂN SỐ VÀ TỈ LỆ DÂN SỐ THÀNH THỊ
CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á NĂM 2018
Quốc gia Mật độ dân số (người/km2) Tỉ lệ dân số thành thị (%)
Cam-pu-chia 89,3 23,0
In-đô-nê-xi-a 144,1 54,7
Xin-ga-po 7908,7 100,0
Thái Lan 134,8 49,2
Việt Nam 283,0 35,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh mật độ dân số và tỉ lệ dân số thành thị của một số nước
Đông Nam Á năm 2018?
A. Xin-ga-po có mật độ dân số và tỉ lệ dân số thành thị cao nhất.
B. Việt Nam có mật độ dân số và tỉ lệ dân số thành thị thấp nhất.
C. In-đô-nê-xi-a có mật độ dân số và tỉ lệ dân số thành thị thấp hơn Cam-pu-chia.
D. Thái Lan có mật độ dân số thấp hơn Việt Nam và Cam-pu-chia.
Câu 22: Những tỉnh nào ở ven biển nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu?
A. Các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ.
B. Các tỉnh Bắc Trung Bộ.
C. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 23: Tìnhh trạng di dân tự do tới những vùng trung du và miền núi những năm gần đây dẫn đến
A. gia tăng sự mất cân đối tỉ số giới tính giữa các vùng ở nước ta.
B. các vùng xuất cư thiếu hụt lao động.
C. làm tăng thêm khó khăn cho vấn đề việc làm ở vùng nhập cư.
D. tài nguyên và môi trường ở các vùng nhập cư bị suy giảm.
Câu 24: Đâu không phải là ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ?
A. Bảo vệ tài nguyên đất. B. Hạn chế tác hại của lũ.
C. Phát triển du lịch sinh thái D. Cung cấp gỗ.
Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết ở Duyên hải Nam Trung Bộ, các khu kinh tế ven
biển nào sau đây được xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam?
A. Chu Lai, Dung Quất, Nam Phú Yên, Vân Phong, Nhơn Hội.
B. Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Vân Phong, Nam Phú Yên.
C. Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội , Nam Phú Yên, Vân Phong.
D. Chu Lai, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong, Dung Quất.
Câu 26: Tây Nguyên có nguồn thủy năng lớn là do
A. địa hình núi cao và nhiều sông lớn.
B. nhiều sông ngòi và sông có lưu lượng lớn.
C. lượng mưa dồi dào.
D. nền địa chất ổn định.
Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết cây cao su phân bố chủ yếu ở tỉnh nào sau đây
thuộc Đông Nam Bộ?
A. Tây Ninh. B. Bình Phước. C. Đồng Nai. D. Bình Dương.
Câu 28: Căn cứ vào Atalat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết đồng bằng sông Cửu Long có các khu kinh tế ven
biển nào sau đây?
A. Định An, Năm Căn, Phú Quốc. B. Định An, Năm Căn, Nhơn Hội.
C. Định An, Năm Căn, Vân Phong. D. Định An, Năm Căn, Dung Quất.
Câu 29: So với Đồng bằng sông Hồng, thiên nhiên Đồng bằng sông Cửu Long
A. được khai thác sớm hơn. B. ít thay đổi hơn.
C. có một số vùng vẫn chưa bị tác động nhiều. D. bị suy thoái nghiêm trọng.
Câu 30: Biện pháp chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta là
A. tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số.
B. đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ.
C. đẩy mạnh hợp tác xuất khẩu lao động.
D. thực hiện các luồng di cư, chuyển một bộ phận dân cư về các vùng nông thôn, miền núi.
Câu 31: Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, trong đó chủ yếu là do
A. có đường bờ biền dài, ít đảo ven bờ.
B. có nhiều vũng vịnh rộng.
C. bờ biển có nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu, ít bị sa bồi.
D. có nền kinh tế phát triển nhanh nên nhu cầu vận tải lớn.
Câu 32: Nguyên nhân chủ yếu làm cho quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta phát triển là
A. nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường. B. hội nhập quốc tế và khu vực.
C. quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh. D. thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.
Câu 33: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp?
A. Tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp thấp, ít chuyển biến.
B. Tăng tỉ trọng của nông nghiệp, giảm tỉ trọng của ngư nghiệp.
C. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.
D. Giảm tỉ trọng cây lương thực thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp.
Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết địa điểm nào sau đây có lượng mưa trung bình năm
trên 2800mm/năm?
A. Lạng Sơn. B. Hà Nội.
C. Thừa Thiên – Huế. D. TP. Hồ Chí Minh.
Câu 35: Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm gồm 3 nhóm ngành chủ yếu nào sau đây?
A. chế biến sản phẩm trồng trọt,chế biến lâm nghiệp, chế biến sản phẩm chăn nuôi.
B. Chế biến sản phẩm chăn nuôi, điện, chế biến sản phẩm thủy hải sản.
C. Chế biến lâm nghiệp, chế biến sản phẩm thủy hải sản, chế biến sản phẩm trồng trọt.
D. Chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến sản phẩm thủy hải sản, chế biến sản phẩm trồng trọt.
Câu 36: Căn cứ vào bản đồ công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết
trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn?
A. Hà Nội, Hải Phòng. B. Hải Phòng, Đà Nẵng.
C. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. D. Đà Nẵng, Hà Nội.
Câu 37: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây ở Trung du miền núi Bắc
Bộ không có chung đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc?
A. Cao Bằng. B. Tuyên Quang. C. Lào Cai. D. Lạng Sơn.
Câu 38: Cho biểu đồ về GDP của Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po qua các năm:

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tốc độ tăng trưởng GDP của Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po qua các năm.
B. Chuyển dịch cơ cấu GDP của Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po qua các năm.
C. Quy mô GDP của Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po qua các năm.
D. Cơ cấu GDP của Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po qua các năm.
Câu 39: Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta là
A. có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực nhạy cảm với những biến động chính trị
thế giới
B. tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của
nước ngoài.
C. tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta cùng chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với
các nước.
D. có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các nước láng giềng.
Câu 40: Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do
A. thị trường thế giới ngày càng mở rộng.
B. đa dạng hóa các đối tượng tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu.
C. tăng cường nhập khẩu dây chuyền máy móc, thiết bị toàn bộ và hàng tiêu dùng.
D. sự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng những đổi mới trong cơ chế quản lí.
------------------Hết------------------

(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục phát hành)
I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ THI

1. CẤU TRÚC ĐỀ:

Lớp Thông Vận dụng Số câu


Chủ đề Nhận biết Vận dụng
(số câu) hiểu cao
Lớp 11 Khu vực Biểu đồ 1 1
(2 câu) ĐNA BSL 1 1
Tự nhiên 2 2 2 2 8
Dân cư 3 3
Ngành KT 2 3 1 1 7
Lớp 12
Vùng KT 1 5 6
(38 câu)
Atlat 11 1 12
Biểu đồ 1 1
BSL 1 1
Số lượng 16 12 6 6 40
Tổng số
% 40 30 15 15 100

2. ĐÁNH GIÁ – NHẬN XÉT:


- Cấu trúc:
+ kiến thức : 24 câu (60 %)
+ kĩ năng: 16 câu (40%).
- Nội dung:
+ Chương trình lớp 12: 38 câu (95%)
+ Chương trình lớp 11: 02 câu (5%)
+ Biên soạn sát với đề thi minh họa theo hướng tinh giản của bộ giáo dục THPTQG năm 2020.
II. ĐÁP ÁN:
Mã đề thi : 001

1-D 6-D 11-B 16-C 21-A 26-A 31-C 36-B


2-A 7-C 12-B 17-D 22-D 27-B 32-C 37-B
3-C 8-D 13-B 18-D 23-D 28-A 33-B 38-C
4-C 9-C 14-B 19-A 24-C 29-C 34-C 39-B
5-C 10-A 15-C 20-A 25-C 30-B 35-D 40-D

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Lý giải chọn đáp án Ghi


Câu Đ.A
chú
Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta là dầu khí phân bố ở
1. D thêm lục địa phía Nam.
Đáp án cần chọn là: D
Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta theo từng đợt (phụ thuộc vào cường độ của
khối không khí lạnh phương Bắc) và hoạt động xen kẽ với Tín phong Bắc bán cầu.
2. A
=> Đặc điểm “thổi liên tục trong suốt mùa đông“ là Sai
Đáp án cần chọn là: A
Sử dụng phương pháp loại trừ:
- A: các cánh cung lớn => đặc điểm vùng núi Đông Bắc -> Sai
- B: địa hình cao nhất, hướng Tây Bắc – Đông Nam -> đặc điểm vùng Tây Bắc ->
3. C Sai
- C: các dãy núi song song, so le nhau…-> đặc điểm Trường Sơn Bắc -> Đúng
- D: khối núi và cao nguyên xếp tầng -> đặc điểm vùng núi Trường Sơn Nam -> Sai
Đáp án cần chọn là: C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang :
B1. Quan sát kí hiệu các vùng khí hậu và phân biệt được ranh giới hai miền khí hậu
Bắc – Nam.
4. C
B2. Đọc tên các vùng khí hậu thuộc miền khí hậu phía Bắc:
Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Đáp án cần chọn là: C
ĐĐBSH là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai (sau đồng bằng sông Cửu Long) và
5. C là vùng có năng xuất lúa cao nhất cả nước.
Đáp án cần chọn là: C
Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo (đồng cỏ, sản phẩm ngành
trồng trọt, thủy sản, thức ăn công nghiệp)
6. D => Vậy khó khăn đã được khắc phục trong ngành chăn nuôi là đảm bảo được nguồn
thức ăn.
Đáp án cần chọn là: D
7. C Xét lần lượt các đáp án:
- Tổng sản lượng thủy sản tăng: 6582.1/ 2250.9 = 2,92 lần
=> Nhận xét A: tổng sản lượng thủy sản tăng 5,5 lần => Sai
- Thủy sản khai thác tăng: 3049,9 / 1660,9 = 1,84 lần.
- Thủy sản nuôi trồng tăng: 3532,2 / 590,0 = 6 lần
=> Nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác (6> 1,84)
=> Nhận xét B: Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản
nuôi trồng => Sai
- Nhận xét D.Sản lượng thuỷ sản khai thác luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu tổng sản
lượng thuỷ sản của nước ta => Sai
- Nhận xét C: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh và vượt sản lượng thuỷ sản
khai thác trong giai đoạn 2010 – 2015. => Đúng
Đáp án cần chọn là: C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Viêt Nam trang 20:
B1. (NB)kí hiệu sản lượng thủy sản khai thác (cột màu hồng) và nuôi trồng (cột màu
xanh)
B2. Xác định được:
- tỉnh Bạc Liêu có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác (cột màu xanh
8. D
cao hơn).
- Các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định có sản lượng thủy sản nuôi trồng thấp
hơn khai thác (cột màu xanh thấp hơn)
=> Loại đáp án A, B, C
Đáp án cần chọn là: D
Biểu đồ đã cho thể hiện Quy mô và cơ cấu doanh thu lữ hành của nước ta phân theo
9. C
thành phần kinh tế năm 2010 và 2016.
Đánh bắt xa bờ đòi hỏi phương tiện đánh bắt hiện đại, tàu thuyền công suất lớn để
có thể đi xa và khai thác nguồn lợi ở vùng biển sâu.
- Tuy nhiên ở nước ta phương tiện đánh bắt còn thô sơ, cần chi phí đầu tư về vốn
10. A lớn để đổi mới phương tiện hiện đại
=> Khó khăn cần giải quyết khi đánh bắt xa bở ở nước ta là: Tăng cường tàu thuyền
có công suất lớn, trang bị hiện đại.
Đáp án cần chọn là: A
B1. Xem chú giải
=> kí hiệu ngôi sao màu đỏ lớn nhất thể hiện công suất > 1000 MW.
11. B
B2. Xác định được nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000 MW là Phả Lại.
Đáp án cần chọn là: B
Công nghiệp dầu khí nước ta có nguồn nguyên liệu phong phú ở thềm lục địa phía
Nam; khai thác và chế biến dầu khí là ngành mang lại hiệu quả sx cao (nguồn hàng
12. B xuất khẩu chủ lực của nước ta)
=> Nước ta đã và đang tập trung phát triển CN khai thác và chế biến dầu khí.
Đáp án cần chọn là: B
13. B - Tài nguyên biển đa dạng.
- Môi trường biển đồng nhất và nhạy cảm trước các tác động của con người.
Khai thác tổng hợp vì:
- tài nguyên biển nước ta đa dạng: có nhiều ngành (khai thác hải sản, du lịch biển,
khoáng sản biển, vận tải biển)
- môi trường biển – đảo đồng nhất, nhạy cảm, dễ bị tác động, nơi này ô nhiễm có thể
dễ ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.
=> Cần khai thác tổng hợp để khai thác và sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn tài
nguyên biển đảo, tránh gây ra các hiểm hỏa môi trường, gây tác động xấu qua lại
giữa các ngành kinh tế biển.
Đáp án cần chọn là: B
B1. Nhận dạng kí hiệu cảng biển ở Atlat ĐLVN trang 3.
B2. Kí hiệu cảng biển tập trung nhiều nhất ở khu vực duyên hải miền Trung.
14. B => các cảng biển của nước ta tập trung chủ yếu ở ven biển của khu vực Duyên hải
miền Trung.
Đáp án cần chọn là: B
Xác định từ khóa: đặc điểm không phải là “vị trí địa lý - lãnh thổ”
=> Nhận xét vùng có giàu có về tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên khoáng sản, lâm
15. C nghiệp, hải sản....) => đây không phải là đặc điểm vị trí địa lí - lãnh thổ
=> Nhận xét C không đúng
Đáp án cần chọn là: C
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung ở đồng bằng sông Hồng là:
+ Khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp): Giảm tỉ trọng.
16. C + Khu vực II (công nghiệp - xây dựng): Tăng dần tỉ trọng.
+ Khu vực III (dịch vụ): Chiếm tỉ trọng cao và tăng dần .
Đáp án cần chọn là: C
B1. Xem kí hiệu các ngành công nghiệp ở Atlat trang 3.
B2. Đọc tên các ngành công nghiệp thuộc trung tâm công nghiệp Thanh Hóa.
17. D => Gồm 5 ngành: Vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến nông sản,khai thác chế biến
lâm sản, sản xuất giấy và xenlulô
Đáp án cần chọn là: D
Biểu hiện của suy thoái đất đai rất đa dạng, bao gồm: xói mòn, rửa trôi, hoang mạc
hóa, khô hạn, nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngập úng, lầy hóa…
=> Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt ẩm dồi dào + mưa nhiều
+ địa hình đồi núi có độ dốc lớn => quá trình phong hóa diễn ra mạnh, đất đai dễ
bị rửa trôi, xói mòn; đối với vùng thấp trũng ngập nước đất bị lầy hóa, ngập úng,…
=> Nhận xét
Các đáp án A, B, C đều chưa đầy đủ
18. D Ý A: địa hình đồi núi thấp chưa chính xác, vì trên địa hình độ dốc cao đất đai dễ bị
rửa trôi hơn.
Ý B, C: chỉ đề cập tới địa hình đồi núi và tính chất mưa của khí hậu
=> Loại A, B, C
Ý D đúng và đẩy đủ nhất vì khí hậu nhiệt ẩm thúc đẩy quá trình phong hóa đất đai
+ địa hình đồi núi làm tăng cường xói mòn, rửa trôi đất; mưa theo mùa, mùa mưa
nhiều đất đai dễ bị rửa trôi, mùa khô đất đai dễ bị hoang hóa, mặn hóa, phèn hóa...
Đáp án cần chọn là: D
19. A Ở nước ta, đai ôn đới núi cao hình thành ở độ cao trên 2600m nên chỉ có ở Hoàng
Liên Sơn (vùng Tây Bắc) – Hoàng Liên Sơn cũng là dãy núi duy nhất ở nước ta có
đầy đủ 3 đai cao. Còn ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có địa hình dưới 2600m
với đỉnh cao nhất là núi Ngọc Linh 2598m nên chỉ có 2 đai cao (không có đai ôn đới
núi cao).
Đáp án cần chọn là: A
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta thể hiện:
- Quanh năm nhận được lượng nhiệt Mặt Trời dồi dào 1m²/1 triệu kilocalo.
- Số giờ nắng trong năm cao: 1400 – 3000 giờ/năm.
- Nhiệt độ trung bình trong năm cao trên 210C và tăng dần từ Bắc vào Nam.
20. A Nguyên nhân chủ yếu lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn là do
nước ta có vị trí địa lí nằm trong khu vực nội chí tuyến nên góc nhập xạ lớn, cùng
với đó là nước ta trong một năm tất cả các địa điểm trên lãnh thổ đều có hai lần Mặt
Trời qua thiên đỉnh.
Đáp án cần chọn là: A
Nhận xét: Xingapo có mật độ dân số cao nhất (7908,7 người/km2) và tỉ lệ dân thành
21. A thị cao nhất (100%)
=> nhận xét A đúng
Theo dự đoán của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC): với trên 80%
diện tích mặt đất có độ cao thấp hơn 2,5m so với mặt nước biển => Đồng bằng sông
Cửu Long, đặc biệt là các tỉnh ven biển của vùng được đánh giá là khu vực sẽ gánh
chịu nhiều tác hại nhất do biến đổi khí hậu. Một số biểu hiện cụ thể như:
22. D - Hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra mạnh mẽ và nghiêm trọng hơn.
- Nếu mực nước biển dâng cao như đã nêu, sẽ có khoảng 90% diện tích trồng lúa
Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hoàn toàn (không sản xuất được).
- Dân cư nhiều khu vực phải di chuyển nơi ở hoàn toàn.
Đáp án cần chọn là: D
Vùng đồng bằng đất chật người đông, tài nguyên cạn kiệt.
=> người lao động di cư lên vùng núi và trung du để khai phá đất đai, phát triển sản
xuất.
23. D => tình trạng di dân tự phát, khai phá mở rộng đất sản xuất ồ ạt + trình độ canh tác
lạc hậu => làm cho tài nguyên rừng, đất đai bị tàn phá nghiêm trọng, môi trường ô
nhiễm.
Đáp án cần chọn là: D
Phát triển lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ Việc có ý nghĩa :
- về mặt kinh tế (cung cấp gỗ).
- bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen,
- hạn chế tác hại của các cơn lũ (hạn chế xói mòn sạt lở đất), rừng ven biển có tác
24. C
dụng chắn gió bão, cát bay vào các đồng ruộng -> góp phần bảo vệ đất nông nghiệp
=> Đáp án A, B, D đúng
- Rừng ở BTB không nhằm mục đích chủ yếu phát triên rdu lịch sinh thái
Đáp án cần chọn là: C
B1. Nhận dạng kí hiệu khu kinh tế ven biển ở Atlat ĐLVN trang 3.
B2. Đọc tên các khu kinh tế ven biển ở duyên hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc
25. C
vào Nam, gồm: Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong.
Đáp án cần chọn là: C
Tây Nguyên có địa hình là các cao nguyên xếp tầng với nhiều độ cao khác nhau +
nhiều sông lớn, nguồn nước dồi dào
26. A
=> Tốc độ dòng chảy sông ngòi lớn -> mang lại nguồn thủy năng dồi dào.
Đáp án cần chọn là: A
B1. Nhận dạng kí hiệu cây cao su ở Atlat trang 29.
B2. Kí hiệu cây cao su thể hiện nhiều nhất ở tỉnh Bình Phước
27. B
=> Cây cao su phân bố chủ yếu ở tỉnh Bình Phước.
Đáp án cần chọn là: B
B1. Nhận dạng kí hiệu khu kinh tế ven biển (Atlat trang 3)
B2. Xác định được tên các khu kinh tế ven biển của đồng bằng sông Cửu Long là:
28. A
Định An, Năm Căn, Phú Quốc
Đáp án cần chọn là: A
- ĐBSCL là vùng đất mới được khai thác sau này => thiên nhiên trù phú, giàu có và
còn một số vùng vẫn chưa bị tác động nhiều bởi các hoạt động kinh tế của con
người.
- Ngược lại, ĐBSH có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời (nghìn năm văn hiến)
=> nguồn tài nguyên thiên nhiên đã được khai thác và sử dụng với hiệu suất lớn,
29. C
một số tài nguyên bi suy thoái do sử dụng quá mức. (đất sx nông nghiệp, môi trường
nước, không khí…)
=> Vậy so với ĐBSH, thiên nhiên ĐBSCL có một số nơi vẫn chưa bị tác động
nhiều.
Đáp án cần chọn là: C
Thất nghiệp là tình trạng phổ biến ở khu vực thành thị của nước ta, nguyên nhân do
dân cư tập trung quá đông đúc trong khi nền kinh tế chưa phát triển mạnh nên việc
đáp ứng yêu cầu việc làm còn hạn chế. Ngoài ra còn do một bộ phận lao động chưa
tìm kiếm được công việc phù hợp với năng lực dẫn đến thất nghiệp.
30. B
=> Biện pháp chủ yếu là đẩy mạnh phát triển công nghiêệp và dịch vụ nhằm tạo ra
số lượng việc làm đa dạng, đáp ứng yêu cầu việc làm của các bộ phần người lao
động nước ta hiện nay
Đáp án cần chọn là: B
Xác định từ khóa: điều kiện xây dựng “cảng nước sâu”
- địa hình bờ biển nhiều vũng vịnh
-> là điều kiện để xây dựng cảng biển
- thềm lục địa sâu sâu, ít bị sa bồi
31. C
-> thuận lợi xây dựng cảng nước sâu.
Như vâỵ, đặc điểm địa hình bờ biển nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu, ít bị sa bồi
giúp duyên hải Nam Trung Bộ hình thành các cảng nước sâu.
Đáp án cần chọn là: C
Thời gian qua, nước ta đã thực hiện chính sách Đổi mới nền kinh tế, đẩy mạnh quá
trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nhờ đó các thành phố đô thị được
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, thu hút mạnh mẽ
các nhà đầu tư, hình thành cơ cấu kinh tế đa dạng -> tạo ra nhiều việc làm, đặc biệt
trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ -> từ đó thu hút đông đảo dân cư và nguồn
32. C
lao động về đây, đời sống nhân dân được nâng cao => Thúc đẩy đô thị hóa phát
triển mạnh mẽ.
=> Như vậy, nguyên nhân chủ yếu làm cho quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta
phát triển là nhờ quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh.
Đáp án cần chọn là: C
33. B Từ khóa câu hỏi: Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp theo
nghĩa hẹp (trồng trọt và chăn nuôi)
- Các nhận xét A, C, D đúng
=> Nhận xét B: Tăng tỉ trọng của nông nghiệp, giảm tỉ trọng của ngư nghiệp là sự
chuyển dịch trong khu vực I – nông nghiệp theo nghĩa rộng (gồm nông – lâm – ngư
nghiệp) => Nhận xét B không đúng.
Đáp án cần chọn là: B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9:
B1. (NB)kí hiệu nền màu thể hiện các cấp độ lượng mưa.
B2. Xác định lượng mưa ở các địa điểm:
- Lạng Sơn: 1200 – 1600 mm/năm -> Loại
34. C - Hà Nội: 1600 – 2000mm/năm -> Loại
- Thừa Thiên – Huế: trên 2800 mm/năm -> Đúng
- TP. Hồ Chí Minh: 1600 – 2000 mm/năm -> Loại.
=> Thừa Thiên – Huế có lượng mưa lớn nhất, trên 2800 mm/năm
Đáp án cần chọn là: C
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm gồm 3 nhóm ngành: Chế biến sản
35. D phẩm chăn nuôi, chế biến sản phẩm thủy hải sản, chế biến sản phẩm trồng trọt.
Đáp án cần chọn là: D
B1. Xác định kí hiệu thể hiện Trung tâm công nghiệp quy mô lớn.
B2. Đọc tên các Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn: Hải Phòng, Đà Nẵng.
36. B
=> Chọn đáp án B
Đáp án cần chọn là: B
Căn cứ vào bản đồ Hành chính (Atlat trang 4-5), xác định được các tỉnh có đường
biên giới đất liền với với Trung Quốc là: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng,
Lạng Sơn, Quảng Ninh.
37. B
=> Loại đáp án A, C, D
=> Tuyên Quang không có đường biên giới với Trung Quốc.
Đáp án cần chọn là: B
Xác định loại biểu đồ : Cột ghép ; đơn vị của biểu đồ : tỉ đô la Mỹ và các thành phần
38. C trong biểu đồ : GDP của Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po. → A, B, D sai.
Đáp án cần chọn là: C
- Xác định từ khóa câu hỏi là:“ý nghĩa kinh tế”
- Áp dụng phương pháp loại trừ như sau:
+ Đáp án A: nhạy cảm với biến động chính trị
-> ý nghĩa chính trị -> Sai
39. B + Đáp án B: mở cửa, hội nhập, thu hút vốn
-> phát triển kinh tế -> Đúng
+ Đáp án C: chung sống hòa bình, hữu nghị -> ý nghĩa xã hội -> Sai
+ Đáp án D: nét tương đồng về văn hóa -> ý nghĩa văn hóa -> Sai
Đáp án cần chọn là: B
40. D - Các mặt hàng nhập khẩu của nước ta tăng lên và chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản
xuất
=> phục vụ cho các ngành sản xuất trong nước.
=> phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
- Thị trường xuất khẩu nước ta ngày càng mở rộng, thị trường lớn nhất là Hoa Kì,
Nhật Bản, Trung Quốc -> kim ngạch xuất khẩu ngày một tăng
=> đây là kết quả của chính sách đổi mới, hội nhập nền kinh tế của nước ta (Việt
Nam gia nhập WTO, bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì...).
Vậy: Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do sự phát triển
của nền kinh tế trong nước cùng những đổi mới trong cơ chế quản lí.
Đáp án cần chọn là: D
------------------Hết------------------

You might also like