You are on page 1of 7

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC: 2023 - 2024


Môn: Địa lí
Thời gian làm bài: 60 phút
Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất.
Câu 1. Những nét văn hoá riêng của các dân tộc được thể hiện ở
A. khu vực cư trú chủ yếu. B. kinh nghiệm sản xuất nghề thủ công truyền
thống.
C. trang phục cổ truyền. D. ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán.
Câu 2. Các dân tộc ít người nước ta thường phân bố ở
A. Trung du, đồng bằng. B. Miền núi, duyên hải.
C. Đồng bằng, duyên hải. D. Miền núi, trung du.
Câu 3. Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta đang có sự thay đổi theo hướng:
A. Nhóm tuổi dưới 15 tăng lên, nhóm tuổi trên 60 giảm.
B. Nhóm tuổi dưới 15 giảm xuống, nhóm tuổi trên 60 tăng.
C. Nhóm tuổi từ 15 – 59 tăng lên, nhóm tuổi trên 60 giảm.
D. Nhóm tuổi dưới 15 và nhóm tuổi trên 60 tăng lên.
Câu 4. Hiện nay, dân số nước ta có tỉ suất sinh tương đối thấp là do
A. tâm lí xã hội, phong tục tập quán. B. thực hiện công tác dân số, kế hoạch
hoá gia đình
C. quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa D. đời sống nhân dân còn khó khăn.
Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm phân bố dân cư của nước ta?
A. Dân cư phân bố không đồng đều theo lãnh thổ
B. Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta hiện nay.
C. Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.
D. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng cao
Câu 6. Hiện nay mặc dù tỉ lệ tăng dân số nước ta đã giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tăng
nhanh là do
A. đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện.
B. kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao.
C. quy mô dân số lớn, tỷ lệ gia tăng tự nhiên vẫn còn ở mức khá cao (khoảng 1%).
D. hiệu quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình chưa cao.
Câu 7. Phần lớn dân cư nước ta hiện nay sống ở nông thôn do
A. Nước ta vẫn là nước nông nghiệp.
B. Nước ta không có nhiều thành phố lớn.
C. Nhân dân ta thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp.
D. Sự di dân từ thành thị về nông thôn.
Câu 8: Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với:
A. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống.
B. Môi Trường, chất lượng cuộc sống.
C. Chất lượng cuộc sống và các vấn đề khác.
D. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống; tài nguyên môi trường, văn hóa – xã
hội
D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở đồng bằng cao hơn ở miền núi và nông thôn.
Câu 9. Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm
A. 1975. B. 1981. C.1986. D. 1996.
Câu 10. Cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên là
A. cao su. B.cà phê. C. chè. D. hồ tiêu.

Câu 11. Các nhóm cây trồng chính ở nước ta hiện nay là
A. cây cảnh, cây làm thuốc và cây lương thực.
B. cây công nghiệp, cây ăn quả và cây làm thuốc.
C. cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả.
D. cây làm thuốc, cây lương thực và cây công nghiệp.

Câu 12. Cây trồng nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng
trọt nước ta?
A. Cây công nghiệp. C. Cây ăn quả.
B. Cây rau đậu. D. Cây lương thực.

Câu 13.Vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta là


A. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đông bằng duyên hải miền Trung.
B. Đồng bằng sông Hồng. D. Đông Nam Bộ.

Câu 14. Loại rừng nào sau đây được trồng ở đầu nguồn các con sông?
A. Phòng hộ. B. Ngập mặn. C. Sản xuất. D. Đặc dụng.

Câu 15. Điểm nào sau đây không phải là xu hướng mới trong phát triển chăn nuôi hiện nay
của nước ta
A. Đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa.
B. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
C.Tập trung chăn nuôi trâu bò lấy sức kéo.
D. Trứng, sữa chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuấtchăn nuôi.
Câu 16. Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của
nước ta?
A. Công nghiệp điện lực. C. Công nghiệp điện tử và tin học.
B. Công nghiệp hóa chất. D. Công nghiệp khai thác nhiên liệu.

Câu 17. Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là
A. địa hình B. khí hậu C. vị trí địa lí D. khoáng sản

Câu 18. Ngành công nghiệp dệt may nước ta phát triển dựa trên ưu thế về
A. chất lượng nguồn lao động cao. C. công nghệ sản xuất hiện đại.
B. lao động dồi dào giá rẻ. D. nguyên liệu tại chỗ dồi dào.

Câu 19: Cho bảng số liệu sau:


DIỆN TÍCH MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG CỦA NƯỚC TA:
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm 2000 2005 2008 2010 2013
Cây lúa 7666 7329 7400 7489 7903
Cây công nghiệp 778 862 806 798 731
hàng năm
Cây công nghiệp lâu 1451 1634 1886 2011 2111
năm
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích một số loại cây trồng của nước ta trong giai
đoạn 2000 - 2013, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Đường B. kết hợp C. Cột D. Tròn

Câu 20. Biện pháp quan trọng nhất để nâng cao giá trị sản phảm cây công nghiệp là:
A. đẩy mạnh thâm canh B. đẩy mạnh khâu chế biến
C. giống mới có năng suất cao D. mở rộng thị trường xuất khẩu

Câu 21. Cho bảng số liệu:


CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở
NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 -2016
Năm 2005 2010 2014 2016
Nông - lâm - thủy sản 19,3 21,0 19,7 18,1
Công nghiệp - xây 38,1 36,7 36,9 36,4
dựng
Dịch vụ 42,6 42,3 43,3 45,5
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017)
Từ bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu tổng
sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 2005 - 2016.
A. Khu vực dịch vụ luôn chiếm tỉ trọng cao
B. Khuc vục công nghiệp - xây dựng có tỉ trọng tăng liên tục
C. Khu vực nông - lâm - thủy sản có xu hướng giảm tỉ trọng
D. Khu vực nông - lâm - thủy sản thấp nhất trong cơ cấu GDP

Câu 22. Sản lượng thủy sản khai thác của nước ta tăng chủ yếu do
A. Dân cư có nhiều kinh nghiệm
B. Thị trường tiêu thụ mở rộng
C. Nâng cao chất lượng lao động
D. Tăng số lượng tàu thuyền và dụng cụ đánh bắt.

Câu 23. Cho bảng số liệu:


Bảng: Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1999-2010
(Đơn vị: Triệu USD)
Năm 1999 2003 2005 2007 2010
Xuất khẩu 11541,4 20149,3 32447,1 48561,4 72236,7
Nhập khẩu 11742,1 25255,8 36761,1 62764,7 84838,6
Tổng 23283,5 45405,1 69208,2 111326,1 157075,3
(Nguồn: Trang Web của tổng cục thống kê www.gso.gov.vn)
Để vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999-2010, chọn
biểu đồ nào là phù hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ cột chồng.

Câu 24. Để bảo vệ địa hình, tài nguyên đất, vùng Trung du miền núi Bắc Bộ phải phát triển
kinh tế theo hướng.
A. Mô hình nông - lâm kết hợp. B. Trồng rừng phòng hộ vùng núi cao.
C. Khai thác đi đôi với bảo vệ và trồng rừng. D. Tăng cường công tác "Phủ xanh đất trống,
đồi trọc"

Câu 25. Thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát triển cây vụ
đông là:
A. Đất phù sa màu mỡ. B. nguồn nước mặt phong phú
C.có một mùa đông lạnh D. địa hình bằng phẳng.

Câu 26. Sự khác nhau không phải là cơ bản


A. Địa hình B. Khí hậu
C. Kinh tế D. Dân tộc, ngành nghề

Câu 27. Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Đồng bằn Sông Hồng?
A.Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
B. Giáp với các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
C. Giáp Vịnh Bắc Bộ (Biển Đông).
D. Giáp với Thượng Lào.

Câu 28. Đâu không phải nguyên nhân dẫn đến Đồng bằng Sông Hồng có mật độ dân số cao
nhất so với cá vùng trong cả nước là do.
A. lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời.
B. nền nông nghiệp lúa nước cần nhiều lao động.
C. mạng lưới đô thị dày đặc.
D. là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta

Câu 29. Di sản văn hóa ở Bắc Trung Bộ được UNESCO công nhận là:
A. Phong Nha – Kẻ Bàng
B. Di tích Mĩ Sơn
C. Phố cổ Hội An
D. Cố đô Huế

Câu 30.Tổ yến là một nguồn lợi kinh tế đặc biệt của các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung
Bộ tập trung ở đâu?
A. Đảo Lý Sơn, quần đảo Hoàng Sa.
B.Đảo Phú Quý, quần đảo Trường Sa.
C.Cù Lao Chàm, đảo Cồn Cỏ, Cù lao Ré.
D. Các đảo từ Khánh Hòa ra đến Quảng Nam.
Câu 31. Cho bảng số liệu

Tiêu chí về dân cư, xã hội ở Duyên Hải Nam Trung Bộ thấp hơn mức trung bình của cả nước
là:
A. Tuổi thọ trung bình B.Tỉ lệ hộ nghèo
C.Tỉ lệ người lớn biết chữ D. Tỉ lệ dân số thành thị

Câu 32. Khó khăn của Đông Nam Bộ trong phát triển kinh tế là:
A. Chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển
B. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường.
C. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái.

Câu 33. Việc khai thác thế mạnh của vùng Đồng bằng Sông Hồng cần kết hợp
A. Phát triển công nghiệp chế biến gắn với sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp
hóa.
B.Nâng cao tay nghề lao động, phát huy kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
C. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, công nghiệp hóa trong sản xuất nông nghiệp.
D. Xây dựng các công trình thủy lợi, nâng cao năng xuất cây trồng.

Câu 34. Khó khăn lớn nhất về khí hậu đối với sản xuất và đời sống ở Tây Nguyên là:
A. Hay có những hiện tượng thời tiết thất thường.
B. Nắng lắm, mưa nhiều làm cho đất bị rửa trôi.
C. Mùa mưa thường xuyên xảy ra lũ lụt.
D. Mùa khô kéo dài dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng.

Câu 35: Mục tiêu hàng đầu trong việc phát triển kinh tế- xã hội ở Tây Nguyên là:
A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
B. Đẩy mạnh khai thác khoáng sản, thủy điện.
C. Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm.
D. Tăng cường khai thác và chế biến lâm sản.

Câu 36. Đâu không phải là mục đích lớn nhất của việc hình thành cơ cấu nông - lâm - thủy
sản ở Bắc Trung Bộ?
A. Khai thác thế mạnh ở mỗi bậc địa hình.
B. Đa dạng hóa cơ cấu các ngành kinh tế.
C. Hỗ trợ các ngành khác cùng phát triển.
D. Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu.

Câu 37. Lý do phải đặt ra vấn đề khai thác tổng hợp kinh tế biển ở nước ta không phải là
A. hoạt động kinh tế biển rất đa dạng.
B. môi trường biển là không thể chia cắt được
C. môi trường đảo rất nhạy cảm với tác động của con người.
D. trên các đảo có người sinh sống phải có hoạt động kinh tế tổng hợp.
Câu 38. Khai thác tổng hợp kinh tế biển đem lại kết quả quan trọng nhất là
A. khai thác triệt để các nguồn lợi kinh tế biển.
B. tạo thêm việc làm cho người lao động.
C. nâng cao mức sống cho nhân dân vùng biển.
D. hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
Câu 39. Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG DẦU THÔ VÀ KHÍ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA,
GIAI ĐOẠN 2000 - 2015
Năm 2000 2005 2010 2015
Dầu thô (nghìn tấn) 16 291 18 519 15 014 18 746
Khí tự nhiên (triệu m3) 1 596 6 440 9 402 10 660
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Để thể hiện sản lượng dầu thô và khí tự nhiên của nước ta giai đoạn 2000 - 2015 theo bảng
số liệu, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Kết hợp.
B. Đường.
C. Tròn.
D. Miền.

Câu 40. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, sắp xếp các vùng kinh tế biển của Duyên
Hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam?
A. Chu Lai, Dung Quất, nam Phú Yên, Vân Phong, Nhơn Hội
B. Dung Quất, Nhơn Hội, nam Phú Yên, Chu Lai, Vân Phong
B. Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Dung Quất Chu Lai, Vân Phong
D. Chu Lai, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong, Dung Quất
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
MÔN: ĐỊA LÍ
Năm học: 2023 - 2024

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp
D D B B B C A D C B C D B A
án
Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Đáp
C C B B C B B D B A C A D D
án
Câu 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp
A D A C A D A C D D A B
án

You might also like