You are on page 1of 5

CÂU HỎI ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12

BÀI 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp


BÀI 26: Cơ cấu ngành công nghiệp

Câu 1. Hiện nay, vùng nông nghiệp nước ta được phân chia thành:
A. 5 vùng. B. 6 vùng. C. 7 vùng. D. 8 vùng.
Câu 2. Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn cả?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 3. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sự thay đổi tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước
ta?
A. Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất.
B. Phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn.
C. Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp.
D. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.
Câu 4. Sản phẩm nông nghiệp nào sau đây có mức độ tập trung cao ở vùng Tây Nguyên?
A. Cà phê và bò. B. Cà phê và chè.
C. Điều và trâu. D. Chè và dừa.
Câu 5. Kinh tế trang trại ở nước ta
A. là mô hình sản xuất của nông nghiệp cổ truyền. B. chỉ tập trung vào trồng cây hàng năm.
C. chỉ tập trung vào trồng cây lâu năm. D. phát triển từ kinh tế hộ gia đình.
Câu 6. Nội dung nào sau đây đúng với đặc điểm kinh tế trang trại ở nước ta?
A. Mới được hình thành và phát triển từ năm 2010.
B. Góp phần đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.
C. Đảm bảo nước ta có thể sản xuất tự cung tự cấp.
D. Chỉ tập trung vào nuôi trồng thủy sản.
Câu 7. Khác biệt cơ bản về điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải
Nam Trung Bộ là :
A. Đồng bằng ở Nam Trung Bộ nhỏ hẹp hơn.
B. Nam Trung Bộ ít vụng biển hơn.
C. Bắc Trung Bộ có đất feralit (có cả bazan), thường xảy ra thiên tai (bão lụt) .
D. Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều nhánh núi đâm ngang.

Câu 8. Cho bảng số liệu:

SỐ LƯỢNG TRANG TRẠI PHÂN THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA NƯỚC TA GIAI
ĐOẠN 2011 – 2018
(Đơn vị: trang trại)

Năm 2011 2014 2016 2018


Tổng số 20,078 27,114 33,488 31,668
Trang trại trồng trọt 8,635 8,935 9,216 8,499
Trang trại chăn nuôi 6,267 12,642 20,869 19,639
Trang trại nuôi trồng thuỷ sản 4,440 4,644 2,350 2,332
Trang trại khác(*) 736 893 1,053 1,198
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018, https://www.gso.gov.vn)

Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu trang trại phân theo lĩnh vực hoạt động của nước ta giai đoạn
2011 – 2018 theo bảng số liệu trên, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Miền. B. Đường. C. Kết hợp. D. Tròn.
Câu 9. Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du
và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là :
A. Trình độ thâm canh.
B. Điều kiện về địa hình.
C. Đặc điểm về đất đai và khí hậu.
D. Truyền thống sản xuất của dân cư.
Câu 10. Đây là điểm khác nhau về điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Đồng bằng sông
Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long:
A. Địa hình.
B. Khí hậu.
C. Đất đai.
D. Nguồn nước.
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết các vùng trồng điều tập trung ở
nước ta là
A. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
D. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 12. Việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng
bằng sông Cửu Long thể hiện xu hướng :
A. Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất.
B. Tăng cường tình trạng độc canh.
C. Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp.
D. Tăng cường sự phân hoá lãnh thổ sản xuất.
Câu 13. Đây không phải mục đích của việc đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp ở nước ta :
A. Khai thác hợp lý sự đa dạng của điều kiện tự nhiên, sử dụng tốt lao động.
B. Tạo điều kiện ban đầu cho chuyên canh hàng hóa.
C. Giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường.
D. Tạo thêm việc làm và nông sản hàng hóa.
Câu 14. Vùng có số lượng trang trại nhiều nhất của nước ta hiện nay là :
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 15. Xu hướng thay đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng là:
A. Sản xuất gia cầm có xu hướng tăng mạnh.
B. Sản xuất gia cầm có xu hướng giảm mạnh.
C. Sản xuất lúa gạo có xu hướng tăng.
D. Sản xuất thủy sản nước ngọt có xu hướng giảm.
Câu 16. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta hiện nay là
A. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác; giảm tỉ trọng công nghiệp sản
xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
B. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến; giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và công nghiệp sản
xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
C. tăng tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước và công nghiệp chế biến;
giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.
D. tăng tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước và công nghiệp khai thác;
giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.
Câu 17. Nhận định nào sau đây không đúng về ngành công nghiệp của nước ta?
A. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta khá đa dạng.
B. Nhóm ngành công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng cao nhất.
C. Phân bố công nghiệp nước ta tương đối đồng đều.
D. Cơ cấu ngành công nghiệp đang chuyển dịch tích cực.
Câu 18. Đâu là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?
A. Năng lượng. B. Luyện kim.
C. Đóng tàu. D. Sành - sứ - thuỷ tinh.
Câu 19. Biện pháp vững chắc, hiệu quả nhất để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta là
A. ưu tiên tiên phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
B. đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
C. đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp.
D. ưu tiên phát triển công nghiệp vùng nông thôn.

Câu 20. Cho biểu đồ:


(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018, https://www.gso.gov.vn)

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng tình hình sản xuất vải và giày, dép
nước ta?

A. Công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng chậm chuyển biến.
B. Vải và giày, dép đều tăng liên tục qua các năm.
C. Tình hình sản xuất vải và giày, dép không ổn định.
D. Giày, dép có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn vải.
Câu 21. Vùng chiếm tỷ trọng công nghiệp lớn nhất cả nước hiện nay là :
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 22. Vùng trung du và miền núi gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp là do:
A. Thiếu tài nguyên thiên nhiên.
B. Sự thiếu đồng bộ của tất cả các nhân tố tự nhiên – xã hội, đặc biệt là giao thông vận tải.
C. Thị trường quá rộng lớn.
D. Có nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng thiếu lao động có kỹ thuật.
Câu 23. Vùng có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước hiện nay là :
A.Đồng bằng sông Hồng.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Đông Nam Bộ.
D.Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào
sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Quảng Ngãi. B. Quy Nhơn. C. Nha Trang. D. Vũng Tàu.
Câu 25. Đặc điểm không đúng về ngành công nghiệp trọng điểm là:
A. Có thế mạnh lâu dài cả về tự nhiên và kinh tế - xã hội.
B. Sử dụng nhiều loại tài nguyên thiên nhiên với quy mô lớn.
C. Mang lại hiệu quả cao, chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp.
D. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
Câu 26. Hướng chuyên môn hóa Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả tập trung vào các ngành:
A. Vật liệu xây dựng – thủy điện – than.
B. Hóa chất – than – phân bón.
C. Cơ khí – khai thác than – vật liệu xây dựng.
D. Hóa chất – Dệt may – Vật liệu xây dựng.
Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết ngành công nghiệp không xuất
hiện trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng là:
A. Chế biến nông sản.
B. Đóng tàu.
C. Sản xuất vật liệu xây dựng.
D. Luyện kim màu.
Câu 28. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta đang phát triển theo xu
hướng:
A. Giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
B. Tăng tỉ trọng của khu vực Nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước nhằm tăng khả
năng kiểm soát của Nhà nước đối với nền kinh tế.
C. Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, nhưng giảm dần tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài, nhằm tránh tình trạng phụ thuộc vào nước ngoài.
D. Tăng cường liên doanh liên kết với nước ngoài và tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước, tăng cường
đầu tư vốn và công nghệ hiện đại.
Câu 29. Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cao nhất
là do
A. Kết quả của công cuộc Đổi mới kinh tế - xã hội.
B. Đây là khu vực kinh tế có vai trò chủ đạo.
C. Các thành phần kinh tế khác chậm phát triển.
D. Nước ta gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực.
Câu 30. Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp, ngành công nghiệp được
phát triển trước một bước là:
A.Than. B. khai thác dầu khí. C. điện lực. D. luyện kim.

You might also like