You are on page 1of 4

CÂU HỎI ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12

BÀI 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
BÀI 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Câu 1. Ngành nào dưới đây không thuộc ngành công nghiệp năng lượng?
A. Than.
B. Điện
C. Dầu khí.
D.Điện tử.
Câu 2. Khu vực có trữ lượng than antraxít lớn nhất của nước ta là:
A. U Minh . B.Lạng Sơn. C. Quảng Ninh. D. Thái Nguyên.
Câu 3. Vùng có trữ lượng than nâu nhiều nhất của nước ta là:
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đông Nam Bộ.
D.Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 4. Trữ lượng than antraxit của nước ta ước tính:
A.Hơn 4 tỷ tấn. B. Hơn 3 tỷ tấn. C.Gần 2 tỷ tấn. D. Khoảng 1 tỷ tấn.
Câu 5. Nước ta bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm nào?
A. 1979. B. 1985. C. 1986. D. 1989.
Câu 6. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác :
A. Bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
B. Bể Thổ Chu – Mã Lai và bể Sông Hồng.
C. Bể Cửu Long và bể Sông Hồng.
D. Bể Hoàng Sa và bể Trường Sa.
Câu 7. Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở
miền Nam.
A. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.
B. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố.
C. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.
D. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.
Câu 8. Vùng công nghiệp sản xuất đường mía phát triển nhất nước ta là :
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 9. Các cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tập trung ở các đô thị lớn vì :
A. Gần nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
B. Có lực lượng lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.
C. Giao thông thuận tiện và gần nguồn nguyên liệu.
D. Có lực lượng lao động có trình độ kĩ thuật cao.
Câu 10. Nhân tố tác động mạnh mẽ tới sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm ở nước
ta là
A. Thị trường tiêu thụ và chính sách phát triển.
B. Nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
C. Nguồn nguyên liệu và lao động có trình độ cao.
D. Nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ.
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, ba nhà máy nhiệt điện có công suất lớn nhất nước
ta (năm 2007) là
A. Phả Lại, Ninh Bình, Phú Mỹ. B. Phả Lại, Cà Mau, Phú Mỹ.
C. Phả Lại, Cà Mau, Trà Nóc. D. Phú Mỹ, Bà Rịa, Cà Mau.
Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực,
thực phẩm có quy mô lớn và rất lớn (năm 2007) thuộc vùng ĐBSH là
A. Hải Phòng và Nam Định. B. Hải Phòng và Hải Dương.
C.Hải Phòng và Hà Nội. D. Hà Nội và Hải Dương.
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
có quy mô lớn nhất (năm 2007) vùng TD&MN Bắc Bộ là
A. Hạ Long. B. Yên Bái. C. Bắc Giang. D.Việt Trì.

Câu 14. Cho biểu đồ

(Nguồn số liệu theo Tổng cục thống kê, 2018 (số liệu 2018 là sơ bộ)

Dựa vào biểu đồ và kiến thức đã học, cho biết nhận định nào sau đây chính xác?
A. Sản lượng quặng sắt tăng gấp 7 lần, sản lượng khí tự nhiên giảm.
B. Sản lượng cả quặng sắt và khí tự nhiên tăng liên tục qua các năm.
C. Sản lượng quặng sắt tăng chậm hơn so với sản lượng khí tự nhiên.
D. Sản lượng quặng sắt tăng lên 1,5 lần, khí tự nhiên tăng 7,1 lần.

Câu 15. Cho bảng số liệu:


MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000-2017

Năm 2000 2005 2010 2014 2017

Ô tô lắp ráp (nghìn cái) 13,5 59,2 112,3 134,0 240,9

Điện phát ra (triệu Kwh) 26 683,0 52 078,0 91 722,0 141 250,0 191 593,0
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018, https://www.gso.gov.vn)
Để thể hiện sản lượng ô tô lắp ráp, điện của nước ta giai đoạn 2000 – 2017 theo bảng số liệu
trên, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Miền. B. Đường. C. Kết hợp cột và đường. D. Tròn.


Câu 16 : Nhân tố quyết định tới việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp là :
A. Vị trí địa lí. B. tài nguyên thiên nhiên.
C. điều kiện kinh tế xã hội. D. thị trường và sự hợp tác quốc tế.
Câu 17. Khu công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp được hình thành ở nước ta từ
thời gian nào:
A. Những năm 90 của thế kỷ XX.
B. Ngay sau khi thống nhất đất nước.
C. Khi bắt đầu công cuộc đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội đất nước (1986).
D. Những năm 60 (ở miền Bắc), những năm 80 (ở miền Nam) của thế kỷ XX.
Câu 18. Các khu công nghiệp tập trung phân bố chủ yếu ở các vùng:
A. Đông Nam Bộ và ĐBSCL. B. ĐGSCL và ĐBSH.
C.Đông Nam Bộ và ĐBSH. D. Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.
Câu 19. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến khu vực trung du và miền núi của nước ta còn gặp
nhiều khó khăn trong phát triển công nghiệp là:
A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế.
B. Thiếu nguồn lao động có tay nghế.
C. Thị trường tiêu thụ bị cạnh tranh cao.
D. Kết cấu hạ tầng kém phát triển, đặc biệt là GTVT và điện.
Câu 20. Vùng có nhiều trung tâm công nghiệp nhất nước ta là:
A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. ĐBSCL. D. DHNTB.
Câu 21. Dựa vào giá trị sản xuất công nghiệp, Thủ Dầu Một được xếp vào nhóm trung tâm công
nghiệp….:
A. rất lớn.
B. lớn.
C. trung bình
D. nhỏ.
Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí trang 21, sắp xếp các trung tâm công nghiệp vùng duyên hải
Nam Trung Bộ có quy mô từ nhỏ đến lớn theo thứ tự từ bắc xuống nam
A. Quảng Ngãi, Nha Trang. B. Đà Nẵng, Quảng Ngãi.
C. Quảng Ngãi, Quy Nhơn. D. Đà Nẵng, Nha Trang.
Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp
Vinh bao gồm
A. cơ khí; hóa chất, phân bón; dệt, may; luyện kim màu.
B. cơ khí; chế biến nông sản; sản xuất vật liệu xây dựng.
C. sản xuất vật liệu xây dựng; hóa chất, phân bón; đóng tàu.
D. cơ khí; điện tử; khai thác, chế biến lâm sản; sản xuất ô tô.
Câu 24. Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh thuộc vùng:
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đà Nẵng.
C. Tây Bắc, Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng
sông Hồng xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô (năm 2007) là:
A. Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Phúc Yên.
B. Hà Nội, Phúc Yên, Hải Phòng, Nam Định.
C. Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Phúc Yên.
D. Hà Nội, Hải Phòng, Phúc Yên, Nam Định.
Câu 26. Trung tâm công nghiệp có ý nghĩa vùng là:
A. Hà Nội. B. Thái Nguyên. C. Hải Phòng. D. Nha Trang.
Câu 27. Tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp dưới góc độ là
A. Cơ sở cho việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
B. Điều kiện quyết định đến việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
C. Nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hãm việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
D. Nhân tố quyết định thị trường tiêu thụ trong tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trung tâm công nghiệp Hải Phòng không
có những ngành công nghiệp nào sau đây?
A. Cơ khí, dệt may, đóng tàu.
B. Cơ khí, luyện kim đen, chế biến nông sản.
C. Nhiệt điện, vật liệu xây dựng, điện tử.
D. Hóa chất, luyện kim màu, sản xuất ô tô.
Câu 29. Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), vùng công nghiệp 3 bao gồm các tỉnh:
A. thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
C. thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh.
D. Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng.
Câu 30. Lâm Đồng thuộc vùng Tây Nguyên, nhưng trong quy hoạch của Bộ Công nghiệp lại thuộc
vùng công nghiệp số
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

----Hết----

You might also like