You are on page 1of 7

Câu 1: Vùng dẫn đầu cả nước về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp là

A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên Hải Nam Trung Bộ.


C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 2: Than nâu phân bố nhiều nhất ở vùng
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3: Tiềm năng thủy điện lớn nhất của nước ta tập trung trên hệ thống sông
A. Đồng Nai. B. Hồng. C. Thái Bình. D. Mã.
Câu 4: Ngành công nghiệp được coi là ngành thuộc cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải đi
trước một bước là ngành
A. khai thác than. B. khai thác dầu khí.
C. sản xuất điện. D. luyện kim.
Câu 5: Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh thuộc vùng
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải miền Trung.
C. Tây Bắc, Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ.
Câu 6: Mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu của nước ta là
A. than nâu. B. than bùn. C. dầu mỏ. D. khí đốt.
Câu 7: Than bùn ở nước ta phân bố chủ yếu tại
A. Quảng Ninh. B. Lạng Sơn.
C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 8: Các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu là than phân bố chủ yếu ở
A. Miền Bắc. B. Miền Nam. C. Miền Trung. D. Tây Nguyên.
Câu 9: Công nghiệp nước ta hiện nay
A. chỉ xuất khẩu. B. có nhiều ngành.
C. rất hiện đại. D. phân bố đồng đều.
Câu 10: Ngành công nghiệp rượu, bia, nước ngọt thường phân bố ở
A. các thành phố lớn. B. gần nguồn nguyên liệu.
C. gần tuyến đường giao thông. D. nơi tập trung nhiều công nhân lành nghề.
Câu 11: Đường mía là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sảm phẩm
A. chăn nuôi. B. trồng trọt. C. thủy, hải sản. D. năng lượng.
Câu 12: Cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta hiện nay
A. tương đối đa dạng. B. chỉ có chế biến.
C. chỉ có khai khoáng. D. có ít ngành.
Câu 13: Ngành nào sau đây thuộc ngành công nghiệp năng lượng
A. Chế biến cà phê. B. Xay xát. C. Sản xuất đường mía. D. Khai thác dầu,
khí.
Câu 14: Các trung tâm công nghiệp nước ta hiện nay
A. có cơ cấu ngành hiện đại. B. chủ yếu có quy mô lớn.
C. phân bố không đồng đều. D. tập trung ở miền núi.
Câu 15: Năng lượng tái tạo ở nước ta là
A. than đá. B. than nâu. C. dầu mỏ. D. bức xạ mặt trời.
Câu 16: Tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến của nước ta trong những năm qua tăng vì
A. đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và có tốc độ tăng trưởng nhanh.
B. tăng về giá trị sản xuất, song chậm hơn các ngành công nghiệp khác.
C. đây là ngành công nghiệp trọng điểm.
D. thích nghi với tình hình mới và hội nhập vào thị trường thế giới.
Câu 17: Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta
trong những năm qua tăng và cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp là do
A. kết quả của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội.
1
B. đây là khu vực kinh tế có vai trò chủ đạo.
C. các thành phần kinh tế khác chưa phát huy được tiềm năng.
D. kết quả của nước ta gia nhập WTO.
Câu 18: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở phía Nam vì
A. xây dựng ban đầu đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
B. gây ô nhiễm môi trường.
C. xa nguồn nguyên liệu.
D. nhu cầu về điện không cao như miền Bắc.
Câu 19: Sản lượng điện của nước ta trong những năm gần đây tăng rất nhanh chủ yếu do
A. đưa các nhà máy thủy điện mới vào hoạt động.
B. xây dựng và đưa vào hoạt động các nhà máy điện khí.
C. nguồn điện nhập khẩu tăng nhanh.
D. nhu cầu điện đối với sản xuất và xuất khẩu tăng.
Câu 20: Chế biến lương thực, thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của
nước ta với thế mạnh quan trọng nhất là
A. cơ sở vật chất kĩ thuật tiên tiến. B. nguồn lao động có trình độ cao.
C. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. D. có lịch sử lâu đời.
Câu 21: Biện pháp vững chắc, hiệu quả nhất để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta

A. ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
B. đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
C. đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp.
D. hạ giá thành sản phẩm.
Câu 22: Công nghiệp khai thác dầu khí nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp trọng điểm ở
nước ta là do
A. sản lượng khai thác lớn. B. mang lại hiệu quả kinh tế cao.
C. có thị trường tiêu thụ rộng. D. thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 23: Sự phân bố các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than hoặc khí thiên nhiên của nước ta có
đặc điểm chung là
A. gần các khu công nghiệp tập trung.
B. nơi dân cư tập trung đông.
C. gần hoặc thuận lợi để tiếp nhận các nguồn năng lượng.
D. ở các cảng biển.
Câu 24: Nguyên nhân dẫn tới thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà máy thủy điện ở Việt
Nam chủ yếu là do
A. sông ngòi ngắn và dốc. B. sự phân mùa của khí hậu.
C. trình độ khoa học kĩ thuật thấp. D. hàm lượng dòng chảy cát bùn lớn.
Câu 25: Ngành công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi ở nước ta chưa phát triển mạnh là do
A. nguồn vốn đầu tư hạn chế. B. nguồn nguyên liệu chưa được đảm bảo.
C. thiếu nguồn lao động có trình độ. D. công nghệ sản xuất còn lạc hậu.
Câu 1: Loại hình giao thông vận tải có khối lượng hàng hóa luân chuyển lớn nhất ở nước ta là
A. đường bộ. B. đường sông. C. đường biển. D. đường hàng không.
Câu 2: Quốc lộ 1 không chạy qua vùng kinh tế nào sau đây?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ.
Câu 3: Loại hình giao thông vận tải nào phát triển gắn liền với ngành dầu khí?
A. Đường ống. B. Đường đường biển. C. Đường bộ. D. Đường sắt.
Câu 4: Ngành vận tải hàng không nước ta hiện nay
A. phân bố đồng đều trên cả nước. B. chủ yếu là vận chuyển hành khách.
2
C. hoàn toàn là đường bay nội địa. D. có khối lượng vận chuyển lớn nhất.
Câu 5: Giao thông vận tải đường sông nước ta
A. chỉ tập trung ở một số hệ thống sông chính.
B. có mạng lưới phủ rộng khắp tất cả các vùng.
C. được khai thác trên tất cả hệ thống sông.
D. phát triển khá nhanh, cơ sở vật chất hiện đại.
Câu 6: Mạng lưới giao thông vận tải của nước ta hiện nay
A. chưa được kết nối với khu vực. B. phân bố khá đều giữa các vùng.
C. chỉ ưu tiên phát triển đường bộ. D. được phát triển khá toàn diện.
Câu 7: Mạng lưới đường sắt nước ta
A. hiện nay đã đạt trình độ hiện đại. B. chạy qua nhiều trung tâm kinh tế.
C. đã gắn kết các vùng núi với nhau. D. phân bố đồng đều giữa các vùng.
Câu 8: Ngành bưu chính của nước ta hiện nay
A. công nghệ tự động hóa ở mức cao. B. xuất hiện các loại hình dịch vụ mới.
C. đang phát triển nhanh như vũ bão. D. chỉ có cơ sở tại các thành phố lớn.
Câu 9: Hoạt động viễn thông nước ta hiện nay
A. chỉ phục vụ cho các cơ sở sản xuất. B. phát triển đồng đều ở các vùng.
C. có trình độ công nghệ chưa cao. D. có sự phát triển nhanh vượt bậc.
Câu 10: Giao thông vận tải đường sông nước ta chậm phát triển là do
A. sự thất thường của chế độ nước sông.
B. khí hậu không thuận lợi.
C. chậm đổi mới phương tiện và cơ sở vật chất.
D. chủ yếu tập trung phát triển ở một số tuyến sông chính.
Câu 11: Ngành hàng không nước ta là ngành non trẻ nhưng có những bước tiến rất nhanh vì
A. phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
B. đội ngũ lao động của ngành được đào tạo chuyên nghiệp.
C. chiến lược phát triển táo bạo và cơ sở vật chất nhanh chóng được hiện đại hóa.
D. thu hút được nguồn vốn lớn từ đầu tư nước ngoài.
Câu 12: Điều kiện tự nhiên gây khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển ngành giao thông vận
tải nước ta là
A. lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang. B. khí hậu diễn biến thất thường.
C. mạng lưới sông ngòi dày đặc. D. địa hình phân hóa phức tạp.
Câu 13: Mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta còn chậm phát triển chủ yếu là do
A. điều kiện tự nhiên không thuận lợi. B. thiếu vốn đầu tư.
C. dân cư phân bố không đồng đều. D. trình độ công nghiệp hóa còn thấp.
Câu 14: Loại hình giao thông vận tải thuận lợi nhất để nước ta giao lưu với các nước trong khu
vực Đông Nam Á là
A. Đường bộ. B. Đường hàng không.
C. Đường biển. D. Đường sông.
Câu 15: Giao thông vận tải đường biển nước ta ngày càng phát triển chủ yếu do
A. mở rộng buôn bán với các nước. B. nâng cao chất lượng lao động.
C. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. D. nằm trên đường hàng hải quốc tế.
Câu 1: Sau Đổi mới, hoạt động buôn bán ở nước ta ngày càng mở rộng theo hướng
A. chú trọng vào thị trường Nga và Đông Âu.
B. tăng mạnh thị trường Đông Nam Á.
C. đa dạng hóa, đa phương hóa.
D. tiếp cận với thị trường châu Phi, châu Mĩ.
Câu 2: Di sản nào sau đây không phải là di sản văn hóa vật thể của thế giới tại Việt Nam?
A. Quần thể di tích cố đô Huế. B. Phố cổ Hội An.
3
C. Thành nhà Hồ. D. tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Câu 3: Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm:
A. di tích, lễ hội. B. địa hình, di tích. C. di tích, khí hậu. D. lễ hội, địa hình.
Câu 4: Hai di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam là
A. vườn quốc gia Cúc Phương và đảo Cát Bà.
B. vịnh Hạ Long và quần thể Phong Nha – Kẻ Bàng.
C. phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn.
D. Bãi Đá cổ Sa Pa và Thành Nhà Hồ.
Câu 5: Xuất khẩu của nước hiện nay tăng trưởng mạnh chủ yếu do
A. mở rộng giao thương, liên kết các nước.
B. đổi mới sản xuất, có nhiều thành phần.
C. phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế sâu.
D. tăng cường đầu tư, tạo nhiều hàng hóa.
Câu 6: Ngành du lịch ở nước ta thật sự phát triển từ sau năm 1990 cho đến nay là nhờ
A. nước ta giàu tiềm năng phát triển du lịch.
B. quy hoạch các vùng du lịch.
C. phát triển các điểm, khu du lịch thu hút khách.
D. chính sách Đổi mới của Nhà Nước.
Câu 7: Hạn chế lớn nhất của các mặt hàng chế biến phục vụ xuất khẩu ở nước ta là
A. chất lượng sản phẩm chưa cao. B. thuế xuất khẩu cao.
C. tỉ trọng hàng gia công lớn. D. làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Câu 8: Điểm khác chủ yếu của hàng nhập khẩu nước ta trước Đổi mới và thời gian gần đây là về
mặt
A. các bạn hàng nhập khẩu. B. cơ cấu hàng hóa nhập khẩu.
C. mục đích và cơ cấu hàng nhập. D. sự đổi mới của các cửa khẩu.
Câu 9: Khách du lịch quốc tế đến nước ta hiện nay nhiều chủ yếu do
A. người dân hiếu khách, môi trường thân thiện.
B. hội nhập toàn cầu sâu rộng, kinh tế phát triển.
C. sản phẩm du lịch hấp dẫn, chính sách đổi mới.
D. dịch vụ thân thiện, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.
Câu 10: Hoạt động nội thương của nước ta có nhiều chuyển biến tích cực chủ yếu do
A. mức sống tăng, công nghệ phát triển, lao động đông đảo.
B. sản xuất phát triển, mức sống tăng, chính sách đổi mới.
C. chính sách đổi mới, dân số tăng nhanh, thị trường rộng.
D. hàng hóa đa dạng, dân số tăng, nhu cầu ngày càng lớn.
Câu 1: Nguồn than ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu phục vụ cho.
A. nhiệt điện và hóa chất. B. nhiệt điện và luyện kim.
C. nhiệt điện và xuất khẩu. D. luyện kim và xuất khẩu.
Câu 2: khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. than đá. B. dầu khí. C. vàng. D. bôxit.
Câu 3: Nơi có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống rau quanh năm ở Trung du và miền núi
Bắc Bộ là
A. Mẫu Sơn (Lạng Sơn). B. Mộc Châu (Sơn La).
C. Đồng Văn (Hà Giang). D. Sa Pa (Lào Cai).
Câu 4: Tỉnh duy nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có biển là
A. Lào Cai. B. Bắc Giang. C. Lạng Sơn. D. Quảng Ninh.
Câu 5: Đặc điểm không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. có diện tích lớn nhất so với các vùng khác.
B. có sự phân hóa thành hai tiểu vùng (Đông Bắc và Tây Bắc).
4
C. có dân số đông nhất so với các vùng khác.
D. giáp cả Trung Quốc và Lào.
Câu 6: Loại khoáng sản phi kim loại là nguyên liệu quan trọng để sản xuất phân lân và có trữ
lượng lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. pirit. B. graphit. C. apatit. D. mica.
Câu 7: Thế mạnh để phát triển các loại cây công nghiệp nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới của vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác.
B. có đất phù sa cổ và đất phù sa mới.
C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh.
D. có nhiều giống cây trồng cận nhiệt và ôn đới nổi tiếng.
Câu 8: Ở các vùng núi giáp Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn trồng được các
loại cây thuốc quý như tam thất, đương quy, đỗ trọng,… là do
A. địa hình núi cao. B. khí hậu thuận lợi.
C. có đất feralit đá vôi. D. thưa dân, nhiều diện tích đất trống.
Câu 9: Khó khăn lớn nhất để mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây đặc
sản, cây ăn quả ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. đất thường xuyên bị rửa trôi, xói mòn.
B. địa hình núi cao hiểm trở khó canh tác, thiếu nước về mùa đông.
C. tình trạng rét đậm, rét hại, sương muối và thiếu nước về mùa đông.
D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét và cơ sở hạ tầng còn khó khăn.
Câu 10: Khó khăn chủ yếu làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ là
A. công tác vận chuyển sản phẩm chăn nuôi đến vùng tiêu thụ.
B. dịch bệnh hại gia súc vẫn đe dọa tràn lan trên diện rộng.
C. trình độ chăn nuôi còn thấp kém, khâu chế biến chưa phát triển.
D. ít đồng cỏ lớn, cơ sở chăn nuôi còn hạn chế.
Câu 11: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác một số khoáng sản kim loại ở Trung du và miền
núi Bắc Bộ là
A. thiếu lao động có kĩ thuật.
B. đòi hỏi các phương tiện hiện đại.
C. khu vực có khoáng sản lại là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người.
D. các mỏ phân bố phân tán và nhìn chung có trữ lượng không lớn.
Câu 12: Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn trữ năng lớn là do
A. nhiều sông ngòi, mưa nhiều.
B. đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều.
C. địa hình dốc, lắm thác ghềnh, nhiều phù sa.
D. địa hình dốc và sông ngòi có lưu lượng nước lớn.
Câu 13: Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một số ngành
công nghiệp nặng do có
A. nguồn năng lượng và khoáng sản dồi dào.
B. nguồn thủy sản và lâm sản lớn.
C. nguồn lương thực và thực phẩm phong phú.
D. sản phẩm cây công nghiệp đa dạng.
Câu 14: Đàn trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ được nuôi rộng rãi, với số lượng nhiều và
nhiều hơn bò do
A. trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm.
B. trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm và chịu rét giỏi.
C. trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm, chịu rét giỏi và thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng.
5
D. nhu cầu của vùng về thịt, sức kéo và phân bón từ trâu lớn.
Câu 15: Ngành chăn nuôi lợn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển là do
A. có diện tích trồng hoa màu lớn.
B. có nguồn lao động đông đảo.
C. có thị trường tiêu thụ lớn.
D. có khí hậu thuận lợi.
Câu 1: Số tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên hiện nay là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 2: Cây công nghiệp quan trọng nhất ở vùng Tây Nguyên là
A. hồ tiêu. B. cao su. C. chè. D. cà phê.
Câu 3: Tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất vùng Tây Nguyên là
A. Gia Lai. B. Kon Tum. C. Đắc Lắc. D. Đắc Nông.
Câu 4: Sự khác biệt của Tây Nguyên với các vùng khác về vị trí là
A. không giáp biển. B. Giáp với Campuchia.
C. giáp với nhiều vùng. D. Giáp Lào.
Câu 5: Ý nào sau đây không chính xác: Ngoài giá trị thủy điện, các hồ thủy điện ở Tây Nguyên
còn đem lại
A. nguồn nước tưới trong mùa khô. B. khai thác cho mục đích du lịch.
C. nuôi trồng thủy sản. D. giữ được mực nước ngầm.
Câu 6: Nhân tố tự nhiên gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên là.
A. địa hình có sự phân hóa theo độ cao. B. mùa khô sâu sắc và kéo dài.
C. chịu ảnh hưởng của bão, sương muối. D. sông ngòi ngắn, dốc.
Câu 7: Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất ở Tây Nguyên hiện nay là
A. Đa Nhim. B. Yaly. C. Đrây H’linh. D. Đại Ninh.
Câu 8: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở vùng Tây Nguyên là
A. than bùn. B. bôxit. C. đá quý. D. sắt.
Câu 9: Điều kiện thuận lợi cho vùng Tây Nguyên thành lập các nông trường và vùng chuyên
canh cây công nghiệp quy mô lớn là
A. đất đỏ ba dan giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn.
B. khí hậu cận xích đạo với mùa khô và mùa mưa rõ rệt, có sự phân hóa theo độ cao địa hình.
C. khí hậu cận xích đạo, nguồn nước trên mặt và nước ngầm phong phú.
D. mùa khô kéo dài là điều kiện thuận lợi để phơi sấy sản phẩm cây công nghiệp.
Câu 10: Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng là do
A. có nhiều cửa khẩu quốc tế thông thương với nước ngoài.
B. khối cao nguyên xếp tầng có quan hệ chặt chẽ với khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.
C. án ngữ một vùng trên cao, rộng lớn lại tiếp giáp với hai nước Lào và Campuchia.
D. tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên qua toàn bộ vùng.
Câu 11: Có thể trồng cây công nghiệp cận nhiệt như chè ở Tây Nguyên là do
A. có nhiều hồ đảm bảo nước tưới. B. có các cao nguyên cao trên 1000m.
C. đất ba dan thích hợp với cây chè. D. ở đây không có gió mùa Đông Bắc.
Câu 12: Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là
A. thay đổi giống cây trồng.
B. phát triển các mô hình kinh tế trang trại.
C. xây dựng sơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh.
D. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
Câu 13: Tây Nguyên có nguồn thủy năng lớn là do
A. địa hình núi cao và nhiều sông lớn.
B. nhiều sông ngòi và sông có lưu lượng lớn.
C. lượng mưa dồi dào.
6
D. nền địa chất ổn định.
Câu 14: Biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế nạn chặt phá rừng bừa bãi ở Tây Nguyên là
A. tăng cường kiểm tra, xử lí những vi phạm.
B. tích cực trồng rừng dể bù lại những diện tích đã mất.
C. chỉ khai thác rừng thứ sinh.
D. giao đất, giao rừng để người dân quản lí.
Câu 15: Khi mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên, điều quan tâm nhất

A. không làm thu hẹp diện tích rừng. B. đầu tư các nhà máy chế biến.
C. xây dựng mạng lưới giao thông. D. tăng cường hợp tác với nước ngoài.

You might also like