You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ 2

Câu 1. Liên Bang Nga có vai trò quan trọng như thế nào trong Liên Xô cũ?
A. Đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô thành cường quốc.
B. Là một thành viên trong Liên Bang Xô Viết.
C. Có vai trò quan trọng trong Liên BangXô Viết.
D. Có dân số đông nhất trong Liên BangXô Viết.
Câu 2. Đời sống nhân dân của Liên Bang Nga trong thập niên 90 của thế kỉ XX gặp khó khăn không phải do
nguyên nhân nào sau đây?
A. Dân số suy giảm, nhiều người di cư ra nước ngoài. B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm.
C. Sản lượng các ngành kinh tế giảm. D. Tình hình chính trị, xã hội bất ổn.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không chính xác trong chiến lược kinh tế mới của LBNga từ sau năm 2000?
A. Thực hiện phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
B. Từng bước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, tiếp tục xây dựng kinh tế thị trường.
C. Ổn định đồng Rúp, nâng cao đời sống nhân dân.
D. Mở rộng ngoại giao, coi trọng chấu Á, khôi phục lại trí trí cườn quốc.
Câu 4. Ngành công nghiệp LBNga có vai trò là
A. xương sống của nền kinh tế. B. là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chính.
C. chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP. D. thúc đẩy các ngành khác phát triển.
Câu 5. Các ngành công nghiệp truyền thống nổi tiếng của LBNga là
A. năng lượng, chế tạo máy, luyện kim , khai thác gỗ và sản xuất giấy.
B. năng lượng, cơ khí, luyện kim, hóa chất.
C. luyện kim, khai thác gỗ, sản xuất giấy , cơ khí, điện tử.
D. Luyện kim, khai thác gỗ, sản xuất giấy , cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 6. Các ngành công nghiệp hiện đại đang được LBNga tập trung phát triển là
A. điện tử-tin học; sản xuất máy bay B. hóa chất, điện tử- tin học.
C. hóa dầu, sản xuất máy bay. D. điện tử-tin học, cơ khí.
Câu 7. Ngành công nghiệp nào sau đây được Liên Bang Nga xác định là ngành mũi nhọn, mang lại nguồn ngoại
tệ lớn cho đất nước?
A. Khai thác dầu khí.B. Hàng không-vũ trụ.
C. Luyện kim đen và luyện kim màu.D. Khai thác khoáng sản..
Câu 8. Các trung tâm công nghiệp chủ yếu của Liên Bang Nga tập trung ở đâu?
A. Đồng bằng đồng Âu, dãy U-ran, đồng bằng Tây Xi-bia.B. Phía nam và phía Đông của đất nước.
C. Trên cao nguyên Trung Xi-bia. D. Dọc các tuyến đường giao thông của Liên Bang Nga.
Câu 9. Các cây lương thực chính của Liên Bang Nga là
A. lúa mì, lúa mạch, ngô.B, lúa mì, lúa gạo, ngô.
C.lúa mạch, lúa gạo, ngô. D. lúa mì, lúa gạo , lúa mạch.
Câu 10. Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất của Liên Bang Nga là
A. Matxcơva và Xanh Pêtéccbua. B. Xanh Pêtéccbua và Vlađivôxtốc.
C. Matxcơva và Matxcơva . D. Matxcơva và Khabarốp.
Câu 11.Ý nào sau đây không đúng với cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của LB Nga?
A. Có đủ các loại hình giao thông.
B. Có hệ thống đường sắt xuyên Xi-bia.
C. Giao thông vận tải đường thủy hầu như không phát triển được.
D. Nhiều hệ thống đường được nâng cấp, mở rộng.
Câu 12. Ý nào sau đây là điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp của LB Nga?
A. Quỹ đất nông nghiệp lớn.B. Khí hậu phân hoá đa dạng.
C. Giáp nhiều biển và đại dương.D. Có nhiều sông, hồ lớn.
Câu 13. Một trong những thành tựu quan trọng đạt được về xã hội của LB Nga sau năm 2000 là
A. Số người di cư đến nước Nga ngày càng đông.B. Gia tăng dân số nhanh.
C. Đời sống nhân dân đã được cải thiện. D. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.

BÀI 9: NHẬT BẢN.

Câu 1:Nguyên nhân nào sau đây là quan trong nhất dẫn đến đánh bắt hải sản là ngành kinh tế quan trọng của
Nhật ?
A. Là một đảo quốc, có sự giao thoa dòng biển nóng và lạnh nên có nhiều ngư trường lớn.
B. Có khoa học kĩ thuật phát triển mạnh, phương tiện đánh bắt hiện đại.
C. Nhật Bản là một quốc gia quần đảo hình cánh cung.
D. Lao động đông đảo, có nhiều kinh nghiệm và trình độ đánh bắt cao.
Câu 2:Tài nguyên khoáng sản có nhiều trên đất nước Nhật Bản là
A. đồng.B. sắt.C. than đá. D. dầu mỏ.
Câu 3:Ngành có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ Nhật bản là
A. thông tin liên lạc. B. giao thông vận tải. C. đầu tư nước ngoài. D. thương mại và tài chính.
Câu 4:Đặc điểm nổi bật về tài nguyên khoáng sản của Nhật Bản là
A. nghèo khoáng sản. B. đa dạng và giàu có.
C. giàu khoáng sản kim loại.D. giàu tài nguyên dầu mỏ.
Câu 5:Diện tích đất nông nghiệp của Nhật Bản ít chủ yếu là do
A. phần lớn diện tích nằm trong khu vực ôn đới lạnh.B. lịch sử khai thác muộn.
C. phần lớn diện tích lãnh thổ là đồi núi. D. nông nghiệp Nhật không phát triển.
Câu 6:Đặc điểm nào sau đây không phải của nông nghiệp Nhật Bản?
A. Các loại cây trồng phổ biến là lúa gạo, chè, thuốc lá, dâu tằm.
B. Nông nghiệp giữa vai trò thứ yếu trong nền kinh tế.
C. Diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm < 14% diện tích lãnh thổ.
D. Chè chiếm 50% diện tích đất canh tác.
Câu 7:Diện tích lúa gạo của nhật Bản giảm trong thời gian gần đây chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?
A. Có nhiều thiên tai. B. Chuyển một phần đất trồng lúa sang trồng các loại cây khác.
C. Nhu cầu gạo trong nước giảm.D. Nhật Bản đã sả xuất đủ đáp ứng nhu cầu trong nước.
Câu 8:Cơ cấu dân số Nhật Bản hiện nay thuộc kiểu
A. dân số già. B. ổn định.C. chuyển từ dân số trẻ sang già.D. dân số trẻ.
Câu 9:Đặc điểm nào sau đây không phải của người lao động Nhật Bản ?
A. Cần cù, có tính kỉ luật cao. B. Coi trọng giáo dục.
C. It tận dụng thời gian cho công việc. D. Có tinh thần trách nhiệm cao.
Câu 10:Lãnh thổ Nhật Bản nằm ở vị trí
A.Đông Á. B. Nam Á.C. Trung Á..D.Tây Nam Á.
Câu 11. Đặc tính cần cù, có tinh thần trách nhiệm rất cao, coi trọng giáo dục, ý thức đổi mới của người lao
động
A. là nhân tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển.
B. đã tạo nên sự cách biệt của người Nhật với người dân các nước khác.
C. là trở ngại khi Nhật Bản hợp tác lao động với các nước khác.
D. có ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.
Câu 12. Một trong những đặc trưng nổi bật của người lao động Nhật Bản là
A, không có tinh thần đoàn kết. B. ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao.
C. trình độ công nghệ thông tin đứng đầu thế giới. D. năng động nhưng không cần cù.
Câu 13. Những năm 1973 – 1974 và 1979 – 1980, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm xuống
nhanh, nguyên nhân chủ yếu là do
A. có nhiều thiên tai. B. khủng hoảng dầu mỏ thế giới.
C. Khủng hoảng tài chính thế giới. D. Cạn kiệt về tài nguyên khóng sản
Câu 14. Biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao là
A. sản phẩm công nghiệp đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.
B. hàng năm xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp.
C. giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, nhiều ngành có vị trí cao trên thế giới.
D. Có tới 80% lao động hoạt động trong ngànhcông nghiệp.
Câu 15. Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo nào sau đây?
A. Hôn-su. B.Hô-cai-đô. C. Xi-cô-cư. D.Kiu-xiu.

BÀI 10-TRUNG QUỐC


Câu 1. Diện tích của Trung Quốc đứng sau các quốc gia nào sau đây?
A. LB Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ. B. LB Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì.
C. LB Nga, Ca-na-đa, Bra-xin. D. LB Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a
Câu 2. Các kiểu khí hậu nào chiếm ưu thế ở miền Đông Trung Quốc?
A. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa. B. Nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
C. Ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa. D. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới lục địa.
Câu 3. Địa hình miền Tây Trung Quốc gồm
A. toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ.
B. các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
C. các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.
D. vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng.
Câu 4.Các tài nguyên thiên nhiên chủ yếu ở miền Tây Trung Quốc là
A. đồng cỏ, khoáng sản, đất. B. rừng, đồng cỏ, khoáng sản.
C. đồng cỏ, khoáng sản, nguồn nước. D. rừng, đồng cỏ và đất.
Câu 5. Nguyên nhân nào là chủ yếu làm cho tỉ suất gia tăng dân số tư nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm?
A. Tiến hành chính sách dân số rất triệt để. B. Sự phát triển nhanh của y tế, giáo dục.
C. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế. D. Tâm lí không muốn sinh nhiều con của người dân.
Câu 6:Đâu không phải là chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc?
A. Hiện đại hóa trang thiết bị, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất.
B. Thực hiện mở cửa, thu hút vốn dầu tư nước ngoài.
C. Thực hiện miễn thuế trong sản xuất công nghiệp.
D. Thay đổi cơ chế quản lí.
Câu 7:Tư tưởng ảnh hưởng đến cơ cấu dân số Trung Quốc khi tiến hành chính sách dân số cứng rắn là
A. con đàn cháu đống. B. trọng nam, khinh nữ. C. thêm người thêm của . D. trời sinh voi, trời sinh cỏ.
Câu 8:Dân tộc chiếm tỉ lệ cao nhất trong dân số Trung Quốc là
A. Hồi. B. Tạng. C. Hán.D. Choang.
Câu 9:Miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc rộng lớn chủ yếu là do
A. địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên. B. nằm sâu trong lục địa, khí hậu khô hạn.
C. có nhiều bồn địa khuất gió.D. diện tích lớp phủ thực vật bị tàn phá nghiêm trọng.
Câu 10:Đặc điểm nào không đúng với miền Đông Trung Quốc?
A. Có dân cư tập trung đông đúc. B. Khí hậu mang tính lục địa khô hạn.
C. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn. D. Chiếm gần 50% diện tích cả nước.
Câu 11:Về số dân , hiện Trung Quốc là quốc gia
A. đứng thứ ba thế giới. B. đứng thứ tư thế giới.
C. đứng đầu thế giới.D. đứng thứ hai thế giới.
Câu 12:Dạng địa hình chủ yếu ở miền ĐôngTrung Quốc là
A. chủ yếu là các đồng bằng châu thổ rộng lớn. B. sơn nguyên bằng phẳng xen lẫn bồn địa.
C. núi cao và và các đồng bằng..D. chủ yếu là các đồng bằng xen lẫn bồn đia.
Câu 13. Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của
A. công cuộc đại nhảy vọt. B. cách mạng văn hóa và các kế hoach 5 năm.
C. công cuộc hiện đại hóa. D. các biện pháp cải cách trong nông nghiệp.

Bài tập phần kĩ năng:


Bài 1. Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản, giai đoạn 1950 – 2017 (Đơn vị: %)
Nhóm tuổi 1990 2005 2017
Dưới 15 tuổi 35,4 13,9 12,0
15 đến 64 tuổi 59,6 66,9 60,0
65 tuổi trở lên 5,0 19,2 28,0
a. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhạt Bản qua các năm.
b. Nhận xét .
Bài 2. Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG CÁ KHAI THÁC NHẬT BẢN ( ĐƠN VỊ: NGHÌN TẤN )
Năm 1985 1990 2000 2005 2010 2014
Sản lượng 11411,4 10356,4 4988,2 5193,5 4440,9 4165,0
a. Vẽ biểu đồ thể hiện hình cột thể hiện sản lượng cá khai thác của Nhật qua các năm.
b. Nhận xét và giiar thích về sự thay đổi sản lượng cá khai thác của Nhật giai đoạn 1985-2014.
Bài 3. Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT QUAC CÁC NĂM ( TỈ USD)
Năm 1990 1995 2000 2004 2010 2015
Xuất khẩu 287,6 443,1 479,2 565,7 769,8 624,8
Nhập khẩu 235,4 355,9 379,5 454,5 692,4 646,3
a. vẽ biểu đồ hình cột thể hiện giá trị xuất nhập khẩu Nnật Bản qua các năm
b. Nhận xét và kết luận về sự biến động giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật giai đoạn 1990- 2015.
Bài 4. Cho bảng số liệu sau:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GD CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 1995-2020 ( Đơn vị: % )
Năm 1995 2000 2005 2010 2015 2019 2020
GDP 10,5 9,9 10,6 6,9 6,6 6 2,3
a. Vẽ biểu đồ đườngthể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật, giai đoạn 1995-2020
b. Nhận xét và giải thích.
Bài 5. Cho bảng số liệu sau:
THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 1990-2018 ( ĐƠN VỊ: USD)
Năm 1990 1885 2005 2010 2015 2018
GDP/ người 370 459 1740 4560 8069 10087
a. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc, giai đoạn 1990-2018.
b. nhận xét và giải thích về mức thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc, giai đoạn 1990-2018.

You might also like