You are on page 1of 5

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA 9 HỌC KÌ I THAM KHẢO ( Năm học: 2023 - 2024)

Câu 1. Các dân tộc ít người ở nước ta thường có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất:
A. thâm canh lúa nước với trình độ cao.
B. công nghiệp và dịch vụ.
C. trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công truyền thống.
D. nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản.
Câu 2. Số lượng các dân tộc của nước ta hiện nay là
A. 52. B. 54. C. 56. D. 64.
Câu 3. Tên gọi hành chính nào sau đây không thuộc loại hình quần cư đô thị
A. Khu phố B. Khóm C. Ấp D. Quận.
Câu 4. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta có đặc điểm là :
A. già và ổn định. B. trẻ và ổn định.
C. già nhưng đang trẻ dần. D. trẻ nhưng đang già dần.
Câu 5. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm nhưng quy mô dân số vẫn tăng là do
A. số người nước ngoài đến nước ta nhập cư ngày càng tăng.
B. số khách du lịch đến nước ta ngày càng nhiều.
C. hậu quả gia tăng dân số, số người bước vào độ tuổi sinh đẻ cao
D. chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của nhà nước.
Câu 6. Lực lượng lao động nước ta đông đảo là do:
A. dân số nước ta đông, trẻ B. thu hút được nhiều lao động nước ngoài
C. nước ta có nhiều thành phần dân tộc D. tỉ lệ gia tăng dân số ngày càng cao
Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng?
Thành tựu đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta là
A. mức thu nhập bình quân đầu người tăng
B. người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn
C. chất lượng cuộc sống của dân cư giữa các vùng còn chênh lệch
D. tuổi thọ trung bình của người dân tăng
Câu 8. Thành tựu kinh tế nổi bật nhất trong công cuộc Đổi mới là :
A. nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, tăng trưởng tương đối vững chắc.
B. cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá.
C. hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài được đẩy mạnh.
D. nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
Câu 9. Sau thời kì Đổi mới, cơ cấu nền kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo xu hướng:
A. tăng dần tỉ trọng ở khu vực kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ
trọng khu vực dịch vụ.
B. giảm dần tỉ trọng ở khu vực kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp - xây
dựng và dịch vụ.
C. tỉ trọng khu vực kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp và dịch vụ ổn định, tỉ trọng công nghiệp tăng rất
nhanh.
D. nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao và luôn ổn định, tỉ trọng công nghiệp tăng chậm, dịch
vụ tăng nhanh.
Câu 10. Điều kiện tự nhiên chủ yếu nào sau đây tạo nên tính đa dạng về sản phẩm nông nghiệp ở
nước ta?
A. Đất. B. Nước. C. Khí hậu. D. Sinh vật.
Câu 11. Loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là:
A. Phù sa B. Mùn núi caovật. C. Feralit D. Đất cát ven biển.
TN Địa 9 HKI 1 tham khảo
Câu 12. Biện pháp quan trọng hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp nước ta là:
A. Chọn lọc lai tạo giống B. Sử dụng phân bón thích hợp
C. Tăng cường thuỷ lợi D. Cải tạo đất, mở rộng diện tích.
Câu 13. Nhân tố quyết định tạo nên thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta những năm
qua là :
A. nguồn lao động ở nông thôn dồi dào, nhiều kinh nghiệm sản xuất.
B. cơ sở vật chất – kĩ thuật nông nghiệp ngày càng hoàn thiện.
C. chính sách phát triển nông nghiệp đúng đắn của Nhà nước.
D. thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng.
Câu 14. Các vùng trồng cây ăn quả lớn ở nước ta là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng
B. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long
C. Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long
D. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 15. Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta, chiếm tỉ trọng lớn nhất là
A. cây công nghiệp B. cây ăn quả và rau đậu
C. cây lương thực D. các loại cây khác
Câu 16. Rừng đầu nguồn có tác dụng rất lớn trong việc
A. chắn sóng biển.
B. điều hoà mực nước sông, chống lũ, chống xói mòn đất.
C. chắn gió và cát lấn đồng bằng.
D. cung cấp gỗ và các lâm sản quý.
Câu 17. Rừng phòng hộ có chức năng.
A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, bảo vệ môi trường.
B. Phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường.
C. Bảo vệ hệ sinh thái, chống xói mòn đất.
D. Bảo vệ các giống loài quý hiếm, phòng chống thiên tai
Câu 18. Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là:
A. Địa hình B. Khí hậu C. Vị trí địa lý D. Nguồn nguyên nhiên liệu.
Câu 19. Nguồn khoáng sản chủ yếu để phát triển luyện kim đen, luyện kim màu là
A. than, dầu B. sắt, man gan, thiếc, chì, crôm,...
C. apatit, pirit, photphorit D. đá vôi, sét.
Câu 20. Trong cơ cấu GDP của các ngành dịch vụ ở nước ta
A. nhóm dịch vụ tiêu dùng chiếm tỉ trọng lớn nhất.
B. nhóm dịch vụ sản xuất chiếm tỉ trọng lớn nhất.
C. nhóm dịch vụ công cộng chiếm tỉ trọng lớn nhất.
D. Các nhóm có tỉ trọng tương đương nhau.
Câu 21. Loại hình giao thông vận tải nào mới xuất hiện trong những năm gần đây ?
A. đường biển B. đường hàng không C. đường ống D. đường sắt
Câu 22. Loại hình vận tải chiếm tỉ trọng lớn nhất về khối lượng vận chuyển hàng hoá là
A. đường biển B. đường bộ C. đường sắt D. đường hàng không
Câu 23. Vùng có tổng mức bán lẻ hàng hoá lớn nhất nước ta năm 2002 là
A. Đông Nam Bộ B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Bắc Trung Bộ D. Đồng bằng sông Hồng
Câu 24. Tiểu vùng Đông Bắc có thế mạnh để phát triển
A. thuỷ điện. B. khai thác khoáng sản.
C. chăn nuôi lợn và gia cầm . D. trồng cây lương thực.
TN Địa 9 HKI 2 tham khảo
Câu 25. Ngành công nghiệp quan trọng nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay là:
A. Khai khoáng, thuỷ điện
B. Cơ khí, điện tử
C. Hoá chất, chế biến lâm sản
D. Vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng.
Câu 26. Các dân tộc ít người sống tập trung ở tiểu vùng Đông Bắc là:
A. Thái, Mường, Dao, Mông... B. Tày, Nùng, Dao, Mông....
C. Hoa, Chăm, Khơ-me... D. Thái, Mường, Tày, Mông, Bru-Vân Kiều...
Câu 27. Cây công nghiệp quan trọng nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. cây chè. B. cây cà phê. C. cây cao su. D. cây điều.
Câu 28. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A . Đồng B. Sắt C. Đá vôi D. Than đá.
Câu 29. Loại tài nguyên quý giá nhất của vùng đồng bằng sông Hồng là:
A. khí hậu B. địa hình C. đất phù sa D. khoáng sản.
Câu 30. Trong sản xuất lương thực Đồng bằng sông Hồng có ưu thế nổi trội hơn Đồng bằng sông Cửu
Long về
A. diện tích cây lương thực B. sản lượng lương thực
C. năng suất lúa D. bình quân lương thực đầu người
Câu 31. Loại vật nuôi của vùng đồng bằng sông Hồng chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước là:
A. Trâu B. Bò C. Lợn D. Gia cầm.
Câu 32. Sản xuất lương thực có hạt ở đồng bằng Sông Hồng trong vụ đông quan trọng nhất là
A. Lúa B. Khoai tây C. Ngô D. Cà chua
Câu 33. Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng là
A. công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí
B. công nghiệp luyện kim, hoá chất.
C. công nghiệp khai thác khoáng sản, công nghệp nhiệt điện
D. tất các các ngành trên.
Câu 34. Vị trí của vùng Bắc Trung Bộ có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế, xã hội là:
A. Giáp Lào B. Giáp Đồng bằng Sông Hồng
C. Giáp biển D. Cầu nối Bắc – Nam.
Câu 35. Ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu ở Bắc Trung Bộ là
A. khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng
B. chế biến lâm sản, chế biến lương thực, thực phẩm
C. cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng
D. thủy điện, chế biến thủy sản
Câu 36. Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là dãy núi
A. Hoành Sơn B. Trường Sơn. C. Tam Điệp D. Bạch Mã
Câu 37. Hai tỉnh nằm ở đầu phía bắc và đầu phía nam của vùng Bắc Trung Bộ là
A. Nghệ An và Quảng Trị. B. Thanh Hóa và Thừa Thiên - Huế.
C. Nghệ An và Thừa Thiên - Huế. D. Thanh Hóa và Quảng Trị.
Câu 38. Trung tâm du lịch lớn ở miền trung và cả nước là thành phố
A. Vinh B. Huế C. Thanh Hóa D. Đồng Hới
Câu 39. Giới hạn của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (theo chiều bắc - nam):
A. từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận.
B. từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.
C. từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận.
D. từ Thừa Thiên - Huế đến Phú Yên.
TN Địa 9 HKI 3 tham khảo
Câu 40. Một nguồn lợi lớn từ biển ngoài khai thác thuỷ hải sản của duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Nước mắm B. Làm muối C. Giao thông, vận tải D. Du lịch biển.
Câu 41. Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với các tỉnh cực Nam Trung Bộ là
A. nguy cơ sa mạc hóa B. lũ quét C. động đất D. mưa bão
Câu 42. Ngành thuỷ sản là một trong những thế mạnh của vùng Nam Trung Bộ nhờ:
A. Bờ biển dài B. Ít thiên tai
C. Nhiều bãi tôm cá D. Tàu thuyền nhiều.
Câu 43. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết vùng núi Tây Bắc là nơi
A. có các cao nguyên rộng lớn B. vùng núi thấp, có hai sườn không đối xứng
C. có nhiều nhánh núi chia cắt đồng bằng D. có nhiều dãy núi cao, hiểm trở
Câu 44. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết tỉnh nào của trung du và miền núi
Bắc Bộ có thế mạnh về kinh tế biển?
A. Bắc Giang B. Quảng Ninh C. Thái Nguyên D. Lạng Sơn
Câu 45. Nhà máy lọc dầu đầu tiên của nước ta phân bố ở tỉnh
A. Quảng Nam B. Quảng Ngãi C. Ninh Thuận D. Bình Thuận
Câu 46. Trung tâm kinh tế lớn nhất về quy mô, cơ cấu ngành đa dạng ở vùng Duyên hải Nam Trung
Bộ là:
A. Đà Nẵng. B. Quảng Nam. C. Nha Trang. D. Quy Nhơn.
Câu 47. Tam giác tăng trưởng kinh tế mạnh ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là
A. Hà Nội - Hưng Yên - Bắc Ninh
B. Hà Nội - Hải Phòng - Vĩnh Phúc
C. Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh
D. Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh
Câu 48. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, vùng Bắc Trung Bộ có di sản văn hóa và di sản
thiên nhiên được UNESCO công nhận đó là:
A. Cố đô Huế, động Hương Tích
B. Cố đô Huế, động Phong Nha- Kẽ Bàng
C. Di tích Mỹ Sơn, động Phong Nha- Kẽ Bàng
D. Cố đô Huế Huế, núi Bạch Mã
Câu 49. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, thủy điện Trị An được xây dựng trên
A. sông Bé B. sông Đồng Nai C. sông La Ngà D. sông Sài Gòn
Câu 50. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy thủy điện có công suất trên
1000MW của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Hòa Bình B. Thác Bà C. Tuyên Quang D. Nậm Mu
Câu 51. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở Tây
Nguyên phải là:
A. cà phê B. điều C. cao su D. chè
Câu 52. Tỉnh nào không thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
A. Thừa Thiên Huế B. Đà Nẵng
C. Quảng Ngãi D. Khánh Hòa
Câu 53. Nơi nào ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng nhất về nghề làm muối?
A. Cam Ranh B. Sa Huỳnh
C. Cà Ná D. Phan Rí
Câu 54. Vùng có thế mạnh nhất trong phát triển công nghiệp thủy điện:
A. Vùng Đông Nam Bộ B. Vùng Tây Nguyên
C. Vùng Bắc Trung Bộ D. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

TN Địa 9 HKI 4 tham khảo


Câu 55. Cho bảng số liệu sau đây:
DÂN SỐ VÀ DIỆN TÍCH VÙNG ĐBSH VÀ CẢ NƯỚC NĂM 2006
Địa phương Dân số( nghìn người) Diện tích (km2)
Cả nước 84155,8 331. 210
Đồng bằng sông Hồng 18207,9 14. 863
Mật độ dân số của cả nước và Đồng bằng sông Hồng năm 2006 là:
A. 253 người/km2 và 1230 người/km2 B. 254 người/km2 và 1225 người/km2
C. 254 người/km2 và 1230 người/km2 D. 252 người/km2 và 1225 người/km2
Câu 56. Cho bảng số liệu: Tổng sản phẩm trong nước(Đơn vị triệu USD)
Năm 1998
Khu vực
Nông –lâm – ngư nghiệp 77520
Công nghiệm –Xây dựng 92357
Dịch vụ 125819
Tổng 295696
Cơ cấu ngành dịch vụ là:
A. 40,1% B. 42,6% C. 43,5% D. 45%
Câu 57. Cho bảng số liệu : Sản lượng thủy hải sản 2000(đơn vị tấn)
Sản lượng Cả nước Đồng bằng sông Cửu Long
Tổng sản lượng 2250499 1169060
Tỉ trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước là :
A. 50% B. 51% C.51,9 % D. 52%

TN Địa 9 HKI 5 tham khảo

You might also like