You are on page 1of 8

ĐỀ BÀI 1

Câu 1. Ngành dịch vụ ở thành phố Hồ Chí Minh không có đặc điểm nào sau đây?
A. Là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước.
B. Là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu cả nước.
C. Luôn dẫn đầu cả nước về xuất khẩu gạo.
D. Luôn dẫn đầu hoạt động xuất nhập khẩu của Đông Nam Bộ.
Câu 2. Chỉ tiêu dân cư, xã hội nào của Đông Nam Bộ còn thấp hơn mức trung bình cả nước?
A. Tỉ lệ người biết chữ. B. Mật độ dân số.
C. Tuổi thọ trung bình. D. Tỉ lệ thất nghiệp ở các đô thị.
Câu 3. Khu vực đất liền ở Đông Nam Bộ không có đặc điểm tự nhiên nào sau đây?
A. Khí hậu cận xích đạo. B. Nhiều đất badan, đất xám.
C. Địa hình thoải. D. Thềm lục địa nông.
Câu 4. Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ?
A. Tiếp giáp với nhiều vùng của nước ta. B. Nằm ở nơi tiếp giáp với Lào, Campuchia.
C. Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. D. Có vùng biển Đông rộng lớn giàu tiềm
năng.
Câu 5. Ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ không có đặc điểm nào sau đây?
A. Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng. B. Các trung tâm công nghiệp dày đặc.
C. Công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong GDP. D. Các trung tâm CN nhỏ, thưa thớt.
Câu 6. Trong phát triển kinh tế, Đông Nam Bộ không gặp phải những khó khăn nào về tự
nhiên sau đây?
A. Thềm lục địa nông, rộng. B. Nhiều thiên tai: bão, lũ.
C. Diên tích rừng tự nhiên ít. D. Trên đất liền ít khoáng sản.
Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ dân thành thị của Đông Nam Bộ cao nhất cả nước là
A. dân di cư vào thành thị nhiều. B. nông nghiệp kém phát triển.
C. tốc độ công nghiệp hoá nhanh nhất. D. tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao.
Câu 8. Dân cư và nguồn lao động ở Đông Nam Bộ không có đặc điểm nào sau đây?
A. Tỉ lệ gia tăng dân số cao. B. Mật độ dân số cao.
C. Nguồn lao động dồi dào. D. Tập trung nhiều lao động lành nghề.
Câu 9. Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị nhiễm mặn vào mùa khô là do
A. có nhiều vùng trũng rộng lớn.
B. sông ngòi nhiều tạo điều kiện dẫn nước biển vào sâu trong đất liền.
C. có 3 mặt giáp biển, có gió mạnh nên đưa nước biển vào.
D. địa hình thấp, nhiều cửa sông đổ ra biển nên thủy triều dễ lấn sâu vào đất liền.
Câu 10. Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. đất mặn. B. đất phù sa ngọt. C. đất cát ven biển. D. đất phèn.
Câu 11. Nguyên nhân quan trọng làm cho mật độ dân số của Đồng bằng sông Cửu Long thấp
hơn Đồng bằng sông Hồng là do
A. kinh tế kém phát triển. B. diện tích của vùng lớn hơn.
C. lịch sử khai thác muộn. D. diện tích đất phèn, đất mặn lớn.
Câu 12. Biện pháp quan trọng nhất để cải tạo đất mặn, đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long
hiện nay là
A. giải quyết vấn đề nước ngọt trong mùa khô. B. sử dụng các loại giống mới.
C. thay đổi cơ cấu mùa vụ, giảm diện tích lúa mùa. D. trồng rừng ngập mặn.
Câu 13. Khó khăn lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa
khô là:
A. Xâm nhập mặn. B. Triều cường. C. Cháy rừng. D. Thiếu nước ngọt.
Câu 14. Trung tâm kinh tế lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là thành phố
A. Cà Mau. B. Mĩ Tho. C. Cần Thơ. D. Cao Lãnh.
Câu 15. Hai con sông bồi đắp phù sa cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Vàm Cỏ và sông Tiền. B. Rạch Miễu và sông Hậu.
C. sông Tiền và sông Hậu. D. sông Tiền và Sông Cái.
Câu 16. Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với vùng nào của nước ta?
A. Đông Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 17. Đâu là điều kiện để ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long?
A. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
B. Có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn.
C. Có nguồn tài nguyên thủy sản phong phú.
D. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
Câu 18. Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 19. Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ
A. Móng Cái đến Vũng Tàu. B. Hạ Long đến Hà Tiên.
C. Móng Cái đến mũi Cà Mau. D. Móng Cái đến Hà Tiên.
Câu 20. Vùng biển đặc qyền kinh tế của nước ta rộng bao nhiêu hải lí?
A. 212 hải lí tính từ giới hạn ngoài của lãnh hải. B. 212 hải lí tính từ đường bờ biển.
C. 200 hải lí tính từ đường cơ sở. D. 200 hải lí tính từ đường bờ biển.

Câu 21. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh/thành phố nào của nước ta?
A. Khánh Hòa. B. Đà Nẵng. C. Bình Định. D. Bà Rịa – Vũng
Tàu.
Câu 22. Bờ biển thuộc vùng kinh tế nào sau đây ở nước ta có lợi thế lớn nhất trong việc phát
triển du lịch biển?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 23. Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở nước ta không bao gồm ngành nào sau
đây?
A. Khai thác và chế biến khoáng sản. B. Du lịch cộng đồng và văn hóa.
C. Khai thác nuôi trồng, chế biến hải sản. D. Giao thông vận tải biển.
Câu 24. Loại khoáng sản vô tận ở vùng biển nước ta là
A. muối. B. dầu khí. C. cát trắng. D. oxit titan.
Câu 25. Thiên tai mà Biển Đông đem đến gây thiệt hại nhiều nhất cho nước ta là
A. bão. B. sạt lở bờ biển. C. xâm nhập mặn. D. sóng thần.
Câu 26. Cánh đồng muối Cà Ná nổi tiếng của nước ta thuộc tỉnh nào?
A. Bình Định. B. Quảng Ngãi. C. Bình Thuận. D. Ninh Thuận.
Câu 27. Một trong những hoạt động đang được ưu tiên của ngành thủy sản nước ta hiện nay là
A. đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ. B. tập trung khai thác hải sản ven bờ.
C. đầu tư đào tạo nguồn nhân lực. D. hình thành các cảng cá dọc bờ biển.
Câu 28. Ý nghĩa của các đảo và quần đảo đối với an ninh quốc phòng của nước ta là
A. nguồn tài nguyên hải sản phong phú. B. nhiều phong cảnh đẹp.
C. phát triển giao thông vận tải biển. D. hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
Câu 29. Loại hình du lịch biển đang đươc khai thác nhiều nhất ở nước ta hiện nay là
A. lặn biển. B. ẩm thực. C. tắm biển. D. lướt ván.
Câu 30. Phát triển khai thác hải sản xa bờ không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Bảo vệ và giữ vững an ninh vùng biển nước ta.
B. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho ngư dân.
C. Phòng chống ô nhiễm môi trường biển.
D. Tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Câu 31. Điều kiện nào sau đây không phải điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành giao
thông vận tải biển của nước ta?
A. Nằm gần tuyến đường biển quốc tế quan trọng. B. Ven biển có nhiều vũng vịnh rộng, kín
gió.
C. Có nhiều đảo, quần đảo ven bờ. D. Có nhiều bãi triều, đầm phá ven biển.
Câu 32. Nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ do nguyên nhân
chủ yếu nào sau đây?
A. Vùng có khí hậu cận xích đạo. B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
C. Có nhiệt độ cao, ít sông lớn đổ ra biển. D. Người dân nhiều kinh nghiệm làm muối.
Câu 33. Dựa vào Atlat ĐLVN trang 29, cho biết những tỉnh nào sau đây ở Đông Nam Bộ tiếp
giáp với Campuchia?
A. Bình Dương, Đồng Nai. B. Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
C. Bình Dương, Bình Phước. D. Tây Ninh, Bình Phước.
Câu 34. Dựa vào Atlat địa lí trang 29, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm địa
hình vùng Đông Nam Bộ?
A. Bán bình nguyên thấp, thoải. B. Đồng bằng rộng, bằng phẳng.
C. Có nhiều cao nguyên. D. Có nhiều dãy núi cao.
Câu 35. Dựa vào Atlat địa lí VN trang 9, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về biểu đồ
nhiệt độ và lượng mưa ở TP.Hồ Chí Minh?
A. Nhiệt độ quanh năm trên 270 C. B. Lượng mưa phân bố đều trong năm.
C. Trong năm có một mùa khô và một mùa mưa. D. Khô hạn, nhiệt độ cao.
Câu 36. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm 2005 2014
Tổng số 13 287,0 14 809, 4
Cây lương thực 8 383,4 8 996,2
Cây công nghiệp 2 495,1 2 843,5
Cây khác 2 408,5 2 969,7
Để thể hiện quy mô diện tích và cơ cấu các loại cây trồng qua hai năm 2005 và 2014, biểu đồ
nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ miền.
Câu 37. Dựa vào Atlat địa lí trang 29, hãy cho biết cây cao su được trồng nhiều nhất ở tỉnh
nào?
A. Đồng Nai. B. Bình Dương. C. Bình Phước. D. Tây Ninh.
Câu 38. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào
sau đây không thuộc vùng kinh tế trong điểm phía Nam?
A. Biên Hòa. B. Thủ Dầu Một. C. Vũng Tàu. D. Cần Thơ.
Câu 39. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau
đây không thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long?
A. Mỹ Tho. B. Cần Thơ. C. Cà Mau. D. Vũng Tàu.
Câu 40. Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN, GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN
CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC NĂM 2014
Tiêu Sản lượng Giá trị sản xuất
chí (nghìn tấn) (tỉ đồng)
Vùng
Đồng bằng sông Cửu Long 3619,5 128343,0
Cả nước 6332,6 217432,7
Nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của Đồng bằng sông Cửu
Long và cả nước năm 2014?
A. Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 57,2% cả nước.
B. Giá trị sản xuất thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 57,1% cả nước.
C. Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 59% cả nước.
D. Giá trị sản xuất thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long chiếm trên 60% cả nước.
----------- Hết ----------
*Chú ý: Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục VN phát
hành.
_______________________________________

ĐỀ BÀI 2
Câu 1. Phát triển nhất trong vùng Đông Nam Bộ là thành phố
A. Hồ Chí Minh. B. Thủ Dầu Một. C. Bình Dương. D. Đồng
Nai.
Câu 2. Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?
A. Giá trị sản lượng nông nghiệp lớn nhất cả nước.
B. Cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất cả nước.
C. Vùng kinh tế năng động nhất cả nước.
D. Giá trị sản lượng công nghiệp lớn nhất cả nước.
Câu 3. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao có bao nhiêu tỉnh, thành phố?
A. 6. B. 8. C. 10. D. 13.
Câu 4. Đâu không phải là thế mạnh kinh tế biển của Đông Nam Bộ?
A. Khai thác muối. B. Khai thác dầu khí.
C. Đánh bắt hải sản. D. Giao thông vận tải và du lịch biển.
Câu 5. Con sông nào có giá trị thủy điện lớn nhất ở Đông Nam Bộ ?
A. Sông Bé. B. Sông Sài Gòn.
C. Sông Đồng Nai. D. Sông Vàm Cỏ Đông.
Câu 6. Vùng Đông Nam Bộ có tỉnh, thành phố giáp biển?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7. Ngành dịch vụ ở thành phố Hồ Chí Minh không có đặc điểm nào sau đây?
A. Là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước.
B. Là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu cả nước.
C.Luôn dẫn đầu cả nước về xuất khẩu gạo.
D.Luôn dẫn đầu hoạt động xuất nhập khẩu của Đông Nam Bộ.
Câu 8. Vùng Đông Nam Bộ tiếp giáp với vùng kinh tế
A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ.
C. Cam-pu-chia. D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 9. Một loại hình dịch vụ khó tìm thấy ở các vùng khác ngoài ĐBSCL là
A. chợ đêm. B. chợ nổi. C. chợ gỗ. D. chợ phiên.
Câu 10. Vùng ĐBSCL tiếp giáp với
A. Duyên hải Nam Trung Bộ, Campuchia, biển Đông.
B. Đông Nam Bộ, Cam-pu-chia, biển Đông.
C. Đông Nam Bộ, Lào, biển Đông.
D. Tây Nguyên, Cam-pu-chia, biển Đông.
Câu 11. Vùng ĐBSCL không dẫn đầu cả nước về chỉ tiêu nào?
A. Diện tích trồng lúa. B. Năng suất lúa.
C. Sản lượng lúa bình quân đầu người. D. Tổng sản lượng lúa.
Câu 12. Thành phố trực thuộc trung ương ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Long An. B. Cần Thơ. C. An Giang. D. Cà
Mau.
Câu 13. Cho biết tỉnh nào không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Bến Tre. B. Bạc Liêu. C. Sóc Trăng. D. Bình
Dương.
Câu 14. Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đất phù sa ngọt và đất phèn. B. Đất phù sa ngọt và đất mặn.
C. Đất phèn và đất mặn. D. Đất badan và đất phù sa ngọt.
Câu 15. Tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng không nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam là
A. Long An. B. Đồng Nai. C. Tiền Giang. D. Vĩnh Long.
Câu 16. Đặc điểm nào không đúng về vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước ta.
B. Chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp chính.
C. Du lịch bước đầu phát triển khởi sắc.
D. Công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của vùng.
Câu 17. Chiếm 1/2 tổng giá trị sản lượng thủy sản của cả nước là vùng
A. Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đông Nam Bộ.
Câu 18. Điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển ở nước ta là
A. nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế, nhiều vũng vịnh thuận lợi xây dựng cảng.
B. suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.
C. dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu.
D. nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho việc xây dựng cảng, có nhiều ngư trường lớn.
Câu 19. Việc giữ vững chủ quyền của các đảo lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là
A. một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ nước ta.
B. nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất.
C. hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta.
D. cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển của nước ta.
Câu 20. Bộ phận nào của vùng biển nước ta nằm phía bên trong đường cơ sở và tiếp giáp với
đất liền?
A. Nội thủy. B. Lãnh hải. C. Vùng tiếp giáp. D. Vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 21. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta hiện nay là
A. muối. B. dầu khí. C. cát trắng. D. ôxit titan.
Câu 22. Điểm không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển nước ta là
A. tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.
B. tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.
C. hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.
D. cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.
Câu 23. Nghề khai thác tổ yến phát triển nhiều trên các đảo đá ven bờ thuộc vùng
A. Bắc Trung Bộ. B. Đông Bắc. C. Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ.
Câu 24. Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển?
A. 27. B.28. C.29. D. 30
Câu 25. Du lịch biển của nước ta hiện nay chỉ chủ yếu tập trung vào hoạt động
A. tắm biển. B. thể thao trên biển. C. lặn biển. D. khám phá các đảo.
Câu 26. Tác dụng của đánh bắt xa bờ đối với ngành thủy sản là
A. giúp bảo vệ vùng biển. B. giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy
sản.
C. bảo vệ được vùng trời. D. bảo vệ được vùng thềm lục địa.
Câu 27. Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh/thành phố
A. Thừa Thiên - Huế. B. Đà Nẵng. C. Khánh Hòa. D. Bình Thuận.
Câu 28. Diện tích vùng biển nước ta rộng lớn, gồm mấy bộ phận?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 29. Ý nào sau đây không đúng với vùng biển nước ta?
A. Biển có độ sâu trung bình.
B. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan là các vùng biển sâu.
C. Biển nhiệt đới ấm quanh năm, nhiều ánh sáng, giàu ôxi.
D. Độ muối trung bình khoảng 30-33%.
Câu 30. Tài nguyên nào không thể phục hồi khi khai thác quá mức ở vùng biển nước ta?
A. Dầu, khí và hải sản. B. Muối biển và dầu, khí.
C. Hải sản và muối biển. D. Muối biển và cát thủy tinh.
Câu 31. Cảng nước sâu nào sau đây không thuộc địa phận miền Trung?
A. Vũng Áng. B. Vũng Tàu. C. Dung Quất. D. Nghi Sơn.
Câu 32. Đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh/thành phố nào của nước ta?
A. Quảng Ninh. B. Quảng Trị. C. Quảng Ngãi. D. Bình Thuận.
Câu 33. Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và dân số một số vùng nước ta năm 2006
Vùng ĐBSH Tây Nguyên Đông Nam Bộ
Dân số (nghìn
18208 4559 12059
người)
Diện tích (Km2) 14863 54000 23509
Mật độ dân số theo thứ tự giảm dần là
A. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.
B. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng.
D. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
Câu 34. Cho bảng số liệu:
Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước giai đoạn 1995-2014
Năm 1995 2000 2002 2005 2014
ĐBSCL (nghìn tấn) 819,2 1169,1 1354,5 1845,8 3619,5
Cả nước (nghìn tấn) 1 584,4 2250,5 2647,4 3474,9 6332,6
Để thể hiện tốc độ gia tăng sản lượng thủy sản và sự gia tăng của ĐBSCLvà cả nước, biểu đồ
thích hợp nhất là
A. đường. B. cột. C. miền. D. tròn.
Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết nhận định nào sau đây là
không đúng về thế mạnh của vùng Tây Nguyên?
A. Phát triển cây công nghiệp lâu năm. B. Khai thác thủy năng.
C. Khai thác và chế biến lâm sản. D. Khai thác và chế biến khoáng sản.
Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết nhận định nào không đúng với
vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên?
A. Liền kề vùng Đông Nam Bộ.
B. Giáp miền Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.
C. Nằm sát vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Giáp với Biển Đông.
Câu 37. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết cao nguyên nào sau đây
không thuộc vùng Tây Nguyên?
A. Đăk Lăk. B. Mơ Nông. C. Lâm Viên. D. Mộc Châu.
Câu 38. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết cửa khẩu quốc tế nào sau đây
nằm ở Tây Nguyên?
A. Mộc Bài. B. Nam Giang. C. Lệ Thanh. D. A Đớt.
Câu 39. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào
nằm ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
A. Hải Dương. B. Biên Hòa. C. Quảng Ngãi. D. Hà Nội.
Câu 40. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết so với cả nước, năm 2005 tỉ
trọng GDP của ba vùng kinh tế trọng điểm chiếm
A. 56,7%. B. 61,9 %. C. 66,9%. D. 78,2%.
----------- Hết ----------
*Chú ý: Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục VN phát
hành.

You might also like