You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ 9 CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024

Câu 1: Vùng Bắc Trung Bộ gồm bao nhiêu tỉnh?


A. 15. B. 7. C. 8. D. 6.
Câu 2: Núi – gò đồi – đồng bằng – bờ biển là sự phân bố địa hình theo hướng nào của
vùng Bắc Trung Bộ?
A. Từ đông bắc xuống tây nam. B. Từ tây sang đông.
C. Từ bắc xuống nam. D. Từ đông sang tây.
Câu 3: Nhận định nào đúng với đặc điểm khí hậu vùng Bắc Trung Bộ?
A. Thời tiết ổn định, ít thiên tai.
B. Khí hậu mang tính chất cận xích đạo nóng quanh năm.
C. Mùa đông lạnh, khô, ít mưa.
D. Mùa hạ ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô nóng.
Câu 4: Nhận định nào đúng với tình hình sản xuất nông nghiệp của Bắc Trung Bộ?
A. Đây là một trong những vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
B. Đây là một trong những vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước.
C. Nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh.
D. Số lượng trâu nhiều nhất cả nước.
Câu 5: Ngành công nghiệp trọng điểm của Bắc Trung Bộ là
A. sản xuất hàng tiêu dùng. B. luyện kim.
C. khai thác dầu khí. D. khai thác đá vôi.
Câu 6: Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng là
A. dãy núi Tam Điệp. B. dãy núi Hoàng Liên Sơn.
C. dãy núi Bạch Mã. D. dãy núi Hoành Sơn.
Câu 7: Tỉnh nào sau đây thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Quảng Bình. B. Quảng Ninh. C. Hà Nam. D. Thanh Hóa.
Câu 8: Vùng Đồng bằng sông Hồng giáp với
A. vùng Trung du và miền núi Bắc bộ. B. Cam-pu-chia.
C. vùng Tây Nguyên. D. vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 9: Đâu là di sản thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Thành nhà Hồ. B. Cố đô Huế.
C. Vịnh Hạ Long. D. Hoàng thành Thăng Long.
Câu 10: Bãi biển nào thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. Sầm Sơn. B. Thiên Cầm. C. Đồ Sơn. D. Nha Trang.
Câu 11: Ngành công nghiệp năng lượng của Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển là
dựa vào nguồn
A. thủy năng và nguồn than phong phú. B. than phong phú.
C. thủy năng dồi dào. D. khoáng sản kim loại phong phú.
Câu 12: Năm 2002 vùng Đồng bằng sông Hồng có diện tích là 14806 km 2 , với số dân là
17,5 triệu người. Vậy mật độ dân số là bao nhiêu người/ km2?
A. 1180. B.1182. C.1186. D. 1187.
Câu 13:Dân tộc nào có số dân đứng thứ 2 sau dân tộc Kinh?
A. Tày. B. Thái. C. Mường. D.Khơ-me.
Câu 14: Đặc điểm nổi bật của các dân tộc ít người ở nước ta là
A. có các nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo.
B. nhiều kinh nghiệm trong đánh bắt hải sản.
C. nhiều kinh nghiệm trong trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi.
D. là lực lượng lao động quan trọng trong các ngành công nghiệp, dịch vụ.
Câu 15: Đâu không phải là địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc Kinh?
A. Đồng bằng. B. Duyên hải. C. Trung du. D. Vùng núi cao.
Câu 16: Nhận xét nào đúng với sự gia tăng dân số nước ta?
A. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên tăng nên quy mô dân số tăng nhanh.
B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên và quy mô dân số giảm.
C. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh.
D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm, quy mô dân số tăng chậm.
Câu 17: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm quá trình đô thị hóa ở nước ta?
A. Tỉ lệ dân số đô thị tăng rất nhanh. B. Lối sống đô thị được phổ biến rộng rãi.
C. Trình độ đô thị hóa chưa cao. D. Phần lớn các đô thị có quy mô vừa và nhỏ.
Câu 18: Để giảm bớt tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số biện pháp phải thực hiện chủ yếu là
A. Phân bố lại dân cư giữa các vùng. B.Nâng cao chất lượng cuộc sống.
C. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. D. Thực hiện tốt công tác KHHGĐ.
Câu 19: Đâu không phải là nguyên nhân làm cho Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số
cao nhất cả nước?
A. Lịch sử khai phá lãnh thổ lâu đời. B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
C. Nhiều tài nguyên khoáng sản. D. Kinh tế phát triển.
Câu 20: Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả nào?
A. Sức ép đối với kinh tế - xã hội và môi trường.
B. Sức ép tới thị trường tiêu thụ hàng hóa.
C. Giảm khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.
D. Ảnh hưởng tới ngành sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 21
a. Nêu những thế mạnh về tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
b. Về mặt tự nhiên, Trung du và miền núi Bắc Bộ gặp phải những khó khăn gì?
Gợi ý trả lời
* Những thế mạnh về tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Có vùng trung du với địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng tương đối bằng
phẳng, là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng
các khu công nghiệp và đô thị.
- Đất feralit, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh thuận lợi cho việc trồng cây công
nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
- Sông ngòi có tiềm năng thuỷ điện lớn, nhất là sông Đà, sông Hồng.
- Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng: than, sắt, thiếc, chì, kẽm, đồng, apatit,...
- Vùng biển Quảng Ninh có tiềm năng để phát triển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch (vịnh
Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới).
- Tài nguyên du lịch tự nhiên rất phong phú: Sa Pa, hồ Ba Bể, Vịnh Hạ Long, Cao nguyên đá
Đồng Văn, ...
* Những khó khăn về mặt tự nhiên.
- Địa hình bị cắt xẻ mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho hoạt động giao thông
vận tải cũng như tổ chức sản xuất và đời sống, nhất là ở vùng cao và biên giới.
- Khoáng sản tuy nhiều chủng loại, phân bố khá tập trung, song trữ lượng nhỏ, điều kiện khai
thác phức tạp.
- Việc chặt phá rừng bừa bãi đã dẫn tới xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, làm cho chât lượng môi
trường bị giảm sút nghiêm trọng.
Câu 22:
Bảng số liệu về cơ cấu GDP phân theo ngành của nước ta qua các năm
(Đơn vị: %)
Năm
1991 1995 1999 2002 2010 2014
Khu vực
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nông - lâm - ngư
40,5 27,2 25,4 23,0 21,0 19,7
nghiệp
Công nghiệp - xây dựng 23,8 28,8 34,5 38,5 36,7 36,9
Dịch vụ 35,7 44,0 40,1 38,5 42,3 43,4
Dựa vào bảng số liệu trên, hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ
cấu GDP phân theo ngành của nước ta giai đoạn 1991 - 2014.

Câu 23. Cho bảng số liệu sau:


Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1999 - 2010
(Đơn vị: triệu USD)
Năm 1999 2003 2005 2007 2010
Xuất khẩu 11541,4 20149,3 32447,1 48561,4 72236,7
Nhập khẩu 11742,1 25255,8 36761,1 62764,7 84838,6
Tổng số 23283,5 45405,1 69208,2 111326,1 157075,3
(Nguồn: Tống cục Thống kê, Hà Nội)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn
1999 - 2010.

-----------------------------------------------------------------

You might also like