You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I MÔN ĐỊA LÝ 9

NĂM HỌC 2023- 2024

I. Trắc nghiệm
Câu 1: Trong 54 dân tộc ở nước ta, dân tộc nào sau đây có số dân đông nhất?
A. Dân tộc Kinh. B. Dân tộc Mường. C. Dân tộc Tày. D. Dân tộc Thái.
Câu 2: Trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng
A. 2 triệu dân. B. 1 triệu dân. C. 3 triệu dân. D. 1,5 triệu dân.
Câu 3: Phần lớn đô thị nước ta thuộc loại
A. siêu đô thị. B. đô thị đặc biệt. C. đô thị vừa và nhỏ. D. đô thị đặc thù.
Câu 4: Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta chấm dứt vào thời kì nào sau đây?
A. Những năm đầu thế kỉ XIX . B. Những năm cuối thế kỉ XIX
C. Những năm đầu thế kỉ XX D. Những năm cuối thế kỉ XX
Câu 5: Sau thời kì Đổi mới hiên nay, cơ cấu kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch theo
hướng
A. tăng dần tỉ trọng ở khu vực kinh tế nông- lâm- ngư nghiệp và công nghiệp- xây
dựng, giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ.
B. giảm tỉ trọng ở khu vực kinh tế nông- lâm- ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công
nghiệp- xây dựng, dịch vụ.
C. tỉ trọng ở khu vực kinh tế nông- lâm- ngư nghiệp và dịch vụ ổn định, công nghiệp
tăng rất nhanh.
D. nông- lâm- ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao và luôn ổn định, công nghiệp tăng chậm
dịch vụ tăng nhanh.
Câu 6: Nhóm đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng nào nước ta?
A. Đồi Trung du. B.Đồi núi. C. Bán bình nguyên . D. Đồng bằng.
Câu 7: Trong cơ cấu cây trồng ở nước ta, loại cây giữ vai trò chủ đạo là
A. cây lương thực. B. cây công nghiệp. C. cây ăn quả. D. cây rau đậu.
Câu 8: Chỉ được phép khai thác gỗ trong loại rừng nào sau đây?
A. Rừng đặc dụng. B. Rừng nguyên sinh. C. Rừng phòng hộ D. Rừng sản xuất.
Câu 9: Khoáng sản nhiên liệu ở nước ta gồm
A. boxit, sắt, dầu khí. B. than, apatit, đát vôi.
C. dầu mỏ, khí đốt, than. D. thủy năng, than, dầu mỏ.
Câu 10: Vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta là
A. Đông Nam Bộ. B. Tây Nguyên.
C. Bắc Trung Bộ D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 11: Ngành nào sau đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ công cộng?
A. Đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc. B. Giáo dục, y tế.
C. Giao thông vận tải. D. Quản lí nhà nước.
Câu 12: Nhân tố nào được coi là tư liệu sản xuất không thể thiếu được của ngành nông
nghiệp?
A. Đất. B. Nước. C. Khí hậu. D. Sinh vật.
Câu 13: Nhân tố nào quyết định đến sự phát triển và phân bố của ngành công nghiệp?
A. Cơ sở vật chất kĩ thuật.
B. Nhân tố Kinh tế - xã hội.
C. Nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Nhân tố tự nhiên.
Câu 14: Các dân tộc ít người ở nước ta thường có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực
A. thâm canh lúa nước đạt trình độ cao.
B. nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo.
C. công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật.
D. trồng cây công nghiêp, cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công.
Câu 15: Hiện tượng “bùng nổ dân số” ở nước ta chấm dứt vào thời kì nào sau đây?
A. Những năm đầu thế kỉ XIX. B. Những năm cuối thế kỉ XIX.
C. Những năm đầu thế kỉ XX. D. Những năm cuối thế kỉ XX.
Câu 16: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm dân số nước ta?
A. Việt Nam đang trong giai đoạn già hóa dân số.
B. Quy mô dân số nước ta ngày càng tăng.
C. Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng thấp.
D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm.
Câu 17: Khu vực nào sau đây thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ?
A. Hệ thống sông, suối, ao, hồ. B. Vũng, vịnh, vùng biển ven các đảo.
C. Các ngư trường trọng điểm D. Bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn.
Câu 18: Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong
A. hoạt động sản xuất trong công nghiệp.
B. hoạt động sản xuất trong nông nghiệp, thủ công nghiệp.
C. hoạt động thương mại, giao thông vận tải, du lịch.
D. hoạt động thương mại, tài chính, ngân hàng.
Câu 19: Ý nào sau đây không thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta?
A. Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp.
B. Hình thành lãnh thổ tập trung công nghiệp dịch vụ.
C. Hình thành các vùng kinh tế phát triển năng động.
D. Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn.
Câu 20: Hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là
A. đất phù sa, đất badan. B. đất feralit, đất phèn.
C. đất phù sa, đất feralit. D. đất feralit, đất xám phù sa cổ.
Câu 21: Một trong những biểu hiện về sự phát triển của ngành bưu chính nước ta là
A. phát hành nhiều loại báo chí đến người dân cả nước .
B. hòa mạng internet, tăng số lượng thuê bao điện thoại .
C. số người sử dụng internet tăng nhanh.
D. mạng lưới bưu cục không ngừng mở rộng và nâng cấp.
Câu 22: Chỉ tiêu đặc trưng cho sự phát triển ngành viễn thông ở nước ta là
A. số lượng bưu cục. B. số trạm thông tin vệ tinh.
C. mạng lưới điện thoại. . D. mật độ điện thoại.
Câu 23: Nước ta hòa mạng internet vào năm nào?
A. 1975. ` B. 1986.
C. 1997. . D. 2007.
Câu 24: Loại hình thông tin liên lạc nào sau đây có ý nghĩa quan trọng để Việt nam
phát triển và hội nhập thế giới?
A. Mạng phi thoại. B. Mạng điện thoại.
C. Mạng internet. . D. Bưu chính.
Câu 25: Sự phát triển mạnh của ngành viễn thông đã làm xuất hiện loại hình dịch vụ
nào sau đây?
A. Thương mại bán lẻ. B. Xuất, nhập khẩu.
C. Tư vấn đầu tư. . D. Thương mại điện tử.

II. Tự luận
Câu 1: Nêu những thành tựu và thách thức của nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới đất
nước?
Câu 2
a) Dựa vào trang 15 của Atlat Địa lí Việt Nam, kể tên các đô thị có quy mô dân số từ 500
001 người trở lên.
b)Trình bày những ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội.
Câu 3
a) Dựa vào trang 21 của Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải
thích về giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta từ năm 2000 đến 2007.
b) Phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển và du
lịch biển - đảo ở nước ta. Tại sao đối với nước ta, kinh tế biển có vai trò ngày càng quan
trọng trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng?

Câu 4Cho bảng số liệu: Đơn vị: tỉ đồng

Năm Tổng số Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ

1990 131968 42003 33221 56744

1999 256269 60892 88047 107330

Vẽ 2 biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm
trong nước phân theo khu vực kinh tế năm 1990, 1999? Nêu nhận xét?
Câu 5
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN PHÂN THEO VÙNG
CỦA NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2012
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm
2000 2012
Diện tích mặt nước
Tổng số 641,9 1038,9
Đồng bằng sông Hồng 68,3 105,8
Đồng bằng sông Cửu Long 445,3 727,2
Các vùng còn lại 128,3 205,9
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2013)
a) Vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phân
theo vùng của nước ta năm 2000 và 2012.
b) Nhận xét và giải thích về quy mô và cơ cấu diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phân
theo vùng của nước ta năm 2000 và 2012.

You might also like