You are on page 1of 5

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I- ĐỊA LÍ 9

TRẮC NGHIỆM (10 điểm - mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
Câu 1. Nhân tố nào sau đây là quan trọng nhất cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt
đới?
A. Chính sách của Nhà nước.
B. Tiến bộ khoa học kĩ thuật.
C. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
D. Dân cư, lao động.

Câu 2. Ở nước ta, việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt vì
A. nguồn lao động dồi dào, nền kinh tế chậm phát triển.
B. nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động cao.
C. tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn ngày càng thấp.
D. tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm còn thấp.

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào có tổng số trâu và bò lớn nhất trong
các tỉnh sau đây?
A. Hà Tĩnh. B. Quảng Trị. C. Quảng Bình. D. Nghệ An.

Câu 5. Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?
A. Chế biến lương thực, thực phẩm. B. Vật liệu xây dựng.
C. Luyện kim màu. D. Dệt may.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm chủ yếu của nguồn lao động nước ta?
A. Lực lượng lao động trình độ cao còn ít.
B. Tính kỉ luật của người lao động rất cao.
C. Có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
D. Chất lượng ngày càng được nâng lên.

Câu 7. Ngư trường trọng điểm nằm ngoài khơi xa của vùng biển nước ta là
A. Cà Mau – Kiên Giang.
B. quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
C. Hải Phòng – Quảng Ninh.
D. Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu.

Câu 9. Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến ở nước ta là
A. tạo ra sản lượng lớn, đáp ứng thị trường.
B. thúc đẩy xuất khẩu, tạo ra việc làm.
C. tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
D. tăng giá trị nông sản, phát triển hàng hoá

Câu 10. Nhân tố nào vừa là yếu tố đầu vào vừa là yếu tố đầu ra ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố
công nghiệp?
A. Lao động. B. Chính sách.
C. Nguyên nhiên liệu, năng lượng. D. Thị trường.

Câu 12. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp trong cơ cấu
lao động của nước ta hiện nay?
A. Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh.
B. Cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện.
C. Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
D. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

Câu 13. Rừng của nước ta được chia thành ba loại là


A. rừng phòng hộ; rừng sản xuất; rừng ngập mặn.
B. rừng sản xuất; rừng thứ sinh; rừng phòng hộ.
C. rừng phòng hộ; rừng nguyên sinh; rừng đặc dụng.
D. rừng đặc dụng; rừng phòng hộ; rừng sản xuất.

Câu 14. Các tỉnh dẫn đầu về nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta là
A. Kiên Giang, Nghệ An, Cà Mau.
B. An Giang, Cà Mau, Bến Tre.
C. Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu.
D. Kiên Giang, Bạc Liêu, Ninh Thuận.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta
là?
A. Đất feralit và đất khác. B. Đất phù sa và đất feralit.
C. Nhóm đất khác và núi đá. D. Đất phù sa và đất khác.

Câu 16. Cho bảng số liệu sau:


DIỆN TÍCH LÚA CỦA NƯỚC TA, NĂM 2005 VÀ NĂM 2016
(Đơn vị: Nghìn ha)
Năm Tổng số Lúa đông xuân Lúa hè thu và thu đông Lúa mùa
2005 7329,2 2942,1 2349,3 2037,8
2016 7790,4 3082,2 2806,9 1901,3
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích lúa theo mùa vụ ở nước ta qua các
năm:
A. Lúa đông xuân giảm, lúa hè thu và thu đông tăng.
B. Lúa đông xuân tăng chậm hơn lúa mùa.
C. Lúa đông xuân tăng nhiều hơn lúa hè thu và thu đông.
D. Lúa đông xuân tăng, lúa mùa giảm.

Câu 17. Cây lương thực nào chiếm vị trí quan trọng hàng đầu của nước ta?
A. Lúa. B. Ngô. C. Sắn. D. Khoai.

Câu 18. Biện pháp chủ yếu để tăng diện tích rừng đặc dụng của nước ta là
A. lập vườn quốc gia, ngăn chặn phá rừng.
B. trồng rừng mới, đẩy mạnh khoanh nuôi.
C. phòng chống cháy rừng, đốt cây làm rẫy.
D. bảo vệ rừng, giao đất, giao rừng cho dân.

Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thuỷ sản khai
thác nhiều nhất nước ta?
A. Kiên Giang. B. An Giang.
C. Đồng Tháp. D. Bà Rịa – Vũng Tàu.

Câu 22. Bình quân mỗi năm, nguồn lao động nước ta tăng thêm khoảng
A. gần 1 triệu lao động. B. hơn 1 triệu lao động.
C. hơn 2 triệu lao động. D. hơn nửa triệu lao động.

Câu 23. Dân số đông đem lại thuận lợi nào sau đây cho nền kinh tế nước ta?
A. Chất lượng lao động cao. B. Có nhiều việc làm mới.
C. Thu nhập người dân tăng. D. Nguồn lao động dồi dào.

Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào có diện tích trồng cây công nghiệp
lâu năm nhiều nhất?
A. Bình Phước. B. Gia Lai. C. Đắk Lắk. D. Bình Dương.

Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 (tháp dân số), nhận xét nào sau đây là không đúng về
cơ cấu dân số phân theo các nhóm tuổi ở nước ta?
A. Tỉ lệ dân số nữ cao hơn tỉ lệ dân số nam.
B. Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 có xu hướng giảm.
C. Dân số nước ta có xu hướng chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số già.
D. Nước ta có cơ cấu dân số già.

Câu 26. Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta là
A. đẩy mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ.
B. đẩy mạnh phát triển các làng nghề truyền thống.
C. xây dựng các nhà máy quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động.
D. đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, sử dụng nhiều lao động.

Câu 27. Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành
A. mang lại hiệu quả kinh tế cao.
B. dựa hoàn toàn vào vốn nước ngoài.
C. có thế mạnh lâu dài.
D. tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
Câu 28. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY HÀNG NĂM CỦA NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ NĂM 2018
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm Tổng số Cây lương thực có Cây công nghiệp Cây hàng năm
hạt hàng năm khác
2010 11214,3 8615,9 797,6 1800,8
2018 11541,5 8611,3 581,7 2348,5
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích các loại cây hàng năm của nước ta năm 2010 và
2018, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn. B. Miền. C. Đường. D. Cột.

Câu 29. Rừng ngập mặn không có vai trò nào sau đây?
A. Nơi cư trú của nhiều loài thuỷ sản.
B. Làm giảm bớt thiệt hại do lũ lụt ở các đồng bằng.
C. Có tác dụng chắn sóng và lấn biển.
D. Cung cấp gỗ củi.

Câu 30. Cho bảng số liệu sau:

Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng hồ tiêu của nước ta giai đoạn
2010
– 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Đường. B. Kết hợp. C. Miền. D. Tròn.

Câu 31. Việc xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện ở nước ta gây ra vấn đề chủ yếu nào sau đây về tài
nguyên và môi trường?
A. Ô nhiễm nguồn nước. B. Ô nhiễm đất đai.
C. Thu hẹp diện tích rừng. D. Hạ thấp mực nước ngầm.

Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào có diện tích trồng cây công nghiệp
lâu năm lớn hơn trồng cây công nghiệp hàng năm?
A. Hà Tĩnh. B. Gia Lai. C. Phú Yên. D. Nghệ An.
Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào có sản lượng thịt hơi xuất chuồng tính
theo đầu người nhiều nhất?
A. Đà Nẵng. B. Quảng Trị.
C. Lào Cai. D. Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 36. Khó khăn nhất về tự nhiên làm gián đoạn thời gian khai thác thuỷ sản ở nước ta trong năm là
A. có nhiều bão và gió mùa Đông Bắc. B. có nhiều đoạn bờ biển bị sạt lở.
C. hạn hán, lũ lụt. D. sương muối, giá rét.

Câu 37. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết phát biểu nào sau đây đúng khi so sánh sản
lượng thuỷ sản của một số tỉnh?
A. Khai thác của Kiên Giang lớn hơn Đồng Tháp.
B. Nuôi trồng của Cà Mau nhỏ hơn Đồng Nai.
C. Khai thác của Bình Thuận nhỏ hơn Hậu Giang.
D. Nuôi trồng của Hậu Giang lớn hơn Đồng Tháp.
Câu 38. Nơi thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản nước lợ là
A. sông ngòi, kênh, rạch. B. bãi triều, đầm phá.
C. ao, hồ. D. ô, trũng ở đồng bằng.

Câu 39. Năng suất lao động xã hội của nước ta còn thấp, chủ yếu nhất là do
A. phân bố lao động không đều. B. cơ cấu kinh tế chậm thay đổi.
C. cơ sở hạ tầng còn hạn chế. D. trình độ lao động chưa cao.

Câu 40. Chúng ta đã đạt được thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân?
A. Tỉ lệ trẻ em sinh ra ngày càng nhiều, tuổi thọ trung bình được nâng cao.
B. Người dân chưa được hưởng các dịch vụ xã hội (văn hoá, giáo dục, y tế…)
C. Tuổi thọ trung bình của dân cư còn thấp, tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm.
D. Mức thu nhập bình quân đầu người tăng liên tục, tỉ lệ hộ nghèo giảm dần.

(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
HẾT

You might also like