You are on page 1of 4

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I

A. NỘI DUNG
I. PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)
Cho ngữ liệu (thơ/truyện hiện đại) ngoài chương trình SGK, thực hiện 1 - 5 yêu cầu:
1. Nhận biết (thể loại, phương thức biểu đạt, ngôi kể, đề tài, nhân vật, chi tiết...)
2. Giải thích ý nghĩa từ ngữ, hình ảnh, chi tiết,...
3. Biện pháp tu từ (nêu tên, chỉ rõ và tác dụng)
Xác định lời dẫn trực tiếp, gián tiếp; đối thoại, độc thoại nội tâm,...
4. Nêu nội dung, cảm xúc, chủ đề của VB; đánh giá và phân tích nhân vật; trình bày quan điểm về bài
học,....
5. Viết đoạn văn 6 - 9 câu có yêu cầu Tiếng Việt
II. PHẦN II. LÀM VĂN (6 ĐIỂM)
Lựa chọn một trong 3 yêu cầu sau:
1. Viết bài văn tự sự có yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, nghị luận
2. Viết bài văn thuyết minh có yếu tố miêu tả và biểu cảm
3. Viết bài văn nghị luận văn học

B. HƯỚNG DẪN KĨ NĂNG


I. Kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học
Bước 1: Xác định và phân tích đề bài
- Xác định rõ đối tượng cần nghị luận, dung lượng bài viết (khoảng 6- 9 câu văn).
- Xác định rõ yêu cầu tiếng Việt tích hợp trong đoạn văn.
- Xác định rõ cấu trúc đoạn văn (Diễn dịch, quy nạp hay T-P-H).
+ Diễn dịch: Câu chủ đề nằm đầu đoạn văn.
+ Quy nạp: Câu chủ đề nằm cuối đoạn.
+ T – P – H: Câu chủ đề nằm đầu và cuối đoạn văn.
Bước 2: Tạo ý và viết đoạn
- Đoạn diễn dịch: Qua……………trong văn bản “……..”, tác giả đã cho người đọc thấy rõ
được…………
- Đoạn quy nạp:
+ Nên đi thẳng vào phân tích đối với truyện, đối với thơ nên trích dẫn thơ, ví dụ: Mở đầu…….nhà
thơ ……. có viết: “……….”
+ Câu chủ đề cuối đoạn: Tóm lại, bằng ngòi bút tài tình của mình, tác giả…. đã khắc họa rõ……
- Đoạn văn T-P-H:
+ Câu chủ đề đầu đoạn: Qua……………trong văn bản “……..”, tác giả đã cho người đọc thấy rõ
được…………
+ Câu chủ đề cuối đoạn: Tóm lại, bằng ngòi bút tài tình của mình, tác giả…. đã khắc họa rõ……
* Lưu ý: Khi viết đoạn/bài văn cần phân tích triệt để các yếu tố nghệ thuật (biện pháp tu từ, hình ảnh,
giọng điệu…)
Bước 3: Gạch chân và chú thích phần tiếng Việt
Bước 4: Đọc và kiểm tra lại đoạn văn
* Kĩ năng phân tích, cảm thụ đoạn thơ, bài thơ.
Cần lưu ý những yếu tố nghệ thuật của thơ:
1. Từ ngữ: gợi hình, gợi cảm, đa nghĩa, độc đáo, sáng tạo.
2. Hình ảnh: cụ thể hay khái quát; chân thực hay lãng mạn, bay bổng.
3. Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, liệt kê, nói quá, nói giảm nói
tránh.
4. Bút pháp nghệ thuật: bút pháp hiện thực, bút pháp lãng mạn…
5. Nhịp điệu: cách ngắt nhịp.
6. Thanh điệu: phối hợp bằng trắc, phối âm, hiệp vần…
7. Kết cấu: đầu cuối tương ứng, lặp cấu trúc…
* Kĩ năng phân tích đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.
Cần lưu ý những yếu tố nghệ thuật của văn xuôi:
1. Tình huống
2. Ngôi kể
3. Điểm nhìn
4. Ngôn ngữ truyện
5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật (ngoại hình, nội tâm)
* Kĩ năng cảm thụ chi tiết nghệ thuật
1. Xác định đó là chi tiết nào, trong tác phẩm nghệ thuật của ai?
2. Chi tiết ấy có ý nghĩa gì về nội dung:
- Nói về điều gì?
- Qua đó gửi gắm thông điệp gì?
3. Chi tiết đó có ý nghĩa gì về nghệ thuật:
Làm tăng tính sinh động, hấp dẫn như thế nào?
* Kĩ năng phân tích giá trị của biện pháp tu từ.
1. Đó là biện pháp tu từ gì? Được thể hiện ở từ ngữ, hình ảnh nào?
2. Biện pháp tu từ đem đến cái hay cho lời thơ, lời văn ra sao?
- Về nội dung.
- Về nghệ thuật.
(Nên so sánh với trường hợp không sử dụng biện pháp tu từ)
3. Giúp em hiểu thêm điều gì về tình cảm, thái độ của tác giả.

II. Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội


Bước 1: Đọc và phân tích đề thi
- Xác định đúng đối tượng cần nghị luận
- Xác định dung lượng của đoạn văn
- Xác định phương pháp viết đoạn văn NLXH.
Bước 2: Lựa chọn phương pháp viết đoạn
* Cách 1: NL về tư tưởng, đạo lí
(tinh thần trách nhiệm, tình yêu quê hương đất nước, lẽ sống cống hiến, ý chí và nghị lực sống, tinh
thần lạc quan, tình mẫu tử, mạng xã hội, thiết bị điện tử, ….)
- Giới thiệu vấn đề (Trực tiếp/gián tiếp)
- Giải quyết vấn đề:
+ Giải thích vấn đề: nêu khái niệm (Vậy……..là gì?)
+ Nêu biểu hiện: (chứng minh các biểu hiện và có ví dụ chứng minh)
+ Nêu vai trò, ý nghĩa của vấn đề đang nghị luận
+ Nêu mặt trái/mở rộng vấn đề: (nêu biểu hiện và có ví dụ chứng minh)
+ Liên hệ bản thân mình
- Kết thúc vấn đề nghị luận: Khẳng định lại tầm quan trọng của vấn đề nghị luận.
* Cách 2: NL về một sự việc, hiện tượng đời sống
(Học vẹt, học tủ; Ô nhiễm môi trường; bạo lực học đường, nạn phá rừng, thiết bị điện tử,...)
- Nêu thực trạng (đặt vấn đề)
- Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên (Nêu lí do đã dẫn đến vấn đề cần nghị luận)
- Hậu quả (vấn đề tiêu cực); Kết quả (vấn đề tích cực) => cần có ví dụ chứng minh rõ ràng, cụ thể.
- Giải pháp (Nêu ra cách giải quyết nhằm hạn chế vấn đề đang nghị luận)
- Liên hệ bản thân
- Kết thúc vấn đề: khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.
* Cách 3: Dạng đề nghị luận về vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học.
- Nêu ý nghĩa vấn đề trong tác phẩm (1, 2 câu)
- Bàn luận về vấn đề trong đời sống (như dạng 1 hoặc 2)
III. Kĩ năng viết bài văn tự sự
Bước 1: Đọc và phân tích đề thi
Bước 2: Viết dàn ý: Lưu ý gạch các ý chính triển khai trong bài để khi viết tránh thiếu ý
Bước 3: Viết bài đảm bảo bố cục 3 phần
- Mở bài: Giới thiệu sơ lược sự việc và nhân vật chính trong câu chuyện.
- Thân bài: (Lưu ý tách đoạn phần thân bài)
+ Trình bày diễn biến các sự việc theo một trình tự liền mạch và có mối liên kết mạch lạc với nhau.
+ Trong đó, đan xen cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật hoặc người kể chuyện cho bài văn thêm sinh
động.
- Kết bài: Nêu phần kết truyện và bày tỏ thái độ cũng như ý nghĩa muốn truyền đạt của người kể
đến độc giả.
Bước 4: Lưu ý yêu cầu gạch chân các chi tiết miêu tả và biểu cảm
IV. Kĩ năng viết bài văn thuyết minh
Bước 1: Xác định đề bài
Xác định đề tài cần thuyết minh về đối tượng nào
Lưu ý: Học sinh cần phải xác định được những vấn đề liên quan đến đối tượng, hiểu rõ ràng, đầy
đủ và chính xác về nó.
Bước 2: Lập dàn ý
Mở bài
- Giới thiệu về đề tài cần thuyết minh
- Tạo sự chú ý, dẫn dắt người đọc về nội dung thuyết minh
Thân bài
- Tìm ý, chọn ý: Xác định xem mình cần triển khai những ý nào liên quan tới chủ đề cần thuyết
minh.
Nguồn gốc, xuất xứ
Đặc điểm
Ý nghĩa…
- Sắp xếp ý: Cần trình bày những ý đã chọn theo trình tự như thế nào để phù hợp với đối tượng
thuyết minh. Làm sao để người đọc nắm bắt được nội dung
Kết bài
Nhấn mạnh lại đề tài và tạo ấn tượng cho người đọc về đối tượng đề cập trong bài.

You might also like