You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II

A.TIẾNG VIỆT
1. Kiểu câu phân theo mục đích nói:
Kiểu câu Mục đích Hình thức Ví dụ
Câu nghi vấn Dùng để hỏi, cầu khiến, - Có từ nghi vấn:ai, gì, nào, hả, - Em tên gì?
khẳng định, phủ định, đe không... - Không học liệu có làm được
dọa, bộc lộ cảm xúc. - Kết thúc bằng dấu chấm hỏi không?

Câu cầu khiến Dùng để ra lệnh, yêu - Có từ cầu khiến:hãy, đừng, chớ, - Về đi!
cầu, đề nghị, khuyên thôi, nào, đi… - Đừng buồn nữa!
bảo… - Kết thúc bằng dấu chấm than, ý - Hãy trật tự!
cầu khiến không mạnh thì kết thúc
bằng dấu chấm.
Câu cảm thán Dùng để bộc lộ trực tiếp - Có từ cảm than: ôi, than ôi, hỡi - Ôi! Bố đã về !
tình cảm cảm xúc. ơi, trời ơi, eo ôi, xiết bao... - Eo ôi! Lớp học bụi qúa!
- Kết thúc bằng dấu chấm than. - Hạnh phúc xiết bao!
Câu trần thuật Dùng để kể, tả, thông - Không có từ nghi vấn, cầu khiến, - Kể:Tôi bị mẹ đánh.
báo, nhận định. Ngoài ra cảm thán. - Tả: Mưa rơi lộp độp.
còn dung để yêu cầu, đề - Kết thúc bằng dấu chấm, chấm - Thông báo: Hai giờ xe chạy.
nghị, bộc lộ cảm xúc. lửng. - Nhận định: Nam học giỏi.
Câu phủ định - Thông báo, xác nhận Có từ phủ đinh: không, chẳng, - Hồng không đáp.
không có sự vật, sự viêc, chưa, đâu có, chả, chảng phải… - Chẳng ai đên.
tính chất… - Lớp chưa nghiêm túc.
- Phản bác ý kiến

2.Quan hệ giữa kiểu câu và kiểu hành động nói:


Kiểu câu Hành động nói trực tiếp Hành động nói gián tiếp
Câu nghi vấn Hỏi Mục đích khác
Câu cầu khiến Điều khiển(ra lệnh, khuyên bảo, yêu cầu) Mục đích khác
Câu cảm thán Bộc lộ tình cảm cảm xúc Mục đích khác
Câu trần thuật Trình bày(kể, tả, thông báo, hứa hẹn) Mục đích khác
3. Hội thoại:
- Vai xã hội là vị trí của ngườ tham gia hội thoại trong cuộc thoại.
- Quan hệ xã hội: Trên dưới hoặc ngang hàng theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình xã hội.
- Lượt lời: Mỗi lần tham gia nói được tính là một lượt lời.
4.Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ:
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng hoặc đặc điểm(thứ bậc xã hội, trước sau của hành động, thời
gian, trình tự quan sát)
- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm
- Liên kết với câu đứng trước.
- Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.

1
C.TẬP LÀM VĂN
* Đoạn văn:
Khái niệm: Đoạn văn biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn của văn bản. Về hình thức, chữ đầu đoạn văn phải viết
hoa, lùi vào độ một ô tính từ lề. Kết thúc đoạn văn bằng dấu chấm xuống dòng.
Câu chủ đề của đoạn văn:Câu chủ đề (còn gọi là câu chốt) mang nội dung khái quát lời lẽ ngắn gọn, thường đủ
hai thành phần chính C- V; nó có thể đứng đầu đoạn văn (đoạn diễn dịch) cũng có thể đứng cuối đoạn (đoạn
quy nạp)
Cách trình bày nội dung trong đoạn văn:
- Đoạn diễn dịch ( là cách thức trình bày ý đi từ ý chung, khái quát đến các ý cụ thể chi tiết. Đoạn diễn dịch thì
câu chốt đứng đầu đoạn, các câu đi kèm sau nhằm minh hoạ câu chốt.
- Dựng đoạn quy nạp ( là cách trình bầy nội dung đi từ các ý chi tiết, cụ thể đến ý chung khái quát. Trong đoạn
quy nạp, các câu mang ý chi tiết, cụ thể đứng trước, câu chủ đề đứng cuối đoạn.
VĂN THUYẾT MINH
I. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
1.Thuyết minh là gì?
- Thuyết minh nghĩa là nói rõ, giải thích, giới thiệu
- Thuyết minh còn có nghĩa là hướng dẫn cách dùng
2. Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các
hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, trong xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
VD: -Giới thiệu về một nhân vật lịch sử
- Giới thiệu một đặc sản, một món ăn
- Giới thiệu một loài hoa, loài chim, loài thú…
3. Văn bản thuyết minh có tính chất khách quan, thực dụng, là loại văn bản có khả năng cung cấp tri thức xác
thực, hữu ích cho con người.
4. Một văn bản thuyết minh hay, có giá trị là một văn bản trình bày rõ ràng hấp dẫn những đặc điểm cơ bản của
đối tượng thuyết minh.
5. Văn bản thuyết minh sử dụng ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động.
II. Tính chất của văn thuyết minh
- Một văn bản thuyết minh hay có giá trị là một văn bản trình bầy rõ ràng, hấp dẫn những đặc điểm cơ bản
của đối tượng thuyết minh.
- Ngôn ngữ diễn đạt trong văn bản thuyết minh phải chính xác, chặt chẽ, cô đọng và sinh động. Cách viết
màu mè, dài dòng sẽ gây cho người nghi ngờ, khó chịu, cần hết sức tránh.
VD: (xem trang 95,96,97 sách cảm thụ ngữ văn THCS 8 – Tạ Đức Hiền)
III. Yêu cầu và phương pháp thuyết minh
1. Yêu cầu:
- Trước hết phải hiểu rõ yêu cầu của bài làm là cung cấp tri thức khách quan, khoa học về đối tượng thuyết
minh
- Phải quan sát, tìm hiểu kĩ lưỡng, chính xác đối tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản
chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bầy các biểu hiện không phải tiêu biểu, không quan trọng.
- Phải sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc
- Cần chú ý thời gian được thuyết minh, đối tượng đọc, nghe bài thuyết minh của mình.
2. Phương pháp
Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều
phương pháp thuyết minh như : nêu định nghĩa, mô tả sự vật, sự việc, nêu ví dụ, liệt kê, so sánh, đối chiếu phân
tích, phân loại, dùng số liệu, nói vừa phải, tránh đại ngôn…
Tham khảo ví dụ trong sách trên (như mục III)
IV. Cách làm bài văn thuyết minh
1. Phải tìm hiểu đề bài, nhằm xác định đối tượng sẽ thuyết minh
2. Tiếp theo, người làm bài phải tìm các tri thức khách quan, khoa học về đối tượng thuyết minh (có thể đến tận
nơi quan sát, tìm hiểu kĩ lưỡng, chính xác, ghi chép lại) hoặc tìm đọc ở sách báo các kiến thức tin cậy về đối
tượng thuyết minh
3. Tiếp theo nữa, sau khi có kiến thức rồi, cần tìm một hướng trình bày theo một trình tự thích hợp với đối
tượng cần thuyết minh, sao cho người đọc dễ hiểu

2
VD: Nếu thuyết minh về chiếc xe đạp có thể đi từ bộ phận quan trọng, đến không quan trọng, đến tác
dụng của xe đạp với người sử dụng…
Nếu thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam cần đi theo trình tự từ nguồn gốc, cách làm nón, các kiểu dáng
nón, tác dụng khi con người sử dụng…
4. Khi làm văn thuyết minh, chú ý sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Chú ý “chất văn”
phù hợp với văn thuyết minh.
Bài tập 1: Hãy giới thiệu một món ăn của các bé ở lứa tuổi nhi đồng.
Bài tập 2: Hãy thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử của địa phương em.
Bài tập 3: Hãy thuyết minh về các loài hoa ngày tết cổ truyền Việt Nam
Bài tập 4: Thuyết minh về bánh dẻo, bánh nướng trong dịp tết trung thu.
VĂN NGHỊ LUẬN
I.Nghị luận văn học :
1.Thơ Hồ Chí Minh và tập nhật kí trong từ:
a, Hoàn cảnh
b,Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua những bài thơ trong « NKTT » đã học
* Lòng yêu nước cháy bỏng, đêm ngày khắc khoải, trằn trọc băn khoăn lo cho vận mệnh đất nước (Không ngủ
được), Ốm nặng)
* Chất thép phi thường của người chiến sĩ vĩ đại HCM, phong thái ung dung, tự chủ, luôn làm chủ hoàn cảnh
với tinh thần lạc quan chiến thắng (Ngắm trăng, đi đường, đáp thuyền đi Ung Ninh)
* Tâm hồn nghệ sĩ luôn nhạy cảm với vẻ đẹp bình dị mà thi vị củ thiên nhiên (ngẳm trăng, đáp thuyền...)
BÀI 1 : NGẮM TRĂNG
- Đề tài ngắm trăng
- Hoàn cảnh ngắm trăng
- Cuộc vượt ngục tinh thần
*Tóm lại : chỉ là một bài thơ tứ tuyệt giản dị nhưng « Ngắm trăng » đã cho thấy vẻ đẹp của một tâm hồn, một
nhân cách lớn vừa rất nghệ sĩ, vừa có đủ bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ vĩ đại. Bài thơ đã cho thấy nét
đặc sắc của thơ trữ tình HCM, vừa có màu sắc cổ điển (thể hiện ở đề tài « vọng nguyệt », ở thi liệu « rượu, hoa,
trăng », cấu trúc đăng đối trong hai câu thơ sau ; đặc biệt nhất là hình ảnh của chủ thể trữ tình ung dung giao
cảm đặc biệt với thiên nhiên) vừa mang hồn của thời đại (một hồn thơ lạc quan, luôn hướng về phía cuộc sống,
vừa mang tinh thần thép vừa giản dị, hồn nhiên, vừa hàm súc.
Bài 2 : TỨC CẢNH PÁC BÓ
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được viết ra trong một hoàn cảnh đặc biệt : tháng 2/1941, sau 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng ở
nước ngoài tìm đường giải phóng dân tộc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách
mạng trong nước. Người sống và làm việc trong những điều kiện hết sức gian khổ ở hang Pắc Bó Cao Bằng sát
biên giới Việt Trung. Nhưng với một tinh thần lạc quan cách mạng, một nụ cười hóm hỉnh, tươi vui, Bác đã làm
thơ về những ngày gian khổ đó.
2. Cảm nhận chung về bài thơ
Bài thơ với bốn câu, có giọng đùa vui hóm hỉnh, đã toát lên một cảm giác vui thích, thoải mái. Đằng sau niềm
vui đó là vẻ đẹp của một tâm hồn bình dị mà thanh cao hồn nhiên mà đầy bản lĩnh của Bác Hồ
3. Phân tích bài thơ
Theo cấu trúc, có thể thấy bài tứ tuyệt này gồm hai phần :
- Ba câu đầu là phần tả cảnh và kể sự việc ở Pắc Bó
- Câu cuối nói lên cảm nghĩ về cuộc sống ở Pắc Bó đồng thời cũng là quan niệm sống của người chiến sĩ cách
mạng trong những ngày đầu hết sức gian khổ ?
-Thực ra, ở ba câu đầu, qua phần kể và tả cũng đã phần nào bộc lộ quan niệm sông của tác giả, để nhà thơ có
thể tổng kết lại như một lời khẳng định đầy tự hào : Cuộc đời cách mạng thật là sang. Tình thần của bài thơ, khí
chất của người viết, dấu ấn của tác giả được cô đúc và toả sáng trong câu thơ này.
2. Thơ Tố Hữu: KHI CON TU HÚ
a, Hoàn cảnh :Bài thơ « khi con tu hú » được Tố Hữu sáng tác tháng 7/1939 tại nhà lao Thừa Phủ Huế.
b,Cảnh thiên nhiên, tươi vui, rộn ràng đầy quyến rũ đối với người chiến sĩ trong tù
c. Tâm trạng bực bội, u uất của người chiến sĩ trẻ trong phong giam ngột ngạt.
3. Văn bản nghị luận : Hịch tướng sĩ, nước Đại Việt ta, Chiếu dời đô, Thuế máu.
II. Nghị luận xã hội :
3
- Tệ nạn xã hội
- Văn hóa trang phục
- Khuyên bạn chăm học.
- Vai trò của người lãnh đạo.

You might also like