You are on page 1of 5

Bài 6.

NÂNG NIU KỈ NIỆM (THƠ)


A. Tri thức ngữ văn
- Tình cảm, cảm xúc trong thơ là những rung động nội tâm, những cảm nhận của nhà thơ.
- Cảm hứng chủ đạo trong thơ là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm
thơ, tác động đến cảm xúc của người tiếp nhận.

CHIẾC LÁ ĐẦU TIÊN


A. Trước khi đọc
B. Sau khi đọc
1. Tìm hiểu giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối,
chủ thể trữ tình
Câu 1:
- Chủ thể trữ tình của bài thơ xuất hiện qua các đại từ nhân xưng như: Anh (trong tương quan với
em), tôi (trong tương quan với bạn), ta (trong tương quan với chính mình và mọi người)
=> Linh hoạt trong việc bộc lộ cảm xúc.
Câu 3:
- Đoạn thơ trích dẫn trực tiếp lời đùa cợt tinh nghịch của đám bạn học nhằm thể hiện sống động
không khí tươi vui của tuổi học trò.
Câu 5: Chiếc lá đầu tiên là hình ảnh có tính biểu tượng, tượng trưng cho tình yêu đầu tiên, cho cuộc
hẹn hò đầu tiên, cho kỉ niệm buổi học đầu tiên.
Những gì có tính chất “đầu tiên” thường ban sơ, ngây ngô, trong trẻo, cảm xúc khó quên.
2. Tìm hiểu tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của bài thơ
Ngợi ca lẫn tiếc nuối những kỉ niệm tuyệt đẹp của tuổi hoa niên, của tình yêu đầu đời.
Tổng kết
1. Nội dung
- Kí ức của tác giả về những kỉ niệm tuổi học trò. Tình cảm trong sáng, chân thật hồn nhiên.
2. Nghệ thuật
- Giọng điệu chân thành, tha thiết, tươi vui
- Từ ngữ, hình ảnh gợi cảm…
TÂY TIẾN
(Quang Dũng)
A. Trước khi đọc
B. Sau khi đọc
1. Tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình
Câu 3:
* Bức tranh thiên nhiên trong đoạn 1:
Hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt đồng thời cùng mĩ lệ, trữ tình, huyền ảo.
* Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong đoạn 1:
Cuộc sống chiến đấu đầy khó nhọc, hi sinh, nhưng tâm hồn vẫn lãng mạn, khí phách hào hùng.
* Một số nét đặc sắc trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp của đoạn thơ:
- Hình ảnh: chất liệu hiện thực vừa mang đậm vẻ đẹp lãng mạn
- Từ ngữ: từ láy và kết hợp từ độc đáo
- Vần: khai thác hiệu quả yếu tố vần ơi (ơi – vơi – hơi – trời – khơi – đời): Âm tiết nửa mở tạo âm
hưởng kéo dài => hình ảnh thiên nhiên mênh mông, cảm xúc nhớ nhung da diết.
- Nhịp: Ngắt nhịp đột ngột góp phần tạo giá trị gợi hình cho câu thơ
Câu 4:
a. Vẻ đẹp của hình ảnh người lính ở đoạn 3
- Dáng vẻ bên ngoài: kiêu hùng, dũng mãnh,
- Tâm hồn người lính: hào hoa, lãng mạn, bay bổng.
- Lý tưởng của người lính: tự nguyện lựa chọn hiến dâng tuổi trẻ vì đất nước
- Sự hi sinh của những người lính: thanh thản, nhẹ nhàng
b. Sự khác biệt giữa hình ảnh người lính được khắc hoạ trong đoạn 3 với đoạn 2:
- Đoạn 2: Người lính hiện lên với tâm hồn lãng mạn, hào hoa, lạc quan, yêu đời.
- Đoạn 3: Hình ảnh người lính được khắc hoạ với vẻ đẹp bi tráng.
2. Tìm hiểu tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của bài thơ
- Dòng thơ bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi, Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.
=> Thể hiện trực tiếp tình cảm nhớ nhung của tác giả, khẳng định cảm xúc bao trùm bài thơ là nỗi
nhớ về binh đoàn Tây Tiến, tác động trực tiếp đến tình cảm của người đọc.
- Chủ thể trữ tình của bài thơ là nhà thơ Quang Dũng - kiểu chủ thể trữ tình ẩn.
- Cảm hứng chủ đạo: Ngợi ca vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn của người lính trong đoàn quân Tây Tiến.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến vừa mang vẻ đẹp lãng mạn, vừa đậm chất bi
tráng trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội.
2. Nghệ thuật
- Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, đậm chất bi tráng 
- Hình ảnh, ngôn ngữ độc đáo, vừa có nét cổ kính, vừa mới lạ
- Giọng điệu: Khi tha thiết bồi hồi, khi hồn nhiên vui tươi, khi bâng khuâng man mác, khi trang
trọng, khi trầm lắng…
DƯỚI BÓNG HOÀNG LAN
(Thạch Lam)
Câu 1
- Không gian bên trong là không gian của kí ức ngọt ngào, của tình yêu thương, của sự bình yên,
xoa dịu tâm hồn; Đó là điều mà không gian xô bồ, ồn ào bên ngoài khu vườn không có được.
Câu 2:
- Hình ảnh đan xen giữa quá khứ và hiện tại:
+ Hình ảnh ngôi nhà trong cảm nhận của Thanh
+ Hình ảnh cây hoàng lan
+ Tâm trạng của nhân vật Nga
→ Tạo nên sự đồng hiện hình ảnh giữa hai khoảng thời gian. => Thấy được cảm xúc, tâm trạng của
các nhân vật khi hồi tưởng về quá khứ.
Câu 3:
- Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm giác bình yên, gần gũi, thư thái. => Thanh là một người
sâu lắng, nội tâm, luôn mang trong mình những kí ức đẹp nhất của thời ấu thơ.
Câu 4:
- Tình cảm giữa Thanh và Nga thực sự trong sáng, lãng mạn mà sâu lắng. Cả hai đều hiểu rõ về tình
cảm của đối phương nhưng không ai dám thổ lộ với ai.
NẮNG MỚI
(Lưu Trọng Lư)
Câu 1
- Nhân vật “tôi” đã thể hiện tâm trạng nhớ mẹ, nhớ về những ngày xưa cùng mẹ:
+ Từ: nhớ, chửa xóa mờ.
+ Hình ảnh: phơi áo đỏ, nụ cười đen nhánh sau tay áo.
Câu 2:
- Từ ngữ trong bài thơ khá giản dị, gần gũi với đời sống thường nhật và mang đậm màu sắc làng quê
Bắc Bộ.
- Cách ngắt nhịp trong bài thơ: 3/4, 4/3, 2/5; gieo vần chân.
→ Tạo cảm giác quen thuộc, gần gũi và dễ tìm được sự đồng cảm nơi người đọc; nhịp thơ nhịp
nhàng, phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình.
Câu 4:
- Cảm ứng chủ đạo, xuyên suốt tác phẩm là nỗi nhớ về người mẹ trong kí ức tuổi thơ của tác giả =>
Thể hiện giá trị đạo đức truyền thống của người Việt Nam, tình yêu thương gia đình.
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Thực hành tại lớp
VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
* Yêu cầu đối với kiểu bài:
+ Mở bài: giới thiệu tác phẩm, tác giả; nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
+ Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
+ Kết bài: khẳng định lại giá trị của chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm; nêu tác
động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm.
NÓI VÀ NGHE
GIỚI THIỆU, ĐÁNH GIÁ VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA MỘT TÁC PHẨM VĂN
HỌC
Thực hành tại lớp
NÓI VÀ NGHE
NGHE VÀ NẮM BẮT Ý KIẾN, QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI NÓI;
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ Ý KIẾN, QUAN ĐIỂM ĐÓ
Thực hành tại lớp
ÔN TẬP
Câu 1 – viết bảng này vào sách
Văn bản Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
Chiếc lá đầu tiên - Nội dung: sự hồi tưởng của tác giả về những kỉ niệm thời đi học
- Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ thơ bình dị, nhẹ nhàng.
+ Giọng điệu hồi tưởng, tâm tình.
Tây Tiến - Nội dung: những kỉ niệm sâu sắc, ca ngợi chí khí hào hùng của người lính
Tây Tiến.
- Nghệ thuật:
+ Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bi tráng.

Bài 4: Giá trị của kỉ niệm


     Kỉ niệm giúp đời sống con người trở nên phong phú, là động lực để con người cố gắng. Đồng
thời, giúp chúng ta học được cách trân trọng những gì đã xảy ra trong suốt cuộc hành trình dài.

You might also like