You are on page 1of 10

TIẾT 87 TÔI YÊU EM

-A.X. Pu –skin –
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong tình yêu: chân
thành, say đắm, vị tha, cao thượng.
- Thấy được nét đặc sắc trong thơ tình của Pu-skin: giản dị, trong sáng, tinh tế.
2. Phẩm chất
- Nhân ái: thể hiện ở tình yêu chân thành, vị tha đối với mọi người.
- Trách nhiệm: thể hiện ở sự tham gia, đóng góp với các bạn cùng nhóm trong
việc giải quyết nhiệm vụ học tập chung.
- Chăm chỉ: ham học, có tinh thần tự học, tự chủ động trong giải quyết các
nhiệm vụ học tập.
3. Năng lực cần hướng tới
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm
- Năng lực đọc - hiểu tác phẩm Tôi yêu em theo đặc trưng thơ trữ tình
- Năng lực ngôn ngữ: trình bày suy nghĩ, cảm nhận, đánh giá về nội dung, tư
tưởng
- Năng lực văn học: phân tích, cảm thụ, so sánh với các tác phẩm thơ có cùng
chủ đề.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: chủ động, sáng tạo giải quyết các tình
huống trong hoạt động học và trong thực tiễn cuộc sống.
- Năng lực công nghệ thông tin khi vận dụng vào những nội dung báo cáo cụ thể.
- Năng lực thẩm mĩ khi phân tích, cảm nhận các giá trị nội dung, nghệ thuật đặc
sắc của văn bản
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: SGK, giáo án, PPT bài giảng.
- Học sinh: SGK, bài soạn.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, gợi mở, thảo luận
nhóm,...
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Giới thiệu bài mới
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, thu hút học sinh sẵn sàng thực hiện
nhiệm vụ học tập của mình. Học sinh khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: Đoán chủ đề qua hình ảnh
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
+ Giáo viên trình chiếu hai bức tranh thần tình yêu của Ấn Độ và thần tình yêu Hy
lạp.
+ HS trình bày hiểu biết, ấn tượng ban đầu gợi lên từ hai bức ảnh.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
+ Học sinh suy nghĩ, trao đổi và trả lời.
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức và dẫn vào bài mới

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC


Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
b. Nội dung: Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng sgk, kiến thức để thực hiện
hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
*Tìm hiểu chung về tác giả I. Tìm hiểu chung
Bước 1:GV giao nhiệm vụ 1. Tác giả
- Em hãy trình bày hiểu biết của a. Cuộc đời
mình về tác giả Pu-skin. - A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích
Pu-skin (1799-1837), sinh trưởng
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ trong một gia đình quý tộc lâu đời
- HS suy nghĩ trả lời. ở Mát-xcơ-va.
- Ông gắn bó sâu nặng với số phận
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện của nhân dân, đất nước, dũng cảm
nhiệm vụ đấu tranh chống chế độ chuyên
chế độc đoán của Nga hoàng.
Học sinh tái hiện kiến thức và trình bày: - Pu-skin sớm tiếp thu những tư
- A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích tưởng tiến bộ, sớm thành công
Pu-skin (1799-1837), sinh trưởng với những bài thơ yêu nước, ngợi
trong một gia đình quý tộc lâu đời ca tự do.
ở Mát-xcơ-va. - Năm 1937 ông bị sát hai trong
- Ông gắn bó sâu nặng với số phận một cuộc đấu súng.
của nhân dân, đất nước, dũng cảm b. Sự nghiệp
đấu tranh chống chế độ chuyên - Ông được tôn vinh là “Mặt trời
chế độc đoán của Nga hoàng. của thi ca Nga”; niềm kiêu hãnh
của nhân dân nga; là nhà thơ, nhà
- Pu-skin sớm tiếp thu những tư văn kiệt xuất của nhân dân Nga
tưởng tiến bộ, sớm thành công và thế giới.
với những bài thơ yêu nước, ngợi - Sự nghiệp sáng tác phong phú và
ca tự do. đa dạng, thành công trên nhiều
- Năm 1937 ông bị sát hai trong thể loại.
một cuộc đấu súng. - Các tác phẩm chính:
Bước 4: Giáo viên nhận xét và chốt lại + Tiểu thuyết bằng thơ: Ép-ghê-
kiến thức nhi Ô-nhê-ghin.
+ Trường ca: Ru-xlan và Li-út-
*Tìm hiểu chung về tác phẩm mi-la; Người tù Cáp-ca-dơ,...
Bước 1: GV giao nhiệm vụ + Truyện ngắn: Cô tiểu thư nông
dân; Con đầm pích,...
- Em hãy nêu xuất xứ, hoàn cảnh +....
sáng tác của tác phẩm. - Các sáng tác của ông đã thể hiện
tuyệt đẹp tâm hồn Nga khao khát
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ tự do và tình yêu với một tiếng
- HS suy nghĩ, trả lời. nói trong sáng, thuần khiết, thể
hiện cuộc sống một cách giản dị,
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện chân thực.
nhiệm vụ 2. Tác phẩm
Học sinh tái hiện, trình bày: - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được
khởi nguồn từ mối tình của nhà
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được
thơ với A.A. Ô-lê-nhi-ca (con gái
khởi nguồn từ mối tình của nhà
Chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật
thơ với A.A. Ô-lê-nhi-ca (con gái
Nga) – người mà năm 1829 Pu-
Chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ
skin đã cầu hôn nhưng không
thuật Nga) – người mà năm 1829
được chấp nhận.
Pu-skin đã cầu hôn nhưng không
được chấp nhận. - Xuất xứ: Viết năm 1829 in trong
tập “Những bông hoa phương
- Xuất xứ: Viết năm 1829 in trong
Bắc”.
tập “Những bông hoa phương
Bắc”. - Thể loại: thơ trữ tình
Bước 4: GV nhận xét và chốt lại kiến - Đề tài: tình yêu
thức
- Nhan đề “Tôi yêu em” là do
người dịch đặt.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản
a. Mục tiêu: Hiểu được tình yêu chân thành, trong sáng, cao thượng của nhân
vật trữ tình; xác định được những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong bài
thơ.
b. Nội dung: Học sinh sử dụng sgk kết hợp với hoạt động nhóm để đọc hiểu
văn bản.
c. Sản phẩm: Kết quả thảo luận nhóm
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ II. Đọc hiểu văn bản
- GV hướng dẫn học sinh đọc, tóm 1. Bố cục
tắt.
Bố cục: 3 phần:
+ Dòng 1+2: giọng đọc ngập
+ Phần 1: Bốn dòng thơ đầu (Tình yêu
ngừng.
đắm say, mãnh liệt và sự ghìm nén cảm
+ Dòng 3+4: mạnh mẽ, dứt khoát xúc)
+ Dòng 5+6: buồn đau, day dứt + Phần 2: Bốn dòng thơ cuối (Những
cung bậc tâm trạng và lời khẳng định
+ Dòng 7+8: tha thiết nhưng trầm
tình yêu chân thành, đằm thắm.)
tĩnh.
2. Phân tích
- GV đọc mẫu sau đó yêu cầu học
sinh xác định bố cục. a. Bốn câu thơ đầu
 Dòng thơ 1,2:
GV tổ chức cho học sinh thảo luận - Tình yêu nồng nàn, cháy bỏng,
theo nhóm: rực lửa yêu thương:
Nhóm 1: Điệp khúc nào làm nổi bật cảm  Tôi yêu em(Tôi đã yêu em): lời
xúc chủ đạo của bài thơ? Tâm trạng của thổ lộ tình yêu lãng mạn, nồng
nhân vật trữ tình được biểu hiện trong nàn, tràn đầy yêu thương
o Đại từ nhân xưng tôi – em: diễn tả
hai dòng thơ đầu như thế nào?
chính xác mối quan hệ vừa gần
Nhóm 2: Giọng điệu trữ tình từ câu 1,2 vừa xa, vừa rụt rè vừa đằm thắm
sang câu 3,4 đã có sự chuyển biến như của nhân vật trữ tình.
thế nào? Điều đó thể hiện mâu thuẫn gì  ngọn lửa tình: hình ảnh ẩn dụ (chỉ
trong nội tâm nhân vật trữ tình? có trong thơ dịch) diễn tả tình yêu
mãnh liệt
Nhóm 3: Những trạng thái tâm lí nào đã  Các từ ngữ “chừng có thể”, “chưa
xuất hiện trong hai câu thơ 5,6? Cảm hẳn” và dấu hai chấm đặt giữa
xúc của nhân vật trữ tình trong hai câu câu thơ tạo giọng điệu ngập
thơ này là gì? ngừng:
o Nhịp điệu của trái tim yêu đắm
Nhóm 4: Lời cầu chúc trong dòng thơ say.
cuối đã thể hiện điều gì ở nhân vật trữ o Những băn khoăn, còn nhiều điều
tình? Hãy nêu suy nghĩ của em về tình khó nói của mối tình đơn phương.
yêu đơn phương trong bài thơ. - Tình yêu âm ỉ cháy, dai dẳng,
vững bền:
Bước 2: HS thảo luận, thực hiện
o đã (quá khứ) – vẫn (hiện
nhiệm vụ học tập tại) – có lẽ (tương lai):
+ HS tiếp nhận, thảo luận nhóm, suy Tình cảm say mê, sâu đậm,
nghĩ câu trả lời. bền vững theo thời gian.
o “chưa hẳn đã tàn phai”
+ GV vào phòng zoom quan sát, hướng (chưa tắt hẳn): Tình yêu ấy
dẫn, hỗ trợ học sinh khi cần. không bao giờ phai nhạt
Bước 3: HS báo cáo kết quả thảo luận như ngọn lửa âm ỉ cháy.
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá kết nhưng vẫn gợi lên một tình yêu
quả làm việc của học sinh, chốt kiến chân thành, bền vững, đắm say.
thức.  Lời thú nhận tình yêu chân thành,
mãnh liệt, bền bỉ của một trái tim
trung thủy
 Dòng thơ 3,4:
- Mạch thơ chuyển đổi (nhưng)
ngăn lại dòng thác cảm xúc yêu
thương đang dâng trào -> từ đắm
say sang suy tư sâu lắng.
- Mâu thuẫn giằng xé trong tâm
hồn giữa tình cảm và lí trí:
 Tình cảm vẫn hướng về em, yêu
em tha thiết
 Lý trí mách bảo nên dừng bước
trước tình yêu
- Ghìm nén cảm xúc, nhủ lòng phải
dứt khoát dừng lại tình yêu.
 Từ “không” mang tính phủ định
tạo âm điệu dứt khoát, cần phải
dừng lại tình yêu.
o không để em bận lòng (không làm
phiền em thêm nữa)
o (không) để em u hoài (không
muốn làm em buồn vì bất cứ điều
gì)
 Điều quan trọng nhất là sự thanh
thản trong tâm hồn em: lí do dừng
lại tình yêu đầy dịu dàng, trân
trọng và cao thượng. Ghìm nén
tình cảm cũng vì quá yêu em. ->
Tâm hồn cao đẹp của nhà thơ:
một trái tim yêu cao thượng, nhân
hậu, vị tha.
 Lời thơ giản dị, trong sáng, tinh
tế: Tình yêu chân thành, nồng
nàn, say đắm; Biết vượt qua cái
tôi cá nhân để mang lại sự thanh
thản cho người mình yêu – trái
tim yêu nhân ái, cao thượng vị
tha.
b. Bốn câu thơ cuối
 Dòng thơ 5,6:
- Tình yêu vẫn mãnh liệt, con tim
không tuân theo mệnh lệnh của lí
trí:
 Điệp khúc “Tôi yêu em” (Tôi đã
yêu em): Điệp khúc trái tim, điệp
khúc của yêu thương tuôn trào
mãnh liệt…
 Nhịp thơ nhanh hơn, dồn dập
hơn: diễn tả cung bậc tâm trạng
buồn nhưng cứ cuộn trào một tình
yêu như ngọn lửa đang bùng cháy
- Nhân vật trữ tình thổ lộ các cung
bậc cảm xúc như vỡ òa:
 Câu trúc theo thể bị động“Bị giày
vò bởi…khi bởi…”(lúc…khi):
nhấn mạnh những biến động
phức tạp, đầy sóng gió trong tâm
hồn đang yêu.
 Các cung bậc cảm xúc:
Âm thầm (lặng thầm)
Không hy vọng (vô vọng)
Rụt rè
Hậm hực lòng ghen (ghen tuông)
-> Tình yêu âm thầm với nỗi đau khắc
khoải, với niềm tuyệt vọng sâu xa, với
sự rụt rè khổ sở, với lòng ghen tuông
giày vò .
 Bộc lộ thành thực tất cả những
góc khuất tận đáy sâu tâm hồn:
yêu thương cháy bỏng, yếu đuối,
bất lực trong tình yêu nhưng sáng
lên trong giá trị nhân văn.
 Dòng thơ 7,8:
- Nhân vật trữ tình thổ lộ các cung
bậc cảm xúc như vỡ òa:
 Điệp khúc “Tôi yêu em”: lặp lại
lần thứ ba ào đến như con sóng
khẳng định tình yêu chân thành,
đằm thắm, càng về sau càng
mãnh liệt
 Tính từ “chân thành”, “đằm
thắm” (dịu dàng): dành tặng
những gì đẹp nhất cho người
mình yêu, là cái gốc của tấm lòng
cao thượng
- Dòng thơ cuối vụt sáng giá trị
nhân văn với lời chúc phúc vị tha
cao thượng: cầu cho người khác
yêu thương em như tôi đã yêu em
 Cầu (cầu trời): cầu mong, nguyện
cầu -> tiếng nói chân thành từ
đáy con tim.
 ẩn chứa nỗi niềm tiếc nuối xót xa
nhưng không bị luỵ.
 còn là lời tỏ tình đầy kiêu hãnh,
tự tin về một tình yêu chân thành,
nghiêm túc, cháy bỏng.
 tấm lòng nhân ái, cao thượng, vị
tha.
 Nhân cách cao đẹp của nhà thơ
 Lời thơ giản dị, trong sáng, tinh
tế;Điệp ngữ: “tôi yêu em”: Khẳng
định tình yêu chân thành, say
đắm; Làm nổi bật nét đẹp ‘văn
hóa tình yêu’ và sáng ngời nhân
cách cao đẹp của nhà thơ.
Hoạt động 3: Tổng kết
a. Mục tiêu: Kết luận được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
b. Nội dung: Học sinh sử dụng sách giáo khoa và kết quả của hoạt động đọc
hiểu để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tiến trình tổ chức
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ III. Tổng kết
- Em hãy cho biết nghệ thuật và ý 1. Ý nghĩa văn bản
nghĩa của văn bản.
- “Tôi yêu em” thấm đượm nỗi
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ buồn của một mối tình vô vọng
nhưng là nỗi buồn trong sáng của
- HS suy nghĩ trả lời một tâm hồn yêu đương chân
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện thành, mãnh liệt, cao thượng, vị
nhiệm vụ. tha, nhân ái. Bài thơ vụt sáng giá
trị nhân văn cao đẹp
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. 2. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng,
hàm xúc (chỉ sử dụng điệp ngữ
“tôi yêu em”)
- Giọng điệu thơ chân thực, sinh
động, thể hiện nhiều cảm xúc
khác nhau
- Cấu tứ bài thơ chặt chẽ

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức bài học.
b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi trắc nghiệm (trò chơi)
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ ĐÁP ÁN
Câu hỏi 1: Pu-skin được mệnh danh là gì? [1]= ‘b’
a. Mặt trăng của thi ca Nga [2]= ‘d’
b. Mặt trời của thi ca Nga [3]= ‘b’
c. Mặt trăng của văn chương [4]= ‘d’
d. Mặt trời của văn chương [5]= ‘a’
Câu hỏi 2: Bài thơ “Tôi yêu em” được lấy cảm hứng từ cuộc
tình bất thành giữa Pu-skin và ai?
a. M.A. Gannibal
b. Natalia Goncharova
c. Sergey Levova
d. A.A. Olenia.
Câu hỏi 3: Điệp khúc “tôi yêu em” được lặp lại mấy lần
trong bài thơ?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu hỏi 4: Chọn đáp án tích hợp để điền vào chỗ trống:
“Trong bốn dòng thơ đầu, nhân vật trữ tình đã có sự mâu
thuẫn giữa … và …”.
a. Lòng ghen và vị tha
b. Lí trí và lòng ghen
c. Tình cảm và lòng ghen
d. Tình cảm và lí trí
Câu hỏi 5: Lựa chọn nhận định đúng:
a. Lời giãi bày tình yêu của Pu-skin được giãi bày qua
ngôn từ giản dị mà tinh tế.
b. Lời giãi bày tình yêu của Pu-skin được giãi bày qua
ngôn từ cầu kì mà dễ hiểu.
c. Lời giãi bày tình yêu của Pu-skin được giãi bày qua
ngôn từ lộng lẫy mà gần gũi.
d. Lời giãi bày tình yêu của Pu-skin được giãi bày qua
ngôn từ giản dị mà cao siêu.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG


a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
b. Nội dung: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn nghị luận.
c. Sản phẩm: Đoạn văn của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ - Về hình thức: Bài làm đúng mô
hình đoạn văn, ít mắc các lỗi về
- Từ những hiểu biết của mình về
chính tả, ngữ pháp, diễn đạt mạch
phong cách nghệ thuật của Pu-
lạc.
skin, em hãy viết một đoạn văn
(500 từ) phân tích cảm xúc của - Về nội dung: Học sinh có thể
phân tích theo nhiều hướng
nhân vật trữ tình trong đoạn thơ nhưng cần chỉ ra nhân vật trữ tình
sau: trong đoạn thơ có một tình yêu
sáng trong, cao thượng - một đặc
“Chân thành chúc cô một cuộc trưng trong thơ tình của Pu-skin.
đời hạnh phúc
Hồn tươi vui, thoải mái vô tư
Tất cả - cả hạnh phúc của người
cô lựa chọn
Người sẽ gọi cô là vợ của mình.”
(Gửi K, Pu-skin)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, trao đổi và viết
đoạn.
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ
Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến
thức.

You might also like