You are on page 1of 26

Ngày soạn: 15/9/202 Kí duyệt của tổ trưởng

Tuần dạy: 4 - 7 25/9/2023


Tiết dạy: 11 – 21
Chủ đề 2

THƠ CA KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ Võ Thanh Thúy

I. Mục tiêu
1. Về năng lực
- Hiểu được những cảm nhận mới mẻ về đất nước theo cách cảm nhận của nhà thơ: Đất nước
là sự hội tụ, kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất
nước.
- Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ trữ tình- chính luận, vận dụng sáng
tạo nhiều yếu tố của văn hóa - văn học dân gian, vận dụng nghệ thuật chiết tự và các biện
pháp tu từ,…
- Rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, năng lực cảm nhận và phân tích tác phẩm theo đặc
trưng thể loại.
2. Về phẩm chất
- Bồi dưỡng ở học sinh lòng yêu gia đình, yêu quê hương, yêu đất nước; ý thức giữ gìn những
giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- HS sử dụng tài khoản Google Meet
- SGK Ngữ văn, Sách Bài tập Ngữ văn…
III. Tiến trình dạy học

Văn bản:

ĐẤT NƯỚC
(Trích Trường ca “Mặt đường khát vọng”)
Nguyễn Khoa Điềm
(06 tiết)
1. Hoạt động 1: Khởi động
1.1 Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền cho hoạt động đọc hiểu; tạo tình huống có vấn đề để
học sinh phát huy tính tích cực trong quá trình hình thành kiến thức mới.
1.2 Nội dung
- Một số bài thơ ra đời trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ.
1.3 Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh
1.4 Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM CẦN ĐẠT
a. GV chuyển giao nhiệm vụ Một số bài thơ giai đoạn kháng
Em hãy kể tên một số bài thơ giai đoạn kháng chiến chiến chống Mỹ:
chống Mỹ trong chương trình THCS. - Khoảng trời, hố bom (Lâm Thị
b. HS thực hiện nhiệm vụ Mỹ Dạ)
Tái hiện lại kiến thức cũ, kể tên một số bài thơ giai - Bài thơ về tiểu đội xe không kính
đoạn kháng chiến chống Mỹ trong chương trình (Phạm Tiến Duật).
THCS - Khúc hát ru nhũng em bé lớn lên
c. Báo cáo và thảo luận trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa
HS trình bày, HS khác bổ sung, nhận xét. Điềm)
d. Kết luận, đánh giá - Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
GV trình bày đôi nét về thơ ca kháng chiến chống
Mỹ. Từ đó dẫn dắt học sinh đi vào tìm hiểu bài học.

GV cho hs đọc một số đoạn thơ, câu thơ nói về đề tài quê hương đất nước:
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.
(Bên kia sông Đuống -Hoàng Cầm)
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
(Quê Hương - Tế Hanh)
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
(Quê Hương - Giang Nam)
GV dẫn dắt vào bài mới
Đất nước là một đề tài phong phú, nguồn cảm hứng bất tật của thơ ca VN, trước NKĐ đã
có nhiều bài thơ hay, nhiều tác giả thành công về đề tài này. Đất nước anh hùng trong
kháng chiến chống Pháp. Đất nước mang hồn thu Hà Nội trong thơ Nguyễn Đình Thi, Đất
nước cổ kính dân gian qua mang hồn quê Kinh Bắc của Hoàng Cầm, đất nước hóa thân
trong dòng sông xanh đầy ấp kỉ niệm trong thơ Tế Hanh, đất nước hài hòa trong hình dáng
quê hương và tình yêu đôi lứa trong thơ Giang Nam. Nhưng NKĐ đã tìm được một cách
nói riêng để chương thơ đất nước của ông đem lại cho bạn đọc những rung cảm thẩm mỹ
mới về đất nước - Đất nước của nhân dân “Để Đất Nước này là Đất …ca dao thần thoại”.
Tư tưởng ấy đã quy tụ mọi cái nhìn và cảm nhận của ông về đất nước. Thông qua những
vần thơ: giữa cảm xúc và suy nghĩ, trữ tình và chính luận. Nhà thơ muốn thức tỉnh ý thức,
tinh thần dân tộccủa thế hệ trẻ VN trong những năm kháng chiến chống Mĩ.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1 Mục tiêu: Xác định được giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản thơ; những điểm nổi bật
trong phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm.
2.2 Nội dung: Khái quát về thơ caViệt Nam thời kháng chiến chống Mỹ
2.3 Sản phẩm học tập: bài thuyết trình, các câu trả lời, bài viết của học sinh,…
2.4 Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt
a. GV chuyển giao nhiệm vụ * Khái quát về thơ caViệt Nam thời kháng
GV trình bày đôi nét về thơ ca kháng chiến chiến chống Mỹ
chống Mỹ. Từ đó dẫn dắt học sinh đi vào - Đề tài chủ yếu của thơ ca kháng chiến
tìm hiểu bài học. chống Mỹ
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: + Công cuộc xây dựng CNXH và cuộc sống
1. Dựa vào Phiếu học tập, rút ra những vấn mới ở miền Bắc
đề cơ bản sau về văn học Việt Nam thời + Cuộc đấu tranh thống nhất đất nước ở miền
kháng chiến chống Mỹ: Nam.
- Những đặc điểm cơ bản. - Thành tựu của thơ ca kháng chiến chống
- Đề tài chính của văn học giai đoạn 1955- Mỹ
1975. + Phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều
2. Lí giải vì sao văn học 1945-1975 lại thành tựu xuất sắc, đánh dấu một bước tiến
mang ba đặc điểm: - Chủ yếu vận động mới của thơ ca Việt Nam.
theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc + Thể hiện rõ khuynh hướng mở rộng, đào
với vận mệnh của đất nước. sâu vào chất liệu hiện thực; đồng thời,tăng
- Hướng về đại chúng. cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính
- Mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng luận.
lãng mạn. + Ghi nhận sự xuất hiện và những đóng góp
b. HS thực hiện nhiệm vụ của thế hệ các nhà thơ trẻ.
HS làm việc nhóm.
c. Báo cáo và thảo luận
HS trình bày các đặc điểm cơ bản của văn
học kháng chiến 1945-1975, những đề tài
chính của văn học giai đoạn 1955- 1975.
d. Kết luận, đánh giá
Gv nhận xét tinh thần làm việc của các
nhóm, nhận xét nội dung trả lời của học
sinh và các đóng góp bổ sung, sau đó chốt
lại nội dung cần đạt.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác I. Tìm hiểu chung
giả và tác phẩm. 1. Tác giả
a. GV chuyển giao nhiệm vụ – Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà
– Gọi HS đọc phần Tiểu dẫn và tóm tắt thơ trưởng thành trong khói lửa của cuộc
những nét chính về Nguyễn Khoa Điềm. kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
– Giới thiệu đôi nét về trường ca Mặt – Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn
đường khát vọng? nén, mang màu sắc chính luận.
– Xuất xứ và nêu giá trị của đoạn trích? 2. Tác phẩm
– Hãy chia bố cục của văn bản? – Trường ca Mặt đường khát vọng hoàn
b. HS thực hiện nhiệm vụ thành ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971, in
Học sinh suy nghĩ và trả lời các câu hỏi lần đầu năm 1974.
c. Báo cáo và thảo luận – Tác phẩm viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ
HS trình bày, HS khác bổ sung, nhận xét. đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non
Giáo viên cho học sinh thảo luận, sau đó sông đất nước, về sứ mệnh thế hệ mình với
nhận xét. quê hương đất nước.
d. Kết luận, đánh giá – Đoạn trích Đất Nước (phần đầu chương V
Gv nhận xét, đánh giá sản phẩm học tập của của trường ca) là một trong những đoạn thơ
học sinh. hay về đề tài Đất Nước trong thơ Việt Nam
hiện đại.
3. Bố cục: 2 phần
– Phần 1: Từ đầu đến Làm nên Đất Nước
muôn đời (42 câu đầu): Cách cảm nhận và lí
giải về đất nước.
– Phần 2: Còn lại: Tư tưởng cốt lõi - Đất
Nước của Nhân dân
*Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản II. Đọc hiểu văn bản
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách cảm nhận 1. Phần 1: Cách cảm nhận và lí giải về đất
độc đáo về đất nước của tác giả. nước
a. GV chuyển giao nhiệm vụ a. Tác giả chọn những hình ảnh tự nhiên
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: và bình dị để cảm nhận về Đất nước
- Hình thức nhóm: 4-5 HS. Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
- Thời gian thảo luận: 3 phút. …
- Vấn đề thảo luận: Đất Nước có từ ngày đó…”
+ Những câu thơ mở đầu đoạn trích Đất – Đất nước rất thân thuộc, gần gũi. Đất
Nước cũng là những câu trả lời cho câu Nước được cảm nhận qua những gì hết sức
hỏi: “Đất Nước có từ bao giờ?”. Theo anh đơn sơ: câu chuyện cổ tích mẹ kể, miếng
(chị) nhà thơ đã trả lời câu hỏi đó như thế trầu của bà, ngôi nhà mình ở, hạt gạo ta ăn,
nào? Đâu là điểm mới trong cách tìm về cội …
nguồn đất nước của Nguyễn Khoa Điềm? – Lịch sử lâu đời của đất nước được cắt
+ Tiếp tục mạch chính luận – trữ tình, nghĩa không bằng sự nối tiếp của các triều
Nguyễn Khoa Điềm đã tự đặt ra và trả lời đại hay các sự kiện lịch sử mà bằng những
câu hỏi: “Đất Nước là gì?” như thế nào? câu thơ gợi nhớ đến các truyền thuyết xa
+ Cũng giống như nhiều nhà thơ khác, xưa: Trầu cau, Thánh Gióng,… đến nền văn
Nguyễn Khoa Điềm đã không thể không nói minh lúa nước (Hạt gạo phải một nắng hai
tới các phương diện địa lí, lịch sử (không sương xay, giã, giần, sàng) cùng những
gian, thời gian) của đất nước. Nhưng cách phong tục tập quán riêng biệt có từ lâu đời
nhìn của nhà thơ có gì khác lạ, độc đáo mà (Tóc mẹ thì bới sau đầu),…
vẫn nhất quán với đoạn thơ trước đó? * Nhận xét: Đất nước được cảm nhận ở
– Từ những cảm nghĩ trên về đất nước, tác chiều sâu văn hoá và lịch sử.
giả đã đi đến những suy ngẫm như thế nào
về trách nhiệm của mỗi cá nhân: “Em ơi b. Đất nước là sự thống nhất hài hòa
em… Làm nên đất nước muôn đời”? quyện không thể tách rời giữa các phương
diện không gian – địa lí và thời gian – lịch
b. HS thực hiện nhiệm vụ sử.
Học sinh chia nhóm, thảo luận. - Nhà thơ đã tách từ Đất
c. Báo cáo và thảo luận Nước thành Đất và Nước rồi lại hợp nhất
GV gọi một nhóm trình bày kết quả thảo trong một chỉnh thể thống nhất hài hòa. Cứ
luận; các nhóm còn lại nhận xét,bổ sung. thế, tách ra rồi hợp lại, hợp lại rồi tách
HS: Nhóm được yêu cầu trình bày kết quả ra, Đất Nước hiện ra vừa cụ thể, riêng tư,
thảo luận và ghi nhận những nhận xét, đóng gần gũi vừa lớn lao, cao cả, thiêng liêng.
góp của nhóm bạn; các nhóm còn lại nhận – Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận về đất nước
xét,bổ sung cho nhóm được yêu cầu trình trong sự thống nhất hài hoà giữa các phương
bày. diện không gian – địa lí và thời gian – lịch
d. Kết luận, đánh giá sử.
GV nhận xét tâm thế làm việc nhóm của HS; + Về không gian – địa lí:
nhận xét nội dung trình bày và cách tiếp thu o Đất nước là nơi tình yêu đôi lứa nảy nở:
ý kiến của nhóm HS được yêu cầu trình bày; “Đất là nơi anh đến trường…
nhận xét nội dung và cách góp ý của những …
nhóm còn lại. …đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”
GV chốt lại những ý cơ bản. Song song đó, o Đất nước bao gồm cả núi sông, rừng bể:
liên hệ so sánh đến những văn bản khác “Đất là nơi…
cùng nội dung; bình một số điểm hay về nội …móng nước biển khơi”
dung, nghệ thuật: cách định nghĩa mới về Hình ảnh gợi không gian mênh mông: Niềm
đất nước so với những quan niệm trước đó, tự hào về Đất Nước trù phú, giàu đẹp, tài
vận dụng yếu tố văn học- văn hóa dân gian. nguyên vô tận.
o Đất nước cũng chính là không gian sinh
tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ:
Từ quá khứ (Những ai đã khuất), hiện tại
(Những ai bây giờ), đến các thế hệ tương lai
(Dặn dò con cháu chuyện mai sau). Tất cả
đều không quên nguồn cội:“Hằng năm ăn
đâu làm đâu. Cũng biết cúi đầu nhớ ngày
giỗ Tổ”.
* Nhận xét: Nguyễn Khoa Điềm nhìn đất
nước ở cự li gần và ông đã phát hiện ra một
đất nước hết sức thân quen, một đất nước dễ
thương đối với mỗi cá nhân con người.
+ Về thời gian – lịch sử:
Đất Nước được cảm nhận suốt chiều dài thời
gian lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và tương
lai. Đó là một đất nước thiêng liêng, hào
hùng trong quá khứ (gắn liền với huyền
thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền
thuyết về các vua Hùng dựng nước), giản dị,
gần gũi trong hiện tại (Trong anh và trong
em…) và triển vọng sáng tươi trong tương lai
(Mai này con ta…)
=> Với một cảm nhận như vậy về đất nước,
không có gì khó hiểu khi Nguyễn Khoa
a. GV chuyển giao nhiệm vụ Điềm nhìn thấy một phần Đất Nước trong
GV nêu câu hỏi: Hình ảnh về đất nước tiếp mỗi chúng ta hiện tại. Đất nước không tồn
tục được tác giả suy niệm ở những phương tại ở đâu xa xôi mà kết tinh, hóa thân ngay
diện nào ở 20 dòng thơ kế tiếp? trong cuộc sống của mỗi con người.
b. HS thực hiện nhiệm vụ c. Mạch thơ thể hiện những suy ngẫm về
Học sinh chia nhóm, thảo luận. trách nhiệm của mỗi cá nhân với đất nước
c. Báo cáo và thảo luận
GV gọi một HS, các HS khác nhận xét,bổ – Đất nước là sự hoà hợp trong nhiều mối
sung. quan hệ: cá nhân với cá nhân (“Khi hai đứa
d. Kết luận, đánh giá cầm tay nhau – Đất Nước trong chúng ta hài
GV nhận xét tâm thế học tập của HS; nhận hoà nồng thắm), cá nhân với cộng đồng (Khi
xét nội dung trình bày và chốt lại những ý chúng ta cầm tay mọi người – Đất Nước vẹn
cơ bản. tròn to lớn”)
’ Đất Nước được xây dựng trên cơ sở của
tình yêu thương và tình đoàn kết dân tộc.
– Vì vậy, mỗi con người cần có trách nhiệm
đối với Đất Nước:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của
mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”
* Hướng dẫn HS tìm hiểu tư tưởng đất ’ Điệp ngữ “phải biết”, những từ ngữ “máu
nước của nhân dân xương”, “gắn bó”, “san sẻ”, “hoá thân”, cách
Phần sau của đoạn thơ tập trung làm nổi bật xưng hô thân mật “Em ơi em”, giọng thơ
tư tưởng đất nước của nhân dân. Tư tưởng ngọt ngào tha thiết như lời tâm sự, nhắn gửi
ấy đã quy tụ mọi cách nhìn nhận và đưa đến chân thành dành cho thế hệ trẻ cũng như bản
những phát hiện mới của tác giả về địa lí thân mình.
lịch sử và văn hoá của đất nước. 2. Tư tưởng đất nước của nhân dân
a. Chuyển giao nhiệm vụ a.Cách nhìn từ không gian địa lí.
Gv gọi hs đọc đoạn thơ. -Đất nước qua những địa danh, thắng cảnh
(?) Tác giả đã cảm nhận đất nước qua những gắn với cuộc sống, tính cách, số phận của
địa danh, thắng cảnh nào? Ai đã làm nên nhân dân:
những địa danh, thắng cảnh ấy?
(?)Dưới cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm, +Tình nghĩa thuỷ chung thắm thiết (núi Vọng
thiên nhiên địa lí của đất nước không chỉ là Phu, hòn trống mái)
sản phẩm của tạo hoá mà còn được hình +Sức mạnh bất khuất, lẽ sống anh hùng
thành từ cuộc đời và số phận của nhân (Chuyện Thánh Gióng, ông Đốc, ông Trang,
dân.Em hãy phân tích làm rõ? bà Đen,…)
b. Thực hiện nhiệm vụ +Cội nguồn thiêng liêng (hướng về đất Tổ
- HS thảo luận nhóm Hùng Vương)
- Thời gian thảo luận: 03 phút. +Truyền thống hiếu học (Cách cảm nhận về
c. Báo cáo và thảo luận núi Bút non Nghiên)
- GV gọi một nhóm trình bày kết quả thảo -“Và ở đâu … núi sông ta”: những thắng
luận; các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. cảnh, những địa danh nổi tiếng đều kết tinh
d. Kết luận, đánh giá từ công sức và khát vọng của nhân dân.
GV nhận xét tâm thế làm việc nhóm của
HS; nhận xét nội dung trình bày và cách
tiếp thu ý kiến của nhóm HS được yêu cầu
trình bày; nhận xét nội dung và cách góp ý
của những nhóm còn lại.
GV: Đất nước là những địa danh, những
danh lam thắng cảnh. Mỗi địa danh không
phải là một cái tên vô nghĩa mà sau mỗi tên
đất, tên núi, tên sông là mỗi cuộc đời, gắn
với những kì tích, huyền thoại. Tất cả
những dáng hình núi sông trên đất nước ta
đều do nhân dân làm ra. Tác giả đã thể
hiện tư tưởng này qua động từ góp. Mọi
người đều góp phần xây dựng đất nước.
Chủ thể của động từ là: những người vợ
nhớ chồng, cặp vợ chồng yêu nhau, gót
ngựa Thánh Gióng, người học trò nghèo và
cả những người dân thường không tên
tuổi,... Chính những con người này đã làm
ra một đất nước nhân hậu, thủy chung, anh
hùng bất khuất và giàu truyền thống hiếu
học. Mỗi địa danh ấy là cuộc đời, là tâm
hồn nhân dân hóa thân mà thành. Chính vì
vậy, nhân dân chính là những người thổi
hồn mình vào đất nước, vào những địa
danh, những danh lam thắng cảnh kì thú.
Thế nên đất nước chứa đựng linh hồn của
nhân dân, trong đất nước đã in bóng hình
của nhân dân và trong nhân dân có bóng
hình đất nước.

a. Giao nhiệm vụ:


GV nêu câu hỏi
(?) Xét về phương diện là chiều dài thời gian,
thì đất nước tồn tại trong một thời gian “
đằng đẵng”. Em tìm dẫn chứng để làm sáng b. Cách nhìn từ thời gian lịch sử
tỏ điều đó.
(?) Cách định nghĩa đất nước của nhà thơ có -Nhân dân là những người chiến đấu và bảo
gì mới lạ và sâu sắc? vệ đất nước.
(?)Trước Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Trãi
đã đưa ra những định nghĩa về đất nước. -Nhìn vào bốn nghìn năm Đất Nước, nhà thơ
Hãy so sánh cách định nghĩa về đất nước không điểm lại các triều đại, các anh hùng
của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khoa Điềm, từ nổi tiếng mà nhấn mạnh đến những con
đó rút ra những nét mới mẻ trong sự cảm người vô danh, họ âm thầm cống hiến và hi
nhận về đất nước của nhà thơ. sinh “Trong bốn nghìn… hái trái”.
(?) Nhà thơ sử dụng sáng tạo các yếu tố ca →Khẳng định vai trò của nhân dân đối với
dao, truyền thuyết dân gian để biểu hiện Đất Nước.
cách lí giải đất nước là gì?
b. Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm trong
thời gian 3phút.
c. Báo cáo và thảo luận
- GV gọi một nhóm trình bày kết quả thảo
luận; các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
d. Kết luận, đánh giá
GV nhận xét tâm thế làm việc nhóm của
HS; nhận xét nội dung trình bày và cách
tiếp thu ý kiến của nhóm HS được yêu cầu
trình bày; nhận xét nội dung và cách góp ý
của những nhóm còn lại.

a. Giao nhiệm vụ
GV : Khi nói đến “Đất Nước của nhân
dân”, tác giả mượn văn học dân gian để
nhấn mạnh điều gì về đất nước? Đó là
truyền thống gì? c. Cách nhìn từ bản sắc văn hóa
b. Thực hiện nhiệm vụ -Khẳng định đất nước “của ca dao thần
Hs phân tích tư tưởng đất nước của nhân thoại”: khắc sâu nguồn gốc nhân dân, những
dân từ cách nhìn từ bản sắc văn hóa. người sáng tạo ra các giá trị văn hóa vật chất
c. Báo cáo thảo luận và tinh thần của đất nước.
HS trình bày sản phẩm học tập. -Vẻ đẹp của truyền thống dân tộc qua ca
d. Kết luận, đánh giá dao:(Đất nước được tạo nên bởi sức mạnh và
Gv khái quát lại nội dung: Tác giả nói Đất tình nghĩa của nhân dân):
Nước của ca dao thần thoại cũng chính là nói +Say đắm trong tình yêu (Yêu em từ thuở
đến Đất Nước của nhân dân, như để nhấn trong nôi).
mạnh, khắc sâu nguồn gốc nhân dân, cội + Biết quý trọng tình nghĩa (Biết quý
nguồn của đất nước. Nhân dân - những con công...)
người giản dị, vô danh cũng chính là những + Quyết liệt trong căm thù và chiến đấu
người sáng tạo ra các giá trị văn hóa vật chất (biết trồng tre ...)
và tinh thần của đất nước. Một trong những Bằng những phát hiện thú vị và độc đáo
giá trị văn hóa đặc sắc, kết tinh tư tưởng và về Đất Nước của nhân dân qua ba chiều địa
tâm hồn của nhân dân, dân tộc chính là văn lí, lịch sử, văn hoá, tác giả đã khẳng định,
hóa, văn học dân gian. Câu thơ với hai vế ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên
song song, đồng đẳng là một cách định nghĩa hành trình dựng nước và giữ nước.
về đất nước thật giản dị mà độc đáo: đất
nước được tạo nên bởi sức mạnh và tình
nghĩa của nhân dân, đất nước là của nhân
dân, muốn hiểu đất nước phải hiểu nhân dân
và vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của nhân dân
hơn đâu hết có thể tìm thấy trong văn hóa
tinh thần của nhân dân: đó là văn hóa dân
gian, là truyện thần thoại, truyện cổ tích, là
dân ca, ca dao,...
* Hướng dẫn HS tổng kết bài học III. Tổng kết
a. GV chuyển giao nhiệm vụ 1. Đặc sắc nghệ thuật
GV nêu câu hỏi: Từ việc đọc hiểu văn bản - Kết hợp cảm xúc và suy tưởng, chính luận
trên, em hãy khái quát nội dung và nghệ và trữ tình.
thuật của văn bản. - Sử dụng đa dạng, sáng tạo chất liệu dân
b. HS thực hiện nhiệm vụ gian  tạo một không gian nghệ thuật riêng:
HS suy nghĩ. không gian của ca dao, truyền thuyết, của
c. Báo cáo và thảo luận văn hóa dân gian  không gian vừa bình dị,
GV: Gọi một số học sinh trình bày. gần gũi, hiện thực vừa giàu tưởng tượng bay
HS được yêu cầu trình bày, các học sinh bổng, mơ mộng.
còn lại nhận xét, bổ sung cho nhóm được - Câu thơ co duỗi linh hoạt, nhịp điệu thay
yêu cầu trình bày. đổi, giọng thơ hào hùng sảng khoái đầy màu
d. Kết luận, đánh giá sắc sử thi.
GV nhận xét tâm thế học tập của HS; nhận 2. Ý nghĩa văn bản
xét nội dung trình bày và cách tiếp thu ý Một cách cảm nhận mới về đất nước, qua đó
kiến của HS được yêu cầu trình bày; nhận khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự
xét nội dung và cách góp ý của những học hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt
sinh; Khái quát lại nội dung bài học. Nam.
Đoạn trích thể hiện cảm nhận mới mẻ của
tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được
phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện
như lịch sử, địa lí, văn hóa,...Đóng góp mới
mẻ của nhà thơ là cách nhìn đất nước trong
sự kết tinh và hội tụ của nó trên nhiều bình
diện: đó là Đất Nước của Nhân dân, do
nhân dân làm ra ; đất nước trường tồn, bất
diệt cùng nhân dân.Tư tưởng Đất nước của
Nhân dân đã có manh nha từ trong lịch sử
xa xưa. Những nhà văn, nhà thơ trước đó đã
từng nói lên nhận thức về vai trò của nhân
dân trong lịch sử: Nguyễn Trãi, Nguyễn
Đình Chiểu, PBC,... Văn học từ sau Cách
mạng tháng Tám đã đạt đến một nhận thức
sâu sắc về Nhân dân: thơ ca kháng chiến
chống Mỹ là một ví dụ tiêu biểu.
3. Hoạt động luyện tập

3.1 Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức sẵn có để đọc hiểu văn bản “Đất Nước” , trực tiếp
giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề trong quá trình học tập.
Phương pháp tổ chức dạy học: đàm thoại, nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm, sơ đồ tư
duy (thực hiện lồng ghép với hoạt động hình thành kiến thức mới và hoạt động tổng kết)

3.2 Nội dung: Cảm nhận mới mẻ về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm qua bài thơ.
3.3 Sản phẩm học tập: sơ đồ tư duy, bài làm của học sinh.

3.4 Tổ chức thực hiện


Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt
a. GV chuyển giao nhiệm vụ
GV ra bài tập: 1. Sơ đồ tư duy bài Đất
(1)- Khái quát lại nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy nước của Nguyễn Khoa
(2) - Nêu những cảm nhận mới mẻ về đất nước của Điềm.
Nguyễn Khoa Điềm. Là học sinh em cần có trách nhiệm gì 2. Bài thuyết trình của HS
đối với Đất Nước mình? 3. Đất nước qua ngòi bút
của Chế Lan Viên trong
(3) So sánh nhận ra điểm mới trong cách tiếp cận đất nước
“Tổ quốc bao giờ đẹp thế
của Nguyễn Khoa Điềm (Đâu là điểm mới trong cách tìm
này chăng” rạng rỡ, chói
về cội nguồn đất nước của NKĐ?)
lọi với những mốc son lịch
Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm sử hào hùng.
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? - Còn NKĐ cảm nhận đất
- Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất nước ở tầm gần, quan sát
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc đất nước ở muôn mặt đời
Nguyễn Du viết Kiều,đất nước hóa thành văn thường để phát hiện ra một
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc khuôn mặt mới của đất
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng. nước: dung dị, đời thường,
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?) thậm chí có phần lam lũ
b. HS thực hiện nhiệm vụ nhưng cũng không kém
HS thực hiện bài tập theo yêu cầu phần cao cả. Đất nước
c. Báo cáo và thảo luận không ở đâu xa mà là
HS được yêu cầu trình bày sản phẩm học tập của mình. những gì giản dị, thân thiết
Các HS khác nhận xét, bổ sung. trong cuộc sống hàng ngày
d. Kết luận, đánh giá của mỗi con người.
GV nhận xét nội dung trình bày cách góp ý của những học
sinh khác. GV chốt lại nội dung bài học.

4. Hoạt động vận dụng (ở nhà)

4.1 Mục tiêu: Rèn luyện năng lực cảm nhận và phân tích tác phẩm cùng đặc trưng thể loại.
Phát triển năng lực sáng tạo; biết vận dụng những kiến thức có được sau khi đọc hiểu văn bản
“ Đất Nước” (Nguyễn Khoa Điềm) vào việc giải quyết một số bài tập.
4.2 Nội dung: Đọc hiểu tác phẩm văn học cùng chủ đề, thể loại.
4.3 Sản phẩm học tập: bài làm của học sinh.
4.4 Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt
1/ Chuyển giao nhiệm vụ:
Bài 1. Bài tập đọc hiểu:
Đọc đoạn văn bản:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Sản phẩm thực tế của HS
…..
Đất Nước có từ ngày đó
(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)
Thực hiện các yêu cầu sau
Câu 1/ Xác định thể thơ của đoạn thơ.
Câu 2/ Xác định phong cách ngôn ngữ?
Câu 3/ Xác định một BPTT được sử dụng trong đoạn thơ
và nêu hiệu quả nghệ thuật?
Câu 4/ Theo anh/chị, đoạn thơ hấp dẫn người đọc bởi yếu
tố nào?
Bài 2: HS lập dàn ý cho bài này
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
…..
Đất Nước có từ ngày đó
(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên.
2/ Thực hiện nhiệm vụ. HS theo dõi các yêu cầu và trả
lời, nộp lại cho GV.
3/ Báo cáo, thảo luận. GV gọi một vài HS trả lời, nộp sản
phẩm, cho HS nhận xét chéo và bổ sung câu trả lời của
bạn.
4/ Kết luận, nhận định. GV nhận xét các ý kiến của HS
Văn bản

SÓNG
- Xuân Quỳnh –
(Số tiết: 05 tiết)
I. Mục tiêu
1. Năng lực
- Nhận biết và phân tích được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình
tượng sóng. Đặc sắc xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết, sôi nổi, nồng nàn, nhiều
suy tư trăn trở.
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại; Có kĩ năng cảm thụ
thơ; Làm quen với giọng thơ giàu chất trí tuệ, suy tư.
2. Về phẩm chất
- Bồi dưỡng ở học sinh lòng yêu mến những giá trị văn học trong thời kì kháng chiến chống
Mĩ mà các tác giả đã để lại cho dân tộc.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- Dạy học online, sử dụng tài khoản của Google Meet.
- SGK Ngữ văn, Sách Bài tập Ngữ văn…
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
1.1 Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền cho hoạt động đọc hiểu; tạo tình huống có vấn đề để
học sinh phát huy tính tích cực trong quá trình hình thành kiến thức mới.
1.2 Nội dung
- Một số bài thơ hiện đại viết về tình yêu của Xuân Quỳnh.
1.3 Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh
1.4 Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt
a. Giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS sưu tầm, ghi lại những câu ca dao, - Những câu ca dao, câu thơ hiện
câu thơ hiện đại viết về tình yêu. đại viết về tình yêu.
b. Thực hiện nhiệm vụ - Một số bài thơ viết về tình yêu
+ GV chia lớp thành 5 đội chơi, thông qua cách thức của Xuân Quỳnh như: Thuyền và
trò chơi. Biển, Hoa cỏ may, Sân ga chiều
+ HS thực hiện, ghi kết quả ra giấy/ bảng lớp. em đi,…
c. Báo cáo, thảo luận
HS trình bày những câu ca dao, câu thơ hiện đại đã
sưu tầm được.
d. Kết luận, nhận định
+ GV đánh giá bằng điểm số cho đội chơi tốt.
+ GV nhận xét, đánh giá hoạt động khởi động.
- GV: dẫn dắt vào bài mới
Một cuộc đời đa đoan, một trái tim đa cảm là một Xuân Quỳnh luôn coi tình yêu là cứu
cánh nhưng cũng luôn day dứt về giới hạn của tình yêu.

2. Hoạt động 2. hình thành kiến thức


2.1. Mục tiêu
- Hướng dẫn học sinh nhận biết và phân tích được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong
tình yêu qua hình tượng sóng. Đặc sắc xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết, sôi
nổi, nồng nàn, nhiều suy tư trăn trở.
- Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại; rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ.
2.2. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt
Hướng dẫn HS tìm hiểu những nét chính về cuộc
đời của nhà thơ, vị trí văn học và đặc điểm sáng I. Tìm hiểu chung
tác của nhà thơ; ngữ cảnh ra đời văn bản.
a. Giao nhiệm vụ 1.Tác giả
- GV gọi HS đọc tiểu dẫn và nêu câu hỏi:
(?) Hãy giới thiệu vài nét chính về Xuân Quỳnh: -Xuân Quỳnh có một tuổi thơ
những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, nhiều thiệt thòi, bất hạnh →
phong cách thơ. luôn khát khao tình yêu, mái ấm
(?) Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và gia đình và tình mẫu tử.
đề tài bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.
(?)Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nêu ý chính -Vốn thích làm thơ từ khi còn là
của từng phần. Bố cục đó thể hiện sự vận động tâm diễn viên múa và là một trong
trạng của chủ thể trữ tình như thế nào ? số những nhà thơ tiêu biểu nhất
của thế hệ các nhà thơ trẻ thời
b. Thực hiện nhiệm vụ kì chống Mĩ.
HS đọc sgk và suy nghĩ để trả lời các câu hỏi. GV
theo dõi, hướng dẫn. -Tác phẩm tiêu biểu : ( SGK )
c. Báo cáo, thảo luận
GV gọi HS trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét, -Đặc điểm hồn thơ: tiếng nói
bổ sung. của người phụ nữ giàu yêu
d. Kết luận, đánh giá thương, khao khát hạnh phúc
GV nhận xét tinh thần học tập của HS, nhận xét nội đời thường, bình dị; nhiều suy
dung trả lời và các đóng góp bổ sung, sau đó chốt lại tư, day dứt, trăn trở trong tình
nội dung cần đạt. yêu.
- GV giảng: Cuộc đời đa đoan, nhiều thiệt thòi, lo âu,
vất vả, trái tim đa cảm, luôn khao khát tình yêu, gắn
bó hết mình với cuộc sống, luôn chăm chút nâng niu
hạnh phúc bình dị, đời thường, Xuân Quỳnh để lại 2.Tác phẩm
một cái “tôi” giàu vẻ đẹp nữ tính, rất thành thật, giàu - Xuất xứ: Được sáng tác năm
đức hi sinh, vị tha. Ở Xuân Quỳnh khát vọng sống, 1967, trong chuyến đi thực tế ở
khát vọng tình yêu chân thành, mãnh liệt luôn gắn vùng biển Diêm Điền (Thái
với cảm thức lo âu về sự phai tàn, đổ vỡ, những dự Bình) in trong tập thơ “Hoa dọc
cảm bất trắc. Nhà thơ tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ chiến hào” (1968).
thời chống Mỹ, cũng là gương mặt nhà thơ nữ đáng
chú ý của nền thơ ca Việt Nam hiện đại, thơ Xuân
Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều
trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn vừa chân thành, đằm
thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc
đời thường.“Em trở về đúng nghĩa trái tim em ... cả
khi chết đi rồi”(Tự hát), “Lời yêu mỏng mảnh như
màu khói/ Ai biết lòng anh có đổi thay ?”(Hoa cỏ
may)
- Trước khi Sóng ra đời, Xuân Quỳnh đã phải nếm trải -Đề tài: tình yêu.
những đổ vỡ trong tình yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu
cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. -Bố cục:
- Đề tài tình yêu luôn thu hút nhiều thi nhân. Tất cả là +Khổ 1, 2: Sóng và những cảm
để tìm câu trả lời cho tình yêu là gì và tình yêu bắt đầu nhận về tình yêu
từ đâu. Với Xuân Diệu: Làm sao định nghĩa được Tình +Khổ 3, 4,5,6,7: bộc lộ những
yêu... Xuân Quỳnh đến với thơ tình là để bày tỏ niềm trạng thái tâm hồn trong tình yêu
khao khát về một tình yêu lý tưởng, lại vừa hướng tới +Khổ 8,9: Sóng và khát vọng
một hạnh phúc đời thường giản dị và thiết thực. Hình tình yêu vĩnh hằng( cảm nghĩ về
tượng “sóng” trong bài thơ đã thể hiện thật sinh động tình yêu và thời gian)
và hấp dẫn tâm trạng của người con gái đang yêu, bộc Mạch cảm xúc của trái tim
lộ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. yêu
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản II. Đọc hiểu văn bản
a. Giao nhiệm vụ
- GV gọi HS đọc tiểu dẫn và nêu câu hỏi: 1. Nhan đề “Sóng”
(?)Hình tượng nào bao trùm và xuyên suốt bài thơ?
Theo em hình tượng đó có ý nghĩa gì? - Sóng: là hình tượng đẹp của tự
(?)So với các bài thơ đó, hình tượng sóng trong bài nhiên, gợi nhiều cảm xúc → các
thơ này còn có lớp ý nghĩa nào đặc biệt? nhà thơ thường mượn sóng để
b. Thực hiện nhiệm vụ giãi bày tâm trạng của mình.
HS suy nghĩ để trả lời các câu hỏi. GV hướng dẫn.
c. Báo cáo, thảo luận
GV gọi HS trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét,
bổ sung.
d. Kết luận, đánh giá
GV nhận xét tinh thần học tập của HS, nhận xét nội
dung trả lời và các đóng góp bổ sung, chuẩn hoá kiến
thức.
- Gv giới thiệu: Bài thơ có nhan đề Sóng, rất ngắn
gọn, giản dị, nhưng hàm ẩn, gợi mở. Sóng là một
hình tượng đẹp của thiên nhiên, với tính chất mãnh
liệt trào dâng và âm vang trẻ trung muôn đời của nó,
từ xưa đến nay luôn có mặt trong thi ca nhân loại.
Xuân Diệu từng khao khát “…Anh xin làm sóng biếc
-Hôn mãi cát vàng em - Hôn thật khẽ, thật êm -Hôn êm
đềm mãi mãi…” (Biển), Hữu Thỉnh cũng thổ lộ chân
thành “…Sóng chẳng đi đến đâu -Nếu không đưa em
đến - Dù sóng đã làm anh - Nghiêng ngả - Vì em
…”(Thơ viết ở biển). Mượn sóng biển để diễn tả tình
yêu, đây không phải là một sáng tạo mới mẻ trong
thơ. Cái hay là Xuân Quỳnh bộc lộ chân thật tình yêu
của chính trái tim mình.
- Gắn liền với hình tượng sóng là hình tượng em. Hai - Sóng: hình ảnh ẩn dụ cho tâm
hình tượng này song hành với nhau suốt bài thơ, trạng người phụ nữ đang yêu →
cùng biểu hiện những trạng thái cảm xúc,những khao sóng vừa là sự hoà nhập vừa là
khát mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ. Cả bài thơ là sự phân thân của nhân vật trữ
những con sóng tâm tình xôn xao trong lòng người tình “em”.
con gái đang yêu khi đứng trước biển ngắm nhìn
những con sóng vô hồi, bất tận. Sóng là một hình
tượng ẩn dụ, đó là sự hoá thân của cái tôi trữ tình của
nữ sĩ, lúc thì hoà nhập, lúc sự phân thân của “em” -
người con gái đang yêu một cách say đắm. Sóng đã
khơi gợi một hồn thơ phong phú, hồn nhiên, sôi nổi.
Thông qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã có một
cách nói rất hay để diễn tả tâm trạng của người con
gái.
a. Giao nhiệm vụ 2. Khổ 1, 2: Sóng và những
GV gọi HS đọc hai khổ thơ đầu và thảo luận nhóm: cảm nhận về tình yêu
Nhóm 1. Mở đầu bài thơ, Xuân Quỳnh đã miêu tả
những trạng thái nào của sóng? Em có nhận xét gì về
hai trạng thái đó? Qua hai đối cực đó, em cảm nhận
được điều gì về tâm hồn của người phụ nữ đang yêu
trong bài thơ ?
Nhóm 2. Hai câu thơ 3,4, tác giả đã đề cập đến một
quy luật tự nhiên. Đó là quy luật gì? Từ quy luật của
tự nhiên, tác giả đã liên tưởng đến điều gì?
Đánh giá về hai câu thơ 3, 4 trong khổ thứ nhất, có ý
kiến cho rằng Xuân Quỳnh đã mạnh dạn bộc lộ một
quan niệm mới mẻ, hiện đại về tình yêu của người
phụ nữ. Em có cảm nhận được điều đó không ? Vì
sao ?
Nhóm 3. Hành trình “tìm ra tận bể” của sóng cũng
là hành trình tự nhận thức chính mình của người phụ
nữ, nhận thức giá trị đích thực của tình yêu. Riêng
với XQ, khi đứng trước sóng biển, chị còn thêm
những khám phá, phát hiện gì về con sóng ở khổ thơ
hai?
b. Thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận nhóm. GV hướng dẫn.
c. Báo cáo, thảo luận
GV gọi HS trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét,
bổ sung.
d. Kết luận, đánh giá
GV nhận xét tinh thần học tập của các nhóm HS,
nhận xét nội dung trả lời và các đóng góp bổ sung, -Tiểu đối dữ dội >< dịu êm, ồn
chuẩn hoá kiến thức. ào >< lặng lẽ : hai trạng thái
Gv bình: Ai đã từng đến với biển hẳn không thể đối cực của sóng. → Cung bậc
không suy ngẫm về trạng thái ngược kì lạ của nó: phong phú, trạng thái đối cực
Biển trong giông bão, nhưng con sóng gầm gào sủi phức tạp, đầy bí ẩn, nghịch lí
tung bọt trắng nổi bật trên nền trời và mặt nước xám của một trái tim.
xịt… Còn biển lúc đẹp trời, sóng nhấp nhô xanh, dịu
dàng êm ả. Hai đối cực ấy khiến cho ai đứng trước
biển cũng phải ngỡ ngàng và băn khoăn liên tưởng
tới tâm trạng con người, tới chính mình. XQ chắc đã
từng có những phút giây như vậy. Khí chất của Sóng
mà chị miêu tả gợi độc giả liên tưởng đến tâm hồn
người phụ nữ, đến những con sóng lòng nhiều cung - “Sông không hiểu ... tận bể”:
bậc, dào dạt ở người phụ nữ đang đắm say yêu. hành trình của sóng tìm ra bể
Gv so sánh: Cũng như con sóng không chịu giam lớn → khát vọng vươn xa, thoát
mình trong không gian chật hẹp của sông phải tìm ra khỏi những gì nhỏ hẹp, chật
không gian mênh mông của bể, tình yêu của XQ chội, tầm thường trong tình yêu.
khao khát vươn tới sự lớn lao, đích thực. Sông ở đây
là ẩn dụ chỉ con người, sóng là ẩn dụ chỉ tâm thức
tình yêu của người con gái. Con người không tự hiểu
được tâm trạng của mình. Chỉ khi đến với tình yêu
thì con người mới giải được tâm trạng của mình
trước đây, và chỉ trong tình yêu, con người mới thực
sự hiểu được tính cách của mình, mới tự đánh giá
được mình. Đến với tình yêu, con người tìm thấy sự
hài hòa trong bản thân mình, tìm thấy sự hoàn chỉnh
của chính mình, thậm chí trong trường hợp tốt đẹp - Dùng từ “ngày xưa”, “ngày
nhất, có thể tìm đượcmột “ mình” mới thật hoàn sau”, ”vẫn thế”: khẳng định
thiện. quy luật muôn đời của thiên
-Gv mở rộng: Biển vẫn trẻ trung ngàn năm cồn cào, nhiên → tình yêu là niềm khát
xáo động, dào dạt, không ngưng nghỉ, không đổi khao mãnh liệt của tuổi trẻ.
thay. Ngực biển vẫn luôn rung nhịp đập phập phồng
thuỷ triều. Điều này khiến nhà thơ không khỏi suy tư
đến khát vọng tình yêu, tuổi trẻ của con người. Đời
người là hữu hạn, nhưng tình yêu của con người
thì mãi mãi trường tồn, bất diệt, trẻ trung, là mạch
nguồn duy trì sự sống hết thế hệ này sang thế hệ
khác, muôn đời như muôn nghìn lớp sóng kế tiếp
nhau. Khát vọng tình yêu vượt qua thời gian, vượt
qua khôn gian, là nhịp sóng dào dạt, bồi hồi của vô
hồi vô hạn ngực trẻ. Lời thơ như một lời tâm sự giản
dị mà thâm trầm, và nỗi niềm tác giả được bộc lộ.
Con sóng trường tồn với biển cả mênh mông cũng
như tình yêu tồn tại với muôn đời và tuổi trẻ.
3. Năm khổ tiếp theo: Bộc lộ
a. Giao nhiệm vụ những trạng thái tâm hồn
Gv gọi hs đọc khổ 3,4 và nêu vấn đề: trong tình yêu
- Cảm xúc trào dâng đến đây, có lẽ hình tượng sóng
không đủ để nhà thơ giãi bày khát vọng của mình, 3.1. Khổ 3, 4: Băn khoăn lí giải
chị muốn bộc bạch trực tiếp nên nhân vật trữ tình cội nguồn của tình yêu
“em” xuất hiện. Trước muôn trùng sóng bể, em đã
suy nghĩ về những điều gì? - Câu hỏi tu từ “Trước muôn
- Khi “tình yêu đến”, như lẽ tự nhiên, thường tình, trùng ... sóng lên?”: nhu cầu tự
con người luôn có nhu cầu tìm hiểu, cắt nghĩa. Xuân tìm hiểu và phân tích nguồn gốc
Quỳnh không là ngoại lệ. Chị đã thử lí giải về tình của tình yêu.
yêu thế nào? Và kết quả ra sao?
- Chính trong cái “thất bại” của Xuân Quỳnh khi truy - Dùng kiểu câu móc xích
nguyên nguồn gốc, bản chất đích thực của tình yêu, “Sóng bắt đầu ... ta yêu nhau”:
người ta lại thấy một định nghĩa rất riêng của chị, sự bí ẩn của tình yêu → Cách
một định nghĩa “rất Xuân Quỳnh”. Đó là định nghĩa cắt nghĩa tình yêu nữ tính và
gì? trực cảm: tình yêu rộng lớn,
b. Thực hiện nhiệm vụ thẳm sâu, tự nhiên và bất ngờ.
HS thảo luận nhóm 2hs. GV hướng dẫn.
c. Báo cáo, thảo luận
GV gọi HS trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét,
bổ sung.
d. Kết luận, đánh giá
GV nhận xét tinh thần học tập của các nhóm HS,
nhận xét nội dung trả lời và các đóng góp bổ sung,
chuẩn hoá kiến thức.
-Gv bình: Người con gái đang yêu đối diện với muôn
trùng sóng bể mà nghĩ về tình yêu của mình , để rồi
thấy tình yêu cũng bí ẩn như sóng biển, gió trời...
Bao thế hệ của loài người đã đi tìm cách định nghĩa,
giải thích tình yêu, đi tìm lời giải đáp cho những câu
hỏi: Tình yêu là gì? Tình yêu đến từ bao giờ? Vì sao
con người yêu nhau…Đã có bao nhiêu cách trả lời
nhưng cuối cùng, dường như con người vẫn chưa
hiểu nổi. XQ không hề có ý định triết lí về tình yêu.
Nhà thơ chỉ muốn đi tìm cội nguồn tình yêu của
chính mình Khi nào ta yêu nhau và rồi lắc đầu em
cũng không biết nữa. Cái lắc đầu thành thật, hồn
nhiên và rất phụ nữ ấy lại nói lên một qui luật muôn
đời: lí trí con người không bao giờ có thể cắt nghĩa
được sự huyền dịu và bí ẩn của tình yêu. Xuân Diệu
– ông hoàng thơ tình, trước đó cũng đã viết: làm sao
cắt nghĩa được tình yêu – có nghĩa gì đâu một buổi
chiều – nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt – bằng mây
nhè nhẹ, gió hiu hiu, hay Nguyễn Duy cũng thật
lòng: Tôi gửi lại đây cái buồn vô cớ -Và mang về cái
nhớ bâng quơ- Xin chớ hỏi làm sao như thế- Tôi vốn
không rành mạch bao giờ. Có bao giờ hết những
bâng khuâng, trăn trở, khao khát kiếm tìm ở những3.2. Khổ 5,6: nỗi nhớ và sự
trái tim yêu. thủy chung
-Nghệ thuật đối:
a. Giao nhiệm vụ +Con sóng dưới lòng sâu ><
GV yêu cầu HS đọc đoạn 5,6 và nêu vấn đề: Con sóng trên mặt nước: nhớ bờ
- Mặc dù phải thú nhận Em cũng không biết nữa – +Ngày >< đêm: không ngủ
Khi nào ta yêu nhau nhưng Xuân Quỳnh cũng đã được.
phát hiện ra một tín hiệu cơ bản của tình yêu, nhất là →Nỗi nhớ bao trùm cả không
khi những tâm hồn yêu phải xa cách. Đó là tâm gian, thời gian và xâm chiếm
trạng nào ?Tình yêu thật bí ẩn, con người không tâm hồn cả trong cõi vô thức,
hiểu được. Nhưng hoàn toàn có thể biết rằng: tình tiềm thức lẫn ý thức, khi tỉnh
yêu là nhớ và Xuân Quỳnh đã diễn tả về điều đó lẫn khi mơ.
ra sao ? - Sóng và em biến hoá linh hoạt
- Mượn con sóng để diễn tả nỗi nhớ nhưng với Xuân (sóng nhớ bờ → em nhớ đến
Quỳnh, dường như điều đó là chưa đủ. Vậy, chị còn anh…): sóng không thể diễn tả
bộc lộ nỗi nhớ của mình một lần nữa bằng cách đủ hết cung bậc tình yêu, nên
nào? Tìm một số câu ca dao nói về nỗi nhớ và lòng nữ sĩ phải trực tiếp nhấn mạnh:
thủy chung trong tình yêu. “Lòng em nhớ … còn thức”
- Em có nhận xét gì về số câu của khổ thơ này so →mạnh mẽ và cá tính.
với các khổ thơ khác? Tác dụng của nó là gì?
- Yêu là nhớ, một nỗi nhớ thường trực, da diết, cháy - Lời thơ dài thêm, nhịp thơ như
bỏng. Nhưng nhớ chưa phải là tất cả. Trái tim phụ nhịp sóng cuồn cuộn dâng trào:
nữ trong bài thơ còn muốn khẳng định và hướng những rung cảm mãnh liệt,
tới những phẩm chất cao đẹp, vững bền của tình những đợt sóng lòng dào dạt,
yêu. Hãy chứng minh điều đó qua khổ thơ 6. náo nức của trái tim đang khao
- Em có nhận xét gì về tình yêu của người con gái khát yêu thương.
trong khổ thơ này? - Cách nói ngược và đối:
b. Thực hiện nhiệm vụ + Dẫu xuôi về phương bắc
HS thảo luận nhóm 2hs. GV hướng dẫn. + Dẫu ngược về phương nam
c. Báo cáo, thảo luận → dù cuộc đời có nghịch lí, trái
GV gọi HS trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét, ngang đến mức nào thì em vẫn
bổ sung. chỉ hướng về một “phương” duy
d. Kết luận, đánh giá nhất – phương anh.
GV nhận xét tinh thần học tập của các nhóm HS,  Khẳng định niềm tin đợi chờ
nhận xét nội dung trả lời và các đóng góp bổ sung, trong tình yêu.
chuẩn hoá kiến thức.
- Tình yêu lứa đôi thường được biểu hiện bằng nhiều
trạng thái tình cảm và một nỗi nhớ là một tình cảm
tiêu biểu nhất. Nỗi nhớ được biểu hiện với nhiều màu
sắc ở trong thơ, đó chính là cái chứng tích của tình
yêu đích thực. Người xưa đã từng nhớ nhau: “Nhớ
chàng như mảnh trăng đầy - Đêm đêm vầng sáng
hao gầy đêm đêm”. Nhà thơ Hàn Mặc Tử có một ý
thơ đẹp: “Khi xa cách không gì bằng thương nhớ”,
nhớ đến nỗi “Người đi, một nửa hồn tôi mất - Một
nửa hồn kia hoá dại khờ”. Đối với XQ: dù con sóng
dưới lòng sâu hay con sóng trên mặt nước ngày cũng
như đêm, con sóng có bao giờ ngừng vỗ? Nỗi nhớ
của tình yêu thao thức trong mọi không gian và thời
gian. Khi kín đáo sâu sắc, khi bộc lộ sôi nổi, tình yêu
và nỗi nhớ bao giờ cũng thường trực trong lòng
không một phút nào nguôi?(con sóng) – lặp lại 3 lần.
Tuy nhiên với XQ, như thế vẫn còn chưa đủ. Em
phải trực tiếp thổ lộ “Lòng em ….còn thức”. Thức cả
trong mơ –nỗi nhớ tột cùng. Nỗi nhớ không ngự trị ý
thức mà còn đi vào cả vô thức. Trong Thuyền và
biển, Xuân Quỳnh viết “Những ngày không gặp
nhau – biển bạc đầu thương nhớ - Những ngày không
gặp nhau – lòng thuyền đau rạn vỡ …vì tình yêu
muôn thưở - Có bao giờ đứng yên.”
- Bình thường người ta nói ngược bắc – xuôi nam .
XQ nói ngược lại: xuôi về phương bắc, ngược về
phương nam phải chăng sự cách xa trong tình yêu dù
vì bất cứ lí do gì cũng là đều nghịch lí, vì thế mà
ngược thành xuôi, xuôi thành ngược? Hay bởi vì,
trong trái tim người con gái, đất trời rộng lớn chỉ có
duy nhất một phương anh, nên dẫu bắc hay nam,
xuôi hay ngược, cũng đều không còn ý nghĩa gì nữa?
Cách đảo vị trí này cũng là một sáng tạo độc đáo 3.3. Khổ 7: Tình yêu gắn liền
Của XQ làm cho câu thơ hàm súc, ý vị hơn, diễn tả sự tin tưởng.
thật sâu sắc nỗi nhớ và sự thủy chung trong tình yêu.
- Mượn hình ảnh “con sóng
a. Giao nhiệm vụ ngoài đại dương - tới bờ - dù
- Gv hỏi: Dẫu cuộc đời có ngược –xuôi đây trắc trở, cách trở”: sóng khát khao và
Theo XQ yêu gắn liền nhớ và thủy chung thôi thì vượt trở ngại để tới bờ. → Em
chưa đủ, mà XQ còn muốn hướng tới điều gì ? Nhà khao khát có anh và muốn vượt
thơ mượn hình ảnh nào để khẳng định điều đó? khó khăn để cập bến bờ hạnh
b. Thực hiện nhiệm vụ phúc.
HS suy nghĩ, ghi câu trả lời ra giấy. Khát vọng tình yêu thiết tha,
c. Báo cáo thảo luận sôi nổi, mãnh liệt, chân thành.
HS trình bày kết quả, các HS khác góp ý, bổ sung…
d. Kết luận, đánh giá
GV nhận xét chung, khái quát kiến thức.
- XQ vẫn tin tưởng mãnh liệt vào sự chiến thắng của
tình yêu: con sóng – tình yêu của XQ cũng như bao
nhiêu con sóng khác, chắc chắn sẽ vượt qua “muôn
vàn cách trở” để đến được với bờ. Đến lúc ấy, sóng
mới thôi thao thức. Tình yêu đích thực luôn khao
khát đến được bến bờ hạnh phúc và luôn tin tưởng
vào hạnh phúc.

a. Giao nhiệm vụ 4. Hai khổ cuối: Sóng và khát


Gv yêu cầu HS đọc 2 khổ thơ cuối và nêu câu hỏi: vọng tình yêu vĩnh hằng.
- Em có nhận xét gì về tình yêu của người con gái
trong hai khổ thơ này?
- Những nhà thơ yêu đời, yêu sống đến say mê cuồng
nhiệt cũng thường là những nhà thơ của cảm thức thời
gian. Xuân Quỳnh cũng thế. Khi cảm thức về thời
gian, chị đã nhận thức được điều gì ?
- Ở bài thơ “sóng” XQ không lo âu, mà ngược lại,
càng thêm tin tưởng vào cuộc đời, vào một tình yêu
vĩnh cửu. Em hãy chứng minh điều đó trong đoạn
thơ cuối cùng ở bài thơ.
- Theo em, tình yêu cần có điều gì?
b. Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, ghi câu trả lời ra giấy.
c. Báo cáo thảo luận
HS trình bày kết quả, các HS khác góp ý, bổ sung…
d. Kết luận, đánh giá
GV nhận xét chung, khái quát kiến thức.
- Câu thơ mang màu sắc triết lý về khái niệm thời gian - Giọng thơ trầm tư, cấu trúc
năm tháng. Đúng là “Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một triết lí “tuy - vẫn - như - dẫu ”:
trái tim phụ nữ hồn hậu chân thành nhiều lo âu và những trăn trở suy tư về sự hữu
luôn luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thư- hạn của đời người, sự mong
ờng”(SGK). Lưu Quang Vũ cũng từng nói “Anh biết manh của hạnh phúc.
tình yêu không phải vô biên - Như tia nắng chúng
mình không sống mãi - Như câu thơ chắc gì ai đọc
lại - Ai biết ngày mai sẽ có những gì - Đời đổi thay,
năm tháng cũng qua đi - Giữa thế giới mong manh
đầy biến đổi.”. Tình yêu XQ không thiếu những suy
tư, XQ đang đối diện với sự trôi chảy của thời gian
và sự vô cùng, vô tận của không gian mà suy tư về
kiếp người ngắn ngủi, nhỏ bé. Khi viết những câu thơ
này, XQ còn trẻ (25 tuổi), nên thấy cuộc đời còn dài.
Cuộc đời rất dài nhưng rồi cũng qua đi vì năm tháng
không ngừng trôi chảy. Tình yêu của con người
nhiều khi không vượt nổi thời gian và phai tàn theo
năm tháng. Chính XQ sau này cũng lo lắng sự phai
tàn, đổi thay của tình yêu “Lời yêu mỏng manh như
màu khói – Ai biết lòng anh chẳng đổi thay”(Hoa cỏ
may).
-“Làm sao ... còn vỗ”: khát
- Tan thành trăm con sóng, đó là khát vọng sống, vọng muốn được sống hết mình
khát vọng yêu, khát vọng hiến dâng trọn vẹn, mãnh trong tình yêu, khát vọng hóa
liệt và chung thủy. Đó là khát vọng vĩnh cửu hóa tình thân thành sóng để bất tử hóa
yêu bằng cách làm cho tình yêu của mình trở nên tình yêu.
rộng lớn hơn. Tình yêu của XQ khát khao hòa nhập
vào tình yêu lớn của cuộc đời đề trở thành một tình
yêu vĩnh hằng. Trước XQ, đã có không ít nhà thơ nữ
viết về tình yêu, nhưng hiếm có ai dám bày tỏ trực
tiếp và mãnh liệt như XQ. Dám nói thật lòng mình,
điều đó chứng tỏ nhà thơ không những có niềm tin
vào cuộc đời mà còn vững tin ở chính mình. Con
sóng XQ dẫu có tan ra thành trăm con sóng nhỏ giữa
biên lớn tình yêu, giữa biển lớn cuộc đời, thì vẫn cứ
là con sóng XQ vỗ mãi đến ngàn năm. Sóng của XQ
vẫn vỗ những nhịp yêu thương, giúp cho những
người đang yêu thêm tự tin vào chính mình, bởi thế
giới anh và em cũng là thế giới của những con người
biết tìm ra ý nghĩa của sự sống thiêng liêng. Sống là
được yêu, yêu là sống hết mình với cuộc đời vốn rất III.Tổng kết
nhiều yêu thương. 1. Nghệ thuật
-Thể thơ năm chữ truyền thống;
Hướng dẫn HS đánh giá nội dung và nghệ thuật cách ngắt nhịp theo vần độc đáo,
của văn bản giàu sức liên tưởng.
a. Giao nhiệm vụ -Xây dựng hình tượng ẩn dụ,
GV hỏi: Qua quá trình phân tích, em hãy khái quát giọng thơ tha thiết.
những giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của văn 2. Ý nghĩa văn bản
bản. Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ
b. Thực hiện nhiệm vụ nữ trong tình yêu hiện lên qua
HS suy nghĩ, ghi câu trả lời ra giấy. hình tượng sóng: tình yêu thiết
c. Báo cáo, thảo luận tha, nồng nàn, đầy khát vọng và
HS trình bày ý kiến, các HS khác nghe, góp ý. sắt son chung thủy, vượt lên
d. Kết luận, đánh giá mọi giới hạn của đời người.
GV nhận xét chung các câu trả lời của HS và chuẩn
hoá kiến thức.
3. Hoạt động 3: luyện tập
3.1 Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội; viết cách
hệ thống tác phẩm
3.2 Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm


a. Giao nhiệm vụ
GV nêu vấn đề:
- Có nhận định: qua bài Sóng, Xuân Quỳnh “đã thể - Câu trả lời của HS.
hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như
tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại
của tình yêu hôm nay”. Từ những nội dung đã tìm
hiểu, em có tán thành với ý kiến trên không ? Vì sao ?
b. Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, giải quuyết vấn đề của bài tập, ghi câu
trả lời ra giấy..
c. Báo cáo, thảo luận
HS trình bày, các HS khác nghe, góp ý.
d. Kết luận, đánh giá
GV nhận xét chung và khái quát vấn đề.

4. Hoạt động 4: vận dụng (làm ở nhà)


4.1 Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng những kiến thức đã học để cảm nhận về một đoạn
thơ, tác phẩm văn học; vào thực tiễn cuộc sống một cách phù hợp; đứng ở góc độ cá nhân
đưa ra những quan điểm đánh giá về một tác giả, một tác phẩm văn học; vận dụng văn
bản để giải quyết những tình huống thực tiễn cuộc sống. Từ đó rèn luyện cho các em về
việc chọn lựa từ ngữ để viết bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
4.2 Tổ chức thực hiện: Thảo luận nhóm (trên lớp), làm bài tập (tự làm).
a. Giao nhiệm vụ:
GV ra đề bài tập:
Câu 1. Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau:
“Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu

Những ngày không gặp nhau


Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - rạn vỡ”
(Trích “Thuyền và biển”, Xuân Quỳnh)

Con sóng dưới lòng sâu


Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc


Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương.
(Trích “Sóng”, Xuân Quỳnh)
Câu 2. Tìm hiểu thêm về cuộc đời và những tác phẩm của nhà thơ. Tìm những nhận định,
đánh giá của các nhà thơ, nhà văn, nhà viết lí luận phê bình về tác phẩm, tác giả.
b. Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn các yêu cầu của bài tập. HS thảo luận và thực hiện các bài tập sau tiết học,
ở nhà.
c. Báo cáo thảo luận
HS nộp bài tập đã hoàn thành cho GV theo đúng yêu cầu về thời gian, quy cách…
d. Kết luận, đánh giá
GV khái quát nội dung các câu trả lời của HS, chuẩn hoá kiến thức, lưu bài tập vào hồ sơ
HS để đánh giá.
---------------------------------

Khuyến khích học sinh tự đọc

TIẾNG HÁT CON TÀU (Chế Lan Viên)

BÁC ƠI! (Tố Hữu)

ĐÒ LÈN (Nguyễn Duy)

You might also like