You are on page 1of 12

TIẾT 101-102 LUYỆN TẬP VẬN DỤNG

KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Kiến thức
- Củng cố vững chắc kiến thức, kĩ năng về các thao tác lập luận.
- Nắm vững hơn nguyên tắc và cách thức kết hợp các thao tác lập luận đó
trong một văn bản nghị luận.
- Vận dụng các thao tác lập luận đã học để viết được một văn bản nghị luận
ngắn về một hiện tượng (vấn đề) gần gũi, quen thuộc trong đời sống hoặc
trong văn học.
2. Phẩm chất
- Trách nhiệm: thể hiện ở sự tham gia, đóng góp, phối hợp với các bạn cùng
nhóm trong việc giải quyết nhiệm vụ học tập chung.
- Chăm chỉ: ham học, có tinh thần tự học, chủ động trong giải quyết các
nhiệm vụ học tập.
3. Năng lực cần hướng tới
- Năng lực thu thập, huy động hệ thống thông tin đã học về các thao tác lập
luận cũng như những thông tin liên quan đến vấn đề nghị luận.
- Năng lực ngôn ngữ: trình bày suy nghĩ, ý kiến, quan điểm của bản thân về
vấn đề nghị luận.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
- Năng lực giải quyết và sáng tạo: chủ động, sáng tạo giải quyết các tình
huống trong hoạt động học và thực tiễn đời sống.
- Năng lực công nghệ thông tin khi vận dụng vào những nội dung báo cáo
cụ thể.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, power point bài giảng.
- Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, gợi mở, thảo luận
nhóm,...
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Giới thiệu bài mới
3. Tổ chức dạy học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập, thu hút học sinh, chuẩn bị tâm thế sẵn
sàng thực hiện các nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
c. Sản phẩm: kết quả làm việc của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kết quả cần đạt
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm -Học sinh trả lời được:
vụ cho học sinh. + Video tranh biện về vấn đề con
-Giáo viên cho học sinh xem video người có cần chôn giấu cảm xúc để đạt
ngắn về một cuộc tranh biện (link tới thành công hay không.
video: https://youtu.be/Lwke3EfIbFM + Người nói đã sử dụng các thao tác
), sau đó yêu cầu học sinh trả lời câu lập luận như: Bác bỏ, chứng minh.
hỏi: Video trên nói về vấn đề gì? Bác bỏ quan điểm cho rằng con người
Người nói đã sử dụng những thao tác cần che giấu cảm xúc để đạt được
lập luận nào? thành công.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ. Chứng minh tầm quan trọng của cảm
-Học sinh suy nghĩ trao đổi và trả lời. xúc đối với con người.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ.
Bước 4: Giáo viên nhận xét, chốt lại
kiến thức.

HOẠT ĐỘNG TÁI HIỆN KIẾN THỨC


a. Mục tiêu: Học sinh tái hiện được một số kiến thức cơ bản về các thao tác
lập luận.
b. Nội dung: Học sinh huy động kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ học
tập.
c. Sản phẩm: Kết quả làm việc của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kết quả cần đạt
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm Đáp án:
vụ cho học sinh. Câu 1:
Câu 1: Em hãy nối các thao tác lập 1–f
luận ở cột A với thông tin ở cột B sao 2–e
cho phù hợp. 3–a
4–d
Cột A 5–c
1. Giải thích 6–b
2. Phân tích
3. Chứng minh
4. So sánh
5. Bình luận
6. Bác bỏ
Cột B
a/ Dùng bằng chứng, chân thực, đã
được chứng nhận để làm rõ đối tượng.
b/ Dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ
những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc
thiếu chính xác
c/ Bàn bạc, đánh giá, nhận xét một vấn
đề, hiện tượng.
d/ Đối chiếu giữa hai hay nhiều sự vật
đề làm rõ điểm giống và khác nhau.
e/ Chia nhỏ đối tượng thành các bộ
phận để xem xét.
f/ Cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng,
khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu
đúng về chúng.

Câu 2: Hoàn thành bài tập số 1 trong Câu 2:


sách giáo khoa trang 112. a. Đoạn trích viết về ảnh hưởng của
thơ văn Pháp đối với các nhà thơ mới.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh suy nghĩ trao đổi, trả Quan điểm của tác giả: thừa nhận các
lời. nhà thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ
văn Pháp nhưng họ đã Việt hóa hoàn
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả thực toàn và vẫn giữ được bản sắc riêng.
hiện nhiệm vụ.
b. Thao tác lập luận được sử dụng chủ
Bước 4: Giáo viên nhận xét, chốt lại yếu trong đoạn trích là phân tích, so
kiến thức sánh ngoài ra còn có thao tác bình luận
và bác bỏ.

c. Quan niệm sử dụng càng nhiều thao


tác lập luận, đoạn văn càng hấp dẫn là
sai lầm. Việc lựa chọn thao tác lập luận
chủ yếu và các thao tác lập luận hỗ trợ
cần căn cứ vào mục đích lập luận và
mức độ nắm vấn đề của người viết.
Mức độ thành công của việc vận dụng
tổng hợp nhiều thao tác lập luận chính
là mức độ thuyết phục, hấp dẫn của bài
viết.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức về các thao tác lập luận.
b. Nội dung: Học sinh huy động kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ học
tập.
c. Sản phẩm: Kết quả làm việc của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kết quả cần đạt
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm Đáp án:
vụ cho học sinh
Câu 3:
Câu 3: Em hãy xác định thao tác lập Đoạn 1: Thao tác giải thích.
luận chính được sử dụng trong đoạn Đoạn 2: Thao tác bình luận.
văn sau: Đoạn 3: Thao tác chứng minh.
Đoạn 4: Thao tác phân tích.
Đoạn 1: Đoạn 5: Thao tác bác bỏ.
“Đố kỵ” là một thói xấu phổ biến trong Đoạn 6: Thao tác so sánh.
xã hội. Đó là cảm giác ghen ghét, hậm
hực, uất ức trước sự thành công, trước
sự uy việt hoặc trước uy tín của người
khác. Nhà văn Tạ Duy Anh đã nói
“thói ghen tị là một thuộc tính của con
người – luôn luôn ẩn náu trong chúng
ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ
vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử,
hành động của ta…cái con rắn ghen
tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lý trí
để ngóc đầu dậy tác oai tác quái”.
Đoạn 2:
Trong quá trình học tập và rèn luyện
để hoàn thiện nhân cách của mình,
chúng ta phải dũng cảm, phải kiên
quyết loại bỏ thói ghen tị “Đừng để
cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim.
Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn
khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-
môn-đô A-mi-xi). Thay vì ghen ghét,
hãy coi thành công của người khác là
tấm gương để chúng ta học tập, noi
theo, phấn đấu. Cuộc sống sẽ rạng rỡ,
tươi đẹp hơn nếu không còn sự hiện
hữu của “đố kỵ”.
Đoạn 3:
Hậu quả khủng khiếp là thế, nhưng
đáng buồn thay, chúng ta có thể dễ
dàng bắt gặp hình ảnh của những
người đố kị không chỉ trong văn học
mà con trong cả đời sống hiện đại.
Trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô
chị vì ghen ghét, đố kỵ với em lấy
được Sọ Dừa – khi chàng đã trở nên
khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột
của mình. Nhưng rồi chính họ lại phải
gánh chịu hậu quả. Hay như sự việc,
một loạt những “anh hùng bàn phím”
đã ra sức để chỉ trích, bôi nhọ MC
Phan Anh khi anh có được sự tin cậy
của đông đảo người dân để đóng góp
vào quỹ từ thiện của mình.
Đoạn 4:
Vậy, sự đố kỵ bắt nguồn từ đâu? Nó sẽ
xuất hiện khi ta thấy xấu hổ bởi không
thành công hay có được điều gì đó như
những người khác. Nó cũng len lỏi khi
ta muốn sở hữu thành công, danh
vọng,…nhưng lại không chịu cố gắng,
không học tập. Đố kỵ gây ra vô vàn
những hậu quả. Đối với cá nhân, nó
làm thui chột những tình cảm tốt đẹp,
nhiều mối quan hệ thiêng liêng, làm
cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm
thường, thậm chí độc ác, ích kỉ. Đối
với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản
trở phát triển hay kéo lùi sự phát triển
của lịch sử.
Đoạn 5:
Nhiều đồng bào chúng ta, để biện
minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than
phiền rằng tiếng nước mình nghèo
nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở
nào cả. Họ chỉ biết những từ thông
dụng của ngôn ngữ và còn nghèo
những từ An Nam hơn bất cứ người
phụ nữ và nông dân An Nam nào.
Đoạn 6:
Cả hai đều viết về cuộc sống cơ cực
của người nông dân ở nông thôn Việt
Nam trước Cách mạng tháng Tám và
sự vùng lên phản kháng tự phát của họ.
Đề tài của Tắt đèn và Bước đường
cùng có ý nghĩa rất lớn trong việc thức
tỉnh người nông dân và ý thức đấu
tranh của họ, giục giã họ quyết tâm
thay đổi hoàn cảnh sống khi hiểu ra
thực trạng bi thảm cuộc sống của
mình. Tuy nhiên, giữa hai tác phẩm
không phải không có điểm khác.Tắt
đèn miêu tả cuộc sống người nông dân
trong những ngày sưu thuế nặng nề,
nông dân bị áp bức, bóc lột quá mức
phải vùng lên phản kháng. Còn Bước
đường cùng thì miêu tả cuộc sống lầm
than cơ cực của người nông dân trước
những thủ đoạn bóc lột bằng hình thức
cho vay nặng lãi của bọn địa chủ ở
nông thôn. Bị cướp lúa, cướp đất. bị
đẩy vào bước đường cùng, không còn
lối thoát, họ phải vùng lên chống lại.

Câu 4: Em hãy lựa chọn một số đoạn Câu 4:


văn ở câu 3 và sắp xếp lại để tạo nên Trình tự đúng: 1 – 4 – 3 – 2
một đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh. Học sinh giải thích được lí do lựa chọn
và sắp xếp các đoạn văn đã cho theo
trình tự trên (dưa vào chủ đề, mục
đích, tính thuyết phục, logic).

Câu 5: Em hãy đọc đoạn văn sau, xác Câu 5:


định chủ đề của đoạn văn, chỉ ra các Học sinh chỉ ra được :
thao tác lập luận và nhận xét hiệu quả - Đoạn văn nói về vấn đề định vị
của chúng. bản thân.
“Không. Chỉ con người mới có tên, vì - Các thao tác lập luận được sử
con người không biết mình là ai. Bọn dụng trong văn bản là: Giải
mèo chúng tôi tự biết mình là ai, nên thích, phân tích, chứng minh,
không cần tên…” Câu nói này của bình luận.
nhân vật chú mèo trong câu truyện giả - Tác giả đã kết hợp nhiều thao
tưởng huyền bí “Coraline” (Neil tác lập luận một cách khéo léo,
Gaiman) đã làm tôi giật mình tự hỏi: tạo nên sự thuyết phục, logic
Trong cuộc sống, liệu mỗi chúng ta đã cho đoạn văn, thôi thúc người
định vị được chính bản thân mình hay đọc bước vào hành trình khám
chưa? Định vị bản thân tức là biết phá, định vị bản thân.
mình đang có gì, muốn làm gì và cần
làm gì. Trong guồng quay gấp gáp của
xã hội ngày nay đôi lúc ta chưa thực sự
hiểu được chính mình mà chỉ đang mải
chạy theo những điều số đông theo
đuổi. Định vị bản thân sẽ giúp ta nghe
được chính giọng nói của mình trong
vô vàn tiếng ồn trộn lẫn, giúp ta thấy
được chính mình trong hàng ngàn
chiếc bóng thành công của kẻ đi trước.
Tương lai không phải là một con
đường mà là một mảnh đất trống. Ta
luôn cần tiến về tương lai đó nhưng
cũng cần là người mở đường cho chính
hành trình của mình. Suy cho cùng, cái
tên hay định danh cũng chỉ có giá trị
khi nó phục vụ cho việc ta định vị được
chính bản thân mình. Một khi bạn “tự
biết mình là ai”, ta sẽ kiên cường hơn
trước những khó khăn, “cứng đầu”
hơn trước những thử thách và tin
tưởng hơn vào những gì bản thân mình
đang sở hữu. Câu nói của chú mèo làm
tôi chợt nhớ tới nhà thiên văn học
Galileo Galilei. Ông đã dành cả cuộc
đời và tính mạng mình để đấu tranh
cho thuyết nhật tâm. Ông tin đó là sự
thật bởi ông có cơ sở nghiên cứu, ông
định vị được bản thân, biết mình làm
gì giống như cách ông định vị mặt trời
và trái đất vậy. Nhìn lại mình khi 16,
17, tôi vẫn thường hay quay cuồng
trong mớ câu hỏi “mình là ai?”, “mình
sống vì mục đích gì”. Nhưng tôi của
hiện tại đã khác hơn, đã biến mình phải
phấn đấu như thế nào cho mục tiêu
phía trước. Không điều gì tự nhiên
xuất hiện, tự nhiên mà thành. Tôi và
bạn hãy cứ từng bước cố gắng thử thật
nhiều thứ, cố gắng thật nhiều việc mỗi
ngày để tìm ra bản thân, rồi để bản thân
tìm ra những toạ độ cho riêng mình.

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.


- Học sinh suy nghĩ, trao đổi, trả
lời.

Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả thực


hiện nhiệm vụ.

Bước 4: Giáo viên nhận xét, chốt lại


kiến thức.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG


a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để viết một đoạn/ bài văn nghị luận
có sử dụng các thao tác lập luận.
b. Nội dung: Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ
học tập.
c. Sản phẩm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kết quả cần đạt
Bài tập vận dụng số 1
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm - Học sinh có thể đưa ra những
vụ học tập cho học sinh. kiến giải riêng nhưng cần đảm
Dựa vào gợi ý của bài tập số 2 trong bảo được các tiêu chí sau:
sách giáo khoa trang 113 về các bước + Hình thức: Đúng mô hình đoạn văn,
để viết một đoạn văn nghị luận, em hãy diễn đạt mạch lạc, không mắc các lỗi
viết một đoạn văn để trả lời cho câu sai về chính tả, ngữ pháp.
hỏi: “Nên chọn nghề theo đam mê hay + Nội dung: Học sinh có luận điểm
chọn nghề theo những gì mà người phù hợp, lí lẽ, dẫn chứng chính xác,
khác mong muốn?”. thuyết phục, có nhiều ý kiến sáng tạo,
thể hiện được quan điểm cá nhân.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh thảo luận, suy nghĩ, trả
lời.

Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả thực


hiện nhiệm vụ.
Bước 4: Giáo viên nhận xét, chốt lại
kiến thức.
Bài tập vận dụng số 2 (học sinh thực
hiện sau buổi học và trình bày trong
buổi học tiếp theo)
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm - Học sinh có thể đưa ra những
vụ. kiến giải riêng nhưng cần đảm
- Dựa vào kiến thức đã học về các bảo được các tiêu chí sau:
thao tác lập luận, và hiểu biết +Hình thức: Đúng mô hình đoạn văn,
của bản thân, em hãy lập dàn ý diễn đạt mạch lạc, không mắc các lỗi
và viết một bài văn nghị luận để sai về chính tả, ngữ pháp.
trả lời câu hỏi: “Đại học có phải +Nội dung: Học sinh có luận điểm phù
là con đường duy nhất dẫn đến hợp, lí lẽ, dẫn chứng chính xác, thuyết
thành công?”. phục, có nhiều ý kiến sáng tạo, thể
- Giáo viên hỗ trợ, hướng dẫn học hiện được quan điểm cá nhân.
sinh tổ chức tiết học dưới hình
thức một buổi tọa đàm để các
học sinh trình bày ý kiến và
tranh luận. (có kế hoạch, khung
chương trình và phân công cụ
thể cho học sinh)
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh suy nghĩ, thảo luận, trả
lời.

Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả thực


hiện nhiệm vụ.

Bước 4: Giáo viên nhận xét, chốt lại


kiến thức.
Thao tác Khái niệm/Yêu cầu/Tác dụng Cách làm
Giải thích Vận dụng tri thức để hiểu vấn đề - Giải thích cơ sở: Giải thích
nghị luận một cách rõ ràng và từ ngữ, khái niệm khó, nghĩa
giúp người khác hiểu đúng ý của đen, nghĩa bóng của từ
mình - Trên cơ sở đó giải thích
toàn bộ vấn đề, chú ý nghĩa
tường minh và nghĩa hàm ẩn
Phân tích - Chia tách đối tượng, sự vật, - Khám phá chức năng biểu
hiện tượng thành nhiều bộ phận, hiện của các chi tiết
yếu tố nhỏ; xem xét kĩ lưỡng nội
- Dùng phép liên tưởng để
dung và mối liên hệ.
mở rộng nội dung ý nghĩa
- Tác dụng: thấy được giá trị ý
- Các cách phân tích thông
nghĩa của sự vật hiện tượng, mối
dụng
quan hệ giữa hình thức với bản
chất, nội dung. Phân tích giúp + Chia nhỏ đối tượng thành
nhận thức đầy đủ, sâu sắc cái giá các bộ phận để xem xét
trị hoặc cái phi giá trị của đối + Phân loại đối tượng
tượng.
+ Liên hệ, đối chiếu
- Yêu cầu: nắm vững đặc điểm
cấu trúc của đối tượng, chia tách + Cắt nghĩa bình giá
một cách hợp lí. Sau phân tích + Nêu định nghĩa
chi tiết phải tổng hợp khái quát
lại để nhận thức đối tượng đầy
đủ, sâu sắc
Chứng Đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng - Đưa lí lẽ trước
minh xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ
- Chọn dẫn chứng và đưa dẫn
một ý kiến để thuyết phục người
chứng. Cần thiết phải phân
đọc người nghe tin tưởng vào vấn
tích dẫn chứng để lập luận
đề
CM thuyết phục hơn. Đôi khi
thuyết minh trước rồi trích
dẫn chứng sau.
Bình luận - Bàn bạc đánh giá vấn đề, sự BL luôn có hai phần:
việc, hiện tượng … đúng hay sai,
- Đưa ra những nhận định về
hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để
đối tượng nghị luận.
nhận thức đối tượng, cách ứng xử
phù hợp và có phương châm hành - Đánh giá vấn đề (lập
động đúng. trường đúng đắn và nhất thiết
phải có tiêu chí).
- Yêu cầu của việc đánh giá là sát
đối tượng, nhìn nhận vấn đề toàn
diện, khách quan và phải có lập
trường tư tưởng đúng đắn, rõ
ràng
So sánh - Là thao tác lập luận nhằm đối - Xác định đối tượng nghị
chiếu hai hay nhiều sự vật, đối luận, tìm một đối tượng
tượng hoặc là các mặt của một sự tương đồng hay tương phản,
vật để chỉ ra những nét giống hoặc hai đối tượng cùng lúc
nhau hay khác nhau, từ đó thấy
- Chỉ ra những điểm giống
được giá trị của từng sự vật
nhau giữa các đối tượng.
- Có so sánh tương đồng và so
- Dựa vào nội dung cần tìm
sánh tương phản.
hiểu, chỉ ra điểm khác biệt
- Tác dụng: nhằm nhận thức
giữa các đối tượng.
nhanh chóng đặc điểm nổi bật
của đối tượng và cùng lúc hiểu - Xác định giá trị cụ thể của
biết được hai hay nhiều đối các đối tượng.
tượng.
Bác bỏ - Chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề, - Bác bỏ một ý kiến sai có thể
trên cơ sở đó đưa ra nhận định thực hiện bằng nhiều cách:
đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận
trường đúng đắn của mình. cứ, bác bỏ cách lập luận hoặc
- Bác bỏ ý kiến sai là dùng lý lẽ kết hợp cả ba cách.
và dẫn chứng để phân tích, lí giải
a. Bác bỏ luận điểm: thông
tại sao như thế là sai.
thường có hai cách bác bỏ
* Lưu ý: Trong thực tế, một vấn
- Dùng thực tế
đề nhiều khi có mặt đúng, mặt
sai. Vì vậy, khi bác bỏ hoặc - Dùng phép suy luận
khẳng định cần cân nhắc, phân b. Bác bỏ luận cứ: vạch ra
tích từng mặt để tránh tình trạng tính chất sai lầm, giả tạo
khẳng định chung chung hay bác trong lý lẽ và dẫn chứng
bỏ, phủ nhận tất cả. được sử dụng.
c. Bác bỏ lập luận: vạch
ra mâu thuẫn, phi lôgíc trong
lập luận của đối phương.

You might also like