You are on page 1of 8

TIẾT 5.

KĨ NĂNG VIẾT

VIẾT MỘT VĂN BẢN NỘI QUY HOẶC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN
NƠI CÔNG CỘNG

Tiết PPCT: 88; 89

Số tiết:

02

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Học sinh nắm được yêu cầu về nội dung và hình thức của văn bản nội quy hoặc văn bản
hướng dẫn nơi công cộng.

Học sinh biết cách viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng.

2. Về năng lực

Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ và cảm thụ văn học tạo lập văn bản viết

3. Về phẩm chất: Rút ra các bài học về vấn đề công dân số, công dân toàn cầu

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập

2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM


1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài
học
b. Nội dung thực hiện:
 GV chiếu video/ hình ảnh hoặc clip trực quan về một số văn bản nội quy và văn bản
hướng dẫn thường gặp trong đời sống: nội quy thư viện, văn bản hướng dẫn tham
quan khu bảo tồn thiên nhiên…
 HS suy nghĩ và nêu nhận xét, đánh giá về các văn bản nội quy, văn bản hướng dẫn
mà mình vừa quan sát được
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập GV linh hoạt câu trả lời của học sinh
GV đặt câu hỏi
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh suy nghĩ và trả lời
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh chia sẻ
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên dẫn dắt vào bài học
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu hoạt động:
 Học sinh xác định đúng các tri thức về kiểu bài
 Học sinh ghi nhớ các bước thực hành viết
b. Nội dung thực hiện:
 Học sinh đọc nội dung tri thức về kiểu bài và trả lời các câu hỏi trong phần ngữ liệu
tham khảo
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Phân tích văn bản tham khảo
 Giáo viên chia nhóm HS thảo luận Câu 1
để thực hiện trả lời các câu hỏi về Vì sao văn bản trên được xem là văn bản nội
kiểu bài quy, hướng dẫn nơi công cộng?
+ Tên của tổ chức biên soạn nội Gợi ý:
dung nội quy này là gì, được đặt ở Văn bản trên được xem là văn bản nội quy,
đâu. hướng dẫn nơi công cộng vì văn bản đã đáp ứng
+ Lời dẫn được đặt ở đâu được được yêu cầu về cấu trúc, nội dung thể hiện rõ
trình bày dưới hình thức nào? những hành vi cần thực hiện, không được thực
hiện trong không gian công cộng và phù hợp với
+ Có bao nhiêu mục trong nội quy? quy định của cơ quan, tổ chức ban hành cũng
Các mục được sắp xếp theo trật tự như quy định của pháp luật.
nào? Được trình bày dưới hình thức Câu 2
nào? Khi soạn văn bản nội quy, hướng dẫn, việc dự
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ tính được những hành vi không mong muốn có
Học sinh thực hành làm bài thể xảy ra nơi công cộng có ý nghĩa như thế
Bước 3. Báo cáo, thảo luận nào?
Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo Gợi ý:
phần bài làm Khi soạn văn bản nội quy, hướng dẫn, việc dự
Bước 4. Kết luận, nhận định tính được những hành vi không mong muốn có
Giáo viên chốt những kiến thức thể xảy ra nơi công cộng có ý nghĩa rất quan
trọng. Việc dự tính hành vi không mong muốn
xảy ra ở nơi công cộng giúp cơ quan chức năng
kiểm soát được các tình huống có thể xảy ra,
chuẩn bị được các biện pháp đối phó khi cần
thiết.
Thực hành viết
1. Chuẩn bị viết
- Xác định cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm
viết nội quy, hướng dẫn.
- Xác định đối tượng người đọc và thực hiện nội
quy, hướng dẫn.
- Xác định mục đích của văn bản nội quy, hướng
dẫn.
2. Tìm ý, lập dàn ý
- Tên của tổ chức ra thông báo: được viết ở góc
trái, phía trên của văn bản.
- Tên của bản nội quy: nêu rõ không gian công
cộng và nhóm hành vi được yêu cầu (nội quy sử
dụng thư viện, hướng dẫn sử dụng thang máy,
nội quy tham quan bảo tàng,...) được viết bằng
chữ in hoa, khổ lớn.
- Lời dẫn: là một câu dẫn dắt vào nội dung cụ
thể của nội quy, hướng dẫn.
- Các mục: nêu rõ các yêu cầu, quy định của tổ
chức, các hành vi cần được thực hiện. Mỗi mục
thường được đánh dấu bằng các kí hiệu như số
thứ tự, gạch ngang đầu dòng,...
3. Viết
Viết văn bản theo các ý đã lập.
4. Chỉnh sửa, hoàn thiện
- Đọc lại bài và chỉnh sửa theo hai cấp độ: ý lớn
và chi tiết. Rà soát lại xem các ý trong dàn ý đã
được triển khai thành các đoạn văn sáng rõ và
mạch lạc chưa. Nếu chưa hợp lí thì cần sắp xếp
lại các ý.
- Bổ sung những phân tích cụ thể đối với các chi
tiết, hình ảnh, sự việc trong truyện, tránh tình
trạng nêu những nhận định chung chung, thiếu
chứng cứ về nhân vật.
- Kiểm tra những ý phân tích về mối quan hệ
giữa chủ đề truyện với hệ thống nhân vật, lược
bớt những câu, đoạn phân tích không dẫn tới
việc hiểu thấu đáo về chủ đề.
- Kiểm tra tính logic giữa các câu, đoạn; bổ sung
bằng các phương tiện liên kết phù hợp.
- Rà soát, phát hiện các lỗi chính tả, lỗi về từ
ngữ, ngữ pháp để chỉnh sửa.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu hoạt động:
Học sinh viết được văn bản nội quy và văn bản hướng dẫn thường gặp trong cuộc sống.
b. Nội dung thực hiện
HS vận dụng kiến thức đã học đã hoàn thành bài viết theo rubic chấm bài viết
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Bài làm tham khảo: phục lục 1
Giáo viên giao nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hành viết
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh trình bày phần bài làm của
mình
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các
chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, LIÊN HỆ
a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh chỉnh sửa và bàn luận thêm các vấn đề được rút ra
từ bài viết
b. Nội dung thực hiện: HS hoàn thành bài viết
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập GV linh hoạt sử dụng phần bài làm của học sinh
Giáo viên giao nhiệm vụ
Học sinh thảo luận và thực hiện
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện thảo luận
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh trình bày phần bài làm của
mình
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các
chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo
Phụ lục 1: Bài viết tham khảo

Dàn ý
- Tên trường, quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng năm.

- Nội quy lớp học gồm các nội dung như:

1) Kính trọng người lớn, lễ phép với thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè; không đánh nhau
gây mất đoàn kết trong lớp học; không nói tục, chửi bậy.

2) Đi học đúng giờ (có mặt ở trường trước 15 phút khi buổi học bắt đầu), nghỉ học phải có
lý do, phải có giấy xin phép được phụ huynh ký xác nhận.

3) Đến lớp học: phải học bài và làm bài tập đầy đủ; phải có đủ đồ dùng học tập; đầu tóc,
quần áo gọn gàng nghiêm túc, mặc đồng phục theo đúng quy định của nhà trường; giữ gìn
vệ sinh chung của lớp của trường; không xả rác, vứt rác bừa bãi; có ý thức giữ gìn bảo vệ
của công.

4) Học sinh có mặt trong lớp sau khi kết thúc hiệu lệnh báo hiệu bắt đầu tiết học. Trường
hợp lớp chưa có giáo viên thì phải giữ trật tự, lớp trưởng hoặc bí thư lên báo cáo với ban
giám hiệu.

5) Trong lớp trật tự chú ý nghe giảng, có ý thức tham gia xây dựng bài; không được nói
chuyện riêng, làm việc riêng trong lớp. Chỉ được phát biểu hoặc trình bày ý kiến khi được
giáo viên cho phép.

6) Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể.

7) Tất cả học sinh phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các điều trong nội quy học
sinh. Nếu vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và
quy định xử lý học sinh vi phạm của trường.

Bài viết mẫu

Phòng GD & ĐT …. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT


NAM

Trường …… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NỘI QUY LỚP HỌC


Điều 1: Tôn trọng, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Kính trọng người lớn, lễ phép với thầy cô
giáo, hòa nhã với bạn bè; không đánh nhau gây mất đoàn kết trong lớp học; không nói tục,
chửi bậy.

Điều 2: Thi đua học tốt: Đi học đúng giờ (có mặt ở trường trước 15 phút khi buổi học bắt
đầu), Nghỉ học phải có lý do, phải có giấy xin phép được phụ huynh ký xác nhận; Học bài,
làm bài tập trước khi đến lớp.

Điều 3: Đến lớp học: phải học bài và làm bài tập đầy đủ; phải có đủ đồ dùng học tập; đầu
tóc, quần áo gọn gàng nghiêm túc, mặc đồng phục theo đúng quy định của nhà trường; giữ
gìn vệ sinh chung của lớp của trường; không xả rác, vứt rác bừa bãi; có ý thức giữ gìn bảo
vệ của công.

Điều 4: Học sinh có mặt trong lớp sau khi kết thúc hiệu lệnh báo hiệu bắt đầu tiết học.
Trường hợp lớp chưa có giáo viên thì phải giữ trật tự, lớp trưởng hoặc bí thư lên báo cáo
với ban giám hiệu.

Điều 5: Trong lớp trật tự chú ý nghe giảng, có ý thức tham gia xây dựng bài; không được
nói chuyện riêng, làm việc riêng trong lớp. Chỉ được phát biểu hoặc trình bày ý kiến khi
được giáo viên cho phép.

Điều 6: Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể.

Điều 7: Tất cả học sinh phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các điều trong nội quy
học sinh. Nếu vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT
và quy định xử lý học sinh vi phạm của trường.

Phụ lục 2. Rubric chấm bài viết

Nội dung Chưa


Yêu cầu cụ thể Đạt
kiểm tra đạt
Phần mở đầu: Đã có đầy đủ tên trường, quốc hiệu, tên
bảng hướng dẫn nội quy chưa?

Bố cục Phần nội dung:


+ Các điều lệ và yêu cầu có rõ ràng mạch lạc không?
+ Các điều lệ và yêu cầu có khả thi và đúng mục đích
sử dụng hay chưa?

Các lỗi còn - Lỗi về ý: thiếu ý, lạc ý, lặp ý,…


mắc - Lỗi về trình bày, chính tả, dùng từ và diễn đạt

Đánh giá - Bài viết đáp ứng yêu cầu ở mức độ nào?
chung - Điều hứng thú và khó khăn nhất khi thực hiện bài viết

You might also like