You are on page 1of 7

Bài 3.

PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP


Ở BẬC ĐẠI HỌC

1. DẪN NHẬP
2. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TỰ CHỦ
2.1. Khái niệm “Phương pháp học tập tự chủ”
2.2 Nội dung của “Phương pháp học tập tự chủ”
3. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TÍCH CỰC
3.1.Khái niệm “Phương pháp học tập tích cực”
3.2. Nội dung“Phương pháp học tập tích cực”
4. THỰC HÀNH
Thực hành 1. Học theo cách tìm hiểu một vấn đề trong nội dung đã học hoặc liên quan
Thực hành 2. Kĩ năng ghi chép
Thực hành 3. Kĩ năng viết
Thực hành 4 Kĩ năng nói, trình bày
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. DẪN NHẬP
-Theo lí thuyết Đa trí tuệ (Multiple Intelligences theory), những người khác nhau sẽ học theo
những cách khác nhau. Người học có thể kết hợp nhiều phương pháp học tập.
Chiến lược học tập (Learning Strategies):
-"... bất kỳ tập hợp hoạt động, bước, kế hoạch, thói quen nào được người học sử dụng để tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thu thập, lưu trữ, truy xuất và sử dụng thông tin." [ Wenden, 1987].
-"Hành vi và suy nghĩ có chủ đích được người học sử dụng trong quá trình học để giúp người
học hiểu, học hoặc ghi nhớ thông tin mới tốt hơn."[ Richards và Weber, 1985].
"Khái niệm chiến lược học tập phụ thuộc vào giả định rằng người học tham gia một cách có ý
thức vào các hoạt động để đạt được mục tiêu nhất định và chiến lược học tập có thể được coi là
định hướng và kĩ thuật học tập có chủ đích." [ Stern, 1992],
Dưới đây, giới hai phương pháp học tập mang tính chất cơ bản, chung.
2. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TỰ CHỦ
2.1. Khái niệm “Phương pháp học tập tự chủ”

1
Tên gọi: Người học tự chủ (Autonomous learners); Tự chủ trong học tập (Autonomy in
learning); Sự tự chủ của người học (learner autonomy)
Khái niệm:
-Người có năng lực tự chịu trách nhiệm về việc học của mình (Holec,1979).
- Người học hoàn toàn chịu trách nhiệm về tất cả những quyết định liên quan đến việc học
của bản thân và việc thực hiện những quyết định đó ( Dickinson, 1987) .
- Người có năng lực tự lập, năng lực tư duy phê phán, ra quyết định và hành động độc lập
(Little, 1991).
- Người sẵn sàng chịu trách nhiệm về việc học của mình đề phục vụ nhu cầu và mục đích
của mình (Dam, 1995).
Như vậy, có thể thấy, một người tự chủ trong học tập phải là người chủ động:
Đưa ra được mục tiêu học tập, theo đó là các nhiệm vụ học tập gắn với từng giai đoạn cụ
thể.
Chọn cách học phù hợp cho cả quá trình học cũng như của từng giai đoạn, từng môn học
cụ thể.
Tổ chức quá trình học tập.
Đề ra các tiêu chuẩn đánh giá
2.2. Nội dung của “Phương pháp học tập tự chủ”
Từ những định nghĩa trên có thể đưa ra những nội dung cơ bản của tự chủ trong học tập:
- Có trách nhiệm cho việc học của riêng mình: khả năng quản lí thời gian hiệu quả và thái độ
khi làm việc độc lập.
- Tự lựa chọn và đặt ra các mục tiêu học tập cho mình; lựa chọn tài liệu, phương pháp,
nhiệm vụ; tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ đã chọn; biết lựa chọn các tiêu chí để tự đánh giá.
- Có khả năng tự nhận thức, tự chịu trách nhiệm cho việc học tập.
- Khả năng làm việc sáng tạo trong những tình huống khó khăn, phức tạp.
Cụ thể:
(i) Ở trên lớp: chủ động đăng kí môn học; chủ động giờ lên lớp; chủ động chỗ ngồi trong
giảng đường ; nếu học online thì chủ động trong việc thực hiện các thao tác để vào phòng học;
chủ động chuẩn bị bài; nghe giảng và ghi chép.
(ii) Tuân thủ quy chế học tập: chủ động làm bài đúng hạn.
(iii) Bên ngoài lớp học:
2
-Tận dụng hết mọi phương tiện học tập ở trường.
- Tìm kiếm thông tin liên quan đến môn học từ các nguồn khác nhau.
- Học nhóm: nhóm được phân công và nhóm do cá nhân tạo ra hoặc tham gia; Cách tham
gia: bình đẳng, tích cực, tránh thụ động, ỉ lại.
-Tham gia câu lạc bộ: tìm hiểu và tham gia ngay vào các câu lạc bộ; mục đich: giao lưu, học
hỏi, cải thiện tính cách của bản thân, thử sức mình.
-Tranh thủ vơ hội tiếp xúc: giảng viên, cố vấn học tập, bạn học.
-Thực hành: tìm kiếm và tham gia các cơ hội thực tập, làm thêm.
Có thể nói, cần coi môi trường đại học là nơi đánh thức tiềm năng trong con người của sinh
viên. Nếu bạn thích ứng tốt, bạn sẽ đánh thức được con người thật sự ẩn sâu trong con người của
mỗi sinh viên.
3. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TÍCH CỰC
3.1. Khái niệm “ Phương pháp học tập tích cực”
Tên gọi: học tập tích cực: Active learning
Khái niệm: Học tích cực là “học qua hành” (Learning by doing ); yêu cầu người học phải
có thái độ tích cực đối với việc học tập. Cụ thể:
- Nhấn mạnh quá trình học tập và tiếp thu: giúp cho người học phát triển khả năng tư duy
độc lập, kĩ năng tự học và kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Nhấn mạnh học nghe giảng và tự học: cùng với kiến thức thu nhận được từ giáo viên,
người học cần tự tìm kiếm, tổng hợp, xử lí từ nhiều nguồn thông tin để thu nhân tri thức, kiến
thức.
- Để tích lũy kiến thức, nâng cao kiến thức, nâng cao năng lực giải quyết vấn đề, người học
cần tham gia vào các hoạt động như: đưa ra được ý kiến riêng; tham gia hoạt động nhóm để chia
sẻ ý kiến cá nhân, trao đổi, tranh luận, phân tích, suy luận và ứng dụng thực tế. 
3.2. Nội dung của “ Phương pháp học tập tích cực”
Tư tưởng chủ đạo: “người học chịu trách nhiệm về việc học của mình”. Mỗi người chọn các
hình thức học cho phù hợp với bản thân ở từng thời điểm cụ thể.
-Đa dạng cách học: học bằng cách nghe giảng; học bằng cách đọ, bằng cách viết; học bằng
cách tranh luận, thảo luận; học bằng cách lật đi lật lại vấn đề; làm các bài tập và các thực hành;
học nhóm; học từ thành công hoặc từ thất bại của bản thân và của người khác; v.v.
a. Học tập dựa trên giải quyết vấn đề (Problem-based learning)
3
- Khuyến khích người học biến lí thuyết thành thực hành bằng cách áp dụng những gì họ
đang học vào các tình huống thực tế.
-Thúc đẩy người học phát triển tư duy phản biện và kĩ năng phân tích. Hơn nữa, phương pháp
này giúp làm việc nhóm hiệu quả hơn, từ đó có thể tạo ra nhiều ý tưởng và giải pháp hay.
- Tự chọn cho mình một lộ trình học riêng. Điều này sẽ thúc đẩy động lực nội tại của họ, vì
việc lựa chọn này đều dựa trên sở thích cá nhân của mỗi người.
- Học tập xã hội (Social learning): Học theo nhóm; cùng nhau thảo luận, cùng nhau chia sẻ.
Đây là cách: tạo ra cơ hội thảo luận về ý tưởng, cũng như hợp tác trong các bài tập và thuyết
trình nhóm; tạo tính tương tác.
b. Học thông qua các mô hình thất bại (Mistake-driven learning)
Mắc lỗi là một phần thiết yếu của việc học.
- Nếu người học không bao giờ mắc lỗi thì có khả năng là nội dung bài học đó chưa đủ khó.
Không có gì là sai nếu như người học mắc lỗi trong quá trình học. Thực tế chỉ ra rằng học thông
qua mắc lỗi là một phương pháp học hiệu quả. Nếu người học sai, họ sẽ rút kinh nghiệm qua
những lần mắc lỗi đó và tránh được việc lặp lại lỗi sai ngoài đời thực. 
c. Yêu cầu đạt được
- Hình thành các thói quen học tập tốt
-Thảo luận, tranh luận
Trình bày, thể hiện quan điểm, cách nhìn của bản thân về một vấn đề, chủ đề hoặc nội dung
nào đó.
Muốn có quan điểm, cách nhìn: phải suy nghĩ, cân nhắc
Để thể hiện được quan điểm, cách nhìn: biết cách trình bày,lập luận để thể hiện và đồng
thời bảo vệ được quan điểm, cách nhìn của mình.
Tăng tính quyết đoán, quyết liệt nhưng đồng thời cũng tăng khả năng kiềm chế, thích ứng
và cả sự khiêm tốn.
- Người học cơ hội tự khám phá, trải nghiệm nội dung học và giúp tăng cường khả năng ghi
nhớ kiến thức.
4. THỰC HÀNH
Thực hành 1. Học theo cách tìm hiểu một vấn đề trong nội dung đã học hoặc liên
quan
Các bước thực hiện:
4
Bước 1. Chủ đề lựa chọn, tức là nội dung định tìm hiểu.
- Có thể đặt tên chính xác ngay từ đầu. Nhưng có thể điều chỉnh sau khi tìm hiểu.
Bước hai. Xác định mục tiêu.
Bước ba. Hình thành cách nhìn/quan điểm cá nhân.
Bước 4. Phác thảo nội dung chuyên môn.
Bước 5. Tìm kiếm nguồn tài liệu phục vụ cho nội dung cần tìm hiểu.
Bước 6. Viết nội dung.
Bước 7. Luyện tập và trình bày.
Bước 8. Trao đổi: tiếp nhận góp ý, thảo luận.
Bước 9. Hoàn chỉnh
Thực hành 2. Kĩ năng ghi chép
a. Kĩ năng nghe giảng –ghi chép:
-Do vừa nghe vừa ghi nên phải chọn cách ghi sao cho phù hợp với tốc độ giảng của giáo
viên, nhưng phải đảm bảo chất lượng, tức là, nội dung phải đủ và khi đọc phải hiểu được.
- Mỗi người phải chọn cho mình một cách ghi riêng với các kí hiệu riêng:
+Đối với các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa cần phải ghi chính xác.
+ Đối với nội dung thì nên ghi theo kiểu tốc kí ( còn gọi là tốc ký, ghi nhanh, ghi tắt): ghi
chép thông tin một cách nhanh chóng nhất bằng việc tăng tốc độ viết và sử dụng cách ghi vắn tắt.
+ Không chỉ nghe-chép mà phải có suy nghĩ, tư duy về những nội dung đang học. Nếu
phát hiện “ vấn đề” cần ghi ngay ra bên cạnh bằng lời hoặc kí hiệu.
b. Kĩ năng đọc tài liệu–ghi chép:
-Trước khi đọc một tài liệu cần đọc mục lục ( nếu là sách) đọc các tiêu đề chính ( nếu là
bài viết). Mục đích: hình dung được nội dung, ý tưởng và kết cấu của tài liệu.
- Quá trình đọc:
+Trong khi đọc: nắm ý chung trước, hiểu chi tiết sau.
+Sau khi đọc xong mỗi đoạn: dừng lại, ghi tóm tắt kể cả suy nghĩ riêng (“sổ thông thái”).
+Sau khi đọc xong cả tài liệu: ghi tóm tắt kể cả suy nghĩ riêng (“sổ thông thái”).
c. Kĩ năng đọc quan sát–ghi chép:
Đây là biểu hiện của việc học mọi lúc, mọi nơi và một cách học có chiều sâu: nhìn thấy,
nghe thấy,..ghi chép hiện tượng và có thể giải thích được, có thể chưa giải thích được (tìm hiểu
đẻ làm rõ).
5
Thực hành 3. Kĩ năng viết
Viết là vừa là thể hiện vừa là trao đổi những gì đã học được ( với nghĩa rộng của khái niệm
“học”). Đây là một phương pháp quan trọng để đo lường độ hiểu biết cũng như các hoạt động
học tập tích cực.
-Viết gắn với tương tác trong học nhóm, hoặc rộng hơn là ngoài nhóm: người khác đọc bài
của mình và mình đọc bài của người khác.
- Viết là một quá trình học: rèn luyện cách viết.
Thực hành 4 Kĩ năng nói, trình bày
Chủ đề: các nội dung liên quan đến chuyên môn đang học.
Hình thức đa dạng: trao đổi nhóm, trình bày trước lớp lớp, trước hội thảo, thảo luận, tranh
luận, v.v.
Các trình bày trình chiếu (power point): nội dung cô đọng, những điểm chính để phát triển.
Nói gắn với việc sử dụng ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ phi lời.
Ngôn ngữ có lời: ngôn ngữ nói khác với viết; chọn vấn đề nội dung để nói ( vì khống chế
thời gian); nói rõ ràng ( âm, giọng, chuẩn mực), nói chính xác, v.v.
Ngôn ngữ phi lời: cận ngôn ( chường đọ, trường độ, cao độ; yếu tố chêm xen) Ngôn ngữ cơ
thể /cử chỉ ( biểu hiện trên mặt; cử chỉ của tay; dáng đứng; góc độ dứng; v.v.); Ngôn ngữ vật thể
( trang phục và những thứ mang trên người); môi trường ( không gian, thời gian, khoảng cách,
v.v.).
Các bước thực hiện một nội dung:
1/ Xác định mục tiêu;
2/Hình thành quan điểm cá nhân;
2/Tìm cảm hứng và viết;
4/Phác thảo nội dung chương trình;
5/ Tìm các công cụ/ nguồn tài liệu phục vụ cho bài thuyết trình và các công nghệ hỗ trợ
tương tác;
6/ Viết chương trình / phát triển các phần và luyện tập, trình bày.7/ Ghi lại thông điệp của
bạn;
8/Đánh giá cách bạn có thể làm tốt hơn.

6
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1. Khái niệm phương pháp học tập tự chủ.
2. Nội dung của phương pháp học tập tự chủ.
3. Khái niệm phương pháp học tập tích cực
4. Nội dung của phương pháp học tập tích cực
5. Kĩ năng ghi chép, viết, trình bày .
7. Phác thảo cho bản thân kế hoạch học tập cho cả quá trình và trong từng giai đọan cụ thể.
8. Bình luận hoặc thảo luận nhóm về hai phương pháp học tập tự chủ và học tập tích cực. Từ
đó, phác thảo phương pháp học của bản thân.
9. Học theo cách tìm hiểu một vấn đề trong nội dung đã học hoặc liên quan: thử đưa ra một vấn
đề và xây dựng các bước thực hiện.

You might also like