You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

Tư duy sáng tạo và Khởi nghiệp


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

Tư duy sáng tạo


và Khởi nghiệp

Đề cương môn học


dành cho sinh viên

Hà Nội, 2022

2
I. THÔNG TIN GIẢNG VIÊN
Đội ngũ giảng viên ULIS

II. THÔNG TIN MÔN HỌC


Tên môn học Tư duy sáng tạo và khởi nghiệp

Mã môn học FLF1009***

Số tín chỉ 3

Loại môn học Bắt buộc với các CCĐTCLC thông tư 23

III. MỤC TIÊU HỌC PHẦN


Môn học Tư duy sáng tạo và Khởi nghiệp được thiết kế cho sinh viên năm thứ hai các
chương trình đào tạo Chất lượng cao của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà
Nội. Khóa học nhằm thúc đẩy và tăng cường các kỹ năng trong thế kỷ 21 cho người học, đặc
biệt là năng lực tư duy đổi mới sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp (tư duy hướng đến hiệu quả).
Môn học tập trung phát triển năng lực tư duy và đổi mới sáng tạo, ứng dụng đường hướng
lấy người học làm trung tâm và học qua thực hành. Môn học cho phép sinh viên thực hành
năng lực tư duy sáng tạo và khởi nghiệp trong nhiều tình huống thực tế khác nhau. Sinh viên
tham dự khóa học sẽ có cơ hội phát triển những năng lực như nhận diện bản thân, tư duy thiết
kế sáng tạo và đàm phán - những năng lực quan trọng và không thể thiếu trong hành trình vượt
qua những thách thức và nắm bắt, tận dụng, kiến tạo cơ hội để thành công trong công việc và
cuộc sống.

IV. CHUẨN ĐẦU RA


1. Về kiến thức
• Hiểu rõ và vận dụng được các khái niệm và quy trình về tư duy sáng tạo, tư duy thiết kế
để nhận diện và giải quyết các vấn đề liên quan tới cuộc sống, học tập và định hướng
nghề nghiệp trong tương lai.
• Tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo.
• Xây dựng được các dự án, kế hoạch hành động để giải quyết những vấn đề xung quanh
cuộc sống, học tập.

2. Về kĩ năng
• Trình bày các báo cáo, chuẩn bị trước nội dung cũng như ý tưởng tức thời, một cách
mạch lạc, rõ ràng.
• Năng lực làm việc nhóm, phối hợp với bạn bè trong nhóm một cách hiệu quả, sẵn sàng
chia sẻ khó khăn.
• Biết lập kế hoạch, quản lý thời gian và sắp xếp công việc một cách hợp lý, có khả năng
tự giám sát và theo đuổi kế hoạch đề ra.
• Năng lực giao tiếp, ứng xử phù hợp trong những bối cảnh khác nhau trong cuộc sống.

3
• Khả năng xử lý tình huống một cách linh hoạt, sáng tạo.

3. Về thái độ
• Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của lớp học; Hợp tác trong các hoạt động
nhóm.
• Luôn lắng nghe và thấu hiểu, sẵn sàng chia sẻ ý kiến với mọi người.
• Tôn trọng quan điểm của các bạn cùng nhóm, cùng lớp, tôn trọng sự khác biệt. Khách
quan trong việc giải quyết vấn đề.
• Biểu lộ ra một sự cam kết chuyên nghiệp để thực hành đúng nội quy hàng ngày cũng như
kế hoạch hành động của bản thân và nhóm.
• Góp phần nâng cao sự kiên trì, bền bỉ, khả năng thích ứng trước những biến động của
cuộc sống.

4. Đối chiếu CĐR với các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá
Hoạt động kiểm tra
TT CĐR học phần Hoạt động giảng dạy
đánh giá

1. Về kiến thức

Hiểu rõ và vận dụng được các 1. Hoạt động tương tác trên lớp: 1. Sản phẩm các ý
khái niệm và quy trình về tư Đọc tài liệu, trao đổi thảo luận tưởng vận dụng tư
duy sáng tạo, tư duy thiết kế để về các nội dung liên quan đến duy sáng tạo trong
1.1 nhận diện và giải quyết các bài học. học tập và cuộc
vấn đề liên quan tới cuộc sống, 2. Thực hành nhận diện và đề sống.
học tập và định hướng nghề xuất các ý tưởng để giải quyết2. Sản phẩm dự án,
nghiệp trong tương lai. vấn đề. kế hoạch hành
động cụ thể nộp
1. Hoạt động theo nhóm phân tích cho giáo viên dưới
mổ xẻ các vấn đề liên quan dạng ppt, clip hoặc
Có năng lực tiếp cận và giải
trong học tập và cuộc sống. báo cáo.
1.2 quyết vấn đề một cách linh
2. Đề xuất các giải pháp với cách
hoạt, sáng tạo.
tiếp cận đa chiều, linh hoạt để
giải quyết các vấn đề liên quan.

1. Báo cáo, thuyết trình: Sinh viên


làm việc độc lập/theo
Xây dựng được các dự án, kế
nhóm/theo cặp tìm hiểu về một
hoạch hành động để giải quyết
1.3 vấn đề liên quan trong học tập,
những vấn đề xung quanh
cuộc sống và làm báo cáo dưới
cuộc sống, học tập.
dạng clip, ppt hoặc poster và
trình bày trước lớp.

2. Về kỹ năng

1. Hoạt động thử thách phản ứng 1. Sản phẩm clip ghi
Có kỹ năng trình bày các báo
nhanh trước những tình huống lại các tình huống
cáo chuẩn bị trước nội dung
2.1 giả định. cụ thể của cá nhân
cũng như ý tưởng tức thời một
2. Trình bày báo cáo kết quả làm hoặc nhóm.
cách mạch lạc, rõ ràng.
việc cá nhân hoặc làm việc

4
nhóm.

1. Chia nhóm ngẫu nhiên, người


1. Danh sách các nhóm theo
học tự tạo nhóm ngẫu nhiên, từng nhiệm vụ kèm bản
thay đổi nhóm trong các buổiphân công nhiệm vụ các
Có khả năng làm việc nhóm,
học. thành viên trong nhóm.
phối hợp với bạn bè trong
2.2 2. Thực hiện các dự án, nhiệm vụ
nhóm một cách hiệu quả, sẵn
theo nhóm. Luân phiên điều
sàng chia sẻ khó khăn.
phối và phân công nhiệm vụ
cho các thành viên trong
nhóm.

Biết lập kế hoạch, quản lý thời 1. Lập bản kế hoạch công việc, 1. Bản kế hoạch hành
gian và sắp xếp công việc một tự đánh giá kết quả. động và phần tự
2.3 cách hợp lý, có khả năng tự đánh giá.
giám sát và theo đuổi kế hoạch
đề ra.

1. Giao tiếp trong các tình huống


Có năng lực giao tiếp, ứng xử
thực tế khi đi tìm hiểu nhu cầu
2.4 phù hợp trong những bối cảnh
khách hàng và đối tượng
khác nhau trong cuộc sống.
nghiên cứu.

Có khả năng xử lý tình huống 1. Thực hành các tình huống giả
một cách linh hoạt, sáng tạo. định.
2. Xử lý các tình huống thực tế
2.5
gặp phải trong quá trình hoàn
thành các nhiệm vụ xuyên suốt
khóa học.

3. Về thái độ

Tích cực, chủ động tham gia 1. Tổ chức các hoạt động nhóm 1. Bản tự đánh giá
các hoạt động của lớp học. và yêu cầu, khích lệ người học của người học theo
3.1
Hợp tác trong các hoạt động tích cực tham gia. các tiêu chí cả lớp
nhóm. xây dựng.
2. Bản đánh giá của
Luôn lắng nghe và thấu hiểu, 1. Tổ chức các hoạt động trao các thành viên
3.2 sẵn sàng chia sẻ ý kiến với mọi đổi, thảo luận trong từng buổi trong nhóm.
người. học.

Tôn trọng quan điểm của các 1. Các hoạt động trao đổi, chia sẻ
bạn cùng nhóm, cùng lớp, tôn quan điểm và ý tưởng.
3.3 trọng sự khác biệt. Sử dụng 2. Đóng góp ý kiến trên tinh thần
cách tiếp cận khách quan trong xây dựng và hỗ trợ lẫn nhau.
việc giải quyết vấn đề.

3.4 Biểu lộ ra một sự cam kết 1. Người học tự theo dõi, đánh
chuyên nghiệp để thực hành giá việc thực hiện nội quy lớp
đúng nội quy hàng ngày cũng học, kế hoạch của bản thân và
như kế hoạch hành động. của nhóm.

5
V. TÀI LIỆU KHÓA HỌC
• Khóa học được thiết kế dựa trên khóa học “Nhà giáo dục khởi nghiệp” (Entrepreneurial
educators) của Học viện Sáng tạo, Đại học Dublin, Ai-len.
• Các tài liệu sẽ do nhóm giảng viên đã từng tham dự khóa học trên biên soạn và thiết kế
các hoạt động tương ứng, có sự tư vấn chuyên môn của các chuyên gia đến từ Học viện
Sáng tạo, Đại học Dublin, Ai-len.
• Các nguồn tài liệu tham khảo và video sử dụng trong khóa học được lấy từ các nguồn
tin cậy của các trường ĐH uy tín trên thế giới như ĐH Dublin, ĐH Stanford, ĐH
Harvard... nơi đang áp dụng mạnh mẽ phương pháp tư duy thiết kế trong giảng dạy.
• Các websites tham khảo:
− https://designthinking.ideo.com
− https://dschool.stanford.edu
− https://designthinkingforeducators.com/
− https://www.innovationtraining.org/
− https://tll.gse.harvard.edu/design-thinking
− https://www.interaction-design.org/

6
VI. NỘI DUNG & LỊCH TRÌNH GIẢNG DẠY
TUẦN NỘI DUNG CHÍNH

1. Giới thiệu làm quen


Tuần 1. 2. Tìm hiểu kỳ vọng người học
Nhập môn Tư duy sáng tao 3. Định hướng môn học
& Khởi nghiệp 4. Nhận diện giá trị bản thân
5. Bước qua vùng an toàn
1. Thảo luận về sáng tạo
Tuần 2. 2. Thử thách sáng tạo
Dẫn nhập đổi mới sáng tạo 3. Giới thiệu công cụ sáng tạo
4. Tạo thói quen sáng tạo
Tuần 3. 1. Xây dựng khả năng làm việc nhóm
Làm việc nhóm 2. Kĩ năng phản hồi & chuyển ngữ
Tuần 4. 1. Dẫn nhập Tư duy thiết kế
Tư duy thiết kế 2. Thực hành Tư duy thiết kế
Tuần 5.
1. Thuyết trình sản phẩm áp dụng Tư duy thiết kế
Thuyết trình trong thang máy
2. Elevator pitch
1. Giới thiệu mô hình Lean Canvas
Tuần 6. 2. Giới thiệu chân dung khách hàng & lựa chọn phân khúc khách
Xây dựng chân dung khách hàng hàng
3. Thực hành xây dựng chân dung khách hàng
1. Tìm hiệu khái niệm giá trị
Tuần 7.
2. Thực hành xây dựng tuyên bố giá trị
Tuyên bố giá trị
3. Thực hành mô hình Lean Canvas
Tuần 8. 1. Đinh hướng nghề nghiệp
Định hướng nghề nghiệp 2. Chiêu mộ đội nhóm
& chiêu mộ đội nhóm 3. Giao đề bài Final pitch
Tuần 9 Tham vấn nhóm dự án (1)
Tuần 10 Chương trình “Câu chuyện khởi nghiệp & Kết nối chuyên gia”
Tuần 11 Tham vấn nhóm dự án (2)
Tuần 12 Tham vấn nhóm dự án (3)
Tuần 13 Tham vấn nhóm dự án (4)
Tuần 14 Final pitch (1)
Tuần 15 Final Pitch (2) & tổng kết môn học

7
VII. KỶ LUẬT KHÓA HỌC
• Đi học đều đặn, đúng giờ. Vắng mặt tích lũy quá 12 tiết sẽ không được phép tham gia
bài tập cuối cùng. Sinh viên nào trễ hơn 15 phút được coi là vắng mặt trong cả buổi.
• Không được nộp hoặc hoàn thành nhiệm vụ muộn, trừ khi được giáo viên chấp thuận ít
nhất MỘT tuần trước hạn chót. Nếu bài tập nộp muộn trong vòng 24h sẽ bị trừ 10% điểm
và nếu muộn 48 giờ tiếp theo sẽ bị trừ 30% số điểm của bài tập đó. Sinh viên nộp bài tập
chậm 3 ngày sau thời hạn nhận sẽ 0 điểm.
• Hoàn thành và nộp tất cả các bài tập được yêu cầu là điều kiện để tham gia bài tập cuối
cùng.
• Đạo văn không được chấp nhận và sẽ bị phạt nặng.

VIII. NGUYÊN TẮC SƯ PHẠM


Khóa học này sử dụng các phương pháp giảng dạy và học tập khác nhau nhưng hỗ trợ cho
nhau:
• Lấy người học làm trung tâm: khóa học đặt người học và việc học tập vào trung tâm
của tất cả các hoạt động dạy và học.
• Tự chủ của người học: người học dự kiến sẽ tích cực trong lớp và có thể làm việc độc
lập tốt.
• Học bằng cách thực hành: trong suốt khóa học, sinh viên sẽ được yêu cầu áp dụng
những gì đã học theo nhiều cách khác nhau.
• Làm việc theo nhóm: Vì hợp tác là một phương pháp học tập quan trọng, người học
được kỳ vọng sẽ hợp tác tốt với các bạn cùng lớp, không chỉ trong lớp và thời gian tự học
mà còn thực hiện các nhiệm vụ đánh giá theo cặp/nhóm.

IX. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ


1. Nội dung KTĐG số 1: Mức độ tham gia và tích cực (30%)
a. Mục tiêu
Giúp sinh viên thể hiện sự tích cực, trách nhiệm và chủ động trong các buổi học cũng
như các hoạt động của môn học.

b. Mô tả nhiệm vụ
Ở phần điểm này, sinh viên cần thể hiện sự tích cực khi tham gia đầy đủ, đúng giờ các
buổi học mà còn cần thể hiện sự tích cực, chủ động và trách nhiệm của mình khi hợp tác
với nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ môn học, cũng như hoàn thành bài tập cá nhân.

c. Yêu cầu và tiêu chí chấm


Cụ thể, để đạt được tối đa điểm mức độ tích cực tham gia các hoạt động của nhóm, yêu
cầu sinh viên cần hoàn thành các nội dung sau

8
Thang
Nội dung điểm Tiêu chí
điểm
Điểm chuyên cần (A) Có mặt đầy đủ, đúng giờ ở tất cả các buổi học (Vắng 10
01 buổi trừ 01 điểm)
02 buổi vào học muộn được tính bằng 01 buổi vắng
Điểm tích cực (B) Tích cực, chủ động, trách nhiệm khi tham gia các hoạt 10
động. Mỗi sinh viên tự đánh giá mức độ tham gia tích
cực của bản thân trong cả khóa học trên thang điểm
10.
Điểm Trưng bày sản Giáo viên đánh giá điểm các nhóm 10
phẩm (C)
Tổng điểm A+B+C/3 10

2. Nội dung KTĐG số 2: Final pitching (40%)


a. Mục tiêu
Giúp sinh viên áp dụng những kiến thức được học về Đổi mới sáng tạo và Mô hình Tư
duy thiết kế (Design thinking) để đưa ra giải pháp cho các vấn đề trong lĩnh vực nghề
nghiệp mình lựa chọn. Dự án này tạo cho sinh viên cơ hội để:
➢ Rèn luyện cách đưa ra được những mô hình/giải pháp sáng tạo, khả thi và bước đầu
hình thành được tư duy khởi nghiệp
➢ Rèn luyện và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề qua quá trình thực hành các khâu
của Tư duy thiết kế.
➢ Rèn luyện và phát triển kỹ năng thuyết trình và kỹ năng làm việc hợp tác.
➢ Rèn luyện và phát triển khả năng lãnh đạo trong nhóm làm việc.
➢ Rèn luyện và phát triển khả năng tự phục hồi thông qua xung đột và thất bại.
➢ Rèn luyện cách đưa ra những phản hồi tích cực, có tính xây dựng với các cá nhân
và nhóm khác.
b. Mô tả nhiệm vụ
Ở dự án này, sinh viên cần áp dụng mô hình Tư duy thiết kế đã học để phát hiện các vấn
đề, khó khăn trong lĩnh vực nghề nghiệp mình lựa chọn, từ đó xây dựng các mô hình/ dự
án/ sản phẩm để giải quyết khó khăn đó.
SV chọn 1 trong 3 hướng để triển khai dự án:
➢ Hướng 1: Giải quyết một vấn đề xã hội, trách nhiệm cộng đồng
➢ Hướng 2: Giải quyết một vấn đề hướng nghiệp
➢ Hướng 3: Giải quyết một vấn đề cho thể thương mại hóa trên thị trường
Sản phẩm đầu ra có thể là:
➢ Sản phẩm/ dịch vụ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng
➢ Sản phẩm / dịch vụ nhằm cải thiện chất lượng và hiệu quả công việc của một
nhóm đối tượng nghề nghiệp
➢ Sản phẩm/ dịch vụ có thể thương mại hóa trên thị trường
c. Yêu cầu và tiêu chí chấm
Bộ sản phẩm bao gồm:
➢ 01 bản word mô tả cụ thể quá trình thực hiện và thiết kế mô hình/giải pháp của nhóm
theo tư duy thiết kế.
➢ 01 phần thuyết trình sản phẩm trước lớp (có đánh giá của giảng viên và nhóm khác)

9
YÊU CẦU VÀ TIÊU CHÍ CHẤM CHI TIẾT

Sản phẩm Yêu cầu hình thức Yêu cầu nội dung

01 bản word • Định dạng: cỡ chữ 13, giãn dòng 1,5. Lề trên, dưới, phải, • Trình bày đầy đủ các khâu của Tư duy thiết kế được triển khai như
trái tương ứng 2-2-2-3. thế nào (đầy đủ 5 giai đoạn của Tư duy thiết kế):
• Thông tin Trang bìa: • Khâu Thấu cảm (Empathy) được thực hiện ra sao, phỏng vấn được
➢ Tên Dự án nghề nghiệp bao nhiêu người, ở đâu, lứa tuổi như nào…;
➢ Tên môn Tư duy sáng tạo và khởi nghiệp • Khâu Miêu tả vấn đề (Define) được nhóm thực hiện ra sao, có bao
➢ Tên giáo viên hướng dẫn nhiêu vấn đề mà nhóm đã tìm được…
➢ Tên các thành viên nhóm • Khâu Sáng tạo giải pháp (Ideate): nhóm đã thảo luận và thống nhất
➢ Địa điểm, thời gian lựa chọn ý tưởng nào...
• Khâu Làm mẫu (Prototype) và Thử nghiệm (Test) được thực hiện thế
nào, thiết kế được mô hình/sản phẩm/dịch vụ gì, trình bày chi tiết về
mô hình/sản phẩm/dịch vụ đó... Khuyến khích các nhóm thiết kế các
hình vẽ/sản phẩm cụ thể minh họa.
• Cuối bản word có các mục tài liệu tham khảo, phụ lục (nếu có), bản
đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các thành viên trong
nhóm.

01 bài thuyết • Thời gian trình bày: 5 phút Phần thuyết trình cần đảm bảo một số tiêu chí như:
trình • Trình bày sinh động, cuốn hút người nghe ● Sinh động, cuốn hút người nghe (Engaging)
• Có thể sử dụng hình vẽ, mô hình, slide hỗ trợ, hoặc hoạt ● Giải quyết được các vấn đề đặt ra (Problem solving)
cảnh đóng vai ... ● Sự sáng tạo khi đưa ra giải pháp (Creativity)
• Có 1 tình huống để dẫn dắt và giới thiệu về sản phẩm của
nhóm

10
Thang điểm Nội dung Điểm

Tổng điểm quy Bài viết (3đ) • Hình thức: đầy đủ các mục như hướng dẫn, trình bày logic, rõ ràng, format đúng như yêu cầu (0,5 điểm).
về thang 10 • Nội dung: Trình bày được quá trình áp dụng chi tiết từng phần của mô hình Tư duy thiết kế (mỗi khâu 0,5 điểm
x 5 = 2,5 điểm)

Bài trình bày (7đ) • Mạch lạc, thu hút : 2 điểm


• Sáng tạo : 2 điểm
• Giải quyết vấn đề : 3 điểm

• GV sẽ cho nhóm tổng điểm trên thang điểm 10. Sau đó các thành viên nhóm sẽ tự quyết định chia đều điểm cho
các thành viên trong nhóm hoặc tính điểm thành phần cho mỗi cá nhân tuỳ theo mức đóng góp của mỗi thành
viên nhóm.
Lưu ý: ở phương án chia điểm cho từng cá nhân theo sự đóng góp, GV cần giải thích rõ: Ví dụ: Giáo viên cho
nhóm 4 sinh viên điểm tổng là 8/10 (tương đương 32/40). Nhóm quyết định bạn A được 10 điểm, bạn B được 6,
bạn C và bạn D đều được 8 điểm, như vậy A+B+C+D=32)

11
3. Nội dung KTĐG số 3: Báo cáo chiêm nghiệm (30%)
a. Mục tiêu của bài tập
Sinh viên phản ánh và hồi tưởng lại những gì ĐÃ HỌC từ TẤT CẢ các hoạt động trong
suốt khóa học và nêu lên kế hoạch áp dụng vào đời sống, học tập… từ các nội dung và
hoạt động của khóa học.

b. Mô tả nhiệm vụ
Sinh viên viết báo cáo theo yêu cầu cụ thể nêu ở mục c và nộp lại báo cáo cho giáo viên
1 tuần sau buổi Final Pitch.

12
c. Yêu cầu và tiêu chí chấm

VỀ HÌNH THỨC GỢI Ý VÀ LỜI KHUYÊN


• Đủ độ dài từ 3 - 10 trang • Sinh viên có thể có ý tưởng, nội dung để viết đối với một số chủ đề nhiều hơn so
• Font chữ: Times New Roman; cỡ chữ 13, giãn cách dòng 1.5; Tiêu với một số chủ đề khác, điều này là hoàn toàn bình thường, nhưng ít nhất vẫn nên
đề ghi rõ: Họ và tên sinh viên - Khoa – BÁO CÁO CHIÊM viết về tất cả các chủ đề (dù chỉ là một đoạn ngắn).
NGHIỆM VÀ KẾ HOẠCH ÁP DỤNG SAU KHÓA HỌC TƯ • Để có thể suy nghĩ, viết và hành động mang tính phản chiếu, sinh viên nên:
DUY SÁNG TẠO VÀ KHỞI NGHIỆP) ➢ Miêu tả ngắn về việc trải nghiệm một điều gì đó và những suy nghĩ, cảm xúc
• Bài viết được đánh máy, trình bày đẹp mắt và logic và hành động của mình khi trải nghiệm
➢ Nêu được bài học từ trải nghiệm, cá nhân đã thay đổi, tiến bộ ra sao
VỀ NỘI DUNG ➢ Vận dụng những gì đã học được (hoặc có ý tưởng về cách áp dụng thực tế của
• Nêu được cảm nhận, thể hiện quan điểm cá nhân và sự đánh giá cá mình)(theo mô hình “What/ So what/ What next”)
nhân tổng thể các hoạt động của khóa học • Một số nguyên tắc khi viết
• Khuyến khích người viết nêu lên hoạt động ấn tượng nhất của khóa ➢ NT1. Không nói chung chung: Nói cụ thể vào vấn đề khó khăn, trở ngại, đề
học và giải thích xuất điều chỉnh hoặc đưa câu hỏi suy nghĩ.
• Bài viết thể hiện những thông điệp hướng về tương lai, nêu rõ sự áp ➢ NT2. Đừng chỉ miêu tả: Cố gắng suy nghĩ tìm hiểu và giải thích những vấn
dụng và thực hành những điều các bạn học được trong công việc học đề đó.
tập hiện tại nghề nghiệp tương lai (Ít nhất 2 thông điệp ) ➢ NT3. Hãy thành thực: Sai hay đúng đều rất bình thường, nhưng nên hướng
• Bài viết thể hiện rõ các đánh giá thể hiện quan điểm cá nhân và các đến tìm hiểu nguyên nhân tại sao mọi việc lại diễn ra như vậy và cách điều
kế hoạch áp dụng cụ thể cho bản thân, trong đời sống, trong học chỉnh cải thiện
tập, ứng với MỖI hoặc TỪNG CHỦ ĐỀ: ➢ NT4. Hãy có chọn lọc: Không nói về mọi điều, mà hãy chọn nói về những gì
➢ Sáng tạo, Đột phá và thay đổi tư duy khiến mình băn khoăn, tâm đắc, ấn tượng hay mình có ý tưởng về nó.
➢ Khả năng làm việc nhóm và làm việc hợp tác trong nhóm ➢ NT5. Hãy hướng đến tương lai: Phản chiếu lại những vấn đề quá khứ và cách
➢ Kỹ năng giao tiếp những vấn đề đó đang tác động vào tương lai, từ đó đưa ra những rút kinh
➢ Khả năng lãnh đạo nghiệm và điều chỉnh để hoàn thiện.
➢ Học tập và tăng cơ hội học tập ➢ NT6. Nhằm vào sự việc, không nhằm vào con người: Không nên chủ định
➢ Tự phát triển bản thân phê phán người khác hoặc tóm tắt lại những việc họ làm tốt hay chưa tốt. Hãy
thiên về “hướng tới tương lai”, phân tích những điểm tác động vào nhận thức
của bạn, sự phát triển của bạn, giúp bạn nhận diện vấn đề và cách khắc phục.

13
YÊU CẦU VÀ TIÊU CHÍ CHẤM CHI TIẾT

Yêu cầu Tiêu chí chấm Điểm

Hình thức Thực hiện đầy đủ yêu cầu về trình bày 0.5

Bài viết được đánh máy, trình bày đẹp mắt và logic 0.5

Nêu được cảm nhận, thể hiện quan điểm cá nhân và sự đánh giá cá nhân tổng
thể các hoạt động của khóa học 1.5
Khuyến khích người viết nêu lên hoạt động ấn tượng nhất của khóa học

Bài viết thể hiện những thông điệp hướng về tương lai, nêu rõ sự áp dụng và
thực hành những điều các bạn học được trong công việc học tập hiện tại và 1.5
nghề nghiệp tương lai (Ít nhất 2 thông điệp)

Bài viết thể hiện rõ các đánh giá thể hiện quan điểm cá nhân và các kế hoạch áp
dụng cụ thể cho bản thân, trong đời sống, trong học tập, ứng với chủ đề: “Sáng 1
tạo, Đột phá và thay đổi tư duy”

Bài viết thể hiện rõ các đánh giá thể hiện quan điểm cá nhân và các kế hoạch áp
dụng cụ thể cho bản thân, trong đời sống, học tập, ứng với chủ đề: “Khả năng 1
làm việc nhóm và làm việc Hợp tác trong nhóm”
Nội dung
Bài viết thể hiện rõ các đánh giá thể hiện quan điểm cá nhân và các kế hoạch áp
dụng cụ thể cho bản thân, trong đời sống, học tập, ứng với chủ đề: “Kỹ năng 1
giao tiếp”

Bài viết thể hiện rõ các đánh giá thể hiện quan điểm cá nhân và các kế hoạch áp
dụng cụ thể cho bản thân, trong đời sống, học tập, ứng với chủ đề: “Khả năng 1
lãnh đạo”

Bài viết thể hiện rõ các đánh giá thể hiện quan điểm cá nhân và các kế hoạch áp
dụng cụ thể cho bản thân, trong đời sống, học tập, ứng với chủ đề: “Học tập và 1
Tăng các cơ hội học tập”

Bài viết thể hiện rõ các đánh giá thể hiện quan điểm cá nhân và các kế hoạch áp
dụng cụ thể cho bản thân, trong đời sống, học tập, ứng với chủ đề: “Tự phát 1
triển bản thân”

Tổng 10

TRƯỞNG PHÒNG ĐÀO TẠO PHÊ DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG

Đỗ Tuấn Minh

14

You might also like