You are on page 1of 7

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP

CHO HỌC SINH THPT


TÊN CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG: VĂN HÓA ỨNG XỬ NƠI CÔNG CỘNG
1. Mục tiêu hoạt động:
- Sau chủ đề học sinh có thể phân biệt được những hành vi nào là có văn hóa,
hành vi nào là vô văn hóa.
- Đánh giá được hành vi của bản thân và những người xung quanh, điều chỉnh
hành vi ứng xử của bản thân từ đó tạo cho mình những hành vi chuẩn mực, có
văn hóa ở nơi công cộng.
- Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện các hành vi văn hóa nơi
công cộng.
Bồi dưỡng Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo
Bồi dưỡng các Năng lực đặc thù:
- Hiểu biết về bản thân và môi trường sống
- Kĩ năng điều chỉnh bản thân và đáp ứng với sự thay đổi
- Kĩ năng đánh giá hoạt động
Bồi dưỡng các phẩm chất: Nhân ái, trung thực, trách nhiệm
2. Đối tượng tham gia, quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức:
- Đối tượng tham gia: học sinh lớp 10
- Quy mô tổ chức: 30 học sinh lớp 10D7
- Thời gian: 1 tiết và chuẩn bị trước ở nhà
- Địa điểm tổ chức: tại lớp học
3. Nội dung hoạt động:
Hoạt động 1: Nhận biết hành vi văn hóa, hành vi vô văn hóa ở nơi công cộng
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm Văn hóa ứng xử
Hoạt động 3: Rèn luyện kĩ năng xử lý tình huống
Hoạt động 4: Vận động mọi người chung tay xây dựng cộng đồng văn minh
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự đánh giá
Hoạt động 7: Đánh giá của giáo viên
4. Công tác chuẩn bị:
* Đối với giáo viên:
- Sưu tầm một số tình huống thường gặp liên quan đến ứng xử nơi công cộng.
- Phương tiện: máy chiếu, máy tính, tranh ảnh, bảng nhóm, giá treo, không gian
hoạt động,…
- Đồ dùng: giấy A0, A4, bút dạ, giấy màu, kéo, băng dính.
- Chuẩn bị những phần quà
* Đối với học sinh:
- Tự nghiên cứu nội dung và thu thập các tài liệu về các hoạt động
- Chuẩn bị tình huống cho buổi học
5. Kế hoạch và tiến trình thực hiện
Tiến trình Tên hoạt Mục tiêu Cách thức tổ chức Sản phẩm hoạt
động động/ Kết quả
1. Khám phá Hoạt động 1: Học sinh - GV: chiếu video Bảng nhóm trả
Nhận biết nhận biết về các tình huống lời của học sinh
hành vi văn được đâu là ứng xử nơi công
hóa, hành vi những hành cộng cho các
vô văn hóa ở vi ứng xử nhóm (6
nơi công phù hợp và bạn/nhóm).
cộng chưa phù - HS: các nhóm
hợp. quan sát và thảo
luận các tình
huống có sẵn (5
phút). Sau đó, các
nhóm liệt kê
những hành vi
văn hóa, vô văn
hóa và ghi đáp án
vào bảng nhóm
- HS: đại diện các
nhóm lên treo đáp
án lên bảng và
trình bày kết quả.
- Các nhóm khác
cho nhận xét.
- GV: lắng nghe,
đưa ra kết luận

2. Chiêm Hoạt động 2: Học sinh - GV: Đưa ra Học sinh có


nghiệm Hình thành hiểu được nhiệm vụ thảo được khái niệm
khái niệm đúng khái luận: “Em hiểu chính xác về
Văn hóa ứng niệm về “ thế nào là văn hóa “Văn hóa ứng
xử Văn hóa ứng xử” xử”
ứng xử” -HS: Thảo luận,
đưa ra khái niệm
và cử đại diện
trình bày trước
lớp
- HS khác bổ
sung, góp ý.
- GV: lắng nghe
kết quả trình bày
và tổng kết đưa ra
khái niệm “Văn
hóa ứng xử”
3. Rèn luyện Hoạt động 3: Học sinh có - GV: Đưa ra 2 Học sinh hình
kĩ năng Rèn luyện kĩ được kỹ tình huống có vấn thành được kỹ
năng xử lý năng giải đề, cho các nhóm năng và có ý
tình huống quyết vấn bốc thăm, chọn thức tôn trọng
đề vấn đề. mọi người và
- HS: mỗi nhóm ứng xử phù hợp
lần lượt lên xử lý nơi công cộng.
tình huống trong
vòng 3 phút.
- GV: nhận xét
phần trình bày
của các nhóm và
đưa ra góp ý
4. Vận dụng Hoạt động 4: Học sinh Hoạt động 4: 1 poster/ 1
mở rộng Vận động phát huy GV: Yêu cầu học nhóm về tuyên
mọi người được năng sinh thiết kế truyền về chủ
chung tay lực thẩm poster chủ đề đề “Nói không
xây dựng mĩ, sáng “Nói không với với hành vi vô
cộng đồng tạo. Bồi hành vi vô văn văn hóa nơi
văn minh dưỡng tinh hóa nơi công công cộng”
thần trách cộng”
nhiệm xây - HS: + Thảo
dựng cộng luận, thiết kế
đồng poster trong vòng
10 phút
+ Trình bày
ngắn gọn ý
tưởng về
sản phẩm

- GV: chấm điểm


và khen thưởng

5. Đánh giá Hoạt động 5: - Học sinh Hoạt động 5: Bản thân mỗi
Hướng dẫn đánh giá - GV: đưa ra một học sinh sau khi
tự đánh giá được mức số tiêu chí để HS đã trải qua hoạt
độ hoàn tự đánh giá mức động trải
thành độ hoàn thành của nghiệm và được
nhiệm vụ bản thân: tham gia vào
trong từng + Sự tự giác tham các nhóm hoạt
hoạt động gia vào nhiệm vụ động, qua đó
+ Tinh thần trách học sinh hình
- Học sinh nhiệm thành và phát
ý thức được + Ý thức tuyên triển cho bản
những ý truyền, nhắc nhở thân mình
kiến nhận mọi người cùng những cách ứng
xét và kết làm theo. xử và hành vi
quả đánh + Sự hợp tác, ứng xử phù hợp
giá cuối giúp đỡ lẫn nhau tại nơi công
cùng về trong các hoạt cộng cũng như
bản thân đối với tất cả
cũng như động. mọi người.
về hoạt
động của
nhóm
mình.

6. Tổng kết, đánh giá

6.1. Tổng kết chủ đề

- Mức độ hoàn thành chủ đề của cả giáo viên và học sinh

- Tuyên dương những bạn có ý thức tốt trong hoạt động, tập trung, phát
biểu hăng hái trong hoạt động

6.2. Học sinh tự đánh giá mức độ tham gia trong các hoạt động theo mức
độ: Rất tích cực/ Tích cực/ Chưa tích cực

- Giáo viên phát cho học sinh phiếu đánh giá theo tiêu chí Rất tích cực (3
sao), Tích cực (2 sao), Chưa tích cực ( 1 sao)
- Học sinh tự đánh giá việc thực hiện các hoạt động bằng cách tô màu vào
các ngôi sao trên phiếu
- Nội dung tự đánh giá:
+ Mức độ tham gia làm việc nhóm ở hoạt động 1
+ Mức độ xây dựng ý kiến ở hoạt động ý kiến ở hoạt động 2
+ Mức độ đóng góp để giải quyết tình huống
+ Mức độ hoàn thành sản phẩm poster cùng với nhóm

6.3. Đánh giá đồng đẳng

- Học sinh nhờ bạn đánh giá việc thực hiện các hoạt động của nhóm mình
thông qua việc tô màu vào các ngôi sao trong phiếu đánh giá ở mục 2 - đánh giá
của nhóm khác

+ Mức độ tham gia làm việc nhóm ở hoạt động 1


+ Mức độ xây dựng ý kiến ở hoạt động ý kiến ở hoạt động 2
+ Mức độ đóng góp để giải quyết tình huống
+ Mức độ hoàn thành sản phẩm poster cùng với nhóm
6.4. Giáo viên đánh giá

- Công bố kết quả của tất cả các nhóm, giáo viên nhận xét nội dung của
từng hoạt động, chốt lại những vấn đề trọng tâm của chủ đề

- Tinh thần tự giác, tích cực của học sinh

- Những điều học sinh đã trải nghiệm/ hoàn thành nhiệm vụ sau chủ đề

- Giáo viên rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo

You might also like