You are on page 1of 5

Trường: Thánh Kinh Thần Học Viện Đấng Christ (CBTS)

Môn: Phương Pháp Viết Khóa Luận

Giáo sư: Phạm Hùng

Sinh viên: Nguyễn Văn Duyên

Chiến Lược Cho Một Bài Viết Hiệu Quả

Khái quát về Phương pháp viết luận văn

Định Nghĩa luận văn

Luận văn được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Luận văn là bài nghiên cứu, công trình nghiên

cứu. Tên gọi bài tiểu luận, khoá luận, luận văn, luận án là tên gọi khác nhau dựa vào mục đích

của bài viết.

Nội dụng của luận văn là sự lý giải của những kinh nghiệm cá nhân, những nhận thức

của cá nhân đối với một vấn đề hoặc câu trả lời cho một câu hỏi nghiên cứu, một luận đề nào đó.

Đề tài luận văn

Đề tài luận văn rất đa dạng, không có giới hạn

Chủ đề có thể rộng hoặc hẹp, nghiêm túc hay khôi hài, thuộc bất kỳ lĩnh vực nào. Bài viết

là phản ảnh suy nghĩ, cảm nhận, quan niệm của người viết đối với một vấn đề nào đó.

Nội dung bài viết thể hiện cách lập luận, phân tích, diễn đạt, kiến giải quan điểm của người

viết về chủ đề là quan trọng nhất.

Hình thức của luận văn được trình bày theo thể thức văn xuôi, tập trung phân tích một đề

tài hay còn gọi là luận đề, trả lời cho một câu hỏi chính được đặt ra ban đầu.

Tiêu chí đánh giá nội dung của một bài luận (khoá luận, luận văn) chủ yếu như sau:

Tính phù hợp, tính tổ chức, tính trọng tâm,

Những yếu tố chính cho một bài luận tốt và hiệu quả:
1. Ý tưởng mới mẽ: ý tưởng trình bày của người viết chưa từng được biết đến hoặc cách triển

khai bố cụ có sự mới lạ, cuốn hút. Bài viết có sự thâm thuý trong tư duy về một chủ đề cũ, được

phân tích, diễn đạt một cách thuyết phục hơn và sâu sắc.

2. Nét đặc thù trong phong cách, văn phong: bài viết có nét riêng, cá tính của tác giả bài viết. Thể

hiện trình độ diễn đạt, kinh nghiệm của người viết, nghệ thuật tu từ.

3. Tổ chức bài luận chặt chẽ, hiệu quả, không viết quá ngắn hoặc quá dài.

Chương 1: Tiến trình chuẩn bị một bài viết hiệu quả

Một bài viết hay là một bài viết trình bày ý tưởng cách rõ ràng, đúng văn phạm, dấu

câu và chính tả.

Một bài tốt phải thể hiện được kết quả của một quá trình nghiên cứu, phân tích sâu sắc

và toàn diện. Các ý đưa vào bài viết phải có sự chọn lọc cẩn thận và có sự điều chỉnh hoàn

thiện về nội dung lẫn hình thức. Ngôn ngữ dùng trong bài luận phải rõ ràng và thuyết phục,

có dẫn chứng, thông tin chi tiết, chứng minh các lập luận. Cuối cùng, bài viết phải đạt được

mục địch đặt ra ban đầu như đưa ý kiến, quan điểm, thuyết phục một vấn đề, hay đơn thuần

là truyền đạt thông tin.

I. NHỮNG YẾU TỐ CỦA MỘT BÀI VIẾT THÀNH CÔNG

Bài viết thành công cần đáp đáp ứng được nhiều yêu cầu.

Đầu tiên, kiến thức của người viết về đề tài, về chủ đề đang nghiên cứu. Điều này giúp

cho người viết triển khai được ý và có thể hiểu tường tận vấn đề làm cho luận văn có tính

khuyết phục cao.

Thứ hai, Kinh nghiệm trãi nghiệm của người viết giúp cho luận văn trở nên thực tế và

gắn lời với cuộc sống sinh động. Cá tính của người viết được thể hiện qua bài luận văn cũng

giúp tạo ra sự thú vị đối với người đọc.


Thứ ba, Mục đích và giá trị người viết mong muốn mang lại cho người đọc thông qua

đề tài, nói chung đó là ý nghĩa của bài luận. Đấy chính là phần quan trọng nhất của luận văn,

bởi bài luận sẽ không có ý nghĩa gì đối với người đọc nếu nội dụng chính của nó không có

liên quan đến họ, hoặc bài viết không có mang một thông tin, kiến thức hữu ích thật sự.

Thứ tư, Khả năng phân tích, diễn đạt, trình bày. Đây là kỹ năng viết, nói, việc thể hiện

ý tứ qua câu từ cách nào tạo ra sự hứng thú với người đọc, nghe, giúp họ hào hứng lắng

nghe, cuốn hút khi đọc.

II. CÁC TIÊU CHUẨN CHO MỘT BÀI VIẾT HIỆU QUẢ

Một bài luận cần cần đáp ứng một số chuẩn mực nhất định mới có hiệu quả khuyết phục

người đọc. Có bốn tiêu chí cần đáp ứng:

Thứ nhất, Tính tổ chức: bố cục cân đối, chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, ví dụ để minh chứng

xác đáng.

Thứ hai, Tính cốt lõi và độc đáo: đặt vấn đề độc đáo, tính mới lạ, cuốn hút trong góc nhìn

của tác giả

Thứ ba, Văn phong, cách diễn ý phù hợp với mục đích bài luận, phù hợp với đối tượng mà

tác giả bài viết muốn hướng tới.

Thứ tư, Tính chuẩn xác, từ vựng, chính tả, dấu câu và văn phạm.

III. CÁC BƯỚC CĂN BẢN TRONG TIẾN TRÌNH VIẾT

Việc viết luận văn có thể chia thành 10 bước nhỏ, nhưng có thể nhóm thành 3 giai đoạn như

sau:

Giai đoạn 1, tìm kiếm đề tài để viết, đây là giai đoạn khó khăn và tốn nhiều thời gian, vì

nhiều lý do như nguồn tài liệu có sẵn, đối tượng sẽ tiếp nhận, thời gian dành cho toàn bộ

luận văn....
Giai đoạn 2, Đây là giai được hình thành dàn ý, bố cục bài viết, từ tổng quát đến chi tiết.

Trong đó, Người viết sẽ xây dựng cấu trúc luận đề, xác định những từ ngữ hay thuật

ngữ chính yếu. Hình thành quan điểm, lập luận của cá nhân, đây là nội dung chính yếu sẽ

được trình bài trong luận văn. Ghi chú những thông tin hữu ích làm luận cứ, luận chứng

cho bài viết và nguồn của các tài liệu tham khảo.

Giai đoạn 3, Lập kế hoạch viết, viết và hiệu chỉnh hoàn thiện bài viết.

IV. TIẾN TRÌNH CHUẨN BỊ CHO MỘT BÀI VIẾT HIỆU QUẢ

Trước hết cần xác định mục đích bài viết và chọn đề tài sẽ viết. Thể dùng cách phương

pháp hỗ trợ như liệt kê, viết tự do, brainstorming để tìm ý tưởng và từ đó chọn cho mình đề tài

phù hợp. Bất cứ đề tài nào cũng cần phải có giới hạn đề tài.

V. LẬP KẾ HOẠCH CHO BÀI VIẾT

Một bài viết thành công là bài viết được chuẩn bị tốt, nên bắt đầu ngay khi có thể từ sự

hiểu biết ban đầu của người viết, sau đó sẽ tìm kiếm thêm thông tin trong quá trình viết để hoàn

thiện bài viết. Đặt ra câu hỏi cho bài viết, và sau đó là bố cục trình bày để trả lời cho câu hỏi đó.

Cần phải lên kế hoạch cho việc thu thập thông tin, tài liệu tham khảo, đọc tài liệu, ghi chép

các điểm quan trọng, và bắt tay vào viết bản thảo đầu tiên.

Thu thập tài liệu thông qua nhiều kênh như thư việc, internet, quan sát trực tiếp của người

viết hoặc các điều tra nghiên cứu để có dữ liệu cho bài viết.

Đọc tài liệu là một bước quan trọng để lựa chọn các luận chứng, luận cứ, ví dụ minh hoạ

phù hợp. Đây là một bước không thể thiếu trong quá trình viết bài.
Ghi chép lại các nội dung quan trọng trong quá trình đọc, và tư duy về chủ đề, để đảm bảo

việc viết bài không thiếu những thông tin quan trọng tìm được. Cũng như các cứ liệu quan trọng

để minh hoạ cho lập luận sẽ được tác giả viết ra.

Sau khi có những thông tin, dữ kiện tương đối đầy đủ để trả lời cho câu hỏi luận đề thì tiến

hành viết bản nháp. Việc viết nháp một bài luận sẽ giúp thấy rõ hơn: những điều người viết nghĩ

ban đầu. Câu hỏi luận đề đặt ra. Những chứng cứ và ví dụ có thực sự đủ chính xác, hiệu quả

trong việc làm rõ cho luận đề. Cuối cùng, những thông tin, chi tiết trình bày trong bài luận đã đủ

chưa, hoặc cần bổ sung hay điều chỉnh bố cục.

Bài viết cuối cùng là kết quả của quá trình viết và hiệu chỉnh bản nháp ban đầu.

You might also like