You are on page 1of 10

Viết một văn bản nghị luận về một vấn đề xã

hội
Khởi động

- Hãy nhớ lại kiến thức Tập làm văn, phần Nghị luận xã hội được học ở cấp
2 và trình bày cách hiểu của bạn về nghị luận xã hội:
. Khi nào thì bạn cần viết một văn bản nghị luận xã hội?
. Hãy nêu một định nghĩa về văn bản nghị luận xã hội
Hình thành kiến thức mới

 Xem phần Tri thức về kiểu bài, rút ra những ý chính sau:
- Khái niệm “văn bản nghị luận một vấn đề xã hội”
- Những yêu cầu đối với một văn bản nghị luận xã hội
I. Tri thức về kiểu bài

1. Khái niệm: là kiểu bài dùng lí lẽ, bằng chứng để bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề xã hội,
giúp người đọc có nhận thức đúng về vấn đề, có thái độ, giải pháp phù hợp đối với vấn đề.
2. Yêu cầu đối với kiểu bài:
- Nêu và giải thích được vấn đề nghị luận.
- Trình bày ít nhất hai luận điểm về vấn đề xã hội, thể hiện rõ được quan điểm, hướng người
đọc đến nhận thức đúng đắn và có thái độ, giải pháp phù hợp trước vấn đề.
- Sử dụng bằng chứng thực tế tin cậy nhằm củng cố cho lí lẽ
- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí
- Diễn đạt mạch lạc, khúc chiết, có sức thuyết phục.
- Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
Dàn ý của văn bản nghị luận một vấn đề xã hội

Mở bài: nêu vấn đề xã hội cần nghị luận, sự cần thiết của việc bàn luận về vấn đề
Thân bài:
Trình bày ít nhất hai luận điểm chính để làm rõ ý kiến, quan điểm của người viết bằng
lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục.
Kết bài: khẳng định lại tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề và thái độ, lập trường của
người viết
II. Phân tích văn bản mẫu

Nhiệm vụ:
- Đọc văn bản mẫu
- Trong khi đọc, chú ý những “box” cạnh văn bản
- Suy nghĩ và trả lời những câu hỏi sau văn bản mẫu
III. THỰC HÀNH VIẾT THEO QUY TRÌNH
B1. Chuẩn bị viết
- Xác định đề tài
Xác định mục đích, đối tượng
Thu thập tư liệu

B2. Tìm ý và lập dàn ý


- Tìm ý: đặt câu hỏi và trả lời những câu hỏi về khái niệm; tính
đúng đắn, ý nghĩa…của vấn đề
- Lập dàn ý: sắp xếp các phần MB, TB, KB; các luận điểm, luận
cứ…một cách hợp lí theo yêu cầu kiểu bài

B3. Viết bài:


Triển khai dàn ý thanh đoạn, thanh bài; mỗi l.đ trinh
bày thanh 1 đoạn có câu chủ đề ở đầu đoạn; dùng từ
ngữ liên kết câu, đoạn…

B4. xem lại và chỉnh sửa:


Đọc lại và chỉnh sửa theo những gợi ý trong bảng kiểm
(SGK/58)
Nội dung Yêu cầu cần đạt Đạt Chưa đạt

Mở bài Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận, sự cần thiết của việc bàn luận
về vấn đề

Thân bài Xem xét vấn đề từ nhiều phía


Trình bày ít nhất hai luận điểm chính để làm rõ ý kiến, quan
điểm của người viết
Thể hiện nhận thức, quan niệm lập trường của người viết về
vấn đề
Hướng đến nhận thức chung hoặc nêu giải pháp cho vấn đề
Có lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục.

Kết bài Khẳng định lại tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề và thái độ,
lập trường của người viết

Kĩ năng Lập luận chặt chẽ, bố cục sáng rõ


Trình bày mạch lạc, diễn đạt sáng rõ, không sai lỗi chính tả,
dùng từ, viết câu
Thực hành theo nhóm

+ Chọn 1 trong các vấn đề sau:


- Ứng xử trên không gian mạng.
- Giá trị của lời khen
- Quan niệm tôn sư trọng đạo trong hoàn cảnh hiện tại
- Chuẩn bị hành trang cho 3 năm THPT
+ Tìm tư liệu
+ Tìm ý, lập dàn ý
+ Đại diện nhóm trình bày dàn ý
+ (Cá nhân) viết bài
+ Tự đánh giá bài cá nhân và đánh giá bài các bạn trong nhóm theo các tiêu chí trong bảng
kiểm
Cảm ơn bạn

You might also like