You are on page 1of 2

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Bố cục bài văn nghị luận xã hội


I. Bố cục bài văn nghị luận xã hội
Bài văn nghị luận xã hội nói riêng và các bài văn mẫu nói chung bao gồm 3 phần
chính: mở bài, thân bài và kết bài.
- Phần mở bài làm nhiệm vụ giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận. Ở
phần này, học sinh có thể viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng
lực của mình. Tuy nhiên, cách viết mở bài gián tiếp sẽ được đánh giá cao hơn. Câu
cuối phần mở bài sẽ nêu lên vấn đề cần nghị luận ở thân bài.
- Phần thân bài chúng ta đi giải thích vấn đề nghị luận, phân tích những khía cạnh
của vấn đề, đưa ra dẫn chứng xác thực để minh họa và phản đề, lật ngược lại vấn
đề nghị luận. Đối với dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống, chúng ta nêu lên
thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề và cuối cùng là nêu ra giải phát.
Mỗi ý trong phần thân bài luôn được khuyến khích tách ra thành từng đoạn nhỏ để
triển khai những luận điểm, luận cứ sao cho thật chặt chẽ, chính xác và khoa học.
- Phần kết bài: đây là phần khái quát lại nội dung của vấn đề, khẳng định giá trị của
vấn đề nghị luận đối với con người và từ đó nêu lên bài học cho bản thân qua vấn
đề nghị luận này.
II. Dàn ý chi tiết bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí
1. Mở bài
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: dẫn dắt câu nói, dẫn dắt vào nội dung.
2. Thân bài
a. Giải thích khái niệm
Đối với đề bài có câu nói: trích dẫn câu nói, phân tích, cắt nghĩa câu nói.
Đối với đề bài không có trích dẫn câu nói (ví dụ: bàn về tính kiên trì): phân tích,
cắt nghĩa từ khóa quan trọng.
→ Rút ra ý nghĩa, bài học từ câu nói.
b. Phân tích
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Phần phân tích trả lời cho câu hỏi: tại sao? (ví dụ: tại sao có chí thì nên?)
Nêu ra biểu hiện và ý nghĩa của vấn đề (nếu có).
(Lưu ý: đảm bảo trả lời từ 2 - 3 ý trở lên).
c. Chứng minh
Dẫn chứng từ nhân vật (văn học, lịch sử, khoa học xã hội…)
Dẫn chứng từ thực tế đời sống: những tấm gương tiêu biểu từ đời sống.
d. Phản đề
Lật ngược vấn đề:
Đối với đề bài phân tích xuôi (ví dụ: bàn luận về ý kiến: “có chí thì nên”) thì phản
biện ngược (những người không có chí thì sẽ…).
Đối với đề bài phân tích ngược (ví dụ: “cái giá của việc đánh mất chữ tín”) thì
phản biện xuôi (giữ “chữ tín” sẽ giúp chúng ta có được những gì?)
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
------------------------------
Tham khảo thêm tài liệu học tập tại: Tài liệu học tập lớp 12.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188

You might also like