You are on page 1of 2

Bài luận (Essay) là gì?

Trong hơn sáu thế kỷ, bài luận được sử dụng để đặt nghi vấn cho các giả định, tranh luận về các
ý kiến cá nhân và các cuộc thảo luận toàn cầu. Từ “essay” được sử dụng ngày nay có nguồn gốc
từ “essayer” trong tiếng Pháp có nghĩa “thử/ráng làm”. Ý nghĩa này khá phù hợp vì mục đích
chính của bài luận là cố gắng thuyết phục người đọc về một điều gì đó.
 

John Locke đã viết trong cuốn An Essay Concerning Human Understanding vào năm 1690:
“Tiểu luận là một bài viết thường được thực hiện dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả. Các bài
luận có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức, gồm: bài phê bình, bản tuyên ngôn chính trị,
các dẫn chứng, bài tranh luận của các học giả, bài quan sát đời sống hàng ngày, hồi ký của chính
tác giả…”  
 

Trong khi đó, trang About.com định nghĩa dễ hiểu hơn: “Các bài luận thường là một bài tóm
lược ngắn có tính thực tế cao, nhằm diễn tả, sàng lọc, chứng minh hay phân tích một đề tài nào
đó. Các học sinh phải viết bài luận trong bất kì một chủ đề nào, ở bất kì cấp học nào, từ một bài
kể về chuyến du lịch ở trường cấp II đến bài phân tích của một quá trình “nghiên cứu” nào đó
quan trọng hơn ở bậc học cao hơn.”
 
Tầm quan trọng của bài luận
Ở một số quốc gia như Mỹ hay Canada, các bài luận có vai trò rất quan trọng trong giáo dục. Các
học sinh phổ thông được hướng dẫn cách viết bài luận đúng phương pháp và các bài luận nộp
kèm đơn xin nhập học thường được các trường Đại học đòi hỏi để phục vụ cho việc tuyển chọn
sinh viên.
 

Bài luận còn quan trọng vì nó là một trong những thước đo đánh giá năng lực sinh viên, đôi khi
bài luận sẽ quyết định tới 50% số điểm tổng kết môn học. Ở trường The Hague University of
Applied Sciences (The Hague, Hà Lan),  môn Branding (Thương hiệu) và Introduction to
Communication (Nhập môn Truyền thông), thầy giáo bộ môn yêu cầu sinh viên phải hoàn thành
2 bài tiểu luận, nếu không sẽ không được làm 1 kiểm tra.
 

Tại hầu như bất kì trường Đại học nào trên thế giới, một bài luận có thể là bài tập cá nhân hoặc
theo nhóm. Nếu là bài tập nhóm thì khối lượng công việc cũng hóc búa hơn hoặc cần nhiều sự
đầu tư chuyên sâu hơn về độ dài cũng như tính quan trọng của vấn đề.
 

>> Kinh nghiệm xin thư giới thiệu du học (Recommendation Letter)


 
Các dạng bài luận phổ biến
 Bài luận mang tính tranh luận (Argumentative essay): Những bài luận kiểu này thường được
dùng để giới thiệu một quan điểm ủng hộ hay phản đối một chủ đề nào đó. Trong đó, người
viết phải đưa ra những lý lẽ “có lợi” cho bản thân để làm rõ hơn quan điểm của mình.
 Bài luận tự truyện (Autobiographical essay): Một bài tự tuyện có mục đích chính là kể lại cuộc
đời người viết, đặc biệt là để ghi nhớ về một chặng đời hay một khía cạnh nào đó trong cuộc
sống (cuộc sống công sở, đời sống Xã hội...)
 Bài luận mô tả (Descriptive essay): Trong dạng bài tập này, bạn sẽ được yêu cầu tả lại một chủ
đề nào đó, ví dụ một con người, nơi chốn hay nét văn hóa truyền thống chẳng hạn. Thông
thường các lớp học ngoại ngữ, thầy cô thường cho đề tài viết luận để giới thiệu về Đất nước
của bạn.
 Bài luận tường thuật (Narrative essay): Kể lại tiến trình của một sự kiện hay trải nghiệm nào
đó là mục đích của dạng bài này.
 Bài luận thuyết phục (Persuasive essay): Bạn sẽ phải thuyết phục người đọc tin theo quan điểm
bản thân.
 Bài luận bằng hình ảnh (Photo essay): Đây là một bộ sưu tập các hình ảnh có chung nội dung
liên quan tới một câu chuyện nào đó. Tác giả có thể thêm bình luận hay đoạn văn nhằm diễn tả
rõ hơn nội dung bức ảnh muốn chuyển tải.
 

You might also like