You are on page 1of 4

Mở bài không chỉ có ý nghĩa đảm bảo cho bài văn có một cấu trúc hoàn chỉnh mà

còn có nhiều ý nghĩa khác. Một mở bài ngắn gọn, súc tích, gọi tên được vấn đề và
có sức lôi cuốn không chỉ tạo tiền đề cho người viết triển khai mạch văn một cách
dễ dàng mà còn tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với người chấm.

Trước khi mở bài hay, cần mở bài đúng


Nhiệm vụ của một mở bài là đặt vấn đề/nêu vấn đề mà bài văn cần phải xử lý/giải
quyết. Hiểu được như thế đồng nghĩa với việc dù ta có chọn cách mở bài nào đi
chăng nữa cũng không được xa rời nhiệm vụ của mở bài. Thực tế chấm thi, không ít
học sinh mở bài rất dài, rất hay, rất lôi cuốn nhưng không có điểm vì không nêu được
vấn đề cho bài văn.

Sau khi xác định được nhiệm vụ của mở bài, bước tiếp theo là phải làm thế nào để
nhiệm vụ đó được triển khai một cách hoàn hảo nhất. Nên nêu vấn đề một cách gián
tiếp hay trực tiếp, đơn giản hay kỳ công… là một câu hỏi lớn.

Nếu mở bài chỉ xác định được vấn đề cần giải quyết và nêu trúng vấn đề đó thì mới
đảm bảo được tiêu chí đúng và trúng mà chưa thỏa mãn được tiêu chí hay và hấp
dẫn.

Hiện nay hầu hết học sinh khi viết mở bài chỉ hướng đến thỏa mãn hai tiêu chí đầu.
Điều đó khiến cho bài viết hòa lẫn với muôn vàn bài viết khác, không tạo được dấu
ấn, không khơi gợi được cảm xúc cho người chấm. Mặt khác, có những học sinh
không chấp nhận cách mở bài đơn giản, truyền thống, thường có xu hướng đặt vấn
đề một cách mới mẻ, khác lạ, hướng đến cái hay và hấp dẫn để ngay lập tức chinh
phục được người chấm. Tuy nhiên, do thiếu kỹ năng và chưa có “điểm dừng” nên
đôi khi động cơ tốt đẹp đó lại cho kết quả là những mở bài lan man, không đúng
trọng tâm.

Nên có cách mở bài riêng, phù hợp với yêu cầu của đề bài
Với kiểu bài nghị luận xã hội (thường là nghị luận về một tư tưởng đạo lý hoặc bài
học đời sống), cần lưu ý không nên nêu trực tiếp vấn đề mà nên đặt vấn đề đó vào
một phạm vi rộng hơn để dẫn dắt.

Chẳng hạn để yêu cầu trình bày suy nghĩ về vấn đề: Văn hóa ứng xử khi tham gia
giao thông thì chúng ta nên mở bài bằng cách nêu lên những vấn đề chung về văn
hóa ứng xử hoặc vấn đề chung về lĩnh vực giao thông rồi mới dẫn đến vấn đề trực
tiếp.
Hay đề bài yêu cầu bình luận về đức tính trung thực của con người thì chúng ta phải
dẫn dắt từ những phẩm chất tốt đẹp của con người nói chung…

Ngoài ra, đối với những đề bài dài, vấn đề được gửi gắm trong một mẩu truyện, bài
thơ, hoặc một trích đoạn bài báo… thì ở phần mở bài học sinh không nên trích dẫn
toàn bộ ngữ liệu mà phải phân tích kỹ đề bài để khái quát nên vấn đề cần giải quyết
trong 1-2 câu văn ngắn gọn. Chẳng hạn đề bài cho chúng ta bài thơ sau và yêu cầu
trình bày suy nghĩ:

Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?

– Chúng tôi tôn cao nhau

Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?

– Chúng tôi làm đầy nhau

Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?

– Chúng tôi đan vào nhau

Làm nên những chân trời

Tôi hỏi người:

– Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

– Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

– Người sống với người như thế nào?

Với đề bài này chúng ta không nên chép lại cả bài thơ mà chỉ cần khái quát nội dung
là những bài học về cách ứng xử tốt đẹp trong thế giới tự nhiên và những sự trở về
cách ứng xử của con người đối với con người, từ đó chúng ta sẽ có hướng giải quyết
vấn đề.

Đối với dạng đề nghị luận văn học, vấn đề mở bài trở nên phong phú hơn bởi chúng
ta có nghị luận văn xuôi, nghị luận thơ, nghị luận kịch, ký… và trong mỗi dạng bài
nghị luận gắn với thể loại ta lại chia nhỏ hơn. Chẳng hạn, nghị luận thơ chúng ta có
nghị luận cả bài; nghị luận một đoạn hay so sánh đoạn này với đoạn khác… Nghị
luận văn xuôi ta có nghị luận về đoạn văn, về nhân vật, về chi tiết…

Ở đây căn cứ vào mức độ phổ biến, chúng ta chỉ bàn đến cách mở bài gián tiếp cho
hai dạng bàim đó là nghị luận thơ và nghị luận văn xuôi. Trong hai dạng bài này
chúng ta lại dành sự quan tâm đặc biệt cho kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ/đoạn
văn và nghị luận so sánh hai đoạn thơ/đoạn văn/nhân vật.

Với dạng đề nghị luận về một đoạn thơ/đoạn văn, cách mở bài gián tiếp về cơ bản
gần giống như mở bài nghị luận về một tác phẩm, đó là: Dẫn dắt từ đề tài, chủ đề;
sau đó đến tác phẩm (khẳng định đó là tác phẩm tiêu biểu của tác giả nói chung và
giai đoạn/phong trào nói riêng, hoặc khẳng định nét riêng của tác phẩm); tiếp đến là
dẫn đến đoạn thơ/đoạn văn được phân tích (khẳng định đó là phần thể hiện nổi bật
giá trị nội dung tư tưởng và những thành công đặc sắc về mặt nghệ thuật…”.

Ví dụ: Đề bài yêu cầu cảm nhận 9 câu thơ đầu trong bài Đất nước, ta có thể tham
khảo mở bài sau:

“Đất Nước” từ lâu đã là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca nói riêng và nghệ thuật
nói chung. Nếu như các nhà thơ cùng thời thường chọn điểm nhìn về Đất Nước bằng
những hình ảnh kỳ vĩ, mỹ lệ hay cảm hứng về lịch sử qua các triều đại thì Nguyễn
Khoa Điềm lại chọn điểm nhìn gần gũi, quen thuộc bình dị để miêu tả về Đất Nước.
Đến với bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm ta như đứng trước muôn màu
văn hóa, truyền thống, phong tục tươi đẹp vô ngần. Vẻ đẹp ấy được hiện lên sâu sắc
nhất qua chín câu thơ đầu. (trích thơ)

Với dạng đề so sánh 2 đoạn thơ/đoạn văn/nhân vật/chi tiết… thì phần mở bài lại đặt
ra nhiều thách thức hơn. Nếu học sinh chọn cách dẫn dắt từng tác giả, tác phẩm thì
mở bài sẽ dài và đơn điệu. Nếu học sinh đi tìm điểm chung về đề tài, chủ đề, cảm
hứng… của 2 đối tượng rồi dẫn trực tiếp vào từng đối tượng thì mở bài sẽ hay và
hấp dẫn nhưng lại khó.

Ví dụ: So sánh Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm,
chúng ta có thể tham khảo dàn ý sau:

Trải suốt chiều dài lịch sử văn học, hình tượng đất nước đã bắt nhịp trái tim của
không biết bao nhiêu nghệ sĩ để đi vào thơ với vẻ đẹp thiêng liêng và niềm tin yêu
sâu sắc. Hồn thiêng đất nước, tinh thần dân tộc hào hùng được bắt nguồn từ “Nam
quốc sơn hà”, “Hịch tướng sĩ”… tiếp nối bền vững qua mỗi thời kỳ. “Đất nước” của
Nguyễn Đình Thi và “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm gặp gỡ nhau ở đề tài ấy.
Hai đoạn thơ tiêu biểu ở hai bài thơ đã góp phần thể hiện rõ….
Trước khi mở bài hay, hãy biết cách mở bài đúng. Đầu tư thời gian hợp lý để viết
một mở bài đúng, hay là cách “lấy lòng” người chấm bài, giúp bài thi phần nào được
ưu ái và cho điểm cao hơn.

You might also like