You are on page 1of 9

Đề thi

Đáp án

Câu 1 :

a. Những thành tích của Joseph Schooling và Jack Nicholson đã chứng tỏ họ


vượt qua thần tượng của mình:

- Tại thế vận hội Mùa hè 2016 ở nội dung 100m bơi bướm, Joseph Schooling
đã vượt qua thần tượng Michael Phelps để đoạt lấy Huy chương vàng cho
mình.
- Jack Nicholson đã giành được 3 giải Oscar so với thần tượng của mình là
Marlon Brando chỉ mới đạt được 2 giải Oscar.

b. Trong văn bản 1, từ nhưng ở câu số 2 là từ thể hiện phép liên kết câu: phép
nối.

c. Thông điệp chung của 2 văn bản trên: khi làm bất cứ công việc gì, nếu có
đủ ý chí và đam mê, một ngày nào đó ta không chỉ thành công mà còn có thể
vượt qua chính thần tượng của mình hôm nay.

d. Mỗi học sinh có những nhận xét khác nhau về cách thể hiện sự hâm mộ của
các bạn trẻ ngày nay đối với thần tượng của mình. Đây chỉ là một gợi ý:

- Thần tượng của bạn trẻ ngày hôm nay khá đa dạng. Có thể đó là những
người nổi tiếng trong các lãnh vực thể thao, ca nhạc,… Các bạn trẻ đã không
nề hà công sức đi theo các thần tượng của mình trong các trận thi đấu hoặc
các show diễn. Họ tặng hoa, họ ôm hôn, gào thét để thể hiện sự hâm mộ của
mình. Ít người có được tinh thần như Schooling đối với Michael Phelps hoặc
Jack Nicholson đối với Marlon Brando lấy thần tượng của mình làm nguồn
cảm hứng, tấm gương soi để nỗ lực phấn đấu. Đa số bạn trẻ ngày nay đã tôn
thờ thần tượng một cách quá lố và thiếu tỉnh táo.

Câu 2:

Thí sinh cần đáp ứng yêu cầu của câu hỏi: trình bày suy nghĩ của mình
được gợi lên từ vấn đề đã nêu trên trong phạm vi khoảng một trang giấy thi.
Thí sinh có thể triển khai suy nghĩ của mình theo những cách cụ thể khác
nhau. Sau đây là một số gợi ý để tham khảo:

*Yêu cầu chung : Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị
luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn
viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính
tả, từ ngữ, ngữ pháp.

*Yêu cầu cụ thể:

a- Giới thiệu vấn đề: Để hình thành một lối sống hoàn hảo và đúng đắn
là một vấn đề vô cùng khó khăn và phức tạp. “Phải tôn trọng sự khác biệt”,
đó là lời khuyên của các nhà tâm lý và giáo dục. Câu hỏi :”Tuổi trẻ có cần
sống khác biệt?” Đó là một câu hỏi đơn giản nhưng rất khó trả lời. Sau đây là
những ý kiến của em về câu hỏi trên.

b- Sự khác biệt là bản chất của đời sống đa dạng, phong phú và muôn
màu muôn vẻ. Tuy nhiên, bên cạnh sự đa dạng và khác biệt, xã hội con người
có rất nhiều điểm chung tốt đẹp cũng như xấu xa. Những truyền thống văn
hóa tốt đẹp, những thuần phong mỹ tục cần phải được duy trì và tôn trọng.
Bên cạnh đó, chúng ta cần đấu tranh chống lại sự a dua đầy tội lỗi của đám
đông.

c- “Nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục”. Biết hòa đồng với hoàn
cảnh xã hội hiện tại là một kỹ năng cần thiết. “Đồng phục” trong cách sống,
trong cách suy nghĩ, trong cách ăn mặc là một nét đẹp thể hiện sự hòa đồng
của con người với tập thể. Khi sống hòa đồng với mọi người, tuổi trẻ chắc
chắn có được niềm vui, sự đoàn kết, sự chia sẻ và bình yên trong sinh hoạt
cũng như làm việc.

Sống khác biệt chắc chắn không phải là mục đích sống của người trẻ
tuổi bởi vì phần lớn họ là những người có khao khát tạo dựng cho mình một
sự nghiệp, một cuộc sống vững vàng và hạnh phúc. Sống khác biệt dễ trở nên
lập dị, dễ xung đột với tập thể, do đó người khác biệt dễ vấp phải sự chống đối
của đa số, dễ trở thành kẻ cô đơn lạc lõng. Chỉ có sống hòa đồng, quân bình
hài hòa với mọi người, người trẻ tuổi mới có được hạnh phúc và thành công.
Do đó tuổi trẻ không cần phải sống khác biệt, nhất là trong hoàn cảnh bình
thường.

d- Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đặc biệt, cần dám sống khác biệt với số
đông bởi vì số đông và tư duy số đông không phải luôn luôn đúng. Có nhiều
bằng chứng của lịch sử đã cho thấy điều đó, ví dụ như Galile. Khi đó, dám
sống khác biệt chính là sự khẳng định giá trị và nhân cách của một con người.
Đôi khi phải có can đảm và sống chết bảo vệ sự khác biệt của mình nếu đó là
đúng đắn và tốt đẹp. Khuất Nguyên ngày xưa đã dám một mình trong khi cả
đời đục. Tuổi trẻ là tương lai, là vận mệnh của quốc gia, cho nên trong những
tình huống thử thách khắc nghiệt của Tổ quốc, họ cần dám sống khác biệt với
số đông để dấn thân vào sự hiểm nguy đấu tranh cho sự tồn vong của đất
nước, như những chiến sĩ cách mạng Việt Nam trong thời kì trước 1945.
e- Tuổi trẻ cần phải có nhận thức đúng về sự khác biệt và hòa đồng, cần
nhận thấy hòa đồng khác với a dua, về hùa, cũng như khác biệt không phải là
lập dị, để từ đó biết sống hòa đồng và can đảm khác biệt khi cần thiết. Phải
biết phát huy bản lĩnh của bản thân trong suy nghĩ, cũng như hành động để
thể hiện bản chất tốt đẹp của tuổi trẻ là tương lai, là rường cột của nước nhà.

Câu 3:

Đề 1:

Yêu cầu chung: Thí sinh phải biết kết hợp kiến thức và kỹ năng làm bài nghị luận
văn học: Cảm nhận về một đoạn thơ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy
Cận. Sau đó liên hệ với một tác phẩm khác hoặc với thực tế cuộc sống để thấy
được tình yêu, sự gắn bó của con người Việt Nam với biển quê hương. Bài viết có
bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học
tốt; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Gợi ý:

Mở bài:

- Giới thiệu vài nét về nhà thơ Huy Cận, một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ
ca Việt Nam hiện đại.

- Giới thiệu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và trích dẫn hai khổ thơ được nêu trong
đề bài.

Thân bài:

- Phần 1: Cảm nhận về hai khổ thơ trên

+ Giới thiệu vị trí của hai khổ thơ: Khổ đầu và khổ cuối của bài thơ.

+ Cảm nhận về khổ thơ đầu tiên: hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi
hoàng hôn với những người ngư dân mang tinh thần phấn khởi lạc quan khi bắt đầu
buổi lao động vào một thời khắc đặc biệt. Để làm rõ điều này, học sinh cần chú ý
phân tích những yếu tố nghệ thuật như: so sánh, ẩn dụ được dùng trong khổ thơ
(mặt trời xuống biển như hòn lửa, sóng cài then, đêm sập cửa, đoàn thuyền đánh
cá, lại, câu hát, căng buồm cùng gió khơi).
+ Cảm nhận về khổ thơ cuối cùng: hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi
bình minh với khung cảnh rực rỡ của biển cả và tinh thần phấn khởi lạc quan của
người ngư dân. Để làm rõ điều này, học sinh cần chú ý phân tích các hình ảnh, biện
pháp nghệ thuật (điệp, ẩn dụ : câu hát căng buồm, đoàn thuyền chạy đua, mắt cá
huy hoàng muôn dặm phơi).

+ Nhận xét chung: hai khổ thơ có những hình ảnh đẹp, giàu sức liên tưởng, thể
hiện được hình ảnh đoàn thuyền đánh cá và người ngư dân Việt Nam với tinh thần
lao động hăng say trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

Phần 2: Học sinh có thể liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc với một tác phẩm khác
đã được học trong chương trình (ví dụ: Quê hương của Tế Hanh, Cô Tô của
Nguyễn Tuân,…)

- Học sinh dù chọn tư liệu nào cũng cần phân tích để chỉ ra được tình yêu và sự gắn
bó của con người Việt Nam với biển quê hương.

- Sau đó, cần nhấn mạnh dù ở những phạm vi khác nhau (văn học hay cuộc sống),
tác phẩm khác nhau nhưng mọi người đều có thể thấy được tình yêu và sự gắn bó
của con người Việt Nam đối với biển cả Việt Nam, một phần máu thịt thiêng liêng
của Tổ quốc mà ông cha đã dày công để xây dựng và đòi hỏi cháu con phải bảo vệ.

Kết bài: Tình yêu quê hương nói chung và tình yêu biển đảo nói riêng là phẩm chất
tốt đẹp và thiêng liêng của cả loài người không riêng gì đối với con người Việt
Nam.

Đề 2:

Yêu cầu chung: Thí sinh phải biết kết hợp kiến thức và kỹ năng làm bài nghị luận
văn học: phân tích một số tác phẩm văn học tự chọn để nói lên những trải nghiệm,
những thu hoạch mà bản thân học sinh có được khi đọc tác phẩm văn học với tinh
thần “Đọc một tác phẩm – đi một dặm đường”. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng;
văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; không mắc lỗi chính
tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Gợi ý:

Mở bài: “Học, học nữa, học mãi” là một câu nói khẳng định rằng việc học là cần
thiết cho mọi cuộc đời và mọi thế hệ. Việc học của tuổi trẻ thường có được từ sách
vở. Đọc sách là một cách học chủ yếu của học sinh. Đặc biệt, những tác phẩm văn
học góp phần làm giàu kiến thức, nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách cho
tuổi trẻ. Chính vì thế “Đọc một tác phẩm – đi một dặm đường”.

Thân bài:

- Giải thích “Đọc một tác phẩm – đi một dặm đường”: Đọc và sống với một tác
phẩm văn học, người đọc sẽ tiếp thu được nhiều điều quý báu từ kinh nghiệm, kiến
thức, tư tưởng, cảm xúc của tác giả, … giống như “đi một ngày đàng học một sàng
khôn”.

- Phân tích chứng minh những bài học, trải nghiệm mà học sinh có được từ việc
đọc các tác phẩm văn học về các mặt như kiến thức, tư tưởng, kinh nghiệm, cách
mô tả và diễn đạt những vấn đề trong cuộc sống, tâm lý nhân vật, miêu tả phong
cảnh…

Phần này mỗi học sinh sẽ có những trình bày cụ thể riêng. Học sinh có thể
trình bày những trải nghiệm riêng của mình khi nhập vai với những nhân vật trong
tác phẩm. Chỉ cần những điều được nêu phù hợp, đúng với tác phẩm được đề cập.

- Học sinh có thể bàn luận thêm về cách đọc tác phẩm văn học để có được kết quả
tốt nhất (lựa chọn tác phẩm phù hợp với lứa tuổi, với mơ ước, với lý tưởng; đọc
với tinh thần tập trung, sống với thế giới nghệ thuật của tác phẩm).

- Bên cạnh những tác phẩm văn học trong nhà trường, nên chọn lựa thêm những
tác giả không có trong chương trình văn học để bổ sung kiến thức, làm giàu tư
tưởng của bản thân.

- Việc đọc sách rất quan trọng cho việc hình thành nhân cách của thế hệ trẻ, do đó
đòi hỏi trách nhiệm của những người chọn lựa việc đưa tác phẩm văn học vào sách
giáo khoa cần phải thận trọng hơn.

Kết bài: Mỗi tác phẩm văn học đều có những giá trị riêng về nội dung và nghệ
thuật mang lại cho người đọc những trải nghiệm, những thông điệp, những lắng
đọng, những suy nghĩ, những trăn trở,… Do đó, người đọc cần có thái độ nghiêm
túc và chủ động để việc “đọc một tác phẩm” thật sự là “đi một dặm đường” trong
hành trình tư tưởng và hình thành tính cách.

You might also like