You are on page 1of 18

Đề minh họa (tiếp):

1. Mở bài

Trình bày những nét tiêu biểu nhất về tác giả Nguyễn Tuân: Một nhà văn tài hoa uyên bác

Giới thiệu truyện ngắn Chữ người tử tù và cảnh cho chữ: Chữ người tử tù là một tác phẩm tiêu biểu cho
phong cách tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân và cảnh cho chữ là một cảnh tượng “xưa nay chưa từng
thấy” trong truyện ngắn này

2. Thân bài

- Hoàn cảnh diễn ra cảnh cho chữ

Vị trí: Cuối tác phẩm

Hoàn cảnh: Trong đêm cuối cùng trước khi Huấn Cao phải ra pháp trường chịu án chém

- Nội dung cảnh cho chữ:

- Cảnh cho chữ diễn ra trong:

Thời gian: đêm trước khi Huấn Cao ra pháp trường chịu án chém, khi chỉ còn “vẳng có tiếng mõ trên
vọng canh”

Địa điểm: trại giam tỉnh Sơn

Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt…

- Đây là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” :

Thông thường, việc cho chữ, xin chữ thường được diễn ra ở những nơi thanh cao; ở đây lại diễn ra trong
buồng giam tối tăm, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.

Thân phận và hành động của người cho chữ và nhận chữ đặc biệt:

+ Người cho chữ: Huấn Cao- người tử tù sắp chịu án chém, bị mất tự do lại nổi bật và đẹp đẽ, hiên ngang
dậm tô nét chữ vuông tươi tắn ⇒ trở thành người nghệ sĩ.

+ Người nhận chữ: viên quản ngục- một người ngày thường nắm quyền cai quản tù nhân trong tay nay
khúm núm, kính cẩn thu những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ

Xây dựng được các cặp phạm trù đối lập nhau: trong cảnh có sự đối lập giữa cảnh vật, đồ vật, màu sắc,
âm thanh, mùi vị…một cách gay gắt để làm nổi bật bức tranh bi hùng, đó là sự đối lập giữa: Ánh sáng
bóng tối, cái thiện- cái ác, cái đẹp- cái xấu xa, cái cao cả- cái thấp hèn, tự do- ràng buộc, thơm tho( mùi
mực)- ẩm mốc( mùi nhà giam phân chuột, phân gián)
⇒ Tất cả những lí do trên đã làm nên “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

- Huấn Cao khuyên quản ngục thay chốn ở (khuyên về nhà quê) rồi hãy nghĩ tới việc chơi chữ bởi nếu cứ
tiếp tục ở chốn “lao xao” thì sẽ ” khó giữ thiên lương cho lành vững” .

⇒ Sâu xa hơn việc cho chữ chính là bài học về lẽ sống rất chân thành.

- Chi tiết quản ngục cúi đầu vái lạy người tử tù Huấn Cao: sự thức tỉnh trước cái đẹp, quản ngục đã thoát
ra những cái tầm thường, ràng buộc để vươn tới cái cao đẹp.

- Nghệ thuật xây dựng cảnh cho chữ

Bút pháp lãng mạn lí tưởng hóa

Nghệ thuật đối lập

Khả năng dựng cảnh và tài năng ngôn ngữ tài tình

Nhịp văn chậm rãi càng làm cho những câu, chữ ấy thấm sâu hơn vào lòng độc giả.

- Ý nghĩa cảnh cho chữ

Giữa chốn ngục tù tàn bạo, chính người tử tù lại là người làm chủ.Nhưng nhìn sâu xa hơn,trong khoảnh
khắc ấy, cả hai dường như rũ bỏ mọi sự ràng buộc lễ giáo để trở thành những tâm hồn tri kỉ, đồng điệu.

Qua cảnh tượng này, chủ đề tác phẩm được thể hiện sâu sắc , đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với
bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, của cái thiện đối với cái ác…

Toàn bộ cảnh cho chữ là bài ca tôn vinh cái đẹp, cái thiện, cái thiên lương của con người trong hoàn
cảnh tối tăm ngục tù bậc nhất.

⇒ Đoạn văn thể hiện sâu sắc quan điểm tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

3. Kết bài

Khẳng định lại đây là cảnh tượng tiêu biểu nhất làm nên thành công của tác phẩm
15 đề đọc hiểu , văn NL (tiếp)

Câu 3:

Phần I

1) Phương thức biểu đạt: Nghị luận, tự sự

2)Quan điểm của tác giả về sự thất bại, vấp ngã: “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại
cho ta một bài học đáng giá: về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân
hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng”

3) Biện pháp tu từ:

+ Điệp ngữ (Đừng để khi) ; điệp cấu trúc ngữ pháp (lặp CTNP);

+ Đối lập ‘tia nắng’ với ‘giọt lệ’, ‘lên’ và ‘rơi’.

* Tác dụng: - Điệp ngữ ; điệp cấu trúc ngữ pháp:

+ Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu văn, làm cho câu văn thêm hàm xúc.

+ Nhấn mạnh, khuyến khính mọi người hãy từ bỏ những ưu phiền để sống vui vẻ, hòa nhịp với thế giới
xung quanh…

+ Làm nổi bật sự trái ngược giữa ngoại cảnh với tâm trạng con người, nhằm khích lệ con người từ bỏ
những ưu phiền, hướng đến cuộc sống vui tươi, ý nghĩa.....

4) Bài học cho bản thân:

+ Vấp ngã chỉ là một phần trên con đường dẫn đến thành công, không chỉ vì một thất bại mà có thể từ
bỏ ngay được. Hãy luôn cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu bởi có thể những gì mà ta buông bỏ
hôm nay có thể gây ra những tiếc nuối sauu này.

Phần II

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta sẽ phải gặp những thử thách mà bản thân đã nhiều lần cố gắng mà lại
không vượt qua được, và khi đó chúng ta cảm thấy những nỗ lực mà mình bỏ ra đều vô ích. Nhưng liệu
sự thực có phải như vậy ? Câu trả lời đương nhiên là không bởi : “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống
cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá” Vậy trước hết, chúng ta hiểu vấp ngã ở đây có nghĩa là gì
và những bài học đáng giá sau mỗi lần vấp ngã ấy là như thế nào? Vấp ngã trong cuộc sống ở đây là
những thất bại mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống, còn những bài học chính là những kinh nghiệm từ
chính những thất bại ấy. Chúng ta phải luôn giữ được ý chí kiên cường trong mọi tình huống, không bao
giờ nản chí chỉ vì những thất bại. Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở
thành một người thầy đáng kính, Nick Vujicic sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu
thua số phận, Bill Gates phá sản trong lần đầu tiên nhưng sau đó lại trở thành tỷ phú bậc nhất của nhân
loại., hay là Edison, người đã từng thử nghiệm 10000 lần thí nghiệm của mình để có được một trong
những phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử loài người – bóng đèn điện. Mỗi lần chúng ta thất bại, mỗi bài
học sẽ được rút ra, để rồi khi chúng ta đã có đủ kinh nghiệm từ những bài học đó, thì những thử thách
sẽ không còn là ‘không thể nữa’. Tuy nhiên, ngày nay vẫn còn một bộ phận những con người tự ti, thấy
khó khăn một chút là đã từ bỏ, không chịu được nỗi đau trước thất bại, đó là sự hèn nhát, và thật đáng
lên án và phê phán. Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ cố gắng tuyên truyền, tự rèn
luyện bản thân về ý chí đứng dậy trước khó khăn. Một nhà văn nổi tiếng đã nói “Thất bại đơn giản chỉ là
cơ hội để bắt đầu lại mọi thứ một cách thông minh hơn” hãy luôn giữ được tinh thần lạc quan, đừng
ngại trước nghịch cảnh để có thể đạt được những mục tiêu lớn lao trong cuộc sống.

Câu 4:

Phần I

1) Hai phương thức biểu đạt là miêu tả, tự sự

2) Hình bóng quê hương được miểu tả qua những chi tiết :

+ Hình ảnh vật chất “lúa reo, sóng hát”

+ Hình ảnh về tinh thần “khúc dan ca, điệu hò với những thanh âm dân tộc thân quen, lời ru của mẹ,
những truyện cổ tích bà hay kể, …”

=> Tác giả trân trọng những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc, và cũng thể hiện niềm biết ơn tới
những người đã góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị đó.

3)

Biện pháp nghệ thuật:

+ Điệp từ: “chưa”

+ Nhân hóa: “quê hương gồng gánh nỗi đau”

Tác dụng:

+ Giúp tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ, tăng sự diễn đạt và nhịp điệu cho câu thơ đồng thời làm
cho câu thơ thêm hàm xúc.

+ Tác giả nhấn mạnh niềm đau xót trước cuộc chiến tranh đồng thời thể hiện lòng thương cảm với
những con người đã ngã xuống vè chiến tranh.

4)

Tác giả khẳng định “Mang hình bóng quê hương tôi lớn thành người” vì ông đã thể hiện tình cảm ngợi
ca, trân trọng và sự tự hào về những giá trị vật chất và tinh thần về văn hóa và truyền thống của dân tộc,
tác giả cũng bày tỏ sự biết ơn sâu sắc bao lớp người đi trước giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp
ấy. Đồng thời cũng khẳng định những hình ảnh đó sẽ luôn in dấu trong tâm trí và sẽ trở thành động lực
để trở thành một con người có ích cho đất nước.

Phần II

Bài làm

Nhà văn John Don Passos “Anh có thể rứt bỏ con người khỏi xứ sở họ, nhưng anh không bao giờ có thể
rứt bỏ xứ sở nơi lòng người”, quê hương chính là nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời, là cái nôi đầu tiên
đón nhận tiếng khóc đầu tiên của chúng ta. Do đó, quê hương luôn chiếm một phần quan trọng trong
chúng ta, và giới trẻ ngày nay cũng nên nhận thức được điều đó. Vậy tình yêu quê hương là gì và làm thế
nào để thể hiện lòng biết ơn đối với tổ quốc. Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm gắn bó sâu sắc,
chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên, là hành động không ngừng
nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. Thật vậy, biểu hiện cho việc thể hiện lòng biết ơn với tổ quốc
rất phong phú và đa dạng. Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của
mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên
cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó cũng là
yêu nước. Cụ thể hơn, những cầu thủ bóng đá của chúng ta, khi được hỏi về kì tích huân chương bạc
môn bóng đá nam châu Á, đã nói rằng: “tình yêu nước chính là động lực để em và toàn đội cố gắng hết
mình khi trên sân bóng”, hay những đội tuyển toán, hóa đã đạt được huân chương vàng trong kì thế vận
hội lớn nhất hành tinh, … và còn rất nhiều những tấm gương tiêu biểu khác nữa. nhiên, không phải bạn
trẻ nào cũng nhận thức được giá trị của dân tộc và lòng yêu nước, bằng chứng là một bộ phận không
nhỏ vẫn tồn tại suy nghĩ phản động, ích kỉ, vô trách nhiệm, thậm chí còn tuyên truyền phản động, châm
ngòi biểu tình nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản Việt Nam, họ thật đáng lên án và
phê phán. Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ luôn nỗ lực cố gắng rèn luyện cũng như
tuyên truyền về lòng yêu nước. Dù thế hệ trẻ chúng ta có lập nghiệp nơi đâu trên địa cầu rộng lớn,
những con người Việt Nam ta vẫn luôn giữ trong trái tim mình tình yêu nước nồng nàn, để nhớ, để
ngưỡng vọng và cũng để khao khát được làm điều gì đó cho mảnh đất hình chữ S thân thương Việt Nam.

Câu 5:

Phần I:

1)

- Thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn so sánh:

- Tác dụng của thao tác lập luận:

+ Tác giả so sánh hình ảnh hoa hướng dương luôn hướng về mặt trời để nhằm nhắc nhở giới trẻ hãy
luôn đi đúng hướng, không để những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng

2)
Nội dung chính của văn bản là : Nhắc nhở giới trẻ về lối sống lành mạnh, đừng để bị tha hóa bởi những
cám dỗ ngoài xã hội

3)

Thông điệp của tác giả là:

+ “Không phải ánh sáng nào cũng từ mặt trời”: Đừng chỉ nhìn vẻ bên ngoài bình thường mà đánh giá
một sự vật, hay con người, bởi nó có thể là những ánh sáng độc hại dẫn chúng ta tới con đường sa đọa.

4)

Theo tác giả cách để phân biệt thứ ánh sáng của vầng dương với những ánh sáng ma quái khác là: “phát
triển nhận thức, phải được giáo dục, phải chăm lo học hành”.

Phần 2:

Bài làm

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, giới trẻ rất dễ bị cuốn theo những tư tưởng, trào lưu độc hại, bởi
vậy, hãy học theo cách sống của hoa hướng dương: “luôn biết nhận ra và hướng theo ánh sáng của vầng
dương thực sự ở trên cao”. Vậy chúng ta hiểu lối sống đó của hoa hướng dương là gì và làm thế nào để
có thể thực hiện lối sống đó? Ánh sáng của vầng dương là lối sống lành mạnh, không tha hóa bởi những
cám dỗ. Thực hành theo lối sống lành mạnh đó chưa bao giờ là dễ bởi con người ta luôn bị dụ dỗ bởi
những thú vui tức thời, hay bị mất tập trung vào những thứ không đâu, để rồi đến khi hậu quả đến thì
lại hối hận không kịp. Có nhiều bạn trẻ nghĩ rằng những hành vi như hút thuốc, đua xe, uống rượu bia là
đáng ngưỡng mộ nhưng liệu có thực sự là vậy, hay là đó chỉ đơn thuần là sự hiếu kì, đố kị của bản thân,
đó là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến lối sống sa đọa. Chúng ta phải luôn nhìn
nhận mọi thứ một cách toàn diện, nghĩ về những gì sắp và sẽ xảy ra để có thể quyết định một cách chính
xác. Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ cố gắng tự rèn luyện phẩm chất của mình cũng
như tuyên truyền về lối sống lành mạnh cho mọi người. Mỗi người chúng ta phải tự nhận thức được
hành động của mình để không bao giờ phải hối hận trong tương lai.

Câu 6:

Phần I:

1)Phương thức biểu đạt chủ yếu : Nghị luận

2) Tác giả cho rằng: “đừng tìm kiếm, đừng trông chờ hay thậm chí đổ lỗi cho vận may?” bởi :

+ Khi con người ta quá tin tưởng mải mê tìm kiếm vận may thì sẽ kìm hãm sự tự cố gắng, nỗ lực của bản
thân, dẫn đến sự ỷ lại, không thể phát triển.

+ Đừng đổ lỗi cho vận may vì như thế chứng tỏ bản thân chưa có đầy đủ nhận thức về cuộc sống.

3)
– Sự may mắn chẳng tặng không ai cái gì bao giờ, nó chỉ cho vay, cho một sự khởi đầu làm tiền đề, để từ
sự may mắn đó, ta tiếp tục đặt những mục tiêu cao hơn, tiếp tục bỏ công sức, tâm huyết, kiên trì, nỗ lực
để đạt những thành quả lớn lao, đẹp đẽ và ý nghĩa hơn. Sự may mắn đó là điều kiện mà cuộc sống đặt ra
để thử thách bản lĩnh của mỗi người.

– Thành quả chúng ta đạt được chính là sự trả lại cho cuộc sống món quà ban đầu mà nó đã tặng cho ta.
Câu ngạn ngữ là lời khuyên sâu sắc về cách đón nhận “vận may” trong cuộc sống.

4)

Em đồng tình với ý kiến của tác giả vì:

- Mỗi thành quả đạt được, ngoài yếu tố may mắn bao giờ cũng là kết quả của một quá trình cố gắng,
quyết tâm.

– Trong cuộc sống cần biết nắm bắt cơ may, đồng thời cố gắng, nỗ lực hết mình để gặt hái thành quả.

Phần II:

Bài làm

Trong cuộc sống đôi khi chung ta gặp những may mắn trong công việc, hay học tập, điều đó hoàn toàn
hiển nhiên bởi ai trong số chúng ta ai cũng đã từng gặp may ít nhất một lần trong đời. Thế nhưng ta có
thể khẳng định: “mọi vận may chỉ là khởi đầu”. Vậy trước hết chúng ta hiểu vận may là gì và tại sao vận
may lại chỉ là khởi đầu ? Theo Tiếng Việt, may mắn là một tính từ chỉ sự tốt lành, gặp được dịp tốt. Bởi
vậy, người ta mới hay nói với nhau những câu như: “Chúc may mắn!”; “Mong may mắn đến với bạn!”…
Vận may chỉ là khởi đầu bởi vì chúng không phải là yếu tố quyết định, cũng không phải là cơ sở đánh giá
sự thất bại của một ai đó. Vận may là một thứ bất ngờ xuất hiện, nằm ngoài dự đoán và những suy tính
của con người, nên khi chúng ta đặt vận may là điều kiện tiên quyết thì sẽ rất rủi ro. Yếu tố quyết định
tới sự thành bại của con người chính là sự nỗ lực cố gắng, tỉ mỉ của bản thân. Bởi chỉ có tự gây dựng,
phát triển bản thân mới có thể tạo ra sự bền vững trong con người, và khi chúng ta có đủ tự tin, thì yếu
tố may mắn sẽ không còn quan trọng nữa, chúng ta sẽ có thể tự vững bước trên đôi chân của mình.
Hiện nay, có nhiều bạn trẻ làm việc hay học tập đều trông chờ vào may mắn, không cố gắng hết mình,
nếu mọi người đều như vậy sẽ tạo ra một xã hội không bền vững, điều đó thật đáng sợ. Là một học sinh
còn ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ học tập thật tốt để trở thành một người có ích. Chúng ta những
người trẻ thất bại sẽ là điều đương nhiên nhưng đừng nản chí, bởi thành công có thể ập đến bất cứ lúc
nào vấn đề là bạn có phải là người biết nắm bắt may mắn hay là người thích đổ lỗi.

Câu 7:

Phần I:

1) Sông trong văn ban được nhân hóa, chúng được miêu tả qua hành trình từ thượng nguồn chảy ra
biển

2)
Điểm tương đồng của dòng sông và tình yêu là đều phải trải qua hành trình gian nan để đến được với
bến bờ hạnh phúc. Tương tự như hành trình dài và gặp rất nhiều gian nan, uốn khúc của dòng sông để
gặp được biển thì con người trong tình yêu cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định để đến được với đích
đến tình yêu. Con người sẽ phải có bản lĩnh vượt qua những gian nan khó khăn để đến được với tình yêu
đích thực của cuộc đời.

3)

+ Biện pháp nghệ thuật so sánh giúp tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ, làm cho câu văn thêm hàm
xúc.

+Nhấn mạnh ý chí, nghị lực sống của tác giả, đồng thời có giá trị như mộ t lời nhắn nhủ cuộ c sống sẽ còn
những thử thách , gian nan đang chờ nhưng hãy vững tin vào chiến thắng và vượt qua.

4)

+ Tình yêu cần có sự lạc quan để bền vững .

+ Cần có tấm lòng thủy chung , chân thành trong tình yêu .

+ Tình yêu phải là mộ t tình cảm xuất phát từ trái tim thì mới là tình yêu đích thực .

Phần II:

Bài làm

Trong cuộc sống, chúng ta đều phải đưa ra rất nhiều lựa chọn, và một vài trong số chúng có thể ảnh
hưởng đến cuộc sống của bạn sau này. Có người bảo rằng, hãy sống theo lối sống giống như tính chất
của dòng sông: “Sông chẳng theo ai, tự chảy nên dòng”. Vậy chúng ta hiểu lối sống như dòng sông là gì
và làm sao để học theo lối sống đó. Sông là dòng nước chảy từ những ngọn núi, sau đó đổ ra biển, sông
tự chảy theo dòng ở đây nghĩa là lối sống quyết đoán, tự tin trước những lựa chọn của mình. Quyết
đoán được định nghĩa là một phẩm chất con người biểu hiện bởi sự đưa ra những quyết định nhanh
chóng và dứt khoát trong mọi tình huống, không do dự, e dè để giải quyết vấn đề nào đó trong cuộc
sống. Nếu có được sự quyết đoán, bạn sẽ không phải phụ thuộc quá nhiều vào người khác đồng thời
cũng làm bản thân tự tin hơn trước nghịch cảnh. Biểu hiện của sự quyết đoán rất phong phú và đa dạng.
Thomas Edison đã từng bị thầy giáo mắng "dốt tới mức không thể học được cái gì", ấy vậy mà vì sự kiên
quyết của mẹ ông, ông đã trở thành nhà phát minh vĩ đại của nhân loại. Hay gần gũi hơn, Hồ Chí Minh-vị
lãnh tụ vĩ đại cua chúng ta đã không do dự khi sang nước ngoài học tập và làm việc chỉ với đôi bàn tay
trắng, và kết quả là đã thay đổi vận mệnh của cả một dân tộc. Tuy nhiên, ngày nay vẫn còn một bộ phận
không nhỏ những con người vẫn đang thờ ơ, thiếu quyết tâm trong cuộc sống của bản thân, điều đó
thật đáng lên án và phê phán. Và thêm nữa, quyết đoán ngược lại với độc đoán – coi thường quyền lợi
của người khác mà sau những suy xét kỹ lưỡng, giải pháp có lợi nhất với tập thể. Là học sinh còn ngồi
trên ghế nhà trường, em sẽ luôn nỗ lực rèn luyện , em sẽ luôn nỗ lực rèn luyện và tuyên truyền đức tính
tốt đẹp đó. Nếu bạn là một người thiếu quyết đoán, hãy chọn theo lối sống của dòng sông, bởi nắm
được nó, bạn chắc chắn sẽ trở nên thành công hơn.
Câu 8:

Phần I

1)Phong cách ngôn ngữ :

2) Việc tìm kiếm mục đích trở nên đặc biệt quan trọng bởi:

– Thời đại công nghệ và tự động hoá đã xoá sổ nhiều công việc, đặt con người, đặc biệt là những người
trẻ tuổi trước nhiều áp lực lớn.

– Số thành viên trong các cộng đồng giảm sút khiến nhiều người cảm thấy cô đơn, lạc lõng.

– Những đổi thay và thách thức trên khiến việc tỉm kiếm mục đích đối với thế hệ trẻ trở nên đặc biệt
quan trọng – để cuộc sống có ý nghĩa; có niềm hứng khởi và động lực…

3)

Tác giả cho rằng: “Các bạn tìm ra được mục đích cho bản thân là không đủ?” vì:

+ Tác giả cho rằng : “Thách thức của thế hệ chúng ta là xây dựng một thế giới mà ở đó tất cả mọi người
đều có hình dung về mục đích.”

+ Chúng ta, mỗi người không chỉ nên đặt mục đích mà chỉ có lợi cho mình, đôi khi hãy nghĩ rằng nếu ta
đạt được mục đích của bản thân thì mục đích của những người khác sẽ ra sao.

4) Điều quan trọng trong cuộc đối thoại giữa Tổng thống Kennedy và người lao công khiến Mark
Zuckerberg tâm đắc là:

- Người lao công làm một công việc rất bình thường nhưng lại tìm thấy ở đó một mục đích lớn lao, cao
đẹp: “giúp đưa một người lên mặt trăng”.

- Câu trả lời của người lao công chứa đựng lòng tự trọng, niềm vui, niềm tự hào, hạnh phúc… của một
con người được cảm thấy mình đang góp phần làm nên những điều đẹp đẽ cho cuộc đời…

-Tác giả dẫn ra câu chuyện để nhằm khẳng định bất cứ một công việc nào dù nhỏ bé hay phi thường đều
mang trong nó một mục đích nhất định.

Phần II:

Bài làm

Nhà văn nổi tiếng người Mĩ Mark Twain: “Hai ngày quan trọng nhất của cuộc đời là ngày bạn được sinh
ra và ngày bạn biết được vì sao mình có mặt ở trên đời”. Câu nói đã cho thấy tầm quan trọng của việc
nhận thức ra mục đích sống trong cuộc đời con người. Vậy chúng ta hiểu mục đích là gì, và tầm quan
trọng của việc tìm ra mục đích là như thế nào ? Mục đích là cái đích mà mỗi người chúng ta đặt ra cho
bản thân mình và luôn quyết tâm đạt được nó, là những gì ta hướng tới, là kết quả phải đạt được mà ta
đã xác định trước khi hành động. Mục đích sống là cái ta cần phải đạt được trong mọi công việc, mọi
mặt của đời sống. Nếu chúng ta sống không có mục đích thì sẽ không xác định được điểm đến, không
hình dung ra mình sẽ đi đâu về đâu. Cuộc đời chúng ta là một hành trình dài, hãy đặt ra mục đích trong
từng giai đoạn của cuộc đời mình. Hơn nữa, mục đích sống là điều không thể thiếu. Nó giúp ta có thêm
nghị lực để vượt qua những gian lao thử thách của cuộc sống và có thêm niềm tin vào tương lai… Thực
tế lịch sử cho thấy những tên tuổi lưu danh muôn đời đều là những người có “mục đích” sống lớn lao,
cao cả. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hồ Chí Minh cùng
chung một khát vọng: bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi ngoại xâm, giành chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng
cho dân tộc. Công lao to lớn của các vị anh hùng đó đời đời được nhân dân ca tụng và ghi nhớ. Tuy
nhiên ngày, nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ những con người không thể xác định mục đích sống
của mình, chỉ sống để cho qua ngày, mà không có mục tiêu, điều đó thật đáng lên án và phê phán. Bản
thân em cũng đã đặt mục tiêu cho mình sau này, em cũng sẽ cố gắng tuyên truyền, cổ động mọi người
về tầm quan trọng của mục đích sống. Đi-đơ-rô đã nhận xét: “Nếu không có mục đích, anh không làm
được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”, do đó, mỗi người chúng ta
hãy tìm hiểu bản thân, tìm ra mục đích sống, tìm ra ngọn đèn chỉ đường để ta dần hoàn thiện mình,
vươn đến những giá trị Chân – Thiện – Mỹ, và trở thành người có ích, đến cuộc đời này để lưu lại dấu
chân trên đất và trong trái tim mọi người.

Câu 9:

Phần I:

1) Theo tác giả, điều khiến con người tin vào cách sống của bản thân và cảm thấy hạnh phúc là tự do,
không bị ràng buộc bởi cái nhìn của những người khác.

2)

- Tác giả cho rằng “ Chúng ta không thể tùy tiện bình phẩm giá trị quan và hạnh phúc của người khác” vì:

+ Quan niệm, ý tưởng của mỗi người về hạnh phúc là khác nhau

+ Chúng ta không thể áp đặt tiêu chuẩn của bản thân vào người khác, bởi nó có thể gây những tác động
tiêu cực tới người trong cuộc

3)

Vì:

+ Quan niệm, ý tưởng của mỗi người về hạnh phúc là khác nhau

+ Có những người chỉ cần có một bữa ăn no để sống qua ngày đã là hạnh phúc rồi, nhưng cũng có những
người muốn phải đi thật nhiều, mua thật nhiều đồ mới là hạnh phúc, bởi hoàn cảnh của họ là khác nhau.

4)

Chúng ta thường quên mất rằng, hạnh phúc không phải là kết quả của việc có được những gì ta chưa có,
mà là việc ta nhận ra được và đánh giá cao những gì ta đang có. Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản là hít thở
không khí trong lành vào buổi sáng, được nói chuyện, đi chơi với bạn bè, hay cũng có thể là bữa cơm gia
đình, nhìn những người thân của mình được hạnh phúc. Thế nhưng vẫn có những người chỉ nhìn thấy
cái lợi trước mắt, chỉ quan tâm đến sự thường thức cuộc sống của bản thân, không quan tâm đến gia
đình, bạn bè của mình. Rồi chỉ đến khi ốm yếu, đến khi những người thân yêu rời bỏ họ, họ mới nhận ra
lỗi lầm của minh, hối hận, tiếc nuối trong muộn màng.

Phần II

Bài làm

Được sống chính là điều may mắn nhất mà con người chúng ta có được. Nhưng hành trình sống chưa
bao giờ là một hành trình dễ dàng, bởi chúng ta nhiều khi còn khó định nghĩa rõ ràng về việc mình đang
sống hay chỉ đang tồn tại. Chúng ta đều đang dốc sức đi tìm kiếm một cách sống đúng nghĩa, đều đang
trăn trở trong một câu hỏi: “Hôm nay bạn là chủ nhân của hạnh phúc bản thân hay là nô lệ của ánh mắt
người đời?. Vậy trước hết, chúng ta hiểu hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là một trạng thái tâm lý của con
người khi ta cảm thấy thỏa mãn một nhu cầu trừu tượng. Đó là một khái niệm thuộc phạm vi đời sống
tinh thần của con người. Đó là trạng thái tinh thần lý tưởng nhất mà con người theo đuổi. Hạnh phúc đôi
khi cũng xảy ra khi chúng ta đem lại hạnh phúc cho người khác. Tất cả hạnh phúc đều đáng được trân
trọng miễn là nó không dựa trên sự đố kị, mưu mô. Nhưng làm sao để có thể làm chủ được hạnh phúc?
Đó là khi bạn tự chủ động xây đắp cuộc sống của mình, là khi bạn phát huy hết khả năng của bản thân,
sống thật với chính bản thân mình, mở cửa trái tim với mọi người, thì những điều tốt đẹp sẽ đến với
bạn. Hạnh phúc có thể đơn giản như việc thức dậy thấy mình vẫn khỏe mạnh, được vui đùa cùng bạn
bè, hay nhìn thấy gia đình của mình thật ấm cúng. Tuy nhiên, ngày nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ
những con người vẫn sống rất thờ ơ, họ nói rằng không thể tìm ra hạnh phúc của bản thân, thì chỉ có hai
nguyên nhân, một là do họ không nhận ra, hai họ chỉ tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân mình, không chịu
nhgix cho những người xung quanh mình, nên hạnh phúc không đến với họ. Nhà văn William James đã
nói: “Chúng ta không cười vì chúng ta hạnh phúc – chúng ta hạnh phúc vì chúng ta cười” Hạnh phúc là
điều ai cũng mong muốn có được trong cuộc sống, thế nhưng, chúng ta hãy tập hạnh phúc từ những
điều đơn giản nhất, hạnh phúc với tất cả những gì mình đang có, và quan trọng hơn, đó là hãy trao đi
hạnh phúc để nhận lại yêu thương.

Câu 10

1)

Thể thơ Tự do

Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

2) Ý nghĩa :

- Điệp khúc được vang lên đầy tự hào khẳng định quá khứ huy hoàng mà chúng ta đã trải qua. Đồng thời
tác giả cũng cho thấy cũng cho thấy niềm tự hào của bản thân trước lịch sử dân tộc niềm tự hào của bản
thân trước lịch sử dân tộc.
3)

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng là : So sánh

- Tác dụng

+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu văn, đồng thời làm cho chúng trở nên hàm xúc

+ Tác giả nhấn mạnh vẻ đẹp của người Việt Nam: vẻ đẹp của con gái và sức mạnh của con trai

+ Tác giả cũng cho thấy tình yêu quê hương của bản thân

4)

Việt Nam là một đất nước có bề dày lịch sử vô cùng hào hùng. Quân, dân ta đã trải qua hàng trăm cuộc
đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, để cho thế hệ chúng ta ngày nay, có được một cuộc sống trong hòa
bình. Thế hệ chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước, có vai trò du trì, bảo vệ nèn độc lập
hiện có, đồng thời phát triển, đưa dân tộc ta vươn xa ra thế giới. Tuổi trẻ cần phải có trách nghiệm trong
việc rèn luyện, học hành để sẵn sàng cống hiến cho tổ quốc ngay khi cần.

Phần II

Bài làm

Mỗi chúng ta khi sinh ra đều có hoài bão, ước mơ của riêng mình. Xã hội luôn muốn hướng con người
đến một lối sống đẹp, văn minh, thân thiện, hòa động trong tập thể và cộng đồng. Lối sống đẹp được
xem là một tiêu chuẩn đạo đức chung là thước đo đánh giá nhân cách của mỗi người trong xã hội, đang
được định hướng được áp dụng rộng rãi trong quá trình giáo dục từ gia đình đến nhà trường để góp
phần tạo nên một đất nước văn minh, tiến bộ. Vậy trước hết chúng ta hiểu sống đẹp là gì? Sống đẹp là
sống có lý tưởng, sống phù hợp với thời đại và hoàn cảnh, đó là lối sống lành mạnh, phong phú. Sống
đẹp không chỉ là sống theo pháp luật, sống theo đạo lí con người ầm còn phải không ngừng học hỏi, trau
dồi kiến thức. Khi học được lối sống đẹp, chúng ta sẽ được mọi người tôn trọng, làm cho bản thân cảm
thấy yêu đời và thoải mái hơn, hơn nữa cũng giúp cho xã hội tươi đẹp hơn. Vậy làm sao để có đạo lí
sống đẹp. Đó là khi chúng ta sống không chỉ vì bản thân mà còn biết nghĩ cho người khác, biết cống hiến,
biết lựa chọn những giá trị đẹp để tiếp thu và học hỏi. Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là một
ví dụ điển hình nhất cho lối sống đẹp. Bác sống một cách giản dị, không khoa trương, có mục đích sống
cao cả và luôn hết lòng vì dân vì nước. Hay đơn giản hơn, trong đại dịch COVID-19 vừa qua, đã có không
biết bao nhiêu thanh niên tình nguyện chấp nhận rời xa gia đình, quê hương của mình để tham gia vào
tâm dịch. Tuy nhiên, ngày nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ những bạn trẻ sống thờ ơ, sống vô lo vô
nghĩ, chỉ nghĩ đến ăn chơi, phó thác tương lai của ban thân cho những chất gây nghiện, điều đó thật
đáng lên án và phê phán. Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi sẽ cố gắng học tập, rèn
luyện bản thân đồng thời vận đông, tuyên truyền mọi người về lối sống đẹp. Nhà văn Coco Chanel đã
nói: “Vẻ đẹp bắt đầu từ thời điểm bạn quyết định là chính mình”, chúng ta, những chủ nhân tương lai
của đất nước, hãy xác định mục tiêu, quyết định con đường mà mình chọn và vững bước trên con
đường đó, hãy sống là chính bản thân mình, Bạn và tôi, hãy tự chiêm nghiệm cho mình lối sống đẹp để
khi ở cuối con đường, chúng ta đều mỉm cười mãn nguyện!

Câu 11:

Phần I

1) Hiện tượng đời sống đó là :Bạo lực mạng

2) Sự sỉ nhục của thế giới mạng nặng nề hơn thế giới thực vì :

+ Sự sỉ nhục ở thế giới thực thường chỉ trong gia đình, hàng xóm hay trường học.

+ Sự sỉ nhục ở trên mạng là rất lớn trong thời đại công nghệ ngày nay khi ai cũng ít nhất có 1 chiếc điện
thoại.

3)

- Biện pháp tu từ được sử dụng là: so sánh

- Tác giả so sánh “Chế giễu công khai” như “Một môn thể thao đổ máu”

- Tác dụng

+ Làm cho câu văn có tính thuyết phục cao hơn, đồng thời cũng khẳng định sự nguy hiểm của chế giễu
công khai, khẳng định cần dừng lại.

4)

“Cuộc cách mạng văn hóa” là một cuộc cách mạng nhằm thay đổi cách mọi người ứng xử trên mạng xã
hội, hướng mọi người đến những việc làm tích cực:

+ Không bình luận khiếm nhã, nói xấu, bôi nhọ người khác

+ Ngăn chặn những hành vi gây đả kích trên MXH bằng cách tuyên truyền vận động mọi người hãy báo
cáo cho MXH đó.

Phần II:

Bài làm

Khi nhắc đến những đức tính quý giá của con người, có ý kiến: “Bao dung giúp thế giới trở nên tốt đẹp
hơn và an toàn hơn. Vậy trước hết, chúng ta hiểu bao dung là gì và tại sao bao dung lại giúp thế giới trở
nên tốt đẹp hơn? Bao dung là có tấm lòng rộng mở, đại lượng, luôn tha thứ cho lỗi lầm của người khác.
Lòng bao dung là một đức tính tốt đẹp và quý bàu để con người trở nên “người” hơn. Mỗi người chúng
ta ai cũng phải mắc những sai lầm, đó chính là một trông những lý do mà chúng ta phải bao dung. Sự
bao dung không chỉ giúp cho bản thân có một cuộc sống nhẹ nhàng hơn mà còn giúp cho quan hệ giữa
người với người trở nên tốt đẹp hơn. Thực tế, biểu hiện cho lòng bao dung rấ phong phú và đa dạng. Ta
đã bắt gặp sự bao dung của Vũ Nương với Trương Sinh, người đã đẩy nàng vào cái chết oan nghiệt
nhưng cuối cùng nàng vẫn tha thứ cho lỗi lầm của Trương Sinh, rồi áng thiên cổ hùng văn: ” Bình ngô đại
cáo”, là những trang văn đẹp về lòng bao dung độ lượng khi nói về việc ta đã tha chết cho giặc Minh tàn
bạo… Còn trong cuộc sống, ai cũng có thể mắc sai lầm, đặc biệt hơn trong cuộc sống hiện đại với nhịp độ
hối hả tất bật con người dễ bị cuốn vào guồng quay của thời gian, của công việc mà vô tình quên đi
những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Thế nhưng chỉ cần những tấm lòng nhân ái, bao dung để có cơ hội
sửa chữa lỗi lầm, tìm lại giá trị chân chính của cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận những con
người thờ ơ, vô cảm, chỉ nghĩ đến cảm xúc của bản thân mà ko tính đến người khác, điều đó thật đáng
lên án và phê phán. Lòng bao dung không có nghĩa là bao che dung túng cho những việc làm cố tình gây
tổn hại đến những chuẩn mực đạo đức của con người, việc làm đó thậm chí còn tệ hơn là những người
không làm gì cả. Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ cố gắng rèn luyện và tuyên truyền
đức tính bao dung. Tóm lại, lòng bao dung là thái độ là lẽ sống cao đẹp, chúng ta hãy thực hành lẽ sống
bao dung, bởi vì đó là phương thuốc hữu hiệu giúp cuộc sống của ta bình yên hơn, là học sinh chúng ta
hãy rộng lòng tha thứ với lỗi lầm của bạn bè, của những người xung quanh, hãy suy nghĩ và thực hiện lời
nói, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại”.

Câu 12:

Phần I:

1) PTBĐ: Nghị luận

2)

- BPNT :Liệt kê

- Tác dụng:

+ Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu văn, làm cho câu văn thêm hàm xúctăng sức gợi hình gợi cảm
cho câu văn, làm cho câu văn thêm hàm xúc

+ Tác giả liệt kê ra những bộ phận mà tạo hóa ban tặng cho con người, đồng thời dạy ta biết hãy nói ít lại
và hãy lắng nghe, quan sát và hành động nhiều hơn.

3)

Theo em, ta nên “...Học im lặng rồi, ta vẫn phải học cách lắng nghe” khi im lặng, chúng ta sẽ có thể lắng
nghe nhiều hơn. Nếu bản thân mà im lặng nhưng lại không lắng nghe thì cuộc nói chuyện sx trở nên thật
vô nghĩa.

4) Thông điệp :

- Hãy trở thành một lắng nghe nhiều hơn, dù đó là những lời nói khó nghe, những lời nói “đắng hơn
thuốc” thì cũng hãy học.
Phần II:

Bài làm

Chúng ta đã học nói, phải chăng đến lúc chúng ta cũng phải học cách lặng im, điều đó càng đúng trước
câu nói: ““Người ta mất ba năm để học nói, nhưng mất cả đời để học cách lắng nghe”. Vậy chúng ta hiểu
lắng nghe là gì? - Lắng: Là trạng thái mà ở đó mọi thứ chậm lại, hoặc dừng lại, chìm xuống không còn sôi
nổi, mạnh mẽ như lúc đầu. Lắng còn sử dụng như một từ để chỉ sự yên tĩnh khác thường, một số từ đi
kèm với lắng như: Lắng đọng, lắng cặn, lắng xuống, sâu lắng . Nghe là quá trình thu nhận âm thanh phát
ra từng xung quanh thông qua tai. Đôi khi nghe cũng được sử dụng để biểu thị sự thấu cảm, cảm nhận.
Lắng nghe là quá trình tập trung tiếp nhận âm thanh một cách chủ động có chọn lọc, đi kèm với phân
tích thông tin và đưa ra phản hồi thích hợp với những gì họ tiếp nhận. Học được cách lắng nghe con
người có thể thấy được những nhận xét, đánh giá của người khác về bản thân, có cái nhìn khách quan,
toàn diện về bản thân. Từ đó phát huy mặt mạnh và hạn chế, khắc phục mặt yếu. Lắng nghe không chỉ
lắng nghe người khác mỗi người còn cần phải lắng nghe chính mình. Lắng nghe để cảm nhạn bản thân,
biết bản thân muốn gì, thấu hiểu chính con người mình. Có chuyện kể rằng để ngăn chặn con người
chạm tay tới thiên đường, Chúa đã chia tách ngôn ngữ của nhân loại để họ không thể hiểu nhau nữa.
Nhưng bằng cách lắng nghe mỗi ngày, thế giới đang xích lại gần nhau. Nhờ lắng nghe, con người ngày
càng tiến bộ và xây dựng thế giới hòa bình, ổn định: một thiên đường ngay trên mặt đất này, cho bạn, và
cho tôi.

Câu 13

1) Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm

2) “Hương mật ong của ruộng” là một mùi hương quen thuộc với những người con của làng

quê, gợi ra nhiều cảm xúc sâu đậm của con người trước hương lúa, hương vị ngọt ngào của quê hương.

3)

Biện pháp tu từ: So sánh

+ So sánh bằng “Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm”

+ So sánh hơn “Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm”

4)

Bài thơ gợi cho chúng ta những cảm giác thật sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Dù cho cuộc sống của
gia đình có thiếu thốn thì người mẹ vẫn chịu đựng tất cả để con có một cuộc sống ấm no.

Phần II:

Bài làm
“tôi thao thức trong hương mật ong của ruộ ng/trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm/của những cọng rơm
xơ xác gầy gò” là những câu thơ nói về tình yêu quê hương của tác giả Nguyễn Duy. Quê hương có một
vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi chúng ta đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương
xứ sở của mình. Vậy trước hết, chúng ta hiểu tình cảm quê hương đất nước là gì, và lòng yêu nước là
như thế nào? Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật
và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên, là hành động không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển
đất nước. Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước của
mình. Biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước luôn thật phong ohus và đa đạng. Trước kia, trong
thời kì chiến tranh Các chiến sĩ đã không ngại gian khổ hiểm nguy đã cầm súng đi chống giặc và giành lại
độc lập cho đất nước còn những người ở hậu phương không ngừng tăng gia sản xuất để cung cấp lương
thực thực phẩm cho tiền tuyến. Bây giờ, trong thời điểm mà đại dịch COVID-19 đang diễn biến vô cùng
phức tạp, đã có không biết bao nhiêu những thanh niên, tổ chức tình nguyện quyết định rời xa gia đình
của mình để hỗ trợ những tâm dịch. Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận những con người vẫn thờ ơ ,vô cảm
với đất nước, thậm chí còn phản quốc, những hành động đó thật đáng lên án và phê phán. Là một học
sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ cố gắng trau dồi, đồng thời tuyên truyền với mọi người về tình
yêu nước. Trong cuộc sống hiện đại đang ngày càng phát triển, con người đang có xu hướng hội nhập
toàn cầu thế giới, là những người trẻ tuổi hãy trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân để đáp ứng nhu cầu
thế giới. Đó cũng là biểu hiện cao cả của tình yêu quê hương đất nước.

Câu 14:

Phần I:

1)Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

2) Hình ảnh “Vì con tim giá băng nên tâm hồn vô nghĩa”

+ Khi con người ta cô lập bản thân, đóng cửa trái tim với mọi người thì có thể coi đó là một cuộc sống vô
nghĩa, không có giá trị.

3) Điệp cụm từ: “cứng như hòn đá”

Tác dụng

+Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ, làm cho câu thơ thêm sinh động, gắn kết hơn.

+ Tác giả nhấn mạnh rằng đừng sống theo lối sống của một hòn đá, vì đó là một cuộc sống thật tẻ nhạt
và vô nghĩa.

4)

Cảm nhận về thái độ và phương châm sống trong lời bài hát trên:

+ Bài hát trên đã mang đến cho người nghe một cái nhìn đầy rõ nét về lối sống thờ ơ không quan tâm
đến mọi người bằng một thái độ vô cùng mạnh mẽ. Phương châm sống trong bài hát là vô cùng ý nghĩa
và truyền cảm hứng: đừng sống như một hòn đá trơ trọi, vô cảm.
Phần II:

Bài làm

Những câu hát được trích trong bài hát “Tâm hồn của đá” đã gợi cho tôi cái nhìn chân thực hơn về lối
sống vô cảm: “Đừng sống giống như hòn đá, giống như hòn đá/ Sống không mộ t tình yêu/ Sống chỉ biết
thân mình” Tình thương chính là cái quý giá của con người; “nó làm cho người gần người hơn”; sưởi ấm
những cuộc đời bất hạnh và làm cho cuộc đời thêm phần ý nghĩa. Thế nhưng, có một mặt trái đáng buồn
trong xã hội chúng ta hiện nay là con người đang dần mất đi tình thương ấy để sống với lòng ích kỉ, bằng
trái tim lạnh giá, chỉ nghĩ cho bản thân, lạnh lùng, thậm chí là thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Vậy trước
hết, chúng ta hiểu vô cảm làm gì? "vô cảm" là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá,
không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng. Họ thờ ơ với buồn vui, sướng khổ, với những số phận của những
người xung quanh mình. Họ thờ ơ với những vấn đề xã hội dù lớn, dù nhỏ, các phong trào, các sự kiện.
Họ thờ ơ với cái xấu, cái ác, thấy người khác bị tổn thương mà không ra tay cứu giúp, lơ đi, xem đấy
không phải chuyện của mình. Thậm chí họ còn thơ ơ trước chính tương lai, cuộc sống của mình, họ
không chịu cố gắng, không chịu nỗ lực, không có mục đích sống, có ước mơ cần thực hiện, điều đó thật
đáng buồn làm sao! Nguyên nhân là do cách sống vị kỷ của mỗi con người, thờ ơ với tất cả mọi thứ xung
quanh. Do nhịp sống, guồng quay hối hả, đầy tốc độ của xã hội thời hiện đại. Mọi người cứ bị cuốn vào
guồng quay với học tập, với phấn đấu, với lao động, với sự nghiệp mà nhiều khi chúng ta quên đi tất cả
mọi điều xung quanh. Bởi vì nhiều khi không đủ thời gian, không đủ sức lực và tâm huyết để mình chú ý
đến những vấn đề khác ngoài công việc. Hậu quả của chúng thật khôn lường, vì vô cảm, mà con người
trở thành thơ ơ, lạnh lùng đánh mất đi cái lương tâm, cái phẩm chất đạo đức. Để tránh khỏi lối sống vô
cảm, hãy ọc tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh.
Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh
niên lập nghiệp... Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ
căn bệnh này ra khỏi xã hội ta. Đại văn hào Nga Maxim Gorky đã từng quan niệm: "Nơi lạnh nhất không
phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Vì vậy, mỗi người chúng ta hãy thay đổi, hãy tự nhận
thức được suy nghĩ của bản thân mình. Rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy
bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn.

Câu 15:

Phần I:

1) PTBĐ chính: Nghị luận.

2) “không biết sử dụng Internet đúng cách” là sa đà vào những nguồn thông tin vô bổ, lãng phí

thời gian; lạm dụng, lệ thuộc, ỷ lại vào phương tiện công nghệ.

3) Vì:

          + Kiến thức tìm được một cách dễ dàng, đơn giản (chỉ một cái nhấp chuột) khiến con

người ngộ nhận về “sức mạnh vạn năng” của công nghệ; làm mât dân thói quen và kĩ năng tích
luỹ tri thức.

          + Tri thức không tự tìm kiếm, không phải là kết quả học tập, suy nghĩ của bản thân sẽ

không mang đến niềm vui, sự hứng khởi, niềm tự hào; sẽ làm mât đi nguôn động lực thôi thúc

con người…

4) “con người – ngón tay”

+ Là những con người bị lệ thuộc vào Internet, đánh mất niềm say mê và hứng thú tìm

kiếm, tích luỹ tri thức; chỉ còn biết sử dụng những ngón tay và bàn phím.

+ Là những con người lười suy nghĩ khiến “bộ não teo lại”, trống rỗng ở bên trong;

không còn có khả năng suy nghĩ độc lập và sáng tạo…

Phần II: NLXH

You might also like